Alahan bậc tối thượng.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nay không phải thời Thiện Hữu hỏi lại tôi.
Hỏi cũng là trả lời.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

Hỏi cũng là trả lời.
Thiện tai...Thiện tai... kinhle kinhle
Nếu Thầy không hoan hỷ, ngu tôi không hỏi nữa. Chỉ xin nương cái duyên từ câu nói của Thầy để làm cho rõ nghĩa. Mong Thầy hoan hỷ ! :D
Nhân có câu :

“10 Đức Hiệu của Đức Phật là nói lên những hạnh đức mà chỉ riêng Đức Phật mới có.

Đức Phật lại còn có 18 Pháp không chung đồng với Bậc Duyên Giác, A La Hán”.

Có câu hỏi : “ Có phải ở mọi thời kỳ, mọi thế giới đều có những danh tự này không ?”
Chắc không cần phải luận, Chư Thiện Hữu cũng rõ câu trả lời là : Không.
Nay tôi lại hỏi : “Những danh tự không có duyên với hết thảy chúng sanh, ấy là Pháp bình đẳng hay là không bình đẳng ?”
Ở đây, ngu tôi xin thẳng thắng : Pháp ấy không bình đẳng. :D
Nếu như nghĩa này đúng, thời Pháp ấy không tương ưng với Giáo pháp bình đẳng mà Chư Phật muốn truyền dạy cho chúng sanh.
Vậy, sao lại có những danh tự này ? – Vì như đã nói ở bài thảo luận trước (phần danh tự & nhân duyên), sự kiện gì đều phải có đủ nhân, đủ duyên thì mới xảy ra. Và ở đây, tại thời Pháp này, có một nhân vật đản sanh, tu hành Giác Ngộ và tuyên thuyết điều mình đã Giác Ngộ. Sự kiện này đã giúp cho nhiều chúng sanh biết quay đầu, tu tập, giải thoát… Do nhân này, do duyên này, chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên, Trời, Người… đã tôn vị ấy lên làm Thầy của mình và tán thán vị ấy bằng những danh tự : 10 Đức Hiệu, 18 Pháp bất cộng,… Từ đó mới xuất hiện những danh tự này và lưu truyền trong kinh điển cho đến ngày nay.
Và ta thấy, chúng sanh gọi Phật là Phật, chứ Phật không gọi Phật, Phật gọi Phật là Như Lai (như gió, như sương :D).
Và ở đây, Đức Phật định nghĩa như thế nào về mình ?
– Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tuần tự đi đến Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển, đi đến chỗ nhóm năm Tỷ-kheo ở. Này các Tỷ-kheo, nhóm năm Tỷ-kheo khi thấy Ta từ xa đi đến, đã cùng nhau thỏa thuận như sau: "Này các Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đang đi đến; vị này sống trong sự sung túc, đã từ bỏ tinh cần, đã trở lui đời sống đầy đủ vật chất. Chúng ta chớ có đảnh lễ, chớ có đứng dậy, chớ có lấy y bát. Hãy đặt một chỗ ngồi, và nếu vị ấy muốn, vị ấy sẽ ngồi". Này các Tỷ-kheo, nhưng khi Ta đi đến gần, năm Tỷ-kheo ấy không thể giữ đúng điều đã thỏa thuận với nhau. Có người đến đón Ta và cầm lấy y bát, có người sắp đặt chỗ ngồi, có người đem nước rử chân đến. Nhưng các vị ấy gọi Ta bằng tên với danh từ Hiền giả (Avuso). này các Tỷ-kheo khi ta nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
– "– Này các Tỷ-kheo, chớ có gọi Ta bằng tên và dùng danh từ Hiền giả. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại, mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, nhóm năm Tỷ-kheo nói Ta:
"– Hiền giả Gotama, với nếp sống này, với đạo tu này, với khổ hạnh này, Hiền giả đã không chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến, thù thắng xứng đáng bậc Thánh, thì này làm sao Hiền giả, với nếp sống sung túc, với sự từ bỏ tinh cần, với sự trở lui đời sống vật chất đầy đủ, lại có thể chứng được Pháp siêu nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"– Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc, không từ bỏ tinh cần, không trở lui đời sống vật chất đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
"– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ hai Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"– Này các Tỷ-kheo, Như Lai không sống sung túc... (như trên)... các Ông sẽ an trú.
Này các Tỷ-kheo, lại lần thứ ba, nhóm năm Tỷ-kheo nói với Ta:
"– Hiền giả Gotama, với nếp sống này... (như trên)... tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với nhóm năm Tỷ-kheo:
"– Này các Tỷ-kheo, từ trước đến nay, các Ông có chấp nhận là T hưa bao giờ nói như vậy chăng?
"– Bạch Thế Tôn chưa bao giờ như vậy.
"– Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Hãy lóng tai, Pháp bất tử đã chứng được, Ta giảng dạy, Ta thuyết pháp. Sống đúng theo lời khuyến giáo, các Ông không bao lâu, sau khi tự tri, tư chứng, tự đạt được ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của phạm hạnh mà các Thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, các Ông sẽ an trú".
Kinh Thánh Cầu – Trung Bộ Kinh
Đoạn này có 3 danh tự cần lưu ý : “Hiền giả”, “Như Lai”, “A-la-hán Chánh Đẳng Giác”.
“Hiền giả” : là danh tự dùng để gọi nhau giữa các Thầy Sa môn xuất gia thời Đức Phật, hàm chứa sự ngang bằng và tôn trọng. Và trong ngữ cảnh này, các vị Kiều Trần Như đã gọi Phật với danh tự Hiền giả, danh tự mà trước đây họ thường dùng để gọi nhau thời kỳ tu khổ hạnh. Và ngay đây, Đức Phật bác điều này. Vì sao vậy ?
- Vì khi Phật chưa Giác Ngộ thì danh tự này là khế hợp, khi Phật đã Giác ngộ thời danh tự này không còn khế hợp nữa. Phật biết rõ điều này, nên dạy cho 5 anh em xưng lại cho đúng Pháp (nếu không thì tổn phước không biết chừng nào mới đắc đạo :D)
“Như Lai” : không thể định nghĩa được (chỉ có Phật mới hiểu :D).
Như là không, Lai là đến => Như Lai là ‘người không đến’, ‘như chỉ đến’,… Chỗ này xin tùy hỷ các Thầy :D
“A-la-hán Chánh Đẳng Giác” : danh tự này là thuộc tính liền ngay sau danh tự “Như Lai” & nó chỉ cho Quả vị-Trí tuệ của Phật.
Chúng ta để ý phần kết của đoạn này : “Pháp bất tử đã chứng được”.
Ở đây, Như Lai đã tuyên bố thế nào về sự chứng ngộ của mình ? – Ngu tôi đã từng trả lời ở bài trước, nay xin lặp lại.
Này các Tỳ kheo, cho đến khi nào tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng như trên không hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta không tự nhận chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người.

Này các Tỳ kheo, khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa".
Đây là lời tuyên bố về Pháp.
Vậy, Pháp này có ở mọi thời kỳ, mọi thế giới hay không ?
Ngu tôi cũng xin đáp là : - Có.
Một ví dụ điển hình là các vị Phật Độc Giác đã chứng ngộ, đã Giải thoát ở trong những thế giới, những thời kỳ không có Chánh Pháp, không có những danh tự : 10 Hiệu, 18 Pháp bất cộng…
Và ở đây, Bậc trí nào có thể tu tập, có thể hành trì, có thể chứng ngộ giống như Phật đều có thể tuyên bố :
“khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa"
một cách chơn chánh và đúng Pháp.
Vị ấy xứng đáng là Bậc Vô thượng (không trên) ở thế gian.

Kết luận :

Ở đây, có câu :
“Đức Phật thấy biết cùng tận khắp hết không gian và thời gian không ngăn ngại.

Bậc Duyên Giác, A La Hán thì cái thấy biết có hạn lượng về không gian và thời gian.”
Dùng những danh tự “Không gian-Thời gian” là những danh tự nằm trong quan hệ sinh diệt luân hồi để nói về những danh tự không còn liên hệ đến sinh diệt luân hồi : “Đức Phật, Duyên Giác, A La Hán”. Vậy nên, câu nói ấy có phần không khế hợp.
Và có câu :
10 Đức Hiệu của Đức Phật là nói lên những hạnh đức mà chỉ riêng Đức Phật mới có.

Đức Phật lại còn có 18 Pháp không chung đồng với Bậc Duyên Giác, A La Hán.”
Đây là những danh tự nói về Nhân chứ không phải về Pháp.
Về Nhân là có “một nhân vật đản sanh, tu tập, giải thoát,… được tán thán 10 hiệu,…”
Chúng ta thấy, Phật không nói nhiều về Phật, Phật chỉ xưng Phật là Như Lai và Phật chỉ cho chúng sanh con đường Phật đã đi, đã đến, đã thấy. Và nếu như có tuyên bố, Phật chỉ tuyên bố vế Pháp (ngu tôi đã nêu ở trên). Pháp chánh chơn- bình đẳng, đem đến an lạc, giải thoát cho hết thảy chúng sanh.
Ở đây, thường có 2 cực đoan :
1. Y cứ những danh tự về Nhân để tu tập.
2. Y cứ vào Pháp nhưng không hành theo Pháp, không hiểu rõ Pháp => không thành tựu Pháp.
Rời bỏ 2 cực đoan ấy, chúng ta không nên y cứ vào những danh tự về Nhân để tu tập. Chỉ nên y cứ vào Pháp để tu tập, chẳng những vậy, chúng ta còn phải hiểu rõ Pháp, hành theo Pháp & thành tựu Pháp. Ấy chính là Trung đạo.

Để kết thúc bài viết, ngu tôi xin được nhắc lại 3 Bậc Thầy của chúng ta :

"danh tự “Toàn Giác, Độc Giác, Thanh Văn” là miều tả cho bối cảnh, diễn biến & nhân duyên các vị ấy trên con đường Thành Đạo. Giữa 3 vị ấy với nhau thì có sự sai khác là như vậy nhưng 3 vị ấy đối với thế gian đều là bậc Thầy Vô Thượng.

Cảm ơn Thầy zelda, Thầy kimcang đã tạo cái duyên để ngu tôi chia sẽ cái thức của mình. Có gì thô lổ mong các Thầy lượng thứ và bỏ qua. :D

Nam Mô Bổn Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Không có không gian thời gian vậy DH MH xin giảng giải đoạn Kinh sau đây
Kinh Trường Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---

KINH ĐẠI BỔN

4. - Này các Tỷ-kheo, chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassĩ (Tỳ-bà-thi), bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, ba mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Sikhĩ (Thi-khí) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong ba mươi mốt kiếp ấy, Thế Tôn Vessabhũ (Tỳ-xá-bà) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Kakusandha (Câu-lâu-tôn) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Konãgamana (Câu-na-hàm) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Kassapa (Ca-diếp) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, nay Ta, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời.

...

Này các Tỷ-kheo, như vậy Như Lai khéo chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn này, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy".

Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Như vậy thì khi Đức Phật nói các kiếp về đời quá khứ và Chư Phật đời quá khứ đó là thời gian hay không phải thời gian?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

kimcang đã viết:Không có không gian thời gian vậy DH MH xin giảng giải đoạn Kinh sau đây
Kinh Trường Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---

KINH ĐẠI BỔN

4. - Này các Tỷ-kheo, chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassĩ (Tỳ-bà-thi), bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, ba mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Sikhĩ (Thi-khí) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong ba mươi mốt kiếp ấy, Thế Tôn Vessabhũ (Tỳ-xá-bà) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Kakusandha (Câu-lâu-tôn) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Konãgamana (Câu-na-hàm) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, Thế Tôn Kassapa (Ca-diếp) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong hiền kiếp ấy, nay Ta, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời.

...

Này các Tỷ-kheo, như vậy Như Lai khéo chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn này, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy".

Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Như vậy thì khi Đức Phật nói các kiếp về đời quá khứ và Chư Phật đời quá khứ đó là thời gian hay không phải thời gian?
:D kinhle kinhle
Cảm ơn Thiện Hữu ! tangbong

Không gian - Thời gian :

- Nếu có, thời những danh tự này còn có liên hệ với sự lưu chuyển sinh diệt nhân quả (như Thầy đã nói ở trước) .
- Nếu không có, thời những danh tự này không còn có sự liên hệ với sự sinh diệt nhân quả. (khi thức diệt, lấy gì lập nên cái nghĩa Không-Thời gian).

Nên tôi nói, dùng những 'danh tự' đang ở trong quan hệ sinh diệt nhân quả để nói về những 'danh tự' không còn ở trong quan hệ sinh diệt nhân quả, thời câu nói ấy là không khế hợp (chứ không phải là không có Không-Thời Gian, danh tự nào cũng phải có bối cảnh & ý nghĩa của nó :D).

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong Kinh Trung bộ Kinh (Nikaya) Kinh Đại Sư Tử Hống (Mahasihanadasuttam) nói về 10 Trí Lực của Phật.

KC không trích dẫn vì dài dòng DH MH có thể tự tìm đọc.
- Nếu có, thời những danh tự này còn có liên hệ với sự lưu chuyển sinh diệt nhân quả (như Thầy đã nói ở trước) .

- Nếu không có, thời những danh tự này không còn có sự liên hệ với sự sinh diệt nhân quả. (khi thức diệt, lấy gì lập nên cái nghĩa Không-Thời gian).
Phật dùng 10 Trí Lực này để nói về Nhân Quả Nghiệp, Thế Gian Thành Hoại, Đạo Quả Phàm Thánh thì như vậy Đức Phật nói theo nghĩa nào?

Là nghĩa Thức Diệt, là nghĩa Thức Chưa Diệt?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

kimcang đã viết:Trong Kinh Trung bộ Kinh (Nikaya) Kinh Đại Sư Tử Hống (Mahasihanadasuttam) nói về 10 Trí Lực của Phật.

KC không trích dẫn vì dài dòng DH MH có thể tự tìm đọc.
- Nếu có, thời những danh tự này còn có liên hệ với sự lưu chuyển sinh diệt nhân quả (như Thầy đã nói ở trước) .

- Nếu không có, thời những danh tự này không còn có sự liên hệ với sự sinh diệt nhân quả. (khi thức diệt, lấy gì lập nên cái nghĩa Không-Thời gian).
Phật dùng 10 Trí Lực này để nói về Nhân Quả Nghiệp, Thế Gian Thành Hoại, Đạo Quả Phàm Thánh thì như vậy Đức Phật nói theo nghĩa nào?

Là nghĩa Thức Diệt, là nghĩa Thức Chưa Diệt?
Này Thiện Hữu ! Này Thiện Hữu ! kinhle

Ở đây, chúng ta chỉ nên luận về Pháp chứ không luận về Nhân.
Ngu tôi không phải là "Phật, Duyên Giác, A la Hán". Nên ngu tôi không bao giờ nói : "Phật, Duyên Giác, A la hán" thế này... thế kia..., thuyết thế này... thế kia...
Ở đây, tôi nói bằng cái thức của tôi. Tôi nói : "do nhân này, do duyên này..." sự kiện này xảy ra; "do nhân này, do duyên này..." sự kiện này không xảy ra.
Như vậy, sự thảo luận của chúng ta sẽ đúng Pháp và lợi ích cho mọi người. :D

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

minh ho đã viết:
kimcang đã viết:Trong Kinh Trung bộ Kinh (Nikaya) Kinh Đại Sư Tử Hống (Mahasihanadasuttam) nói về 10 Trí Lực của Phật.

KC không trích dẫn vì dài dòng DH MH có thể tự tìm đọc.
- Nếu có, thời những danh tự này còn có liên hệ với sự lưu chuyển sinh diệt nhân quả (như Thầy đã nói ở trước) .

- Nếu không có, thời những danh tự này không còn có sự liên hệ với sự sinh diệt nhân quả. (khi thức diệt, lấy gì lập nên cái nghĩa Không-Thời gian).
Phật dùng 10 Trí Lực này để nói về Nhân Quả Nghiệp, Thế Gian Thành Hoại, Đạo Quả Phàm Thánh thì như vậy Đức Phật nói theo nghĩa nào?

Là nghĩa Thức Diệt, là nghĩa Thức Chưa Diệt?
Này Thiện Hữu ! Này Thiện Hữu ! kinhle

Ở đây, chúng ta chỉ nên luận về Pháp chứ không luận về Nhân.
Ngu tôi không phải là "Phật, Duyên Giác, A la Hán". Nên ngu tôi không bao giờ nói : "Phật, Duyên Giác, A la hán" thế này... thế kia..., thuyết thế này... thế kia...
Ở đây, tôi nói bằng cái thức của tôi. Tôi nói : "do nhân này, do duyên này..." sự kiện này xảy ra; "do nhân này, do duyên này..." sự kiện này không xảy ra.
Như vậy, sự thảo luận của chúng ta sẽ đúng Pháp và lợi ích cho mọi người. :D

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle
A Di Đà Phật.
Đệ xin được hỏi một chút. Nếu không theo như kinh Phật thuyết để đối chiếu lấy gì để chúng sanh đời nay nhận biết được đâu là nhân, đâu là quả nào. Đã nói đến nhân này sinh quả này, duyên này nên có quả này thì phải từ Nhân-Duyên trong kinh Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết chứ?

Thời gian và Không gian vốn có khi còn bị chi phối bởi nó. Khi đã giác ngộ và ra khỏi sinh tử luân hồi rồi thì không còn khái niệm đó nữa, vì phạm trù của nó lúc này không còn đúng nữa. Giác ngộ thì không còn có ngằn mé nữa rồi.
A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
casauhoanggia
Bài viết: 77
Ngày: 15/06/11 22:20
Giới tính: Nam

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi casauhoanggia »

vấn_đạo đã viết:
kimcang đã viết:
:D 18 Pháp này rất đặc biệt , ví quá đặc biệt khi sinh thời phật quên không thuyết , sau này nhớ ra phật mới tìm đến trần gian thuyết lại => vì thế nên gọi là 18 pháp nhiệm màu :D
DH VD trước khi phát ngôn nên suy nghĩ cho thật kỹ.

18 Pháp bất cộng trong Kinh Nikaya có nói.

DH đọc cho hết Kinh Nikayas đi rồi hãy viết phát ngôn.

Trong nội quy diễn đàn có nói rõ không viết bài toàn bài bằng chử hoa.
:D Dốt thì học hết dốt vậy. Xin hỏi đh 18 pháp bất cộng trong 5 bộ kinh nằm trong kinh nào ??? 18 pháp đó là những pháp nào ??? :D

Hiện tại tôi chỉ biết được ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG CÓ THẬP NHƯ LAI LỰC, TỨ VÔ SỞ UÝ :D

Còn đây là bậc thầy nam tông Tỳ Kheo Bodhi trả lời :

Trích:"Những văn bản kinh điển của thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái đã nâng cao năng lực tuệ giác của Đức Phật đến mức độ cuối cùng gán cho Ngài những đức tính của một đấng toàn năng. Ngài trở thành một bậc sở hữu được vô số phép thần thông kỳ diệu. Mười tám “Pháp Phật nhiệm mầu”, không được đề cập trong các kinh tạng cổ điển, đã được thêm vào. Huyền thoại và những câu chuyện được lưu truyền mô tả những phương cách kỳ diệu Ngài đã giảng dạy và chuyển hóa kẻ khác. Một số câu chuyện được tìm thấy trong các bài kinh như: câu chuyện Ngài gặp tên giết người hàng loạt Angulimala, ác quỷ Alavaka, người cùi khốn khổ Suppabuddha, vị Bà-la-môn nóng tính Bharadvaja. Những chuyện ấy đã gia tăng theo cấp số nhân, tô vẽ một hình ảnh Đức Phật như là một bậc đạo sư đầy sức sáng tạo không thể nghĩ bàn, đã cứu rỗi đủ hạng người khổ đau và si ám. Ngài đã phá vỡ tính ngã mạn của những người Bà-la-môn kiêu căng; đem lại an ủi cho những người mẹ đau khổ và các bà vợ goá khốn cùng; Ngài xoá tan tính tự mãn của những kiêu binh và giới quý tộc triều đình; Ngài đã xuất sắc vượt qua các học giả thông thái trong các cuộc tranh luận và các du sĩ khổ hạnh muốn cạnh tranh với Ngài về các ngón kỹ xảo thần thông; Ngài giáo huấn các vi trưởng giả keo kiệt về điều kỳ diệu của hạnh bố thí; Ngài khơi nguồn tinh tấn nơi các tỳ kheo phóng dật; Ngài chinh phục lòng kính trọng của các vị vua và hoàng tử. Khi những người Phật tử nhìn lại bậc Đạo sư đã nhập diệt của họ và suy nghĩ về những gì đã tạo nên tính cách vĩ đại phi thường của Ngài, không bao lâu họ nhận ra rằng đức tính nổi bật nhất của Ngài chính là lòng từ bi vô biên của Ngài. Không hài lòng với việc giới hạn đức từ bi của Ngài đối với chúng sanh trong một kiếp, họ còn thấy lòng từ bi ấy trải rộng ra đến vô lượng kiếp trong vòng luân hồi sanh tử."

Và thầy giải thích thế nào là thời kỳ bộ phái ???

Điều này đã xảy ra trong thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, nghĩa là, giữa giai đoạn Phật giáo tiền Nguyên thủy mà đại diện tiêu biểu là bộ kinh Nikayas và việc xuất hiện của Phật giáo tiền Đại thừa. Trong thời kỳ này, đã xảy ra hai khuynh hướng phát triển có ý nghĩa về khái niệm Phật quả. Thứ nhất, con số các Đức Phật đã gia tăng, và thứ hai, các Đức Phật đã được ban cho nhiều đức tính thù thắng hơn trước. Những phát triển này xảy ra hơi khác nhau trong những trường phái Phật giáo khác nhau, nhưng cũng có những nét chung nối kết họ lại với nhau.

(Link tham khảo :http://thienviennguyenthuy.wordpress.co ... BB%93-tat/)

Còn đây là các thầy khác giải thích thế nào là thời kỳ bộ phái:

1./Link tham khảo http://www.quangduc.com/triet/157tutuonghuu.html

1. Dẫn luận

Hệ thống triết lý nhà Phật khá phức tạp, kinh sách lại quá nhiều, Đại thừa và Tiểu thừa có chủ trương khác nhau, quan điểm tư tưởng của từng bộ phái lại khác nhau, không những chỉ khác biệt đôi khi còn là mâu thuẩn phản bác lẫn nhau, điều đó rất khó khăn cho người tìm hiểu Phật giáo. Dẫu vậy, nhưng nếu chúng ta dựa vào quá trình phát triển của Phật giáo Ấn độ, ngang qua các nguồn tư liệu còn giữ lại, sử dụng các phương pháp khoa học phân tích, nó cho chúng ta hiểu khá rõ ràng về Phật giáo Ấn độ. Nội dung của Bộ kinh A hàm hay Nikàya cho thấy, quan điểm tư tưởng của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật chủ trương, những ai muốn thành đạt mục đích giác ngộ và giải thóat, cần phải từ bỏ gia đình, xuất gia sống độc cư trong rừng núi, tu tập thiền định, không quan tâm đến khía cạnh triết học siêu hình, cho nên đức Phật từ khước không trả lời những vấn đề mang tính siêu hình, như thế giới hữu biên hay vô biên, Như lai hữu chung hay vô chung, thân và mạng là một hay khác…đã được gạn hỏi bỡi những nhà triết học hay tôn giáo đương thời. Thế nhưng, sau khi đức Phật nhập diệt, Phật giáo Bộ phái đã công khai trả lời những vấn đề này phái Độc tử bộ đã chủ trương ‘Ngã pháp hằng hữu’, Hóa Địa bộ chủ trương ‘Quá khứ vị lai vô, hiện tại vô vi hữu’, Hữu bộ lại chủ trương ‘Ngã không pháp hữu’. Thế nhưng, Phật giáo Đại thừa lại không đồng tình cho rằng, chủ trương của các Bộ phái là cực đoan chấp hữu, cho nên Kinh Bát Nhã đã chủ trương cho rằng ‘Tất cả pháp đều là không’ hay Long Thọ (NŒgŒrjuna) cho rằng ‘Duyên khởi tánh không’.

Như vậy, nếu như Phật giáo Nguyên thủy giữ thái độ im lặng, không trả lời những vấn đề triết học siêu hình, đó là nguyên nhân để hình thành tư tưởng của Phật giáo Bộ phái. Cũng vậy, chính vì các nhà Hữu bộ cực đoan chấp hữu, cho nên tư tưởng không của Phật giáo Đại thừa xuất hiện. Nói một cách khác, các lý thuyêt của các phái Phật giáo là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng của Phật giáo Đại thừa. Điều này cũng phù họp với nguyên lý: “Cái này có cho nên cái kia có, cái này sinh cho nên cái kia sinh” mà đức Phật đã giác ngộ dưới cội cây Bồ đề. Chúng ta muốn tìm hiểu ý nghĩa và nội dung của ‘cái kia’ tại sao có, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của ‘Cái này’ có là gì. Khái niệm ‘Hữu’ (Bhàva) hình thành nó có bối cảnh lịch sử cụ thể của nó, không phải là cái tư nhiên mà có, do vậy nếu chúng ta không đồng tình phê phán học thuyết này, cần nghiêm túc tìm hiểu ý nghĩa bản than của nó như thế nào và tại sao tư tưởng này xuất hiện, không nên tự mình gượng ép gán cho nó một ý nghĩa nào đó, rồi phê phán.

2./ Link tham khảo :http://www.buddhahome.net/phatphap/duyt ... hocpg2.htm

Thời kỳ Nguyên thuỷ là thời kỳ Đức Phật còn tại thế cho đến sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 100 năm.Thời kỳ Bộ phái là giai đoạn phân phái,ban đầu là hai phái chính : Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.Về sau từ Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ phân chia thành khoảng 20 bộ phái khác nửa.Thời kỳ nầy kéo dài cho đến thế kỷ I Ttl và Stl.Thời kỳ Phát triển Đại thừa từ thế kỷ I cho đến thế kỷ 5,do các nhà tư tưởng Phật học lớn như Mã Minh,Long Thọ,Thế Thân…hoàn tất công cuộc vận động Đại thừa.

3./Link tham khảo : http://www.phatviet.com/dichthuat/luant ... ttl_06.htm

2- SỰ BẤT ĐỒNG GIỮA PHẬT, THANH VĂN VÀ DUYÊN GIÁC.

Để tiện cho sự quan sát, trước hết chúng hãy đề cập đến sự bất đồng giữa Phật và các vị La hán thông thường cùng Độc-giác như thế nào đã. Vấn đề này sỡ dĩ được đặt ra là vì, theo Nguyên Thủy Phật giáo, chính đức Phật cũng là một vị La hán, điều này được ghi rõ ràng trong Đại-phẩm-luật: sau khi độ cho năm vị tỳ khưu và kể cả Phật thì thế gian đã có sáu vị La hán. Song, trên thực tế, sự vĩ đại của Phật, không nói ai khác, đến ngay Ca Diếp, Mục Kiền Liên hay Xá Lợi Phất cũng không bì kịp, do đó, về mặt pháp tướng, tất nhiên phải xác định sự khu biệt mới được. Kế đến, theo truyền thuyết, sau khi Phật thành chính-giác, đối với việc truyền đạo lúc đầu đã rất do dự, cuối cùng, giả sử Phật đã quyết định không truyền đạo mà nhập diệt ngay thì bất quá Phật cũng chỉ là một bậc tự giác mà thôi. Mà những bậc tự giác này ở thế gian vẫn cũng đã có, do đó, mới phát sinh tư tưởng độc-giác và cần phải so sánh với Phật là bậc tự giác, giác tha: chính vấn đề này đã trở thành vấn đề A-Tỳ-Đạt-Ma. Về điểm này, nhìn qua ý kiến của các bộ phái, ta thấy họ đều giống nhau ở chỗ thừa nhận rằng, trên cương vị giải thoát, thì dù là Phật hay La hán đều đồng nhất, không sai khác, nghĩa là, họ đồng ý rằng Phật và La hán đều đã giải thoát hẳn sinh tử luân hồi. duy có điểm bất đồng là đạo hạnh đạt đến giải thoát và lực dụng sau khi giải thoát. Đương nhiên, theo Tôn-luân-luận thì Hóa-địa-bộ cho rằng, Phật và Nhị thừa (Thanh văn, Độc giác) cùng một đạo, cùng một giải thoát, đạo thành Phật hay nội dung giải thoát cũng đều như nhau; tuy cũng có những học phái bất đồng về lượng, nhưng, nếu nói một cách tổng quát, thì bắt đầu từ Hữu Bộ và Pháp-tạng-bộ (theo Dị-bộ-tôn-luân-luận), đại để các bộ phái đều thừa nhận rằng Phật và Nhị-thừa cùng một giải thoát, nhưng về thánh đạo thì Tam-thừa có chỗ sai khác. Về điểm này luận Đại-tỳ-bà-sa quyển 143 đã nói rất tường tận về vấn đề “cụ tri căn” để giải thích rõ sự khu biệt giữa Tam-thừa, cho nên, ở đây, chúng ta hãy thử bàn qua một vài điểm chủ yếu về vấn đề này.

Trước hết, hãy nói về phương diện có thể đoạn diệt phiền não. Cứ theo Hữu Bộ thì sự vô tri của người ta có hai loại khác nhau là: “nhiễm ô-vô-tri và bất nhiễm ô-vô-tri; nhiễm-ô-vô-tri chủ yếu là phiền não về phương diện tình ý, nó là nguyên nhân khiến cho người ta luân hồi. Bất-nhiễm-ô-tri, theo quang ký, thì lấy liệt tuệ (kém trí tuệ) làm thể, tuy không phải là nguyên nhân sinh tử, nhưng là nguyên nhân làm cho người ta không hiểu rõ chân lý của sự thật (có chỗ chia thành hai loại nghi hoặc là tùy miên và sự, đại khái cũng đồng với sự nhiễm ô và bất nhiễm ô). Sự sai khác giữa Phật và Nhị thừa, theo quan điểm này, là Phật đã đoạn trừ cả hai loại vô tri, còn Nhị thừa chỉ mới trừ được nhiễm ô vô tri. Đoạn được nhiễm ô vô tri là hết sinh tử, về điểm giải thoát, tuy là đồng nhất, nhưng Phật lại còn đoạn diệt luôn cả bất nhiễm ô vô tri, được nhất-thiết-trí và nhất-thiết-chủng-trí, đối với giá trị thế giới và nhân sinh có năng lực phán đoán, đồng thời, đối với sự cá biệt cũng có thể nhận thức chính xác về phán đoán giá trị mà thôi. Lấy vô tri làm cơ sở: đó là khu biệt giữa Phật và Nhị thừa. Do đó, đứng về phương diện trí, tức giác trí, mà nói thì Phật đối với thảy cảnh giới (jneya) đều tự giác (không nhờ người khác), và không có giác tri bảo lưu (biến giác) mà là giác tri chính xác (không nhầm lẫn), còn Độc giác tuy có tự giác nhưng không có biến giác và chính giác, Thanh văn thì không có cả ba thứ giác đó: đây chính là điểm bất đồng giữa Tam thừa (cũng có thuyết cho rằng, Phật có tự-nhiên-giác, nhất-thiết-chủng-giác, Duyên giác chỉ có tự-nhiên-giác; còn Thanh văn thì không có cả hai). Còn về phương diện dụng lực thì Phật có thập-lực, tứ-vô-sở-úy, đại-bi và tam-bất-cộng-niệm-trụ hợp thành cái gọi là thập-bát-cộng-pháp; Nhị thừa thì không có tất cả pháp trên đây (trở lên là theo Bà sa quyển 143, Đại chính, 27,tr. 735, trung).

THẬP-LỰC TRONG THẬP-BÁT-BẤT-CỘNG-PHÁP LÀ:

1- Xứ phi xứ trí lực (trí hiểu biết chân lý của sự vật).

2- Nghiệp-dị-thục-trí-lực (trí biết nhân quả nghiệp báo của hết thảy chúng sinh trong ba đời).

3- Chủng-chủng-thắng-giải-trí-lực (trí biết tất cả sự hiểu biết của hết thảy chúng sinh).

4- Chủng-chủng-giới-trí-lực (trí hiết khắp tất cả mọi cảnh giới bất đồng của chúng sinh tong thế gian).

5- Căn-thượng-hạ-trí-lực (trí biết tất cả căn cơ của chúng sinh và những phương pháp tu hành để đạt đến giải thoát niết-bàn).

6- Biến-thú-hành-trí-lực (trí biết rõ sự sinh tử và nghiệp duyên thiện ác của chúng sinh).

7- Nhất-thiết-tịnh-lự-giải-thoát-tam-địa-tam-bát-để-xuất-ly-tạp-nhiễm-thanh-tịnh-trí-lực (tri biết tất cả Thiền định và bát giải thoát).

8- Túc-trụ-tùy-niệm-trí-lực (trí biết tất cả kiếp trước của chúng sinh và Niết bàn vô lậu).

9- Tử-sinh-trí-lực (trí biết rõ sự sống chết).

10- Lậu-tận-trí-lực (trí biết một cách đích thực tất cả mọi vọng hoặc tập khi vĩnh viễn không thể phát sinh).

TỨ-VÔ-SỞ-ÚY LÀ:

1- Nhất-thiết-trí-vô-sở-úy, tức chính đẳng giác vô úy (trí biết hết thảy sự vật một cách chân chính không còn tâm sợ hãi).

2- Nhất-thiết-lậu-tận-trí-vô-sở-úy, tức lậu vĩnh tận vô uý (Phật đã đoạn trừ hết phiền não, không còn tâm sợ hãi).

3- Thuyết-chướng-đạo-vô-sở-úy, tức thuyết chướng pháp vô úy (trí biết không còn sợ những sự chướng đạo cho Phật đạo).

4- Thuyết-tận-khổ-đạo-vô-sở-úy, tức thuyết xuất đạo vô úy (nói hết thảy sự khổ, không còn sợ hãi).

TAM NIỆM TRỤ LÀ:

1- Tín-kính-giả, phát bình đẳng (chúng sinh tin kính Phật, Phật không vì thế mà vui, thường an trụ nơi chính niệm).

2- Bất-tìn-kính-giả, phát bình đẳng (đối với chúng sinh không tin kính Phật, Phật không vì thế mà buồn phiền, vẫn an trụ nơi chính niệm, chính trí).

3- Tín kính bất tin kính giả diệc phát bình đẳng (dù tin kính hay không tin kính, Phật không vì thế mà vui hoặc phiền não, vẫn an trụ nơi chính niệm).

Sau hết là đại bi. Về điểm bất đồng giữa đại bi của Phật và bi của Thanh văn, thì luận Bà sa quyển 31, và luận Câu Xá quyển 27, tuy nói có tám điều, nhưng tóm lại thì phạm vi của đại bi rộng lớn hơn, và về phương diện tuyệt đối (vô nhiễm) thì Nhị thừa không sánh kịp, cho nên nói là bất cộng.

(Về mười tám pháp bất cộng có thể tham chiếu luận Câu Xá, quyển 27, Trí phẩm thứ 21, luận Bà sa 31, Đại chính, 27, tr. 157 hạ, trong đó nói về đại bi có dẫn dụng Bản-sinh-đàm và thêm cả thuyết minh của Đại thừa).

Mười tám pháp trên đây duy Phật mới có, Nhị thừa thì không: đó là điểm khu biệt giữa Phật và Nhị thừa vậy. Theo Luận-Sự thì Án-đạt-la phái chủ trương rằng thập lực thông cả Thanh văn, nhưng các bộ phái khác thì cho đó chỉ là đặc hữu của Phật và là tiêu chuẩn lớn về sư khu biệt giữa Phật và Thanh văn.

Trên đây là nói theo lập trường của Hữu Bộ thuyết minh về sự sai khác giữa Phật và Nhị thừa, và Đại-chúng-bộ đại khái cũng thừa nhận như thế, vì, theo chỗ tôi nghiên cứu, đối với vấn đề này Đại-chúng-bộ tuy không có ý kiến, nhưng ai cũng biết vấn đề ngũ sự, do cách nhận xét, đã biện minh về sự sai khác giữa Phật và La hán, căn cứ vào đó thì ta đủ hiểu. Ngũ sự như đã nói ở trên, là: 1- Mặc dù là La hán nhưng nếu nhục thể còn tồn tại thì vẫn còn có hiện tượng di tinh trong mộng mị; 2- Đối với đạo lý còn có chỗ nghi vấn; 3- Cũng có khi không tự biết là mình đã chứng ngộ; 4- Hoặc có khi phải do thầy chỉ bảo cho mới biết mình đã chứng quả La hán; 5- Tuy là La hán nhưng phải dùng một phương tiện nào đó, chẳng hạn, nếu không nhờ tiếng “khổ” thì cõi lòng đôi khi không được phẳng lặng bình thản.

Đối chiếu năm điều này với năm điều sau của luận bộ Nam-Phương:

1- La hán cũng có bất tịnh lậu xuất.

2- La hán cũng có vô tri.

3- La hán cũng còn do dự.

4- La hán cũng còn nhờ người khác mới được nhập đạo.

5- Phải nhờ tiếng “khổ” mới được thấy đạo.

Theo Tôn-luân-luận, năm điều trên đây là nguyên nhân đã đưa đến sự phân phái thành Thượng tọa và Đại chúng, và thừa nhận rằng năm điều đó là đặc sắc của Đại-chúng-bộ.

Bàn luận và quyết định về năm điều này là Án-đạt-la phái ở miền phụ cận của Chế-đa-sơn-bộ, và chủ yếu phái này muốn nói rằng La hán vẫn là nhân gian chứ chưa phải siêu nhân. Thứ nhất, nhận xét về phương diện nhục thể, La hán vẫn là hữu lậu; thứ hai, thứ ba, La hán tuy đã đoạn diệt hết phiền não về phương diện tình ý, nhưng đối với chân lý của sự vật hay học vấn pháp nghĩa vẫn còn có chỗ không thông suốt, nói theo thuật ngữ là vẫn chưa đạt được nhất-thiết-chủng-trí; thứ tư, La hán không phải tự giác mà là nhờ người khác dạy bảo mới có được giác tri; thứ năm, tuy là La hán nhưng chưa phải thường xuyên ở trong định, và vì muốn định tâm nên cần phải nỗ lực. Những ý nghĩa trên đây không phải luận về La hán nhưng hàm ý muốn so sánh Phật và La hán, tức là, Phật, về mặt nhục thể cố nhiên là vô lậu, về tâm lực thì có đủ nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí, Phật không còn vô tri hay nghi hoặc, giác tri của Phật trước sau vẫn là tự giác và thường trụ nơi định tâm. Đó là Phật-đà-quan dự tưởng của tất cả các phái thuộc Đại-chúng-bộ-hệ, trong đó hàm ý muốn nêu lên sự thấp kém của La hán, bất luận nói về phương diện nào đi nữa, đây cũng là một sự thật hiển nhiên. Vì thế, sự bất đồng giữa Phật và Thanh văn cũng chỗ đó, ngoài điểm này ra, đại khái có thể nói cũng phù hợp với ý kiến của Hữu Bộ.

Tóm lại, về phương diện giải thoát sinh tử thì dù Phật hay Nhị thừa đều đồng nhất, có bất đồng chăng là về phương diện dụng lực. Phật là bậc đã viên mãn nhân cách tự lợi, lợi tha, và gần như siêu-tự-nhiên; Nhị thừa, về phương diện tự lợi, là người đã được đạo giải thoát, nhưng về phương diện lợi tha, tuy không phải hoàn toàn không có, song không thể sánh kịp với Phật về điểm này; đó là ý kiến của các vị luận sư của A-Tỳ-Đạt-Ma. Về ý nghĩa này, luận Đại-tỳ-bà-sa còn dùng thí dụ “ba con thú qua sông” trong kinh để rõ thêm về Tam thừa. Tức là, con chó qua sông thì nổi trên mặt nước, con ngựa qua sông có khi chân cũng tới đất nhưng không triệt để, duy chỉ có con voi là luôn luôn chân đạp sát đáy sông. Đó là thí dụ Thanh văn, Duyên giác và Phật. Sau, Thiên-Đài cũng thường dùng thí dụ này để thuyết minh về sự bất đồng giữa Tam thừa (bà sa, quyển, Đại chính, 27, tr. 735, trung).

Luận A-tỳ-đàm của Xá-lợi-phất, quyển 8, (Đại chính, 28, trang 585, thượng) đã căn cứ vào những điểm trên đây để định nghĩa và thuyết minh về Tam thừa một cách cực kỳ đơn giản như sau:

(1) Thế nào gọi là Thanh văn? Những người nghe theo người khác, thụ giáo người khác, thỉnh người khác nói pháp, không phải tự mình suy tư, không phải tự giác, không phải tự mình quan sát mà chứng được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán thì gọi là Thanh văn.

(2) Thế nào gọi là Duyên giác? Những người không thành tựu ba mươi hai tướng, cũng không nghe theo người khác, không thụ giáo người khác, không thỉnh người khác thuyết pháp, không nghe pháp người khác, tự mình suy tư, tự mình giác ngộ, tự mình quán sát và chứng ngộ quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, và quả A-la-hán thì gọi là Duyên giác.

(3) Thế nào là người chính giác? người đã thành tựu ba mươi hai tướng, không nghe theo ai, không học hỏi ai, tự suy tư, tự giác ngộ, tự quán sát biết hết thảy các pháp thông suốt, có sức tự tại, tôn quý tự tại, tri kiến vô thượng, tối thắng chính giác, thành tựu Như lai thập lực, tứ vô sở úy, thành tựu đại bi, thành tựu tự tại, quay bánh xe pháp: thế gọi là người chính giác.

Ngoài ra, theo Đại thừa A-Tỳ-Đạt-Ma-tập-luận của Vô Trước, quyể thứ 7, (Đại chính, 31, trang 690, hạ) thì giữa Thanh văn hiện quán và Bồ tát hiện quán có mười một loại khác nhau; sự sai biệt về quả cũng có mười loại. Về sự giả thích đó, có thể xem Đại thừa A-Tỳ-Đạt-Ma- tập-luận của An Tuệ, quyển 13 (Đại chính, 31, trang 757, thượng).

:D Giờ tới phiên tôi học hỏi nơi đh ? :D
Vấn Đạo thật có kiến thức . Khi xưa Zelda viết nên bài này cũng không nắm rõ đến như vậy .

Phật Giáo Nguyên Thủy có những bạn như bạn là một điều đáng mừng .


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Xin được chuyển vào phòng Phật giáo Nam tông.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách