Alahan bậc tối thượng.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy thì để giải thoát chúng ta có 3 con đường .
1.Thinh Văn Giác
2.Đức Phật Độc Giác
3.Đức Phật Toàn Giác .

Phật: Bậc Giác Ngộ do chính bản thân tự học hỏi tự hành lấy , đơn độc trên con đường giác ngộ mà đắc quả vị Alahan.

Ba quả vị trên hoàn toàn là quả vị Alahan nhưng có sự khác nhau đôi chút về pháp học.

Phật Độc Giác: là sự khai minh giác ngộ đơn độc của một người tự lực cố gắng tiến đến Đạo Quả, không nhờ một ai dạy dỗ hay giúp đỡ. Vì đặc tính đơn độc giác ngộ, nên chư Phật Độc Giác không dắt dẫn ai đến nơi giác ngộ bằng lối đơn độc giác ngộ được. Các Ngài chỉ nêu gương đức hạnh và trí dũng.

Hơn nữa, chư Phật Độc Giác chỉ ra đời trong lúc không có Phật Pháp. Số Phật Độc Giác không phải chỉ có một trong một thời kỳ riêng biệt, như trường hợp của bậc Toàn Giác (Samma Sambuddho). Như Đức Phật Gotama, mặc dù đã viên tịch lâu đời, nhưng bao giờ Giáo Pháp của Ngài còn tỏ rạng và tinh thuần như lúc ban sơ, thì không thể có một vị Phật Độc Giác ra đời trên thế gian này.

Thinh Văn Giác : Chúng ta có thể hiểu là nghe giảng mà giác ngộ . Tức là nghe học , và hành một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác để mà giác ngộ như ngài . Sau khi đã thành tựu nguyện vọng, vị A La Hán dành trọn khoảng thời gian còn lại của đời mình để tế độ những ai muốn tìm trạng thái thanh bình an lạc, bằng cách nêu gương lành trong sạch và ban truyền giáo huấn thâm sâu. Trước tiên Ngài tự thanh lọc, và sau đó cố gắng giúp người khác gội rửa bợn nhơ, bằng cách giảng dạy giáo lý mà chính Ngài đã thực hành. Một vị A La Hán có đủ tư cách để truyền dạy Giáo pháp hơn các vị đạo sư phàm tục thường, chưa chứng ngộ Chân Lý, vì Ngài dạy với kinh nghiệm bản thân.

Trong lý tưởng cao quý của bậc Thinh Văn A La Hán không có chi là vị kỷ bởi vì Đạo Quả A La Hán chỉ có thể thành đạt được sau khi hành giả tuyệt trừ mọi hình thức ngã chấp. Ảo kiến về sự tự ngã và lòng vị kỷ là những dây trói buộc mà người có chú nguyện noi theo con đường A La Hán phải cắt đứt cho kỳ được để thành tựu mục tiêu cứu cánh. Những bậc thiện trí, nam cũng như nữ, trong thời Đức Phật và về sau, đã được duyên lành gặp cơ hội vàng son khai thông trí tệ trong kiếp sống hiện tiền


Đức Phật Toàn Giác :Là đỉnh giác ngộ tối cao của bậc đã thành tựu mức độ trí tuệ tuyệt luân, vô lượng, từ bi, thông suốt mọi lẽ. Bậc đã chứng đắc Đạo Quả tối thượng siêu việt này gọi là Toàn Giác Phật hay Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc Chánh Biến Tri. Phạn ngữ "Samma Sambuddho" có nghĩa là người tự mình trở nên hoàn toàn giác ngộ. Tự lực cố gắng khai thông tuệ giác, không thầy chỉ dạy. Các Đấng Toàn Giác, sau khi chứng quả vô thượng bồ đề liền đem ra phổ cập trong quần sanh, tận tụy hướng dẫn chư Thiên và nhân loại đến nơi hoàn toàn trong sạch, giải thoát khỏi vòng quanh vô tận của định luật tử sanh, sanh tử. Không phải như chư Phật Độc Giác, trong một châu kỳ chỉ có một vị Phật Toàn Giác duy nhất ra đời, như đoá hoa duy nhất chỉ trổ sanh trên một loại cây hy hữu.
Người cố gắng tu dưỡng tâm tánh với chí nguyện thành đạt Đạo Quả Chánh Giác được gọi là Bồ Tát. Trong cõi trần thế đầy ngã chấp và ích kỷ này, thử nghĩ có cái chi quý đẹp thanh cao bằng hy sinh tất cả để trau giồi cuộc sống của mình cho được trong sạch, hầu mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân?

Trong cuộc đi bất định theo vòng luân hồi, những ai phát tâm muốn phục vụ thế gian và tiến đến mức toàn thiện đều được hoàn toàn tự do đi theo con đường Bồ Tát. Nhưng không có sự ép buộc, thúc đẩy tất cả mọi người phải cố gắng thành đạt cho kỳ được Đạo Quả Phật. Vả lại, trong thực tế, đó là điều không thể làm được.
(Bồ Tát là danh xưng cho một người trên con đường hành pháp Balamat , do vậy chưa giải thoát và chưa có được trí tuệ tối thượng)

Theo kinh Bắc Tông có đoạn:(Chú giải Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa )
"Những vị đại đệ tử đã chứng ngộ hai hạng tuệ giác (tức hạng Thinh Văn Giác, , và Độc Giác, ) trong khi còn, và sau khi thân ngũ uẩn chấm dứt vẫn còn tâm sợ sệt, bởi vì các Ngài chưa thành đạt Đại Bi và Trí Tuệ Cao Thượng (Vô Thượng Bát Nhã Đại Bi). Do sự chấm dứt sinh lực tạo nên bởi những năng lực trong quá khứ, các Ngài có thể đắc Niết Bàn. Tuy nhiên, trong thực tế, (các vị Thánh tiểu thừa) chỉ thành đạt cái gì mường tượng như Niết Bàn, gọi là Niết Bàn, giống như ánh sáng bị dập tắt. Không còn trở lại tam giới nữa, nhưng sau kiếp sống trần gian này, chư vị A La Hán sẽ tái sanh vào cõi thanh tịnh nhất trong cảnh gới hoàn toàn tinh khiết , ở trong một trạng thái xuất thần nhập hoá, mơ mơ màng màng, bên trong những cánh hoa sen . Sau đó, Đức Phật A Di Đà và các vị Phật khác giống như vầng thái dương, sẽ đem các Ngài lên gội rửa cho trí tuệ được trong sáng . Từ đó chư vị A La Hán tận lực tiến đến Giác Ngộ Tối Thượng và, mặc dù đã đạt thành trạng thái giải thoát, các Ngài hoạt động (trong thế gian hữu vi), cũng giống như các Ngài đi xuống địa ngục. Rồi, tích trữ dần dần những yếu tố cần thiết của Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, các Ngài trở thành đạo sư của tất cả chúng sanh (tức thành Phật)."

Trên đây là một lý luận hết sức lạ lùng, xa hẳn tinh thần của những lời dạy căn nguyên mà Đức Phật đã ban truyền.

Người ta còn luận rằng Quả A La Hán là vị ngã, ích kỷ và khuyên mỗi người phải cố gắng tu hành cho đến qủa vị Phật để cứu độ chúng sanh. Luận như vậy cũng hữu lý, nhưng thử hỏi, mục tiêu của Đức Phật là gì? Phải chăng là dắt dẫn người khác đến Đạo Quả A La Hán và cứu vớt họ? Nếu quả thật vậy, thì ta phải mặc nhiên kết luận rằng chính Đức Phật nuôi dưỡng tinh thần ích kỷ nữa sao? Không thể được.

Trong ba con đường, dĩ nhiên Đạo Quả Phật là cao siêu hơn cả, nhưng không phải tất cả ai ai cũng nhất định thành Phật được, cũng như không phải tất cả những khoa học gia đều có thể trở thành Einstein hay Newton. Tuy nhiên, mỗi nhà khoa học đều có thể phục vụ nhân loại tùy khả năng của mình.

Và cũng như quả Vị Phật Độc Giác , Phật Toàn Giác không bao giờ ra đời trong thời giáo pháp của 1 vị Phật Toàn Giác được . Như hiện nay chúng ta đang trong thời giáo pháp của Đức Phật Thích Ca thì sẽ không có sự xuất hiện và ra đời 2 vị giải thoát kể trên , mà chỉ duy nhất có sự xuất hiện của Thinh Văn Giác . Nếu trong đời này có vị nào phát nguyện là phải thành bậc Toàn Giác thì đó là mơ hồ , ví như xuống ao mà bắt bướm vậy .

Vì sao lại không thể xuất hiện một vị Phật Toàn giác tròng thời một vị Phật?

Như đã nêu một vị Phật Độc Giác tự đơn độc trên con đường tìm ra sự giải thoát bằng kinh nghiệm , hay bằng trí tuệ . Sự đơn độc này sẽ không bao giờ có nếu trên đường đang tinh tấn tu hành mà vô tình biết đến 1 ngôi chùa , một cuốn sách dạy về VÔ Thường , Khổ Não , Vô Ngã , TỨ Diệu Đế .......v......v......Lúc ấy vị ấy sẽ ngấu nghiến mà tu hành . Thọ giới SaDI , Tỷ Kheo chứng các quả và thành một vị Alahan . Và không thể có cơ hội đơn độc trên con đường giải thoát được.Đức Phật Toàn Giác cũng vậy . Đang trên đường tìm ra chân lý để cứu chúng sinh và bản thân mình thoát khỏi Sinh Tử Bệnh Lão và cũng đã hành trọn đủ các pháp BaLaMật(một bị Bồ Tát) , thì bỗng nhiên gặp 1 tỷ kheo PGNT , người ấy bèn hỏi về 4 sự thật. Được vị Tỷ Kheo giảng giải rõ về 4 sự thật ấy thì vị Bồ Tát liền Giác Ngộ mà giải thoát thành một vị Thinh Văn Giác . Ở đây ta thấy rõ vị Bồ Tát kia đã nghe giảng mới giải thoát . Sự thật không có vị Bồ Tát nào lại tránh khỏi việc gặp chánh pháp trong thời pháp 1 vị Phật cả đây là nhân duyên đã rõ .


Có người cho rằng : Trong các Kinh Điển PGNT cũng nói các vị A La Hán, Duyên Giác Trí Huệ, Công Đức còn có hạn có lượng như vậy thì Tu Chứng A La Hán chưa phải là rốt ráo

Đây là sự hiểu biết thiếu sót và chưa thấu đáo của Phật Tử ngày nay.Một vị Thinh Văn Duyên Giác , Độc Giác , tuy là công đức có hạn lượng. Nhưng công đức dù vô lượng nhưng cũng là pháp hữu vi sinh diệt , nó chỉ là công cụ để một vị Bồ Tát đủ trí tuệ để trong một thời kì không có chánh pháp nhưng ngài vẫn đủ trí tuệ mà tìm ra Tứ Thánh Đế . Nhưng nếu đã đủ Tứ Thánh Đế trên thế gian rồi thì thật sự không cần thiết phải hành cho trọn đủ các pháp Balamat nữa mới giải thoát được . Và trong kinh PGNT cũng đã dạy rõ các pháp Balamat để thành một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác . Nhưng để xem cho biết , vì hạnh dẫn dắt một người phát nguyện giải thoát thành một bậc Alahan cũng tương tự vậy , nhưng vắn tắt hơn và có sự xem vô của pháp học nên con đường giải thoát đến nhanh hơn rất nhiều.Và Đức Phật cũng đã khuyên khi mà hành thiền , giữ giới thọ giới Tỷ Kheo thì việc bố thí thường tình không còn đáng nữa . Vì bản thân các vị tỷ kheo luôn luôn có hạnh Bố Thí , Trì Giới , và Thiền Định rồi.

Tóm Tắt:
Như vậy tóm tắt vấn đề ở đây chúng ta thấy thời này mà chúng ta phát nguyện phải thành Phật không là bậc nghe rồi giải thoát thì thật sự sai lầm . Ví như xuống nước săn voi lên trời bắt cá vậy, thật vô ích . Vì Tứ Thánh Đế đã có rồi . Và 3 bậc giải thoát kể trên sự giải thoát của các ngài như nhau , vì sau khi giải thoát các ngài đã" mất luôn" , "không tồn tại" . Cái sự không tồn tại này sẽ không có sự phân biệt của sự không tồn tại nữa của 1 vị Phật hay Thinh Văn .
Ví như 1-1=0(Thinh Văn) = 2-2=0( Độc Giác)=10000000-10000000=0(Toàn Giác)
0=0=0 Hãy đừng tham vô số 0 của Bậc Toàn giác mà phát nguyện lung tung sinh ra luân hồi mãi mãi , mắc mưu của M4 Vương.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

A La Hán, Duyên Giác Trí Tuệ có hạn lượng.

Trí Tuệ không phải là Pháp Hữu Vi.

Nếu Bậc A La Hán ngang bằng với Đức Phật thì tại sao Bậc A La Hán không đủ 18 Bất Cộng Pháp, Thập Trí Lực.

18 Bất Cộng Pháp, Thập Trí Lực không phải là Pháp Hữu Vi.

10 Hiệu của Phật là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Bậc A La Hán là Tối Thượng thì sao lại không được gọi là Chánh Biến Tri, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ?

Bậc A La Hán chẳng được gọi là Chánh Biến Tri vì Cái Biết có hạn có lượng, chẳng được gọi là Minh Hạnh Túc vì Trí Tuệ Công Đức có hạn có lượng, chẳng được gọi là Vô Thượng Sĩ chẳng được gọi là Phật Thế Tôn vì chẳng bằng Phật.

Trong Kinh Tạng PGNT cũng không nói rằng Bậc A La Hán bằng Đức Phật.

Bằng là tất cả mọi mặt đều phải như nhau. Nếu chỉ giống có một mặt thì không thể gọi là bằng.

Như Hồ và Biển đều là chứa nước nhưng chẳng thể nói rằng Hồ bằng Biển.

Bậc A La Hán tuy là dứt phiền não của ba cõi nhưng vẫn còn Trí Chướng nên chẳng gọi là Chánh Biến Tri, Phật Thế Tôn.

Đoạn bạn Zelda trích dẫn về Chú giải Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa thì không phải thuộc về Kinh Luận của Đại Thừa Phật Giáo.

Toàn Giác mới là mục đích tu hành của Đại Thừa.
Và cũng như quả Vị Phật Độc Giác , Phật Toàn Giác không bao giờ ra đời trong thời giáo pháp của 1 vị Phật Toàn Giác được . Như hiện nay chúng ta đang trong thời giáo pháp của Đức Phật Thích Ca thì sẽ không có sự xuất hiện và ra đời 2 vị giải thoát kể trên , mà chỉ duy nhất có sự xuất hiện của Thinh Văn Giác . Nếu trong đời này có vị nào phát nguyện là phải thành bậc Toàn Giác thì đó là mơ hồ , ví như xuống ao mà bắt bướm vậy .
Đây là do không hiểu biết về Đại Thừa.

Hành giả Đại Thừa phát nguyện tu Thành Phật đâu phải là liền được Thành Phật mà phải trong nhiều kiếp tu tập.

Kinh Nam Tông cũng nói Tiền Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trước Đức Phật Nhiên Đăng phát nguyện Thành Phật mà được thọ ký?

Kinh Điển Nam Tông chưa phải là Rốt Ráo của Phật dạy bởi vì không có đoạn nào trong Kinh Nam Tông dạy tu Thành Phật cả.

Nếu như không có Pháp Tu Thành Phật như vậy các Đức Phật do tu pháp nào mà Thành Phật?

Không Có Phật ra đời thì Không Có Các Bậc A La Hán.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

zelda đã viết:Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy thì để giải thoát chúng ta có 3 con đường .
1.Thinh Văn Giác
2.Đức Phật Độc Giác
3.Đức Phật Toàn Giác .
Ba quả vị trên hoàn toàn là quả vị Alahan ...
Thân chào Zelda.
Trong bài kinh PHÂN BIỆT CÚNG DƯỜNG, thuộc kinh TRUNG BỘ, Phật có phân biệt ra 14 loại cúng dường. Trong đó PHẬT nói cúng dường cho bậc LA HÁN công đức được nhiều hơn là bậc ĐANG TIẾN TỚI LA HÁN . Điều này chứng tỏ công đức cúng dường có liên quan đến cấp bậc tu chứng cao thấp của các quả vị. Cũng chính trong bài kinh này, Phật nói cúng dường cho La Hán công đức không bằng Độc Giác, cúng cho Độc Giác công đức không bằng cho Phật ... SUY TỪ cấp La Hán trên thì thấy : La Hán không thể bằng Độc Giác, Độc giác không thể bằng Phật.

Nếu ta cứ cố chấp cho 3 quả đó như nhau, thì cũng có nghỉa là ta đang cho người chưa chứng quả La Hán ngang bằng với người đã chứng quả La Hán, kéo theo một doc dài 10 loại trước cũng bằng nhau. Vậy tu chi cho cực? Chứng quả chi cho cực?
Xin nói chừng đó thôi. Chư vị nào nghe duoc thì nghe, không nghe được thì cũng ... lọt lỗ tai rồi :razz: jg :)) thân chào kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chanhientam đã viết:
zelda đã viết:Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy thì để giải thoát chúng ta có 3 con đường .
1.Thinh Văn Giác
2.Đức Phật Độc Giác
3.Đức Phật Toàn Giác .
Ba quả vị trên hoàn toàn là quả vị Alahan ...
Thân chào Zelda.
Trong bài kinh PHÂN BIỆT CÚNG DƯỜNG, thuộc kinh TRUNG BỘ, Phật có phân biệt ra 14 loại cúng dường. Trong đó PHẬT nói cúng dường cho bậc LA HÁN công đức được nhiều hơn là bậc ĐANG TIẾN TỚI LA HÁN . Điều này chứng tỏ công đức cúng dường có liên quan đến cấp bậc tu chứng cao thấp của các quả vị. Cũng chính trong bài kinh này, Phật nói cúng dường cho La Hán công đức không bằng Độc Giác, cúng cho Độc Giác công đức không bằng cho Phật ... SUY TỪ cấp La Hán trên thì thấy : La Hán không thể bằng Độc Giác, Độc giác không thể bằng Phật.

Nếu ta cứ cố chấp cho 3 quả đó như nhau, thì cũng có nghỉa là ta đang cho người chưa chứng quả La Hán ngang bằng với người đã chứng quả La Hán, kéo theo một doc dài 10 loại trước cũng bằng nhau. Vậy tu chi cho cực? Chứng quả chi cho cực?
:razz: Thân chào kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG quí thầy
tu đi, chừng nào chứng A La Hán thì tự biết
Tranh cãi làm chi cho tổn công đức


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có ghi rõ như sau:


Chương 11

I. Chánh Văn

Ðức Phật dạy:
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
Cho một trăm vạn (1.000.000) vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn (10.000.000) vị Tư Ðà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức (100.000.000)vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.
Cho mười ức (1 tỷ) vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức (10 tỷ) vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật).

Cho một ngàn ức (100 tỷ) vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Và đây là lời xác nhận của Thầy Thích Viên Giác:

Chương này có xuất xứ trong Kinh Trung A Hàm và Trung Bộ Kinh (Kinh Cù Ðàm Di và Kinh Cúng Dường Phân Biệt).

Do đó mà biết:
MỘT VỊ A LA HÁN KHÔNG BẰNG MỘT VỊ BÍCH CHI PHẬT
MỘT VỊ BÍCH CHI PHẬT KHÔNG BẰNG MỘT VỊ PHẬT!!!
VÀ DO ĐÓ MỘT VỊ A LA HÁN CÀNG THUA SÚT SO VỚI MỘT VỊ PHẬT!!!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda xin xác nhận lại các vấn đề sau trước khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu vì sao bậc Alahan là bậc tối thượng.

Trong 3 con đường kể trên: THinh Văn GIác, Độc GIác , Toàn Giác . Đều được gọi là Phật.
Vì Chữ Giác ở đây có nghĩa là thấu đạt Tứ Đế , đoạn trân khổ ưu và cũng là giác ngộ.Và cũng tức là Phật

Nhưng vị kể trên muốn chứng thành quả vị Phật đều phải hành các pháp Balamat .
Thinh Văn Giác : 10 pháp bậc hạ
Độc GIác : 10 pháp bậc ha, 10 pháp bậc trung
Toàn Giác : 10 pháp bậc ha, 10 pháp bậc trung , 10 pháp bậc thượng.

Do vậy nếu xét về trí tuệ thì tùy theo quả báo vị nào hành tròn đủ nhiều hơn sẽ có trí tuệ cao hơn .

Kim Cang cho rằng trí tuệ kô là pháp hữu vi . Vậy xin hỏi khi các ngài đoạn tận khổ ưu chứng quả Níp Bàn đến Tịnh Diệt thì trí tuệ đó đi đâu ? Không phải là tịnh diệt hay sao ?

Đúng là Phật THinh Văn kô thể được gọi 10 danh hiệu ấy . VÌ do các ngài kô thành đạt trọn đủ các pháp Balamat danh cho một vị Phật Toàn GIác .
Nhưng vấn đề Zelda đặt ra ở đây muốn cho các bạn hiểu là mục đích tối hậu là giải thoát , nên khi đã giải thoát rồi thì dù là Phật Thinh Văn, Phật Toàn Giác , Phật Độc Giác hoàn toàn như nhau . Như đã nói 0=0
Nói thêm xét về trí tuệ : ở đây chúng ta thấy trí tuệ của 3 vị trên đều là tối thắng và đủ để đoạn tận khổ ưu , chứng quả Níp Bàn . Nhưng có sự sai lệch về trí tuệ do hành các pháp Balamat có khác nhau . Nhưng thật sự sự khác nhau về trí tuệ ở đây tức là sự khác nhau về Trí Tuệ Sư Phạm , nhưng trí tuệ cần đủ để giải thoát của 3 vị này đều như nhau tức là chứng ngộ Tứ Thánh Đế
Trí tuệ Su Phạm ở đây tức là khả năng diễn thuyết , giải thích cho mọi chúng sinh cùng biết về pháp hành ấy.

Cũng từ vấn đề này chúng sinh có sự ham muốn về trí tuệ của 3 vị trên và có sự so đo cho rằng vị này cao vị kia thấp và muốn phải là vị này mói chịu kô chịu vị kia .

Ở phần trên TT82 và CHT đưa ra dẫn chứng rằng sự bố thí đến các bậc ấy có sự quả báo khác nhau . Điều này là đúng không sai vì pháp hành Balamat các ngài khác nhau
.

Nhưng vấn đề các bạn chưa hiểu nằmm ở ngay câu hỏi của Kim Cang các bạn bình tâm Zelda sẽ giải thích :
"Kinh Nam Tông cũng nói Tiền Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trước Đức Phật Nhiên Đăng phát nguyện Thành Phật mà được thọ ký?

Kinh Điển Nam Tông chưa phải là Rốt Ráo của Phật dạy bởi vì không có đoạn nào trong Kinh Nam Tông dạy tu Thành Phật cả.

Nếu như không có Pháp Tu Thành Phật như vậy các Đức Phật do tu pháp nào mà Thành Phật?

Không Có Phật ra đời thì Không Có Các Bậc A La Hán"

Kinh Điển thuộc hệ phái Phật Giáo Nam Tông rất đầy đủ phần đầu , phần giữa , phần cuối . Phân tách ra rất rõ 84000 pháp môn , Kim Cang có thể xem bài viết về 84000 ở trong Nhà Riêng .
Và đương nhiên kinh Nam Tông có diễn giải rõ về cách tu để thành Phật , và phần này nằm trong kinh Chánh GIác Tông . KC thật sự thiếu sót về sự hiểu biết về PGNT.
Do vậy vẫn có phân tích rõ về pháp tu thành Phật .


Ở đây KC cho rằng hành giả Bắc Tông muốn tu thành bậc Toàn Giác dám bỏ ra hàng tỷ đại kiếp để mà thành bậc như vậy . Do vậy Zelda tuyên bố Phật Tử Bắc Tông cho đến 2549 năm nữa kô ai thoát , cho đến khi trai đất tận diệt kô ai thoát .
Và Phật Tử PGNT cho đến 2549 năm nữa luôn luôn có ngừoi giải thoát , cho đến khi trái đất tận diệt luôn luôn có người giải thoát.

Vì sao Zelda cho rằng như vậy ?
Vì để hành 10 pháp Balamat trọn đủ thì xin thưa ngay trong kiếp hiện tại này còn nhiều rất nhiều, hoặc giả là gần đủ càng nhiều hơn. Nhưng nhờ nghe pháp Tứ Diệu Đế Nam Tông mà giải thoát thành bậc Phật Tinh Văn . Như vậy tư tưởng PGNT sẽ đem lại sự giải thoát cho mọi ngừoi nếu hành và trọn đủ . Cho đến khi Phật Pháp kô còn và đến thời Phật Di Lạc cũng vậy .

Về phần Tư Tưởng Bắc Tông vì chúng sinh hạnh nguyện thành bậc Toàn Giác mới chịu , thinh văn hay Độc Giác thì kô nên sẽ , không thể giải thoát . Vì trong thời giáo pháp của vị Vị Phật như Phật Thích Ca chúng ta thì những đạo hữu Bắc Tông kô được quyền giải thoát . Đến khi Phật Di Lặc ra đời các đạo hữu Bắc Tông vì đã hạnh nguyện như vậy cũng tự chối bỏ sụ giải thoát . Vì từ khi Đức Phật Thích Ca thành đạo đến khi trái đất này tận diệt thì chỉ có 2 hạng Phật phổ thông giải thoát là Phật Thinh Văn, Độc Giác,và dĩ nhiên Đức Phật Toàn Giác chỉ mỗi mình Đức Phật Di Lặc đã được thọ kí rõ ràng.

TỔng kết :
Qua sự đóng góp của chư vị đạo hữu chúng ta có thể mở rộng phân hiểu như sau .
Đức Phật Toàn Giác có Trí Tuệ và phước báu hơn Phật Độc Giác và Phật Thanh Văn .
Tư tưởng Bắc Tông không rốt ráo về phương diện vĩ mô vẫn vi mô , vì kềm hảm lại sự giải thoát của các đạo hữu làm cho các đạo hữu hiện nay đang tu theo tư tưởng này sẽ kô thể giải thoát từ khi tư tưởng này xuất hiện đến khi trái đất tận diệt. Ngược lại tư tưởng PGNT lại đem lại sự giải thoát cho vô lượng chúng sinh nếu vô lượng chúng sinh chịu tu học thì sẽ giải thoát ngay đời này hoặc đời Phật Di Lặc , có lẽ đây là tư tưởng thù thắng và từ bi kô mang tính tham quả vị hoặc tham trí tuệ nhất .Nhưng đến khi trái đất tái sinh thì lúc ấy Phật Tử PGNT hay Phật Tử PGBT sẽ được làm vị Phật đầu tiên ? Zelda ko dám ý kiến vì lúc ấy Zelda cũng có thể đã thoát rồi . Đó là lý do tại sao Zelda cho rằng Bậc Alahan là bậc tối thượng vì chính các ngài là những vị tôn tạo bảo trì chánh pháp là những vị giảng sư hay hơn bất kì vị tổ nào mà chúng ta từng biết , và cho đến khi giảo pháp của Đức Phật Thích Ca tận diệt thì các bậc Alahan là những bậc cao thượng nhất Tam Giới.

Nói đến đây thì sự việc có lẽ là đã rất rõ, mong chư vị khéo tác ý suy ngẫm sẽ rất có ích cho chư vị.
Mọi thắc mắc chư vị có thể tiếp tục hỏi thêm.

Thánh kính tri ân đến bậc Tự Giác Ngộ Không Thầy Chỉ Dạy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chiếu Thanh

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chiếu Thanh »

TỔng kết :
Qua sự đóng góp của chư vị đạo hữu chúng ta có thể mở rộng phân hiểu như sau .
Đức Phật Toàn Giác có Trí Tuệ và phước báu hơn Phật Độc Giác và Phật Thanh Văn .
Tư tưởng Bắc Tông không rốt ráo về phương diện vĩ mô vẫn vi mô , vì kềm hảm lại sự giải thoát của các đạo hữu làm cho các đạo hữu hiện nay đang tu theo tư tưởng này sẽ không thể giải thoát từ khi tư tưởng này xuất hiện đến khi trái đất tận diệt. Ngược lại tư tưởng PGNT lại đem lại sự giải thoát cho vô lượng chúng sinh nếu vô lượng chúng sinh chịu tu học thì sẽ giải thoát ngay đời này hoặc đời Phật Di Lặc , có lẽ đây là tư tưởng thù thắng và từ bi không mang tính tham quả vị hoặc tham trí tuệ nhất .Nhưng đến khi trái đất tái sinh thì lúc ấy Phật Tử PGNT hay Phật Tử PGBT sẽ được làm vị Phật đầu tiên ? Zelda không dám ý kiến vì lúc ấy Zelda cũng có thể đã thoát rồi . Đó là lý do tại sao Zelda cho rằng Bậc Alahan là bậc tối thượng vì chính các ngài là những vị tôn tạo bảo trì chánh pháp là những vị giảng sư hay hơn bất kì vị tổ nào mà chúng ta từng biết , và cho đến khi giảo pháp của Đức Phật Thích Ca tận diệt thì các bậc Alahan là những bậc cao thượng nhất Tam Giới.
Không thể hiểu như vậy!

Thậm chí, bất cứ cái hiểu nào về Phật_Về Bích Chi Phật_về AláHán bằng thức tương tục của chúng sinh chưa giác ngộ, chưa gột sạch hết những nghiệp thức tương tục dẩn dắt_thì đều là lầm lạc.

Thức Tương tục, là sự suy diển qua một "phần mềm" trong tiềm thức, Cái phần mềm đó lại được lập trình trên cơ sở dử liệu của sáu căn sáu trần, và sáu thức (18 giới). Như vậy nên vẩn còn llẩn quẫn trong 18 giới, chưa thoát ra được.

Do đâu mà biết _ AlaHán_ Bích Chi Phật _ Phật? Lấy gì mà hiểu, mà tưởng tượng? tất cả củng đều từ sáu ngõ vào. Sáu ngõ vào chính là lục tặc, làm mất đi trí tuệ bản lai_Đúng ra là che mờ. Sinh ra những lầm tưởng.

Đức Phật phải dựa vào cái lầm tưởng tất nhiên đó mà thuyết, mà lôi, mà kéo, cứu độ... cho chúng ta quay trở lại cái bản lai nện dụng phương tiện lập ra 3 thừa. Chứ nếu nói gom lại chỉ có Mê hay giác mà thôi. Tức là không có khoảng giửa, khoảng giửa là khoảng dựng lập phương tiện. Nếu như vậy tức là chỉ có Giác_Mê,

Giác thì như Phật.

Mê là chúng sanh.

Nên tạm hiểu như vậy, mà không sinh ra thêm chất chứa , thủ xã trong "tâm", bởi vì những chất chứa thủ xã đúng sai chỉ là chướng duyên cho mình.

Đúng sai, bỉ thử của người chưa thật sự sáng mắt thì có khác gì "Người mù rờ voi".

Chúng ta có thể có thắc mắc trên con đường tu hành ! nhưng phãi thắc mắc đễ mở cho sáng mắt, chứ không nên thắc mắc "bỉ thử" để tranh tài biện luận, để chấp cái "tâm" còn chúng sinh là đúng !

Zelda không sai, nếu như cứ tu, cứ hành pháp và không định chắc (trụ) hướng vào một quả vị nào, lúc đó A..= T..=B...= P...= 0,

như nước ở rạch nhỏ nếu không "dựng lập" bờ mé thì sẻ chảy ra sông nhỏ, sông nhỏ nếu không "dựng lập" chướng ngại thì sẻ ra sông lớn, sông lớn nếu không "dựng lập" đập ngăn thì sẻ chảy ra biển hồ, và nếu ở Biển Hồ nước không tự thấy vui thích an lạc tự tại ở biển hồ mà quyết chí xuôi theo dòng ra biển lớn thì sẻ hòa vào đại dương bao la từ đó nước sẻ không còn thấy rạch , sông, biển hồ,..., và không trở lại là nước rạch, nước sông, nuớc biển hồ nửa.

Với CT, ALAHáN_Phật_ ..... không phải việc quan trọng. Nếu có Thắc mắc thì "cái thắc mắc" đó mới là quan trọng. nghĩa là "tại sao lại thắc mắc?" "Thắc mắc để làm gì?" Ai đang thắc mắc? Trước khi khởi niệm thắc mắc như vậy , thì mình là Phật hay alahán hay ....là gì gì ???

Vì tánh của nước, dù là nước rạch, nước sông, nước biển hồ, nước Đại dương thì củng đều là H2O.

Thiên giang hửu thủy, thiên giang nguyệt.
Vạn lý vô vân, vạn lý thiên.

Ngàn sông có nước, ngàn sông trăng.
Muôn dặm không mây, muôn dặm trời.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào Chiếu Thanh .
Đọc qua bài của bạn Zelda cảm nhận rằng Chiếu Thanh đang chối bổ toàn bộ trí tuệ của con người thì phải ? Bạn cho rằng bất cứ điều gì nói ra đều kô thực đúng .
Nếu vậy bạn nương tựa cái gì để mà giải thoát ? Nếu trí tuệ bản thân bạn kô đủ sức để giúp bạn soi xét dần dần dẫn đến Văn Tư và Tu ? Những điều bạn nói trên cho Zelda có phải là những lời chuẩn xác đúng đắng kô ? Những điều đó do trí tuệ bạn chứng thực , Chánh Kiến mà có hay do nơi đâu mà có ?

"Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình."

Qua đoạn trích trên chúng ta thấy Đức Phật kô hề cho rằng cn người hoàn toàn ngu muội và kô thể tin tưởng vào trí tuệ suy xét chân chánh của mình . Đúng là con ngừoi vẫn có sự Vô MInh , nhưng chúng ta lưu ý con người khác con thú ở điểm , lúc Tâm Tham , Sân , Si kô phát tán mạnh mẽ thì con người vãn luôn có trí tuệ minh mẫn để mà suy xét , ắc nhiên vẫn có sai . Nhưng nếu thức thực chứng nghiệm , phân tích nhiều lần , và có dựa vào nền tằng Kinh Phật thì điều đó kô còn sai nữa .

Chữ Giác ở đây Zelda mong bạn hiểu là : Văn Tư Tu đã viên mãn , thấu đáo , hoàn thiện .
Không phải chỉ là đã hiểu đã biết , đã rõ lý Tứ Đế mà giải thoát được , cái cuối cùng vẫn là Tu.

Đúng sai chưa biết nằm đâu, nhưng nhờ suy xét biết ngay kịp thì .
Zelda hiểu bạn , ý bạn rằng khuyên Zelda nên tu đúng kô ? Tuy nhiên truyền bá , phân tích giáo lý PGNT cho mọi ngừoi cùng biết với . Trứoc là lợi ích cho Zelda sau là hành pháp thí . Vì trong 10 pháp Balamat bậc hạ cũng có pháp thí này .

Nhưng Zelda rất cám ơn tấm chân tình của bạn . Và cũng mong sao những bạn đồng tu thôi có những suy nghĩ kô đúng về quả vị Phật TInh Văn . Vì như vậy thì thật tai hại cho đời vị lai của các vị , vì các vị tu mà kô giải thoát thì tu làm gì ?
Những lời chân thật , kô vì muốn quảng cáo pháp môn tu mà là vi các vị là chính yếu.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

zelda đã viết:"Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình."
Chữ "Trí" này cần phải xem lại cho rõ. Xin chieuthanh nói rõ hơn về chữ Trí này cho zelda hiểu với.
zelda đã viết:Tuy nhiên truyền bá , phân tích giáo lý PGNT cho mọi ngừoi cùng biết với . Trứoc là lợi ích cho Zelda sau là hành pháp thí . Vì trong 10 pháp Balamat bậc hạ cũng có pháp thí này .
òh, Hiểu!!! :)) :)) :))
Trước là lợi ích cho zelda, sau là hành pháp thí thì ích lợi cũng là của zelda, phải ko?
Balamat là đáo bỉ ngạn, qua bờ bên kia >:D< . Zelda đang ở bên này hay bên kia kinhle


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
Khách

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Mình là khách lữ hành đi ngang qua . Đọc được bài của bạn Zelda quả thật mở mang tầm mắt, vì lý luận chặt chẻ .
Cám ơn bạn giúp tôi hiểu được những điều mà bấy lâu nay tôi trăng trở.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào khách
Vâng cám ơn bạn sự thật rành rành Zelda chỉ tổng kết và nói lên những điều mà chưa ai nhận ra thôi .
Chào QD :
Bạn cho rằng trước là độ cho tôi là sai và sau là giúp mọi người là có vấn đề sao ?
Bạn còn phân biệt tôi với người nhiều quá .
Nên an tịnh mà tu tập đi , đừng mất thời gian lên diễn đàn mà cải ngang như vậy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách