Kinh Đại Lục Xứ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

TRONG NHỮNG XÁC CHẾT CÓ TỒN TẠI CỦA DỤC LẠC KHÔNG?
=D>


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Thien Nhan đã viết:
Tứ niệm xứ tôi đã đọc qua, Chánh niệm cũng thực hành nhưng thật là khó.
không phải dể.

Hồi xưa nghe và đọc trên website Phật-giáo.
Học lóm lại lời Hòa Thượng Thích Thanh Từ. " Thấy vọng không Theo" tức là tự sanh tự diệt. Thật là dể?

Và Thầy Nhất Hạnh. Quán hơi thở ra vô và "hãy mỉm cười với nó ". Có dể thật không?

Nhân đây, đặt lại câu hỏi "Chánh Niệm".

Admin, Mod, Thành viên và các đọc giả đang theo giỏi diễn đàn này.

Có Phương pháp hay phương tiện nào để tôi có thể tu "Chánh Niệm"?

Có thiện sảo nào để tu "Chánh Niệm"?

Thân,

TN

Nhân đây, đặt lại câu hỏi "Chánh Niệm".

Admin, Mod, Thành viên và các đọc giả đang theo giỏi diễn đàn này.

Có Phương pháp hay phương tiện nào để tôi có thể tu "Chánh Niệm"?

Có thiện sảo nào để tu "Chánh Niệm"?

Thân,

TN

tangbong đạo hữu Thien Nhan kính
Chánh niệm là sống trọn vẹn với hiện tại bằng mắt tai mũi lưỡi thân và ý.
Xa hơn chút xíu là chánh niệm tỉnh giác biết đối tượng mà không có cái "ta" xen vào.
Xa hơn nữa là tỉnh giác biết rõ bản chất của đối tượng.
Mở rộng chánh niệm tỉnh giác từ 1 đến 2,3 đối tượng và dần dần toàn cảnh.
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Ở giữa căn và cảnh luôn luôn có 1 cái Biết. Biết một cách bình thản được cái Biết đó thì giữ được chánh niệm tỉnh giác.

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính gởi:
Đạo hữu Biển Tâm
Chánh niệm là sống trọn vẹn với hiện tại bằng mắt tai mũi lưỡi thân và ý.
Rất đúng hoàn toàn chính xác, Nhưng cái mà tôi "bị kẹt" là không thể nào làm theo ý muốn được.
(Thí dụ: Ngồi thiền giữ chánh niệm, hay quán hơi thở điều phục lục căn chẳng hạn. Hai Pháp này thì đối với một người Phật tử tại gia thì rất khó, bởi thời gian bị chi phối tới cuộc sống rất nhiều.)
Xa hơn chút xíu là chánh niệm tỉnh giác biết đối tượng mà không có cái "ta" xen vào.
Muốn an trụ Tỉnh giác thì tôi đã lấy kinh kệ làm phương tiện rồi, và cũng Giúp và giữ "Tỉnh giác" rất nhiều. Nhưng buông kinh kệ trong đầu là chạy liền theo "Trần cảnh" Khổ lắm! Thiện hữu đã thử qua, thì biết nó cũng không phải dể.
Xa hơn nữa là tỉnh giác biết rõ bản chất của đối tượng.
Không hiểu ý Thiện hữu.
Mở rộng chánh niệm tỉnh giác từ 1 đến 2,3 đối tượng và dần dần toàn cảnh.
Cũng không hiểu
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Ở giữa căn và cảnh luôn luôn có 1 cái Biết. Biết một cách bình thản được cái Biết đó thì giữ được chánh niệm tỉnh giác.
Cái này cũng giống tương tợ như giữ "Tỉnh giác"?

Nói tóm lại, Những cái Thiện hữu đã giải hầu như toàn bộ đầy đủ trong kinh điển.

Thành kính rất cám ơn Thiện hữu đã chỉ vẩn.

Thân ái

Thiện Nhẫn.

Chánh niệm có phải cần Phương tiện hay Phương pháp hoặc là Thiện xảo (Pháp môn thực hành).
nửa không?


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong đạo hữu Thien Nhan kính
Lỗi tại bt viết không rõ ràng đó mà, xin đạo hữu hỉ xã, giờ bt viết rõ hơn một chút.

"Mở rộng chánh niệm tỉnh giác từ 1 đến 2,3 đối tượng và dần dần toàn cảnh"
Cách này cần phải thiền tọa để tập cho quen.

"Xa hơn nữa là tỉnh giác biết rõ bản chất của đối tượng"
Bản chất của các pháp là sinh diệt, vô thường, vô ngã.

"Ở giữa căn và cảnh luôn luôn có 1 cái Biết. Biết một cách bình thản được cái Biết đó thì giữ được chánh niệm tỉnh giác"
Cách này có thể hành bất cứ lúc nào, ở đâu mà không cần ngồi thiền, và hành được cách này sẽ thành công luôn cho 3 cách trên.


kính, bt


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

biển tâm"]tangbong đạo hữu Thien Nhan kính
Lỗi tại bt viết không rõ ràng đó mà, xin đạo hữu hỉ xã, giờ bt viết rõ hơn một chút.

"Mở rộng chánh niệm tỉnh giác từ 1 đến 2,3 đối tượng và dần dần toàn cảnh"
Cách này cần phải thiền tọa để tập cho quen.

"Xa hơn nữa là tỉnh giác biết rõ bản chất của đối tượng"
Bản chất của các pháp là sinh diệt, vô thường, vô ngã.
"Ở giữa căn và cảnh luôn luôn có 1 cái Biết. Biết một cách bình thản được cái Biết đó thì giữ được chánh niệm tỉnh giác"
Cách này có thể hành bất cứ lúc nào, ở đâu mà không cần ngồi thiền, và hành được cách này sẽ thành công luôn cho 3 cách trên.

kính, bt
Ở giữa căn và cảnh luôn luôn có 1 cái Biết?
Có phải là cái "Thức" biết phân biệt? - Là 6 căn- Duyên 6 trần - Sanh 6 thức -Nếu là cái thức biết, thì càng không ổn. Nó sẽ chạy theo "Thọ tường hành thức" .

Còn như cái "Thức Chân Như" này, ý của Thiện hữu diễn tả?

Nếu phải thì thật không đơn giảng rồi. Vì cần phải huân tập lâu ngày, thì mới có thể từ từ mà nhận được.

Trong các Tông-giáo Phật tìm cầu và tu tập điều muốn tìm đến cái "Thức Chân Như". Này.

Tức là đã tìm được cái Hữu dư Niết-bàn của Pháp thế gian vậy.

Muốn tìm được Hữu dư Niết-bàn, thì Tông-giáo nào cũng phải ngày đêm cố ra công, không ngừng nghĩ thì mới hy vọng được.
Chẳng phải chỉ đọc thuộc kinh điển là được, Cái thuộc này chỉ là trí phân biệt. Nhưng biết áp dụng cái trí phân biệt hoàn toàn mỹ mãn thì sẽ giúp cho ta nhiều lắm. Trong giai đoạn đầu "Bước vào cửa".

Nếu cái thiển ý suy tư này sai, hoặc khác đường lối tu tập kinh nghiệm của chư vị Thiện Hữu. Xin hãy chỉ dạy. Thành thật rất cám ơn Quí vị, cảm ơn Biển Tâm cho nhiều bài học rất hay.


Thân,
TN,
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 22/03/11 12:53 với 1 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Thức" biết phân biệt? -Nếu là cái thức biết, thì càng không ổn.
thức có tánh biết, cho nên thức biết là điều không có chi là không ổn
Nó sẽ chạy theo "Thọ tường hành "
thức sinh rồi diệt, làm sao nó còn để chạy theo; chỉ là có sự sinh khởi của cái thức kế tiếp "chấp" vào thọ tưởng của thức trước đó hay không thôi
"Thức Chân Như "
có lẽ đây là một danh tự cũng đồng nghĩa với "chân như" (?); chân như thì bất khả đắc, chẳng phải của ai

kính,

:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Đạo hữu Thien Nhan; nếu đạo hữu muốn tìm hiểu về chánh niệm và pháp tu chánh niệm thì đọc tài liệu này

http://trungtamhotong.org/thuvien/index ... tail&id=77

Trang trung tâm hộ tông còn có trả lời trực tuyến của hòa thượng thiền sư Viên Minh;thỉnh thoảng mình cũng tham vấn Thầy về hành thiền. Đạo hữu có thắc mắc gì thử đặt câu hỏi với Thầy xem. :)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong đạo hữu Thiên Nhân kính.
bt không dám xử dụng mấy khái niệm "Chân như, Hữu dư Niết bàn..." vì chữ rất xa với Đạo, vả lại đã là Chân như thì sao còn là thức chân như !

Đạo hữu hỏi về Chánh niệm, bt không thể nói chánh niệm mà bỏ qua tỉnh giác.

1) Khi mình có thể dừng lại sự "thấy" trên đối tượng, thì lúc đó chỉ có cái thấy . "Trong cái thấy chỉ là thấy, trong cái nghe chỉ là nghe, không có tướng chung không có tướng riêng...." đây là lời Đức Phật dạy cho tỳ kheo Bahya (bt nhớ như là trong kinh Tăng Chi, phải không đạo hữu Hlich ?) , bt nghiệm rằng đây là Phật dạy chỉ nghe, thấy, biết.....(thức) mà không có khởi niệm tên, màu, xấu đẹp..... của đối tượng trong tâm (tưởng). Đến đây lại phải nhờ đạo hữu Hlich mượn Vi Diệu Pháp chỉ dùm bt nghĩ đúng hay sai ?

2) Chánh niệm tỉnh giác 1 ở trên sâu hơn là quán sát được sự sanh khởi & diệt tận của đối tượng qua 6 căn.

3) Mở rộng tỉnh giác 2 (rõ ràng nhất là khi đi thiền hành) với nhiều đối tượng, với hoàn cảnh quanh mình, tức là bình thản biết cảnh và sát na kế tiếp biết tâm đang thấy, đang nghe, đang biết. Trong cái biết thuần thục này sẽ thấy pháp chân đế nhiều hơn nữa.

4) Chánh niệm tỉnh giác 3 sâu hơn nữa là đời sống này chỉ là đủ thứ âm thanh, hình tướng ở trên mặt nổi..............còn tâm thì sâu thẳm đàng sau những hiện hữu đó.

Những sở hành 2,3 là do chúng ta phải sống ở đời thường, khi tiếp xúc sao tránh khỏi luôn luôn những tiến trình tâm chạy dài, tu tập biết "nó" để mong lâu dần tâm đối cảnh mà không tham đắm.

Có 1 cái thấy khác do chú tâm dừng lại trên đối tượng (chỉ) & do đó không thể có tuệ. Tuy vậy nếu áp dụng vào đời sống cũng rất an lành, vì "dừng lại" thì tâm cũng không khởi niệm.

bt chỉ nói về phương tiện chánh niệm mà đạo hữu Thien Nhan hỏi. Thấy cảnh quay lại nhìn tâm, nói quay lại mà không phải quay lại, ngôn từ gây khó khăn lắm đạo hữu ạ.

Chỉ có hành là đầy đủ hơn tất cả lời nói. Kính,bt

Cám ơn đạo hữu Hlich tangbong
kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

biển tâm đã viết:tangbong đạo hữu Thiên Nhân kính.
bt không dám xử dụng mấy khái niệm "Chân như, Hữu dư Niết bàn..." vì chữ rất xa với Đạo, vả lại đã là Chân như thì sao còn là thức chân như !

Đạo hữu hỏi về Chánh niệm, bt không thể nói chánh niệm mà bỏ qua tỉnh giác.

1) Khi mình có thể dừng lại sự "thấy" trên đối tượng, thì lúc đó chỉ có cái thấy . "Trong cái thấy chỉ là thấy, trong cái nghe chỉ là nghe, không có tướng chung không có tướng riêng...." đây là lời Đức Phật dạy cho tỳ kheo Bahya (bt nhớ như là trong kinh Tăng Chi, phải không đạo hữu Hlich ?) , bt nghiệm rằng đây là Phật dạy chỉ nghe, thấy, biết.....(thức) mà không có khởi niệm tên, màu, xấu đẹp..... của đối tượng trong tâm (tưởng). Đến đây lại phải nhờ đạo hữu Hlich mượn Vi Diệu Pháp chỉ dùm bt nghĩ đúng hay sai ?

2) Chánh niệm tỉnh giác 1 ở trên sâu hơn là quán sát được sự sanh khởi & diệt tận của đối tượng qua 6 căn.

3) Mở rộng tỉnh giác 2 (rõ ràng nhất là khi đi thiền hành) với nhiều đối tượng, với hoàn cảnh quanh mình, tức là bình thản biết cảnh và sát na kế tiếp biết tâm đang thấy, đang nghe, đang biết. Trong cái biết thuần thục này sẽ thấy pháp chân đế nhiều hơn nữa.

4) Chánh niệm tỉnh giác 3 sâu hơn nữa là đời sống này chỉ là đủ thứ âm thanh, hình tướng ở trên mặt nổi..............còn tâm thì sâu thẳm đàng sau những hiện hữu đó.

Những sở hành 2,3 là do chúng ta phải sống ở đời thường, khi tiếp xúc sao tránh khỏi luôn luôn những tiến trình tâm chạy dài, tu tập biết "nó" để mong lâu dần tâm đối cảnh mà không tham đắm.

Có 1 cái thấy khác do chú tâm dừng lại trên đối tượng (chỉ) & do đó không thể có tuệ. Tuy vậy nếu áp dụng vào đời sống cũng rất an lành, vì "dừng lại" thì tâm cũng không khởi niệm.

bt chỉ nói về phương tiện chánh niệm mà đạo hữu Thien Nhan hỏi. Thấy cảnh quay lại nhìn tâm, nói quay lại mà không phải quay lại, ngôn từ gây khó khăn lắm đạo hữu ạ.

Chỉ có hành là đầy đủ hơn tất cả lời nói. Kính,bt

Cám ơn đạo hữu Hlich tangbong
kính,bt
Kính chào ba vị Thiện Hữu

Whale, Biển Tâm. Hlich

Thật quí thay, cho những lời chỉ vẫn, tôi thật hanh hạnh và cảm kích có những người bạn đường như Quí vị đây.

Về website dưới đây, tôi sẽ từ từ học, Nên về tiêu đề "Chánh Niệm" tạm dừng lại.
http://trungtamhotong.org/thuvien/index ... tail&id=77

Nói riêng về sự hồi âm lần này của Đạo hữu Biển Tâm, Nay tôi đã thấm nhuần.
Thế nào là thực hành.

Một lãnh vực rất thâm sâu, Ai tu nấy biết, không thể diễn tả bằng giấy bút.

Riêng về Đạo hữu Biển Tâm đã chân chính tu Thiền-định và có Thầy hiền, bạn lành nên sự học tập, đặng nhiều thành công mau chóng. (Theo cảm nghĩ tôi thấy, Về sự hồi âm như trên đã xác nhận rồi.)

Chúc tất cả mọi người đặng nhiều an lạc.

Thân ái.
TN

Hằng tỉnh-giác, chuyên-cần tinh-tấn,
Các đệ-tử Phật Gotama,
Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
Sắc-thân bất-tịnh luôn tưởng-quán.

(Kệ số 299.)


vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

:D Giữ giới thật nghiêm, luyện tỉnh giác mọi phút giây, như lý tác ý xả tâm khi va chạm ác pháp => là con đường dẫn tới sơ thiền => VÌ VẬY TRƯỚC KHI ĐẠT SƠ THIỀN KHÔNG CẦN PHẢI NGỒI THIỀN VÌ SẼ RẤT PHÍ SỨC MỆT NHỌC VỚI CÁI TÂM CÒN PHÓNG DẬT HỖN LOẠN=> CHẲNG ĐEM LẠI KẾT QUẢ GÌ -> CHÍNH ĐỨC PHẬT ĐÃ KHẲNG ĐỊNH NHƯ THẾ TRONG 5 BỘ KINH :D => và 1 khi tâm đạt tới 1 sự thanh tịnh không phóng dật nào đó (theo tôi có lẽ vậy ) -> đức phật khẳng định rằng nhập từ nhị thiền tới tứ thiền -> KHÔNG CÓ MỆT NHỌC, KHÔNG CÓ PHÍ SỨC => ĐỨC PHẬT ĐÃ KHẲNG ĐỊNH THẾ , CHO NÊN AI CÒN NGỒI THIỀN CÒN CẢM THẤY HỖN LOẠN MỆT NHỌC THÌ CÓ LẼ ĐÃ HIỂU SAI Ý NGỪƠI NÊN TÌM HIỂU LẠI KỶ HƠN :D VÀ NHỚ RẰNG QUẢ SƠ THIỀN LÀ QUẢ CHỨNG A LA HÁN , NHẬP NIẾT BÀN SAU 1 THỜI GIAN LUYỆN THUẦN THỤC SƠ THIỀN :D ĐỪNG COI THƯỜNG CHỮ SƠ THIỀN CHÍNH ĐỨC PHẬT ĐÃ MÔ TẢ RẤT KỸ LƯỠNG 4 TRẠNG THÁI THIỀN , CÁC ĐH NÊN ĐỌC TỪNG LỜI SẼ THẤY VÀ GIÚP CHO CÁC ĐH CÓ NIỀM TIN VỀ TỈNH GIÁC CŨNG NHƯ LÀ PHÉP XẢ TÂM NHƯ LÝ TÁC Ý :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách