Trang 3 trên 3

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Đã gửi: 09/07/08 01:00
gửi bởi yen-phuong
Em Zelda thân mến,

Cám ơn em đã góp ý .

Chị lại không đồng ý, em ơi . Vì sao ?

Vì não hoàn toàn có những đặc tính của Sắc Uẩn: kết hợp của Tứ Đại mà thành . Tuy nhiên, chị cũng chưa khẳng định được . Để lúc nào có dịp, chị sẽ phải nhờ Sư dạy chị VDP thời xưa khai mở thắc mắc này mới được .

À, cái avatar em chọn dễ thương quá đó nha . Hình ông Trư Bát Giới đang tu đó hở ? Ổng niệm chi mà chăm chú quá chừng . Giỏi ghê ! :)

Mến,
YP :)

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Đã gửi: 09/07/08 01:44
gửi bởi zelda
Theo em thì phải có sắc pháp thì thức mới khởi . Nếu không có sắc pháp thức nương đâu mà khởi ( chỉ tính cỏi dục giới )?
Vậy tại sao Bộ Não là sắc pháp lại không thể là chổ nương của ý ? Con mắt cũng là sắc pháp mà vẫn là chổ nương của nhãn thức đó thôi.

Con heo này em bị đứa em gái phá để vậy đó mà . Em thấy diễn đàn mất đi tính dễ thương . Nên em cho để vậy để cute đó mà .

^^

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Đã gửi: 09/07/08 08:58
gửi bởi beyeu3nam
^^ cái avatar đóa là của em đóa ...có người ăn cắp của em :-SS :-SS

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Đã gửi: 18/07/08 21:34
gửi bởi yen-phuong
Zelda em,

Em vào đây đọc lời dạy của Sư Chánh Minh:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-qttp/qttp-01.htm

Sau khi đọc hết link trên, em chú ý đọc kỹ đoạn sau:

"Theo quy luật thì sắc pháp yếu hơn danh pháp, khi danh pháp làm cảnh cho tâm, sắc Ý vật (hadayavatthu) không đủ sức mạnh dẫn cảnh danh pháp vào dòng tâm thức, nên ý vật không thể là ý môn, ý môn phải là danh pháp mới có khả năng thâu nhận cảnh pháp (cả danh lẫn sắc).

"Ý môn chính là 19 tâm tục sinh (paṭisandhiviññāṇa), như vậy có 5 sắc môn và một danh môn."


Vì thế,

Bộ não không thể là ý căn có ý thức (như "mắt là nhãn căn có nhãn thức", "mũi là tỷ căn có tỷ thức", "lưỡi là thiệt căn có thiệt thức", v.v. ...) như có người đã phát biểu , em ạ .

Mến,
YP :)

Re: Sơ lược Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)

Đã gửi: 01/12/11 10:18
gửi bởi Khongduyen123
tangbong

Ai cần học vi diệu pháp, nên đọc bài nầy.
:)