Hư không, không dấu chân,

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn
Chúng sanh thích hý luận
Như Lai, hý luận trừ!

Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây không sa môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không giao động
.

( Trích kinh Pháp Cú - Phẩm Cấu uế )

Hư không mười phương cõi
Mười phương cõi hư không
Bước vào Hoa tạng giới
Hư không cùng ta đồng

Ồ bao la thế giới
Biết thế nào hư không
Niết bàn là vô ngã
Vô ngã hư không đồng

Làm sao biết vô ngã
Vô ngã thì vô sinh
Vô sinh không chỗ trụ
Vô trụ tâm nào sinh


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

=D> Có điều, Không biết từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Hán, chữ hư không này có vấn đề không nữa. Bởi Hoa Tạng giới tuy là cõi "không" nhưng là chân không, không phải không. Chữ là đối với chữ thực đó. Hư không là thứ duyên khởi với sắc. Nó vẫn là tướng hư huyễn. Vì thế trong luận Trung quán có phẩm phá hư không (phá lục chủng) là vậy.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chanhientam đã viết:=D> Có điều, Không biết từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Hán, chữ hư không này có vấn đề không nữa. Bởi Hoa Tạng giới tuy là cõi "không" nhưng là chân không, không phải không. Chữ là đối với chữ thực đó. Hư không là thứ duyên khởi với sắc. Nó vẫn là tướng hư huyễn. Vì thế trong luận Trung quán có phẩm phá hư không (phá lục chủng) là vậy.
---
bác nói cũng phải, tùy nhà dịch thuật, như câu:
-tâm chủ, tâm tạo tác
thì hiện tại có nhà dịch của PG Nam tông dịch là:
-ý chủ, ý tạo tác
vậy thì chữ "hư không" này phải hiểu như thế nào?
nhưng nếu bác nói là "hư" đối với "thật" trong chữ "hư không",
thì sẽ có chữ "giả" đối với chữ "chân" trong chữ "chân không".
nếu hiểu "hư không" là không gian, thì quả nó có đối đãi, có tương tức với " thời gian"
không gian nương thời gian mà có, thời gian nương không gian mà có,
không có không gian thì không có thời gian và ngược lại
trong kinh chúng ta có câu hỏi rằng:
1-hư không là vô biên hay hữu biên?
và câu trả lời là: hư không vô biên tế!
nếu không lầm thì đây là không gian
2--chúng ta cũng thấy có câu:'rộng rãi như pháp tánh, cứu cánh như hư không"
3--chúng ta cũng thấy có câu:"hư không hứu tận, ngã nguyện vô cùng"
---HƯ KHÔNG LÀ PHI HỮU PHI VÔ (TRUNG LUẬN)
---TÁNH KHÔNG LÀ DUYÊN KHỞI
---CHÂN KHÔNG LÀ XƯA NAY KHÔNG MỘT VẬT
---\
DÙ SAO THÌ CŨNG KHÔNG THỂ TÌM DẤU CHÂN TRONG HƯ KHÔNG!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết:---bác nói cũng phải, tùy nhà dịch thuật, như câu:
-tâm chủ, tâm tạo tác
thì hiện tại có nhà dịch của PG Nam tông dịch là:
-ý chủ, ý tạo tác
---HƯ KHÔNG LÀ PHI HỮU PHI VÔ (TRUNG LUẬN)
---TÁNH KHÔNG LÀ DUYÊN KHỞI
---CHÂN KHÔNG LÀ XƯA NAY KHÔNG MỘT VẬT
---\
DÙ SAO THÌ CŨNG KHÔNG THỂ TÌM DẤU CHÂN TRONG HƯ KHÔNG!
Tâm mà dùng thành ý thì không sai, nhưng không (nói về cội nguồn chân thật) mà nói thành hư không thì không đúng. Bởi từ cái chân không diệu hữu đó do bất giác mới xuất hiện hư không và từ đại, là nền tảng sinh ra muôn pháp. Thành không phải chỉ có Trung luận phá, mà luận Đại Thừa Khởi Tín cũng phá cái chấp cho hư không là cội nguồn chân thật.
"Hư không, phi hữu cũng phi vô" là nói đến thể tánh của hư không, chỉ cho cái không một vật đó.

Hiểu rồi thì nói gì cũng không sao. Đúng là
phuoctuong đã viết:DÙ SAO THÌ CŨNG KHÔNG THỂ TÌM DẤU CHÂN TRONG HƯ KHÔNG![/b][/color]


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hư không có nghĩa cố định hay không cố định?
Nên trả lời hay không trả lời câu hỏi này?
Như vậy như vậy: trả lời sao cho như không trả lời, không trả lời mà như trả lời.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Bàn về hư không Tễu xin tham gia ý kiến của mình:
TRong kinh sách đều mở đầu bằng"-Như thị..."Vậy theo cách hiểu của Tễu là:hãy nhìn hư không như mình đang thấy đây hư không bao la chứa đựng TẤT CẢ những gì đang hiện hữu trong nó:trời,mây,sông,núi,cây,người...Hư không nào chối bỏ thứ chi?Thêm chẳng đầy->lấy đi chẳng bớt.Tất cả đối sử với Hư không thế nào ,Hư không vẫn NHƯ THỊ! Chúng Hữu tình có hơn hư không Ở CÁI TÍNH BIẾT.Nếu cái TÍNH BIẾT an lặng như Hư không.
Tễu không nhớ cụ thể nhưng nhớ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm,Hoa Nghiêm...giảng về Hư không nếu ai muốn tìm hiểu sâu xin thân nhập.
Tễu:Kính


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bàn về hư không như thế nào thật là vô ích, nhảm nhí .
1-hư không là vô biên hay hữu biên?
và câu trả lời là: hư không vô biên tế!
Câu trả lời lại càng kô có thật ?
Ai trả lời ?
Câu trả lời đúng là : im lặng , vì không có ích khi trả lời .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

385. Không bờ này, bờ kia [2]
Cả hai bờ không có,
Lìa khổ, không trói buộc
Ta gọi Bà-la-môn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

hư không có nhiều nghĩa . và cái nghĩa ấy còn phụ thuộc vào mỗi người nói . vì có ngôn nngữ thì nó đối đãi hoài. nói tôốt thì có` xấu , nói hay thì có dỡ . theo nhuận trượng nghĩ cái câu HƯ KHÔNG trên cái câu thơ mà bác phjước tường viết :
chữ không ỡ đây là không mắc kẹt ở hai bên. chứ không phải gọi cái không là không ngơ hoặc không trơn


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Kinh Tiểu Không, Kinh Đại Không

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung121.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

121. Kinh Tiểu không
(Cùlasunnata sutta)




http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

2 bài kinh đó khó quá . Em chưa hiểu được chị giúp em với .
Em cám ơn trước
^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Kinh Tiểu Không (còn tiếp)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Vì Sư Nhuận Trượng viết về Không theo quan điểm của PGBT, chị tặng Sư và các bạn hai bài kinh Tiểu Không và Đại Không để Sư và các bạn hiểu quan điểm của PGNT về chữ Không (Sunnata) :) .

Kinh Việt ngữ có nhiều chữ Hán Việt, nên khi đọc Kinh, YP hay đối chiếu với bản Anh ngữ :) .

Chúng ta cùng đọc bài Kinh Tiểu Không trước nhé .

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung121.htm
Bản Anh ngữ: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka ... .than.html

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

121. Kinh Tiểu không (The Lesser Discourse on Emptiness)
(Cùlasunnata sutta)



Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Ðông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu). Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt Thế Tôn như sau: "Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều". Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?

-- Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi in the Eastern Monastery, the palace of Migara's mother. Then in the evening, Ven. Ananda, coming out of seclusion, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One: "On one occasion, when the Blessed One was staying among the Sakyans in a Sakyan town named Nagaraka, there — face-to-face with the Blessed One — I heard this, face-to-face I learned this: 'I now remain fully in a dwelling of emptiness.' Did I hear that correctly, learn it correctly, attend to it correctly, remember it correctly?"

[The Buddha:] "Yes, Ananda, you heard that correctly, learned it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. Now, as well as before, I remain fully in a dwelling of emptiness.


Như các bài Kinh khác, bài Tiểu Không mở đầu cho chúng ta biết địa điểm và lý do tại sao Đức Thế Tôn thuyết bài này:

Địa điểm: Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Ðông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu).

Lý do: Ngài A nan đa hỏi Đức Phật và Đức Phật công nhận Ngài đã và đang " ... nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều ."

(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi yen-phuong vào ngày 20/07/08 16:43 với 1 lần sửa.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách