Trang 1 trên 2

Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 06/01/08 16:38
gửi bởi Monggiac
LUẬN VỀ ĐẠI THỪA KHÔNG KHINH NHỊ THỪA
Liên Trì đại sư TMQT dịch
• Có khách đến hỏi: Có nên tu học theo đại thừa không?

• Đáp: Rất nên (dịch giả xin mạn phép cắt bỏ hai câu)

• Hỏi: Vậy hàng nhị thừa ta có khinh không?

• Đáp: Không được coi khinh!

• Hỏi: Vì lẽ gì vậy?

• Đáp: Lý đó có hai: thứ nhất là do người tu đại thừa không được khinh người khác huống bậc nhị thừa. Thứ hai theo lý mà nói ai dám khinh ai.

• Khách lại hỏi tiếp: Tôi vẫn chưa hiểu nguyện xin giải rõ.

• Đáp: Như vị Bồ Tát tên Thường Bất Khinh còn chẳng dám khinh bất cứ một ai. Ngài chuyên đảnh lễ hết thảy bốn chúng chẳng ngoại trừ ai, phàm phu tục tử cũng gồm trong đó, huống chi nói đến các bậc nhị thừa. Ngài thường nói rằng: “tôi chẳng dám khinh các ngài vì các ngài sẽ thành Phật.” Bồ tát đại thừa cũng đã dụng tâm chính từ nơi đây. Ví như lẽ nào ta dám coi khinh những nhánh sông nhỏ, vì nhờ sông nhỏ khắp cả dồn về mới tạo thành được biển cả mênh mông. Hoặc lại cũng như không thể coi khinh những hạt đất nhỏ, vì núi Thái Sơn chính từ đất nhỏ mà đụn nên cao. Lại chẳng thể khinh những người tầm thường, vì các bậc Thánh, thành tựu đức tu là nhờ người thường. Khinh người ngạo vật, người hiền thế gian còn không dám làm, huống bậc đại thừa. Ông nghĩ kỹ xem, nhị thừa là ai? Này hãy nghe kỹ, chư vị thánh Tăng, La-hán, Duyên- giác[1] các lậu đã trừ vĩnh viễn không còn khởi sanh phiền não, ba minh sáu thông, mười tám thần biến các bậc ấy có đủ. Như ông thấy đấy có đáng phục không? Từ nay còn dám xem khinh nữa không? Nếu ông dám khinh thì xin hỏi ông: Các lậu sạch chưa? Phiền não còn không? Ba minh chứng chưa? Thần thông mấy món? Thần biến bao nhiêu? Nói đi nhanh lên! Quả vị Bồ tát còn chưa chứng được sao lại dám khinh Thanh Văn Bích Chi. Như thế giống như con ve, con muỗi mà muốn sánh mình với loài loan phụng. Thật là chẳng biết tự lượng chút nào!

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 06/01/08 16:39
gửi bởi Monggiac
Có tâm niệm ấy chỉ vì hiểu sai câu nói ẩn dụ: “Tiểu Thánh sao bằng phàm phu thường tình.” Vậy thì hỏi ông quả vị Bồ tát ông chứng tới đâu? Phát tâm đại thừa hành hạnh Bồ tát không phải việc dễ có thể thành tựu ngay trong một đời, mà phải trải qua vô số ức kiếp như cát sông Hằng. Lại vì tất cả pháp giới chúng sanh cầu vô thượng đạo mà hành lục độ, vạn hạnh chuyên tu quyết không lui thối. Lại dùng vô lượng vô biên công đức trang nghiêm thanh tịnh của cõi nước Phật, giáo hoá vô lượng vô số chúng sanh khiến họ thành tựu vô thượng Bồ đề. Nay ông tự cho mình là Bồ tát rồi khinh Nhị thừa mà không biết được chúng sanh phát tâm đang tu hạnh gì, dùng pháp gì độ, trải bao nhiêu kiếp, bao nhiêu công đức mà tịnh cõi Phật làm lợi chúng sanh. Như vậy giống như người dân mộc mạc suốt đời chưa từng ra khỏi đầu làng, bất tài vô dụng không biết binh thư mà dám làm tướng xung phong ra trận; ở nơi đồng trống mà cho đóng binh, còn nơi quận ấp bỏ trống chẳng hay; đến khi bị giặc đánh úp bất ngờ mà mong thoát hiểm, điều này thật hiếm!

• Người khách lại hỏi: “Có nhiều kinh điển tán thán đại thừa, khen ngợi viên giáo, vạch tội thiên không, bài xích tiểu thừa; đến như bảo rằng đối với Thanh văn không nên đồng học, không nên hỏi đạo, ý này thế nào?”

• Đáp: Thật là khổ thay! Sở chấp của ông quả là kiên cố, đắm nơi văn từ mà quên mất ý, cô phụ lòng từ của chư Như lai. Ý Kinh muốn nói đức đại từ Thế Tôn muốn khuyến tấn hậu học, với hạng người nào, không sống vì người rơi vào hầm sâu tự lợi ích kỷ. Ấy là khuyến tấn khiến họ phát tâm bước đến phương trời cao rộng thẳng tắt của pháp đại thừa, chứ chẳng phải bảo Nhị thừa đáng khinh. Cũng như lời nói: Nếu theo nghiệp nho nên học Khổng Tử, chẳng nên theo học hạnh của Di Huệ”. Ấy chẳng phải bảo Di Huệ đáng khinh. Như Lai thường dạy quy y Tam Bảo, Nhị thừa không phải là Tăng bảo hay sao? Thật đáng thương thay!

Nay thấy Tỳ kheo độc cư tu hành ở nơi rừng sâu bảo là Thanh văn cho là tiểu thừa. Thấy có Tỳ kheo làm nghề sanh sống nơi thành náo nhiệt bảo là Bồ tát. Than ôi! Hợp hạnh thế tục, bon chen với đời bảo là Bồ tát; Lánh nơi náo nhiệt ẩn cư rừng sâu cho là Thanh văn. Dám chê Thánh hiền rồi cho là cạn! Nhân đó khởi tâm cống cao ngã mạn sanh đại tà kiến. Tự mình cao ngạo không kính người trên, xem khinh kẻ dưới. Gặp người trì giới cho là chấp tướng; thấy người tinh tấn cười bảo hành xác; gặp người chân tu phỉ báng ngu si; thấy người tiết kiệm tài sản Tam Bảo cho là bần tiện; gặp người tu thiền thì liền bài xích tiểu hạnh thiên không; thấy người chậm chạp khinh là vô tri. Chê bai đến nổi tâm mình càng ngày càng cuồng điên mà chẳng hay biết; nói lời ngông láo không tự kiểm điểm, thân thì phóng dật không theo phép tắc vượt ngoài lễ giáo chẳng biết e sợ. Có người cật vấn, liền tự nói rằng ta đây đúng là hành giả “đại thừa”; người đã viên thông không nệ điều nhỏ của hạnh Thanh văn; người đã đại ngộ nệ gì tiểu tiết. Thật đáng thương thay! Vì chút hư danh ảo tướng nhất thời cam chịu muôn kiếp đọa lạc khổ đau.

• Khách lại hỏi tiếp: Vậy thì thế nào để ứng xử cho hợp lý?

• Đáp: Là người tu Phật y hạnh Bồ tát không khởi mong cầu tự lợi ích kỷ, cũng không khởi niệm xem khinh Nhị thừa!

------
chú thích của dịch giả
[1] A-la-hán là theo lý tứ đế tu hành chứng quả. Duyên giác là theo pháp duyên khởi tu hành chứng quả. Cả hai đều phả dứt sạch kiến hoặc và cả tư hoặc.
[2] Lậu tận: tâm phiền não đã hết sạch, vĩnh viễn không còn khởi phiền não nữa. Phiền não rộng thì có 84 ngàn phiền não nhưng không ngoài mười thứ thường gọi là kiết sử nghĩa là trói buộc và sai khiến làm cho chúng sanh không thể thoát ly ra ba cõi. Mười kiết sử: tham, sân, si, mạn và nghi gọi là độn sử; thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến và tà kiến gọi là lợi sử.
Ba minh: 1. Thiên nhãn minh. 2. Túc mạng minh. 3. Lậu tận minh.
Sáu món thần thông: 1. Thiên nhãn thông. 2. Thần túc thông. 3. Thiên nhĩ thông. 4. Tha tâm thông. 5. Túc mạng thông. 6. Lậu tận thông.
* Theo một tài liệu chính thức cho biết nếu một vị chứng quả A-la-hán phát tâm hướng thượng thì quả vị đó tương đương với bát địa bồ tát. Hiện tại chúng tôi chưa tìm lại được nguồn tài liệu này chỉ viết lại theo trí nhớ. Trong tương lai chúng tôi tìm được sẽ bổ xung thêm. Ngoài ra bài này chúng tôi có lượt bỏ đi một vài câu so với nguyên bản.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 16/01/08 09:40
gửi bởi Monggiac
Trích một phần trong bài tự của quyển Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, HT Quảng Độ dịch

...Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống; hoặc giả có gốc, có thân cây mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững, thì phần cành lá sum suê, xanh tốt là sự biểu dương cho cái sức sống mãnh liệt của toàn bộ cái cây; hơn nữa tàn cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian có đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát, thoải mái giữa buổi trưa hè oi bức.

Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna).

Ở Mạn tây Ấn Độ thuở xưa có một địa khu gọi là Du-lâu-na (Sunaparanta), Phật giáo chưa được truyền đến đây và dân bản xứ thì rất hung ác. Phú-lâu-na có ý định qua đó truyền giáo, bèn đến xin phép Phật để đi. Phật bảo: “Dân xứ Du-lâu-na dữ tợn, khó thuyết phục lắm, nếu ông đến đấy mà họ sỉ vả ông thì sao?”. Phú-lâu-na trả lời: “Con nghĩ rằng họ vẫn là những người hiền lành, vì họ đã không dùng gậy gộc đánh đập con”.

- “Vậy nếu họ dùng gậy gộc đánh đập ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ họ vẫn là người lương thiện vì họ đã chẳng dùng dao búa chém giết con”. - “Thế lỡ họ dùng dao búa chém giết ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ là họ vẫn tốt và con phải cám ơn họ vì nhờ họ mà con xả bỏ được cái thân nhơ nhớp khổ đau này.” Biết được ý chí kiên quyết và dũng cảm ấy, Phật liền tán đồng và cho phép Phú-lâu-na đến truyền đạo tại xứ đó. Ai dám bảo thái độ ấy là thái độ “độc thiện kỳ thân”, là “tiêu nha bại chủng”?. Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong vô số trường hợp khác mà ở đây chúng tôi không thể kể hết được. Hơn nữa, cứ nhìn vào tình hình Phật giáo Tiểu Thừa tại các nước như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v… Hiện nay ta cũng thấy rõ công đức truyền bá và duy trì Phật pháp của các nhà Tiểu Thừa như thế nào rồi, đặc biệt tấm gương sáng chói của Anagarika Dhammapala gần đây cũng chính là tiếp nối cái tinh thần truyền thống của những Puma và Mahinda từ nghìn xưa vậy.

Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy.

Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, nhưng phương pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều và phương pháp nào-dù là Đại Thừa hay Tiểu thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. Chính vì muốn nhấn mạnh ở điểm đó nên chúng tôi đã cố gắng phiên dịch các cuốn Đại Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật giáo Tư tưởng Luận và cuối cùng cuốn Nguyên Thủy Phật giáo Tư tưởng Luận này để cống hiến một ít tài liệu cho những vị nào hằng lưu tâm đến các vấn đề Phật giáo, nhất là thường thắc mắc đến những điểm dị đồng giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa...

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 17/01/08 04:31
gửi bởi Chanhientam
Trong kinh Đại Bửu Tích, Phật dạy ngay cả những vị như Thiện Tinh, Đề Bà Đạt Đa mà khởi tâm khinh báng chê bai còn không nên, huống là những vị tu hành giải thoát của Phật. Ht nghĩ nó không nằm ở người đối diện mà ngay nơi tâm mình. Không cấn biết người đối diện thế nào, cứ một niệm khinh chê (bất thiện) sanh, là đã có một cái nhân bất thiện ẩn đó rồi. Người tu Đại thừa là người phải tu ngay ở những niệm trong tâm ... Ngoài trừ những lúc mình bị bất giác thì đành chịu, chứ người tu Đại Thừa là phải vậy đó. kinhle kinhle kinhle

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 17/01/08 08:35
gửi bởi thientinh82
Khinh thì chẳng khinh, đúng như các vị nói, chúng chúng còn chẳng khinh nói gì bậc cũg gọi là Thánh trong Phật giáo, còn xếp cao hơn Nhân, Thiên thừa nữa mà!
Nhưng mà, chẳng khinh là chuyện của chẳng khinh, cao thấp lại vẫn rõ ràng, phải nhớ kỹ chớ lầm!

Ví như Phật, Bồ Tát chẳng hề khinh một chúng sanh nào, vì trọn có Phật tánh; chẳng hề khinh một người tu nào, vì có quyết tâm hướng thượng, mong cầu giải thoát mà tu trì; chẳng hề khinh một vị Bồ Tát thấp nhỏ nào, dù mới sơ phát tâm, vì đã quyết dự vào dòng giống Như Lai. Nhưng, sao có thể do đó mà nói chúng sanh đều đồng hàng các Ngài, ai hễ tu cũng đồng hàng các Ngài, ai hễ mới sơ phát tâm, đừng nói chưa an trụ Tự tánh, chưa hiển phát Vô lượng Diệu dụng, biện tài vô ngại, chiết phục tà kiến điên đảo mà thậm chí còn tham sân si chưa trừ, còn chưa từng có chút phần thật thân về nhà, mở mắt Huệ, đều đồng hàng các vị, những bậc Pháp vương, Lưỡng túc tôn, Thiên nhơn sư, Pháp thân Đại sĩ vậy?

Lại nữa, trong đạo Phật có nói đến chuyện "chẳng khinh nhưng không quy y", vì chỗ đến là sai khác, chỗ an trụ là chẳng đồng vậy. Ví như, người tu chưa chứng thần thông như các bậc tâm tịnh đức cao dầu thuộc nhân thiên thừa hay ngoại đạo, thì họ cũng có chỗ hơn ta, không thể khinh thường. Lại như, đối với hàng nhân, thiên thừa, biết giữ giới hành thiện là rất tốt, sao lại khinh thường được? Nhưng, người tu chỉ quy y Tam Bảo, lấy Chánh pháp làm đầu, lấy lợi ích giải thoát giác ngộ tối tột làm chỗ xu hướng, chcẳng hề có ý dừng trụ ngay những thành quả của hàng ngoại đạo hay nhân, thiên thừa vậy.
Thì nay, giữa Tam thừa, nếu đã có căn tánh linh lợi mà tin, nhận được chỗ cao, tuy là chẳng dám khinh một ai huống là người tu pháp thấp, nhưng há có thể bất phân cao thấp, sâu cạn được ư? Há có thể để tâm duyên tứ tung, không nhất định đường trước, tuy nói đi trên đường về Bảo Sở nhưng mắt cứ chăm chăm mơ tưởng Hóa Thành được ư?

Đó là nói đến hàng tuy chưa phải là rốt ráo, cứu cánh nhưng còn có chỗ hơn ta thì chỉ kính mà chẳng quy y, chẳng mong cầu, còn nói đến trường hợp Thường Bất Khinh Bồ Tát thì hạng thấp nhỏ hơn, yếu hơn, thậm chí chỗ sai rẫy đầy cũng vẫn phải chẳng có niệm khinh rẻ, nhưng ngay đó cũng phải biết rõ thấp cap, nên hay không nên ra sao, để khi tự học tự tu và khi "tùy bệnh cho thuốc" được hiệu quả vậy!

Vì thế, theo thiển ý của ngu giả này, người học, tu Đại thừa chân chính chẳng khinh bất cứ chúng sanh nào, lại càng không thể khinh những ai có chỗ hơn mình, dù có là tạm thời đi chăng nữa, huống gì là chư Thánh Nhị Thừa? Nên mới nói, tuy tu Đại Thừa, tuy biết "vừa sơ phát tâm Bồ Đề đã có phần hơn hàng A La Hán" mà vẫn chẳng có tâm khinh rẻ A La Hán, Bích Chi Phật cùng các hành giả tu đúng Chánh pháp Nhị thừa là vậy.
Lại nữa, tuy là chẳng khinh, nếu gặp đương nhân có căn cơ tương ứng lại chân thật tu hành thì dầu pháp thấp cũng tán thán và thậm chí là tùy phần giúp đỡ, nhưng phải sáng suốt nhận định về pháp tu, tránh để dao động do điên đảo mê muội, tự phế đường về Bảo Sở, lại đem tâm chấp Hóa Thành, rơi vào chỗ không đáng vậy. Nên, nếu gặp người có chút căn tánh linh lợi thì phải hướng người đến chỗ cứu cánh, dẫu là đã có phần hay chưa có phần ít nhất cũng dạy người phát tâm Vô thượng Bồ đề, chuyên cầu Phật trí Phật quả, chẳng dừng trụ giữa đường huống là đường ngang ngả tắc, lạc vào Thiên không, tự phế tánh giác vậy.

Chư Thánh nói rất nhiều về chuyện phân định Chánh pháp, bỏ thấp theo cao, bỏ cạn theo sâu, thậm chí răn nhắc rất nặng, chính là ý này!
Lại, cũng chư Thánh, chư Cổ đức nói, chẳng thể khinh một ai, chẳng thể khinh pháp thấp, "chẳng có tâm chống trái với Nhị Thừa" (một trong mười tâm để vãng sanh Cực Lạc mà Phật Thích Ca dạy Bồ Tát Di Lặc), lại nói "đến khi thành Phật ông vẫn phải giảng đủ Ngũ thừa để rộng lợi được khắp quần sanh", "chẳng thể do hiểu, tu được, trụ được nơi Đại Thừa mà phế bỏ khả năng cứu độ chúng sanh của Nhị Thừa", thì cũng chính là ý này vậy!

Phải khéo mà xét, khéo mà nghiệm, đường tu không đơn giản!
Cẩn trọng!
Kính.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 17/01/08 10:15
gửi bởi Thánh_Tri
A-Di-Đà Phật.

Kính Mộng Giác!

Cám ơn đạo hữu đã tặng một bài hay tuyệt. Tri hằng kính ngưỡn Liên Trì Đại Sư. Những bài của ngài dạy hay quá!

Người niệm phật phải biết kính trọng Phật, tam thế chư Phật, phải biết khiêm nhường. Dùng tâm kính trọng, khiêm nhường mà đối người sử vật, một lòng niệm Phật cầu về Tây Phương thì còn gì hay cho bằng!

Càng tu thì phải càng thấy mình nhiều tội lỗi (vi tế) mà cầu sám hối, huống gì là khinh kẻ khác hay sao!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 17/01/08 17:53
gửi bởi thientinh82
Thánh_Tri đã viết:A-Di-Đà Phật.

Kính Mộng Giác!

Cám ơn đạo hữu đã tặng một bài hay tuyệt. Tri hằng kính ngưỡn Liên Trì Đại Sư. Những bài của ngài dạy hay quá!

Người niệm phật phải biết kính trọng Phật, tam thế chư Phật, phải biết khiêm nhường. Dùng tâm kính trọng, khiêm nhường mà đối người sử vật, một lòng niệm Phật cầu về Tây Phương thì còn gì hay cho bằng!

Càng tu thì phải càng thấy mình nhiều tội lỗi (vi tế) mà cầu sám hối, huống gì là khinh kẻ khác hay sao!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
Liên Trì Đại sư chính là một Thiền sư lỗi lạc, còn có tên khác là Vân Thê Châu Hoằng Thiền sư, NHƯNG LẠI CHUYÊN TU TỊNH ĐỘ, LÀ TỔ CỦA TÔNG TỊNH ĐỘ (LIÊN TÔNG BÁT TỔ), cả đời khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Ngài cũng nhiều lần viết sách phá trừ các tâm chấp và cái thấy điên đảo, sai lầm trong chốn Thiền môn, đại loại như các tà kiến không cần tu trì, phế kinh hủy giáo, thẳng tay phá giới, chìm đắm trong buông lung dãi đãi,... là những căn bệnh rất, rất nặng của kẻ học Thiền mà chẳng rõ Thiền, đời nào cũng có vậy.
Ngài là một trong những tấm gương sáng của việc giáo nghĩa Tịnh độ là siêu tột Tam thừa, gồm thâu Thiền Tâm, minh chứng Pháp môn Tịnh độ chẳng hề tầm thường, thấp nhỏ như nhiều kẻ học không thông, hiểu không thấu, tham không tới, nhập không nổi lại chấp mắc trên bề mặt danh tự, ngôn hạnh của Tiền nhân mà thành hủy báng Pháp vậy.

Nên, rõ là cực kỳ hợp lý khi xác quyết rằng:
"TỊNH ĐỘ THÌ THÂU NHIẾP ĐƯỢC THIỀN, CÒN THIỀN THÌ CHẲNG THÂU NHIẾP ĐƯỢC TỊNH", vì chẳng có nguyện vãng sinh, tức lợi ích tối thượng của Pháp môn niệm Phật vậy!

Đúng như lời Liên Hữu Thánh Tri nói, nay cùng khắp khuyên tất cả phát tâm tin sâu chắc, phá trừ nghi chướng, phát nguyện khẩn thiết mong cầu vãng sanh Tây Phương, phát tâm trì niệm Lục Tự Vạn Đức Hồng Danh, thì hiện đời tâm an, từng bước ứng nhập Thiền tâm, như Kinh nói: "hành giả từng bước phá từng phần vô minh, chứng từng phần Pháp thân mà chẳng hay biết", thậm chí có khi "một bước nảy vào đất Như Lai", mới thấy câu niệm Phật tức Bản Lai Diện Mục vậy. Còn đương lai, lâm chung xả báo thân liền theo Từ Phụ Di Đà ngồi tòa Bảo Liên về với Lạc Bang, từ đó về sau thọ dụng tự tại ngang hàng Pháp Thân Đại Sĩ, vĩnh viễn thoát ly các nỗi khổ và cạm bẫy nguy hiểm trùng trục của Lục đạo luân hồi, an tu nơi Thánh cảnh, thời thời gần Thánh nhân, khắc khắc nhận Thánh âm, chốn chốn trụ Thánh đạo vậy. để rồi, công viên quả mãn đủ đầy định lực, liền nương Vô Sanh Pháp Nhẫn hóa hiện cùng khắp, cỡi thuyền Bát Nhã dạo biển tử sanh cứu khổ Tam Đồ Lục Đạo, thượng báo Tứ Trọng Ân, hạ tế Tam đồ khổ hoàn toàn là việc nằm trong tay, chắc chắn có phần, lại nhanh chóng viên mãn vậy!


Bởi thế mới nói:
Hễ vãng sanh thì mọi sự đều xong, mọi nguyện đều mãn, mọi lý đều nhập vậy!

Nên kính cẩn nhắc tất cả cùng suy nghiệm kỹ, không dễ mà gặp được Lục Tự di Đà hay Diệu Pháp Tối thượng Thù thắng Tịnh Độ này, phải gấp gấp phát tâm, gấp gấp hành trì, đừng để luống uổng vậy!
Mong tất cả nương Lục Tự Di Đà mà hằng thân tâm an lạc, lại hiện tại "thân trụ Ta Bà mà thức thường ở trời Tây", đương lai quyết chắc cùng hội ngộ nơi chốn Liên Trì, chẳng đi đâu khác, dẫu làm Bồ Tát, Thánh Tăng, Vua Trời Đế Thích, Phạm Thiên trong cõi Ta Bà này cũng quyết chẳng làm, nói gì đến những chỗ thấp nhỏ!

Vô thường mau chóng, thân người khó được, Diệu Pháp khó nghe, mất rồi khó gặp!
Mong mỏi lắm thay!
Kính.

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI,
QUANG TRUNG CỰC TÔN, VẠN PHẬT CHI VƯƠNG
ĐẠI TỪ ĐẠI BI, TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 18/01/08 04:16
gửi bởi thientinh82
Oh, sorry! Cho xin lỗi chủ topic!
Bài viết trên có chút lạc đề, từ chuyện Tiểu thừa - Đại thừa lái sang chuyện Thiền với Tịnh, do thấy Liên hữu Thánh Tri đang nói về Thiền sư Vân Thê Châu Hoằng, tức Liên tông Bát Tổ Liên Trì Đại sư.
Một lần nữa xin lỗi các đạo hữu vì sự lạc đề!
Kính.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 02/05/08 22:29
gửi bởi zelda
Về vấn đề Đại Thừa và Tiểu Thừa thì , tất cả những người tu tập trên thế gian này ai ai cũng cầu mong sự giải thoát .
Xin hỏi có ai tu tập để người khác giải thoát không ?
Và có bao giờ xảy ra hiện tượng mình tu tập mà người khác giải thoát được kô ?
Do vậy tu chính thực là tu cho mình chứ không phải là tu cho người nào cả , vì có muốn cũng chẳng được.
Ví như người đi học , đâu có thể nào mình học bài mà người khác thuộc cả đời cần mẫn để người khác giàu, điều này thuộc về sự thật khách quan không thể thay đổi.
Lại có những trường hợp người này có một số vốn trong tay vì thương bà con lũ lụt đã hết lòng đem dâng tất cả tài sản cho người khác rồi cùng vợ con nhịn đói.Đây là trường hợp thiết nghĩ ai cũng cho rằng là đáng quý là Đại Thừa , nhưng với những gì tôi học và chứng nghiệm tôi cho là ngu si .
Với số vốn đó ta có thể làm kinh doanh , được 4 cái lợi:
Cho bản thân
Đáp ứng như cầu khách hàng
Giúp cho người công nhân
Trích quỷ tiền lời giúp cho bà con lũ lụt.

Với 4 cái lợi rõ ràng ắc nhiên chúng ta thấy rõ là trường hợp tưởng chừng là tấm lòng từ bi nhưng thực ra là ngu si là không biết nặng nhẹ.Trường hợp sau ta thấy đây mới là vị thiện trí thức trí tuệ cao thâm ,đã không có tâm lòng thương xót đã quán xét trí tuệ nhận ra đâu là điều đáng làm đâu là điều không đáng lám.

Quay lại vấn đề có khinh hay không , thì xin thưa dù các bạn nói thế nào đi nữa đó chỉ là sự kêu gọi đừng có khinh nhưng hoàn toàn không thực thi .
• Có khách đến hỏi: Có nên tu học theo đại thừa không?

• Đáp: Rất nên
Khi đáp như vậy thì sẽ có liên hồi sự ca tụng Đại Thừa , và những người Tiểu Thừa sẽ tự dưng là mặt đối lập không sánh bằng .

Đạo Phật có thể trả lời như vậy chăng?
Có khách đến hỏi: Có nên tu học theo Đạo Phật không?
Đáp: Hãy dùng trí tuệ chân chánh của bạn để suy xét .
Chỉ cần 2 cách trả lời ta cũng thấy được trình độ liễu đạo của 2 vị này thế nào.Đạo Phật không phải là đạo lôi kéo mà là đạo trí tuệ, do vậy với cách trả lời đầu tiên đủ để thấy sự cống cao ngã mạn quá tín vào tôn giáo của mình.
Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy.
Nếu nói rằng Tiểu Thừa là gốc là cội vậy xỉn hỏi Vi Diệu Pháp , Tứ Niệm Xứ , Đại Thừa để đâu ? Lại càng thêm pháp nổi tiếng không ngoại đạo nào chứa nổi là Thường Tự Hóa nữa .

Nếu nói rằng
thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy
Vậy thì tại sao lại không gọi NT là thầy là gọi là Tiểu . Và vì sao nước bắt nguồn từ một cội chỉ được phân tích mở rộng ra lại sai khác với nguồn?Chưa kể còn mất đi rất nhiều tạng kinh quan trọng so với nguồn cội nữa .

Nhưng người Tiểu Thừa cho rằng kinh điển Đại Thừa không thật không phải là do nói ngang nói cho có , mà nói dựa vào những xác minh mang tính lịch sử mà tất cả những nhà sử học lỗi lạc phải công nhận . Nhưng tư tửong mênh mông bao la rộng lớn thì ta dễ dàng tìm được trong bất kì tư tưởng tôn giao nào khác , không thể cứ cho cái gì nhiều thì đó là đúng, nói nhiều nói sai nói dở cũng chẳng giúp ích gì ai đúng kô các bạn?

Do vậy nếu cho rằng kinh Điển Đại Thừa do chính Phật thuyết hoàn toàn dựa vào chủ quan của chính bản thân , cứ cho rằng rắc rối và nhiều là đúng. Rồi bỏ qua các luận cứ lịch sử kinh đối kinh và sự suy xét thì quả là sai lầm,
Lại còn có chuyện những người PT ĐT dễ dàng nói những vị Thánh ALahan là còn chưa rốt ráo là thiếu này là thiếu kia, nhưng khi hỏi đến chỉ ra thiếu điểm nào ra làm sao phân tích ra thì hoàn toàn ú ớ. Chỉ có thể đem kinh điển Đại Thừa không rõ nguồn gốc chống đở.
Như vậy có thật hợp lý chẳng?
Ở đây Zelda không có ý chê trách gì chỉ muốn các bạn hướng theo một cách tu mới , đó là tu bằng trí tuệ không phải tu bằng niềm tin kinh sách nào cả kể cả kinh NT hay ĐT.
Khinh thì chẳng khinh, đúng như các vị nói, chúng chúng còn chẳng khinh nói gì bậc cũg gọi là Thánh trong Phật giáo, còn xếp cao hơn Nhân, Thiên thừa nữa mà!
Nhưng mà, chẳng khinh là chuyện của chẳng khinh, cao thấp lại vẫn rõ ràng, phải nhớ kỹ chớ lầm!
Mục tiêu của tất cả tôn giáo trên trái đất này ngoài trừ đạo Phật đó là thu hút tín đồ. Phương cách thu hút tín đồ đó chẳng qua là phân chia cao thấp giữa tôn giáo này và tôn giáo nọ.Sau khi phân chia sao thấp hơn kém thu hút được tín đồ thì họ dễ dàng xoay qua nói" không khinh". Điều này giống như là " cây gậy và củ cà rốt", tức vừa đánh vừa xoa, vừa thu hút tín đồ vừa có thể mang danh cao thượng.

Ví dụ như : ngươi ĐT luôn nói là lăng lộn chốn hồng trần dơ bẩn để mà cứu độ chúng sinh, nhưng mà lại trú ở trú xứ đợi chúng sinh dâng thực phẩm, chẳng chịu cầm bình bát ra ngoài.
NHưng lại đi khinh những người dám cầm bình bát chịu nắng chịu gió là hàng không dám lăng lộn chốn dở bẩn để cứu độ chúng sinh.
Vậy là thế nào ?

Lại thêm
Chư Thánh nói rất nhiều về chuyện phân định Chánh pháp, bỏ thấp theo cao, bỏ cạn theo sâu, thậm chí răn nhắc rất nặng, chính là ý này!
Chư thánh dạy như vậy và phải tin chư thánh bỏ qua suy tư gọi là chấp hay là trí ?

Lại thêm
Nên mới nói, tuy tu Đại Thừa, tuy biết "vừa sơ phát tâm Bồ Đề đã có phần hơn hàng A La Hán"
Nếu nói thế này phải chẳng các bậc Alahan không có chút tâm bồ đề các ngài rất ích kĩ kéo kiệt . ĐIều này kinh sách nào nói ? Kinh Điển Đại Thừa nói , vậy kinh Điển Nguyên Thủy có nói không? Xin thưa khôgn hề.
Kinh Điển Nguyên Thủy dạy rõ phải hướng đến lợi ích giải thoát của vô lượng chúng sinh là một phần nhỏ trong hạnh Balamat pháp , mới có thể thành Phật đạo vậy mà dám nói là không phát tâm bồ đề là sao ?
Do đó các bạn tu tập chớ nên chỉ thu thập thông tin một phía , chấp mê kinh điển nào đó , Tín điều thủ cụ rồi cho là xong rồi, Phải biết mở lòng học hỏi xem có thực thế không,
Nếu cứ cách nói như những người ở trên thì Tiểu Thừa mãi mãi luôn dưới Đại Thừa, như vậy các bạn phải tin sao ? Các bạn cứ nghe nhưng hãy nghe Tiểu Thừa nói gì , và sau cùng suy xét. Đã rất nhiều người si mê hay cuồng đạo đã xuất hiện do đi theo lối tu nghe một bên và không them suy xét .

Tôi không có ý chế bai ai hay tư tưởng nào nhưng tôi có ý hướng các bạn đến một thế giới quan của trí tuệ mà thôi.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 04/05/08 01:28
gửi bởi khang
zelda đã viết:Về vấn đề Đại Thừa và Tiểu Thừa thì , tất cả những người tu tập trên thế gian này ai ai cũng cầu mong sự giải thoát .
Xin hỏi có ai tu tập để người khác giải thoát không ?
Và có bao giờ xảy ra hiện tượng mình tu tập mà người khác giải thoát được không ?
Do vậy tu chính thực là tu cho mình chứ không phải là tu cho người nào cả , vì có muốn cũng chẳng được.
Ví như người đi học , đâu có thể nào mình học bài mà người khác thuộc cả đời cần mẫn để người khác giàu, điều này thuộc về sự thật khách quan không thể thay đổi.
Lại có những trường hợp người này có một số vốn trong tay vì thương bà con lũ lụt đã hết lòng đem dâng tất cả tài sản cho người khác rồi cùng vợ con nhịn đói.Đây là trường hợp thiết nghĩ ai cũng cho rằng là đáng quý là Đại Thừa , nhưng với những gì tôi học và chứng nghiệm tôi cho là ngu si .
Với số vốn đó ta có thể làm kinh doanh , được 4 cái lợi:
Cho bản thân
Đáp ứng như cầu khách hàng
Giúp cho người công nhân
Trích quỷ tiền lời giúp cho bà con lũ lụt.

Với 4 cái lợi rõ ràng ắc nhiên chúng ta thấy rõ là trường hợp tưởng chừng là tấm lòng từ bi nhưng thực ra là ngu si là không biết nặng nhẹ.Trường hợp sau ta thấy đây mới là vị thiện trí thức trí tuệ cao thâm ,đã không có tâm lòng thương xót đã quán xét trí tuệ nhận ra đâu là điều đáng làm đâu là điều không đáng lám.

Quay lại vấn đề có khinh hay không , thì xin thưa dù các bạn nói thế nào đi nữa đó chỉ là sự kêu gọi đừng có khinh nhưng hoàn toàn không thực thi .
• Có khách đến hỏi: Có nên tu học theo đại thừa không?

• Đáp: Rất nên
Khi đáp như vậy thì sẽ có liên hồi sự ca tụng Đại Thừa , và những người Tiểu Thừa sẽ tự dưng là mặt đối lập không sánh bằng .

Đạo Phật có thể trả lời như vậy chăng?
Có khách đến hỏi: Có nên tu học theo Đạo Phật không?
Đáp: Hãy dùng trí tuệ chân chánh của bạn để suy xét .
Chỉ cần 2 cách trả lời ta cũng thấy được trình độ liễu đạo của 2 vị này thế nào.Đạo Phật không phải là đạo lôi kéo mà là đạo trí tuệ, do vậy với cách trả lời đầu tiên đủ để thấy sự cống cao ngã mạn quá tín vào tôn giáo của mình.
Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy.
Nếu nói rằng Tiểu Thừa là gốc là cội vậy xỉn hỏi Vi Diệu Pháp , Tứ Niệm Xứ , Đại Thừa để đâu ? Lại càng thêm pháp nổi tiếng không ngoại đạo nào chứa nổi là Thường Tự Hóa nữa .

Nếu nói rằng
thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy
Vậy thì tại sao lại không gọi NT là thầy là gọi là Tiểu . Và vì sao nước bắt nguồn từ một cội chỉ được phân tích mở rộng ra lại sai khác với nguồn?Chưa kể còn mất đi rất nhiều tạng kinh quan trọng so với nguồn cội nữa .

Nhưng người Tiểu Thừa cho rằng kinh điển Đại Thừa không thật không phải là do nói ngang nói cho có , mà nói dựa vào những xác minh mang tính lịch sử mà tất cả những nhà sử học lỗi lạc phải công nhận . Nhưng tư tửong mênh mông bao la rộng lớn thì ta dễ dàng tìm được trong bất kì tư tưởng tôn giao nào khác , không thể cứ cho cái gì nhiều thì đó là đúng, nói nhiều nói sai nói dở cũng chẳng giúp ích gì ai đúng không các bạn?

Do vậy nếu cho rằng kinh Điển Đại Thừa do chính Phật thuyết hoàn toàn dựa vào chủ quan của chính bản thân , cứ cho rằng rắc rối và nhiều là đúng. Rồi bỏ qua các luận cứ lịch sử kinh đối kinh và sự suy xét thì quả là sai lầm,
Lại còn có chuyện những người PT ĐT dễ dàng nói những vị Thánh ALahan là còn chưa rốt ráo là thiếu này là thiếu kia, nhưng khi hỏi đến chỉ ra thiếu điểm nào ra làm sao phân tích ra thì hoàn toàn ú ớ. Chỉ có thể đem kinh điển Đại Thừa không rõ nguồn gốc chống đở.
Như vậy có thật hợp lý chẳng?
Ở đây Zelda không có ý chê trách gì chỉ muốn các bạn hướng theo một cách tu mới , đó là tu bằng trí tuệ không phải tu bằng niềm tin kinh sách nào cả kể cả kinh NT hay ĐT.
Khinh thì chẳng khinh, đúng như các vị nói, chúng chúng còn chẳng khinh nói gì bậc cũg gọi là Thánh trong Phật giáo, còn xếp cao hơn Nhân, Thiên thừa nữa mà!
Nhưng mà, chẳng khinh là chuyện của chẳng khinh, cao thấp lại vẫn rõ ràng, phải nhớ kỹ chớ lầm!
Mục tiêu của tất cả tôn giáo trên trái đất này ngoài trừ đạo Phật đó là thu hút tín đồ. Phương cách thu hút tín đồ đó chẳng qua là phân chia cao thấp giữa tôn giáo này và tôn giáo nọ.Sau khi phân chia sao thấp hơn kém thu hút được tín đồ thì họ dễ dàng xoay qua nói" không khinh". Điều này giống như là " cây gậy và củ cà rốt", tức vừa đánh vừa xoa, vừa thu hút tín đồ vừa có thể mang danh cao thượng.

Ví dụ như : ngươi ĐT luôn nói là lăng lộn chốn hồng trần dơ bẩn để mà cứu độ chúng sinh, nhưng mà lại trú ở trú xứ đợi chúng sinh dâng thực phẩm, chẳng chịu cầm bình bát ra ngoài.
NHưng lại đi khinh những người dám cầm bình bát chịu nắng chịu gió là hàng không dám lăng lộn chốn dở bẩn để cứu độ chúng sinh.
Vậy là thế nào ?

Lại thêm
Chư Thánh nói rất nhiều về chuyện phân định Chánh pháp, bỏ thấp theo cao, bỏ cạn theo sâu, thậm chí răn nhắc rất nặng, chính là ý này!
Chư thánh dạy như vậy và phải tin chư thánh bỏ qua suy tư gọi là chấp hay là trí ?

Lại thêm
Nên mới nói, tuy tu Đại Thừa, tuy biết "vừa sơ phát tâm Bồ Đề đã có phần hơn hàng A La Hán"
Nếu nói thế này phải chẳng các bậc Alahan không có chút tâm bồ đề các ngài rất ích kĩ kéo kiệt . ĐIều này kinh sách nào nói ? Kinh Điển Đại Thừa nói , vậy kinh Điển Nguyên Thủy có nói không? Xin thưa khôgn hề.
Kinh Điển Nguyên Thủy dạy rõ phải hướng đến lợi ích giải thoát của vô lượng chúng sinh là một phần nhỏ trong hạnh Balamat pháp , mới có thể thành Phật đạo vậy mà dám nói là không phát tâm bồ đề là sao ?
Do đó các bạn tu tập chớ nên chỉ thu thập thông tin một phía , chấp mê kinh điển nào đó , Tín điều thủ cụ rồi cho là xong rồi, Phải biết mở lòng học hỏi xem có thực thế không,
Nếu cứ cách nói như những người ở trên thì Tiểu Thừa mãi mãi luôn dưới Đại Thừa, như vậy các bạn phải tin sao ? Các bạn cứ nghe nhưng hãy nghe Tiểu Thừa nói gì , và sau cùng suy xét. Đã rất nhiều người si mê hay cuồng đạo đã xuất hiện do đi theo lối tu nghe một bên và không them suy xét .

Tôi không có ý chế bai ai hay tư tưởng nào nhưng tôi có ý hướng các bạn đến một thế giới quan của trí tuệ mà thôi.


Tôi không biết bạn có phải là người theo đạo Phật hay không?.Hay là một tôn giáo nào khác?.Những lời của bạn nói ra tôi thấy có vẻ quá chua chát,và có chiều hướng là phỉ báng,tôi khuyên bạn đừng cay đắng như thế mà tổn hại cho sức khoẻ.
Niềm sân hận,là nỗi đau của tất cả nhân loại này. X-(
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 04/05/08 03:14
gửi bởi zelda
Xin tiếp thu ý kiến của khang.

Re: Đại Thừa bất khinh nhị thừa luận

Đã gửi: 05/05/08 03:35
gửi bởi Chanhientam
=D> =D> =D>