Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

kimcang đã viết:
zelda đã viết:HỎi :
Có nghiệp nào mà sẽ không có quả không YP?
Vô Ký Nghiệp Không Có Quả
Đúng vậy . Vô ký nghiệp là những hành động không thiện, không ác như đánh răng, chải đầu, mặc áo, ... Những hành động này không cho quả .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

YP có thể nói rõ hơn không?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:YP có thể nói rõ hơn không?
Nghiệp có nghĩa là "hành động" .

Hành động thiện cho quả thiện . Hành động bất thiện cho quả bất thiện .

Sư dạy YP VDP có lần cho ví dụ về hành động không thiện, không bất thiện như đánh răng, chải đầu, mặc áo . Những hành động này là hành động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, không mang tính chất thiện hay ác .

Hành động của chúng ta có 3 loại:

1/ như vẽ trên mặt nước : vô ký nghiệp (không thiện không ác), chúng không gây ấn tượng gì đến tâm .

2/ như vẽ trên mặt đất: gây chấn động trong tâm một thời gian ngắn .

3/ như khắc trên đá: loại này nặng nhất , ảnh hưởng đến tâm rất mạnh , có thể theo ta qua nhiều kiếp sống .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Vậy tâm Vô Ký có tương ưng với ( tham , sân , si , vô tham , vô sân , vô si ) không YP ?

Hay nó tương tự với Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân , và Tâm Quả Thiện Vô Nhân ?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết: Vậy tâm Vô Ký có tương ưng với ( tham , sân , si , vô tham , vô sân , vô si ) không YP ?
Không tương đương đâu .

Tham, Sân, Si: 12 tâm bất thiện .

Vô Tham: không những không tham, còn có tâm chia xẻ những gì mình có .
Vô Sân: không những không sân, còn có tâm thương yêu (từ bi) với tất cả mọi người .
Vô Si: không những không mê mờ, còn có trí tuệ, sáng suốt .
zelda đã viết:Hay nó tương tự với Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân , và Tâm Quả Thiện Vô Nhân ?
Kiriya cittas (tâm duy tác, tâm hành) làm mà không tạo nghiệp .

(18 tâm vô nhân gồm: 7 tâm quả bất thiện, 8 tâm quả thiện vô nhân, và 3 tâm duy tác vô nhân .)

Tâm vô ký thật sự là 3 tâm sau cùng của 18 tâm vô nhân: 3 tâm duy tác vô nhân (còn được gọi là 3 tâm hành vô nhân) gồm ngũ môn hướng tâm (thọ xả), ý môn hướng tâm (thọ xả) và tâm vi tiếu (thọ hỷ) .

YP chép lại lời Sư dạy nha:

"Tâm duy tác vô nhân là loại tâm tự nó không phải là quả của nghiệp thiện hay ác, và cũng không phải là của tâm thiện hay tâm ác, phát sinh để làm nhiệm vụ của mình mà không có khả năng cho quả ."


Bạn đọc thật kỹ đoạn sau đây :
http://www.budsas.org/uni/u-vdp-ty/vdpty01.htm (nằm trong đoạn 25. Sampaṭicchana, Tiếp Thọ Tâm)

"... lúc tâm hướng về đối tượng của một trong năm giác quan thì gọi là Pañcadvārāvajjana, Ngũ Môn Hướng Tâm.

"Manodvārāvajjana, Ý Môn Hướng Tâm, là lúc tâm hướng về đối tượng tinh thần.

"Pañcadvārāvajjana và Manodvārāvajjana là hai chặp tư tưởng duy nhất thuộc về tâm hành (kriyā) mà người không đắc Quả A La Hán có thể có.

"Tất cả các tâm hành khác (Kiriya Cittas, cũng được gọi là tâm "duy tác", có làm mà không tạo nghiệp) thì chỉ chư Phật và chư vị A La Hán có."


Tóm lại, phàm phu chỉ có TÂM HƯỚNG VỀ ĐỐI TƯỢNG qua sáu giác quan là tâm không tạo nghiệp để cho quả .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Cám ơn chị em đã hiểu.
Chị giảng giúp em hiểu thêm về phiền não đi, có phải là pháp ngũ ngầm mà trong kinh Nhật Tụng mình thường đọc không chị .
Zelda xin lỗi bạn .Để Zelda nói lại .

sự nhận biết sự hiện diện của một cái gì đó : đây là tâm hay là thức ( biết cảnh tốt, xấu )
Nếu nói là sự suy tư hay suy nghĩ , đây là sở hữu tư ( nghiệp) .

Zelda nói lại về thức :

Thức tức là nói về nhận cảnh hay biết cảnh của bạn . Có 2 người thấy cùng một cảnh . Người thấy cảnh đẹp , người lại thấy cảnh đó là xấu . Nguyên nhân do đâu?
Do thói quen , thói quen này kết tụ từ kiếp quá khư và cả kiếp hiện tại . Theo kinh điễn Pali thì là phiền não , hay pháp ngũ ngầm, hay do nghiệp biệt thời duyên .

Nhưng mà bạn muốn khởi thức này vì thức này là tâm quả . Tức là tâm này là quả báo bởi nghiệp , nhưng nó lại không có nhân cùng sinh một lượt với nó . Nhân cùng sinh một lượt thường là tham, sân , si, hay vô tham , vô sân , vô si . Nó không có các nhân cùng sinh ra với nó , nên gọi nó là tâm quả vô nhân.

Nguyên nhân của thức thì tùy vào từng loại , nhãn,thinh ....v.v.v. đều có các loại duyên khác nhau để thức xuất hiện .
Hiểu đại khái là : nghiệp mà muốn trổ quả thì phải có duyên .
Duyên ở đây là:
*Nhãn vật (Cakkhupasādarūpa): gọi là thần kinh nhãn, có hình dáng như đầu con chí đực nằm chính giửa mắt để cho tâm nhãn thức nương.
*Cảnh sắc (Rūparammana): là các màu sắc, hình ảnh, đối tượng của mắt.
*Ánh sáng (Āloka): là điều kiện cần thiết để mắt có thể nhận thức cảnh sắc.
*Sự chú ý (Mānasikāra, Sở Hữu Tác Ý)

ví như là tiền đã có sẳng trong nhà băng, mà muốn lấy tiền phải có duyên ( mã số tài khoản).
Đơn giản vậy thôi , phần này là phần căn bản nhất của Phật Giáo chúng ta đó, Zelda hy vọng bạn sẽ nắm.
hy vọng bạn sẽ hỏi nữa để Zelda còn biết đường mà trả lời.
Bạn kiên nhẫn lên , bạn thấy không Phật Học minh bạch vi tế và rất có hệ thống , không phải là ta muốn tu sao thì tu đâu .
Tinh tấn lên bạn nhé
Chị coi em nói về phần thức ( tâm) có sai phần nào không nha.^^
Cám ơn chị


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

kimcang đã viết:
zelda đã viết:HỎi :
Có nghiệp nào mà sẽ không có quả không YP?
Vô Ký Nghiệp Không Có Quả
Cám ơn KC, giờ mới thấy bài của bạn


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Bạn zelda đừng quay YP nữa . kinhle

Để từ từ YP tìm câu trả lời . caunguyen Nếu thấy, YP sẽ post lên, còn không thì thôi nha . ./..,.,


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Bạn zelda đừng quay YP nữa . kinhle

Để từ từ YP tìm câu trả lời . caunguyen Nếu thấy, YP sẽ post lên, còn không thì thôi nha . ./..,.,
Cám ơn chị YP nhiều, chị nói vậy làm em ngại quá..........><
Gần đây bên diễn đàn kia nhiều rắc rối, Giăng lại bị các bạn Đại Thừa chọc cho nổi sân nữa rồi .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tâm(Citta) chỉ biết cảnh; nó không ghi nhận cảnh. Tưởng ghi nhận cảnh cho nên tâm có thể ghi nhận cảnh về sau. Bất cứ khi nào chúng ta nhớ điều gì đó là tưởng, không có ngã. Ví dụ đây là tưởng, hãy nhớ rằng màu này đỏ, đây là cái nhà hay đây là tiếng chim hót.
TRI GIÁC :Citta+tưởng

1. Nghiệp quá khứ (Atītakamma) là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ tạo ra quả hiện tại. Thành phần chính phải nói là tâm quả. Như một người làm các ác nghiệp, khi chết phát sanh tâm quả dẩn đi tục sinh vào kiếp ác thú.

2. Sở hữu tâm (Cetasika) là những thành phần phụ thuộc của tâm. Ðồng sanh, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng biết một cảnh với tâm. Không thể có một tâm nào mà không có sở hữu tâm. Khi nhìn lên bảng, ta biết ngay đó là tấm bảng, thì tâm biết đó phải có sở hữu Tưởng (nhớ lại cái đã gặp để ghi nhận cảnh hiện tại) hay phải có sự hướng tâm đến cảnh (sở hữu Tầm) hoặc trụ tâm trên cảnh (sở hữu Ðịnh) ...

Như vậy tâm không phải là một đơn vị thuần nhất mà là một tập hợp của nhiều thứ. Cũng như phim không thể chụp hình, mà đòi hỏi phải có máy chụp hình gồm ống kính, bộ phận ánh sáng ... thì phim mới ghi nhận cảnh được. Do đó, có thể nói sở hữu tâm là nhân sanh tâm hay yếu tố sanh tâm.

3. Cảnh (Ārammanaṃ) là đối tượng của tâm, tâm biết cảnh, những gì bị tâm biết gọi là cảnh. Nếu không có cảnh thì không có tâm, có tâm là có cảnh. Do đó, gọi cảnh là nhân sinh tâm.

4. Vật (Vatthu) là những Sắc Thần Kinh (Pasādarūpa), chỗ nương của tâm thức. Như con mắt là chỗ nương của nhãn thức, tai là chỗ nương của nhĩ thức .... Do đó, gọi vật là nhân sanh tâm


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Có người cho rằng bộ não là ý căn có ý thức (như "mắt là nhãn căn có nhãn thức", "mũi là tỷ căn có tỷ thức", "lưỡi là thiệt căn có thiệt thức", v.v. ...) . Em nghĩ sao ? Nếu em đồng ý, tại sao ? Hoặc nếu không đồng ý, tại sao ?

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Em đồng ý như vậy .
Vì qua 4 cửa chúng ta biết cảnh có : thinh , hương , vị , xúc .
Từ bộ não chúng ta có thêm : pháp có từ những dữ liệu góp nhặc từ 4 cửa kia .

TUy nhiên em chưa khẳng định , vì chưa đủ luận cứ . Nhưng trước nhất em thấy vậy là đúng nhất rồi .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách