Hư không, không dấu chân,

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị ơi : Trong bài này chị có nhắc Nhất , Nhị , Tam , Tứ thiền . Vậy thiền này là Thiền Định Vô Sắc , Hay THiền Định Sắc Giới ? Hay là cả 2?
Vậy có phải là loại Thiền ĐỊnh trứoc khi Đức Phật chứng Tam Minh là loại Bát THiền ( cả 2 loại thiền định) không?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:
Chanhientam đã viết:=D> Có điều, Không biết từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Hán, chữ hư không này có vấn đề không nữa. Bởi Hoa Tạng giới tuy là cõi "không" nhưng là chân không, không phải không. Chữ là đối với chữ thực đó. Hư không là thứ duyên khởi với sắc. Nó vẫn là tướng hư huyễn. Vì thế trong luận Trung quán có phẩm phá hư không (phá lục chủng) là vậy.
"Hư không", "không trung" trong hai bài kệ 254 và 255 thuộc Kinh Pháp Cú được HT Thích Minh Châu và Bác Phạm Kim Khánh để dịch "the sky" (bầu trời) mà thôi, không hề dính líu chi đến "hư huyễn", "duyên khởi sắc", "Trung quán", "phá lục chủng" chi cả :D .

Phật Giáo Nguyên Thủy dùng chữ "không" (not) để chỉ sự không có mặt. Xin đọc lại hai bài Kinh Tiểu Không và Đại Không để hiểu rõ hơn .

Phật Giáo Nguyên Thủy không quan niệm "hư huyễn", "ảo ảnh", ... như bên Phật giáo Bắc Tông . Trái lại, PGNT nhấn mạnh rất nhiều đến Vô Ngã (Kinh Vô Ngã Tướng) .

cafene
Hơn cả tuyệt vời !!!! kinhle kinhle kinhle


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị ơi : Trong bài này chị có nhắc Nhất , Nhị , Tam , Tứ thiền . Vậy thiền này là Thiền Định Vô Sắc , Hay THiền Định Sắc Giới ? Hay là cả 2?
Vậy có phải là loại Thiền ĐỊnh trứoc khi Đức Phật chứng Tam Minh là loại Bát THiền ( cả 2 loại thiền định) không?
Zelda em,

Em cùng chị đọc lại đoạn này trong bài Kinh Đại Không:

"Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm."

Như vậy Đức Thế Tôn muốn nói đến các tầng thiền Hữu Sắc:

- Sơ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Tầm, Tứ, Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ nhị Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tam Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tứ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Xả và Nhất Tâm .

Theo Vi Diệu Pháp, Thiền Hữu Sắc có 5 trình độ:

- Đệ nhất Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Tầm, Tứ, Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ nhị Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Tứ, Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tam Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tứ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ ngũ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Xả và Nhất Tâm .

Như vậy, tâm của Nhị thiền trong bài Kinh Đại Không là tâm của Tam Thiền trong Vi Diệu Pháp (thiền Hữu Sắc).

Quá trình hành thiền của thiền sinh hành thiền Định (còn được gọi là Thiền Chỉ hay Thiền Vắng Lặng):

1/ Khởi đầu, thiền sinh dùng cái đĩa kasina bằng đất để chú tâm . Vì thế, bài Kinh Tiểu Không nhắc đến Địa Tưởng (The Perception of Earth).

2/ Tiếp tục chú tâm vào cái đĩa kasina, thiền sinh lần lượt chứng đắc:

- Đệ nhất Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Tầm, Tứ, Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ nhị Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Tứ, Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tam Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Phỷ, Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ tứ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Lạc, Nhất Tâm .
- Đệ ngũ Thiền Hữu Sắc gồm các tâm Xả và Nhất Tâm .

3/ Sau khi chứng đắc các tầng thiền Hữu Sắc, nếu muốn, và với tâm Xả và Nhất Tâm của Đệ ngũ Thiền Hữu Sắc, vị thiền sinh bước qua thiền Vô Sắc theo quá trình như sau:

-Không vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Space) -- Infinitude of Space có nghĩa là Không Gian Vô Biên (space: không gian) .
-Thức vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Consciousness) --Infinitude of Consciousness có nghĩa là Thức Vô Biên .
-Vô sở hữu xứ tưởng (The Perception of Nothingness)
-Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng (The Perception of Neither Perception nor Non-Perception)





Theo cuốn "Thắng Pháp Tập Yếu Luận" của Thầy Minh Châu:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

- Người tu hành sau khi chứng các tâm thiền ở cõi sắc giới muốn tu lên các cõi thiền ở vô sắc giới. Vị này định tâm trên:

1/ Patibhàganimitta (Quang tướng) như đã nói trong chương trước. Khi vị này chú tâm, thời một ánh sáng yếu ớt, như con đom đóm, phát xuất từ đối tượng ấy.

2/ Vị tu hành muốn cho ánh sáng ấy tràn lan khắp cả hư không, và nay chỉ thấy ánh sáng ấy chiếu khắp tất cả mọi chỗ. Cái hư không vô biên ấy không phải là một hiện thực mà chỉ là một tưởng tượng gọi là Kasinagghatimàkàsa (hư không phát sanh từ Kasina). Trên đối tượng ấy, người tu hành chú tâm và nghĩ "Àkàsa ananto" (Hư không là vô biên) cho đến khi chứng được đệ nhứt thiền.

3/ Rồi vị này chú tâm trên đệ nhứt Arùpajhàna và suy tưởng: "Vinnànam anantam" (Thức là vô biên) cho đến khi chứng được đệ nhị thiền (Vinnànancàyatanam).

4/ Muốn chứng đệ tam thiền, người tu hành lấy đệ nhứt thiền làm đối tượng tu hành và suy nghĩ "Natthi kinci" (không có vật gì tất cả).

5/ Muốn chứng đệ tứ thiền, người tu hành lấy đệ tam thiền làm đối tượng tu hành, và vì đệ tứ thiền quá tế nhị nên không thể nói là có tưởng hay không có tưởng.

Năm thiền tâm ở sắc giới khác ở các thiền chi, còn bốn thiền ở vô sắc giới sai khác nhau ở đối tượng tu hành. Ðệ nhứt thiền và đệ tam thiền có hai Pannatti (khái niệm) làm đối tượng tu hành, tức là khái niệm về hư không vô biên và khái niệm về vô sở hữu. Ðệ nhị và đệ tứ thiền lấy đệ nhứt thiền và đệ tam thiền làm đối tượng tu hành.

Trong 12 vô sắc thiền tâm, chỉ có hai thiền chi là xả và nhứt tâm.


Tất cả các tâm thiền Hữu Sắc và Vô Sắc được Vi Diệu Pháp giải thích cặn kẽ, rất rõ ràng và hợp lý .

=D>


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thành kính tri ân chị YP .

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Trời ơi ... Chị chỉ chia xẻ với em những gì chị hiểu thôi mà . Em làm chị ngại quá .

Chị tặng lại em một đóa hoa thơm ... và ly trà sen nè ...

tangbong cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Vậy theo chị chung ta nên tu tập thiền định như thế nào?
Chứng hết thiền định hay chỉ cần chứng 1 trong 2 loại thiền .

Hay chỉ cần có định là được rồi?

Mong chị giúp em .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Vậy theo chị chung ta nên tu tập thiền định như thế nào?
Chứng hết thiền định hay chỉ cần chứng 1 trong 2 loại thiền .

Hay chỉ cần có định là được rồi?

Mong chị giúp em .
Zelda em,

Khi chưa thoát khỏi 5 triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), chúng ta có thể hành "thiền chỉ", hoặc "thiền quán" tùy theo nhu cầu khi hành thiền đó em .

"Thiền chỉ" giúp tâm (mind) mạnh . "Thiền quán" giúp tâm (mind) nhạy bén .

Ví dụ: Khi tâm bị động quá, ta có thể dùng "thiền chỉ" để tâm an tịnh một chút, rồi chuyển qua "thiền quán" .

Quan trọng hơn hết là chúng ta cần hành thiền liên tục, không buông lơi .

Chữ ký của em: "Chỉ và quán là hai pháp cần phải được tu tập." rất hay .

--ooOoo--


Em cùng chị đọc kỹ bài "Tứ Niệm Xứ" của Sư Brahmavamso:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vbud/vbthn026.htm

"Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm."

Khi chứng Sơ thiền của Thiền Hữu Sắc (Thiền Chỉ), chúng ta loại bỏ được 5 triền cái: tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ . Nói một cách khác, khi chứng Sơ thiền, vị thiền sinh đã là một vị Thánh rồi . Sau đó, vị thiền sinh thực hành Tứ Niệm Xứ rất dễ dàng và từ đó sẽ tiến đến Giác Ngộ .

Như vậy, chỉ khi chưa đắc quả Sơ Thiền, chúng ta mới cần hành Thiền Chỉ và Thiền Quán tùy nhu cầu . Khi đã đắc Sơ Thiền, chúng ta nên chuyên chú hành Thiền Quán mà thôi .

Nếu không chuyển qua Tứ Niệm Xứ sau khi đắc Sơ Thiền, thiền sinh sẽ chứng Đệ Nhị Thiền, Đệ Tam Thiền, ... và cứ thế đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhưng không thể thoát khỏi Tam Giới, đạt đạo quả Giải Thoát .

Đây chỉ là ý nghĩ của riêng chị . Em nghĩ sao ?

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Em cũng chưa rõ lắm .

Tuy nhiên em cùng suy nghĩ với chị là nếu không tu tập tiếp thiền Tuệ thì Định cở nào đi chăng nữa cũng không giải thoát .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Em cũng chưa rõ lắm .

Tuy nhiên em cùng suy nghĩ với chị là nếu không tu tập tiếp thiền Tuệ thì Định cở nào đi chăng nữa cũng không giải thoát .

Đúng thế . Đức Thế Tôn dạy chúng ta Bát Chánh Đạo gồm 3 chi là Giới - Định - Tuệ, chứ có phải là chỉ 2 chi Giới và Định đâu nào ?

Ngài Brahmavamso góp ý giúp chúng ta thực hành Tứ Niệm Xứ sao cho có kết quả khả như Lời Dạy của Đức Thế Tôn .

Chị được biết cuốn "Map of the Journey" by Sayadaw U Jotika đã được dịch sang Việt ngữ . Chị không có cuốn VN, nhưng tìm được bản Anh Ngữ tại:

http://www.buddhanet.net/pdf_file/mapjourney6.pdf

Thiền Sư U Jotika là người Miến đó em . Nếu có dịp, em tìm đọc cuốn này nhé . Cách đây ít lâu, chị post tại diễn đàn dhamma-list thuộc yahoo.com post sau đây . Hai điểm (3) và (4) là Thiền Chỉ đó em .

--ooOoo--

Trích:

http://groups.yahoo.com/group/dhamma-list/message/48459


[Book]"Map of the Journey" by Sayadaw U Jotika - Chapter 1

http://www.buddhanet.net/pdf_file/mapjourney6.pdf

Chapter 1 of this book is filled with wisdom. Before doing meditation, we have to prepare our mind. Just to wet your appetite, following are the main points of this wonderful chapter.

1/ Don't ask: "How long do I need to meditate to attain Nibbana ?"

2/ Life is short. Don't procastinate doing what we need to do.

3/ Reflect on the qualities of the Buddha. (Thiền Chỉ)

4/ Reflect on the qualities of the Dhamma. (Thiền Chỉ)

5/ To be successful: do it whole heartedly.

6/ Follow the precepts.

7/ Develop your self esteem by doing what is right, and by avoiding doing what is wrong.

8/ Restraint your senses: live a pure and simple life.

9/ Last but not least: Up to this current moment, is your past glorious, unsatisfying or both? Don't think about it. Relax! Be aware of what 's going on in your mind and/or in your body at this moment.

-----------------------------

If you haven't read this book, enjoy it.

If you already finished it, re-read it.

Have a good time.

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị sướng quá giỏi AV nên đọc được nhiều sách .
Em thì................. ><


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cám ơn em . Chị đọc sách ngoại ngữ chỉ vì thói quen, do hoàn cảnh bắt buộc mà thôi :) !

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Sơ Thiền và 5 triền cái

http://www.budsas.org/uni/u-ngan/giaithoat-01.htm#top

Khi ngồi thiền, tâm trở nên vi tế, nhưng bất luận trạng thái tâm như thế nào ta phải cố gắng hay biết, thấu hiểu nó. Sinh hoạt tâm linh cùng ở chung với trạng thái vắng lặng. Có chi thiền Tầm (Vitakka), trạng thái tâm đưa đến đề mục. Nếu niệm (sati) yếu, Tầm (Vitakka) cũng yếu. Rồi tiếp theo đó là chi thiền Sát, hay Tứ (Vicàra), tức trạng thái quán niệm quanh quẩn đề mục. Thỉnh thoảng những cảm giác yếu ớt khác nhau có thể phát hiện, nhưng tự hay biết mình là yếu tố quan trọng, bất cứ gì xảy ra, ta liên tục hay biết. Càng đi sâu vào thiền ta càng hay biết thường xuyên trạng thái tâm của ta, thấu hiểu tâm có an trụ vững chắc cùng không. Như vậy cả hai, chú niệm và hay biết đều hiện diện, hành giả luôn luôn chú niệm và hay biết.

Tâm an lạc không có nghĩa là không có gì xảy ra, những cảm xúc có thể phát sanh. Thí dụ như khi đề cập đến sơ thiền, tầng vắng lặng đầu tiên, ta nói có năm chi. Cùng với hai chi thiền Tầm và Sát, chi thiền Phỉ (Pìti) cũng phát sanh với đề mục và sau đó là chi thiền Lạc (Sukha). Cả bốn chi thiền nầy đều nằm chung trong tâm vắng lặng, an trụ vững chắc. Tất cả cùng ở chung trong một trạng thái. [1]

Chi thứ năm là Nhất Điểm Tâm (Ekaggatà), tâm gom vào một điểm duy nhất. Ta có thể ngạc nhiên, làm sao tâm có thể là "nhất điểm" trong khi còn có những chi thiền khác cùng hiện diện trong một lúc. Đó là vì tất cả đều hợp nhất, an trụ trên nền tảng vắng lặng. Hợp chung lại cả năm chi thiền được gọi chung là "định" (samàdhi). Nó không phải là trạng thái tâm mà ta có hằng ngày, mà là những yếu tố của vắng lặng, các chi thiền. Có năm đặc điểm ấy, nhưng không làm xáo trộn trạng thái vắng lặng căn bản. Có chi Tầm, nhưng nó không khuấy động tâm. Sát, Phỉ, Lạc phát sanh, nhưng không làm xáo trộn tâm. Tâm là một, đồng nhất thể với các chi thiền. Tầng vắng lặng đầu tiên là như vậy.

Chúng ta không cần đề cập đến các tầng Thiền (Jhàna) -- sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền -- Hãy gọi nó là "tâm an lạc". Vào lúc trở nên ngày càng vắng lặng hơn, tâm không cần đến Tầm và Sát nữa, mà chỉ còn Phỉ và Lạc. Tại sao tâm loại bỏ Tầm và Sát? Đó là vì khi tâm càng vi tế hơn thì tác động của Tầm và Sát trở thành quá thô thiển để tồn tại chung. Vào giai đoạn nầy, khi tâm loại bỏ Tầm và Sát, những cảm giác phỉ lạc mạnh mẽ có thể phát sanh, nước mắt có thể tuôn chảy. Nhưng khi trạng thái Định vững mạnh sâu sắc thêm, Phỉ cũng bị loại ra, chỉ còn Lạc và Trụ, hay Nhất Điểm Tâm. Cuối cùng, lạc cũng được loại bỏ và tâm tiến đạt đến mức độ vi tế cao nhất, chỉ còn Xả và Nhất Điểm Tâm, tất cả những chi thiền khác đều bị loại. Tâm đứng yên, vững chắc không chao động.

Một khi tâm đã an lạc thì điều nầy có thể xảy đến. Quý vị không cần suy tư nhiều về nó, tự nó sẽ đến. Đó là năng lực của tâm an lạc. Trong trạng thái nầy tâm không nghe hôn trầm. Cả năm chướng ngại tinh thần: tham dục, oán ghét, hôn trầm dã dượi, phóng dật lo âu, và hoài nghi đều tan biến.

Tuy nhiên, nếu năng lực tinh thần vẫn chưa đủ mạnh và chú niệm còn yếu, đôi khi một vài cảm xúc sẽ lẫn xen vào. Tâm an lạc, nhưng trong sự tĩnh lặng dường như có một trạng thái lu mờ. Mặc dầu vậy, đó không phải là loại hôn trầm bình thường, một vài cảm xúc sẽ biểu hiện -- có thể chúng ta nghe một tiếng động hay thấy một vật, con chó hay gì khác.

Nó không phải thật sự rõ ràng nhưng cũng không phải là một giấc mơ. Đó là vì năm pháp triền cái không quân bình và còn yếu ớt.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách