Đại vi Bồ Tát

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Đại vi Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Lời đầu:
Có người cho rằng hàng Bồ Tát giác ngộ hơn các bậc ALahan, nhân đây Zelda sẽ trình bày để các bạn rõ cái sai của quan điểm này.

Cho quan điểm cho rằng :
Riêng Phật Giáo thì chúng ta còn biết rõ hơn 7 TRÌNH ĐỘ PHẬT TỬ qua bảng so sánh sau đây của KKT:

Phật Tử 7 <-----------> Phật
Phật Tử 6 <--------------> Bồ Tát
Phật Tử 5 <-----------> A La Hán
Phật Tử 4 <--------------> Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm
Phật Tử 1, 2, 3 <------> phàm phu
Đây hoàn toàn là không đúng , nếu xếp như vậy thì ở đây quả vị Alahan không thể sánh bằng quả vị Bồ Tát được.
"Như Lai đã vượt qua tất cả. Như lai đã thông suốt tất cả.
Như Lai đã buông xả, gỡ bỏ mọi trói buộc, đã thoát ly tất cả.
Như Lai đã chăm chú cố gắng tập trung tâm lực, diệt trừ tham dục tận gốc rễ (Đạo Quả A La Hán)"

Như vậy rõ ràng là Đức Phật cũng chỉ có chứng quả Alahan mà thôi không khác .

Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị La hán:
Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Sammàsambuddha hay Sabbannubuddha- Toàn Giác) cũng là những vị La hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La hán. Những vị La hán đệ tử này được gọi là Thanh văn giác (Sàvakabuddha). Quả vị La hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La hán. Kinh điển Hán tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác, đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ đế, Duyên khởi...), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn có khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
(Trích Pháp môn TỊNH ĐỘ trong kinh điển Pàli)

Như vậy chúng ta thấy rằng ở đây quả vị Alahan là quả vị mà Đức Toàn Giác chứng ngộ được, do vậy kinh điển Nam hay Bắc Tông cũng đều xác nhận Đức Phật có danh hiệu là Alahan, và danh hiệu này được xếp đầu tiên của tất cả 10 danh hiệu. Vì không có danh hiệu này thì không còn 9 danh hiệu còn lại.

1/ Quả Dự Lưu:

Diệt 3 kiết sử đầu tiên là Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới cấm thủ (chấp ngã vào những điều sai lầm) .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham có tà kiến và 1 tâm Si có nghi ngại).


2/ Quả Tư Đà Hoàn:

-Làm yếu ớt 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với làm yếu ớt 2 tâm Sân) .


3/ Quả A Na Hàm:

Diệt được 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với diệt dứt hẳn 2 tâm Sân)
.

4/ Quả A La Hán:

Diệt 5 kiết sử còn lại: Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử và Vô Minh .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham không có tà kiến và 1 tâm Si có sự phóng dật) .


Nên quả vị Alahan được gọi là : diệt trừ tham dục tận gốc rễ

Và ở đây kinh điển do Phật thuyết trong 3 lần kết tập đầu tiên không hề có thêm bất kì địa vì nào khác cả .

Còn tiếp .......


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Địa Vị Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đầu tiên cho Zelda xin lỗi đổi tên chủ đề lại là : Địa Vị Bồ Tát

Để có thể xem là một bậc có công ơn với chúng sinh thì bậc ấy trước nhất phải vào dòng thánh kể luôn cả Đức Phật Thích Ca .

Đức Phật dạy:
Này A Nan Ða! Có bốn hạng người trên thế gian xứng đáng để cho chư Thiên và nhân loại bảo vệ hài cốt trong các bảo tháp (Cetiyas) là:

1/Phật Toàn Giác (Sammà Sambuddha),
2/Phật Ðộc Giác (Paccekabuddha),
3/A La Hán (Arahatta)
4/Chuyển Luân Thánh Vương (Cakkavatti Ràjà).

Ai có duyên lành lễ bái hài cốt của bốn hạng người ấy sẽ được phúc đức vô cùng
.

***Các bạn đừng hiểu lầm Chuyển Luân Thánh Vương là Bồ Tát

Chú Thích : Chuyển Luân Thánh Vương ám chỉ một hiền nhân sống trong cung vàng điện ngọc.Ấy là một vị Hoàng đế ơn ích vô lượng, lấy đức lành để trị dân, và không ngừng phổ biến thiện pháp ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Các vị Chuyển Luân Thành Vương hầu hết đã đắc quả Thánh, kể từ bậc Tu Ðà Hườn (Sotàpattimagga) trở lên.

***Như vậy ta có thể Xếp lại dòng thánh hay những địa vị đáng kính nhất trên thế gian này là :

1/Phật Toàn Giác (Sammà Sambuddha)
2/Phật Ðộc Giác (Paccekabuddha),
3/A La Hán (Arahatta)
4/Quả A Na Hàm
5/Quả Tư Đà Hoàn

***Nếu rằng có một địa vị nào cao hơn địa vị Alahan (Arahatta) thì chỉ có thể là Phật Toàn Giác (Sammà Sambuddha),Phật Ðộc Giác (Paccekabuddha) mà thôi . Nếu có một địa vị nào cao hơn địa vị Alahan(Arahatta) thì địa vị ấy phải được Đức Phật nêu lên rõ ràng , nhưng ở đây ngài không nêu.Tuy nhiên có nhưng Zelda xin nói ở phần sau.
Bồ tát theo tiếng Pali là Bodhisatta .
Satta là gia công để
Bodhilà trí tuệ hay giác


*Theo Abhidhamma : Phật Toàn Giác (Sammà Sambuddha),Phật Ðộc Giác (Paccekabuddha),
A La Hán (Arahatta) đều chỉ là bậc chứng Tứ Quả Arahatta .


***Do vậy chúng ta thấy rằng tuy gọi là bậc Toàn Giác nhưng ngài vẫn được gọi là Alahan(Arahatta).

***Trong chú giải Abhidhamma thì bậc Alahan chia thành : Nhị chủng, tứ chủng và ngũ chủng Alahan . Chủng cuối cùng là ý nói đến Bậc Alahan cao thượng nhất Sammà Sambuddha . Nhưng ở đây dù là một vị Alahan bình thường nhất đến cao thượng nhất, thì cũng chỉ chứng tứ quả , chẳng có quả thứ 5 nào cả.

Đức Phật có giảng thuyết đến Đại Đức Ānanda trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta, trong dịp bà Gotamī, có tâm trong sạch, đem một cặp y dâng đến Đức Phật. Ngài không thọ lãnh, mà có tâm thương xót dạy bảo dâng cúng đến Tăng. Bà Gotamī, than khóc, đi tìm Đại Đức Ānanda. Ānanda mới vào bạch cầu xin Phật thọ cặp y. Đức Phật bèn giải rằng:

Này Ānanda! Tăng thí có phước nhiều hơn các sự thí, dầu là đến thời mạt pháp, chỉ còn có Gotrabhū Tăng, là Tăng chỉ có mang y theo tay hoặc buộc cổ, làm nghề ruộng rẫy, mua bán, có vợ con. Song các thí chủ có đức tin làm việc Tăng thí, đến thỉnh Tăng từ bốn vị trở lên, chủ tâm hướng đến Thánh Tăng, thì cũng gọi là Tăng thí, được nhiều phước báo, kể A-tăng-kỳ khó tưởng tượng được.

Này Ānanda! Ngươi cho 100 lần đến loài cầm thú cũng không bằng quả phước cho 1 lần đến người phá giới.
Cho 100 lần đến người phá giới, cũng không bằng quả phước cho 1 lần đến người có giới.
Cho 100 lần đến người có giới cũng không bằng quả phước cho 1 lần đến bậc xuất gia trong sạch.
Cho 100 lần đến bậc xuất gia trong sạch cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Tu-Đà-Hườn (Sotāpanna).
Cúng 100 lần đến bậc Tu-Đà-Hườn, cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Tư-Đà-Hàm (Sakadāgāmi).
Cúng 100 lần đến bậc Tư-Đà-Hàm cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc A-Na-Hàm (Anāgāmi).
Cúng 100 lần đến bậc A-Na-Hàm, cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc A-La-Hán (Arahanta).
Cúng 100 lần đến bậc A-La-Hán cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến bậc Độc Giác Phật (Paccekabuddha).
Cúng 100 lần đến bậc Độc Giác Phật cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến đức Phật Toàn Giác (Sabbaññūbuddha).
Cúng 100 lần đến Đức Phật Toàn Giác, cũng không bằng quả phước cúng 1 lần đến Chư Tăng. Tăng thì có rất nhiều phước báo, như thế ấy.


Chú thích:Chư Tăng thì hằng phổ thông đến tất cả Tỳ-khưu Tăng, từ đức Phật cho đến vị Tỳ-khưu và Sa-di mới xuất gia.

***Lại một lần nữa chúng ta không thấy ngài tán thán đến địa vị Bồ Tát ( Bodhisatta ) . Như vậy ở đây dựa vào 2 bản kinh ta nhận ra rằng địa vị Alahan là cao thượng nhất ( tính luôn của Đức Phật ) .

***Như đã nêu lần trước Zelda có nói là thật ra là có địa vị Bodhisatta , nhưng địa vị này có thể gán cho một vị mới tu , một chúng sinh bình thường, một địa vị nào đó trong dòng thánh ở đây có thể là vị Tu-Đà-Hườn , Tư-Đà-Hàm , A-Na-Hàm . Nhưng không thể là bậc Arahanta được , vì danh từ Bodhisatta có nghĩa là bậc còn phải tu tập(hữu học) , chí nguyện giải thoát . Hay chúng sinh giác ngộ hơn chúng sinh mà thôi . Do vậy là chưa chứng được Tứ Quả ,và từ Tứ Quả trở xuống.

Lưu ý: Ðối với các vị A-la-hán, thời tâm Quả An chỉ khởi lên tiếp theo tâm Duy tác Dục giới ba nhân

Lộ Tâm Ðắc Ðạo

Là lộ tình tâm của người chứng ngộ 4 Ðạo và 4 Quả. Lộ tâm Ðắc Sơ Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị (hoặc không có nếu Huệ mạnh), Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 15 thứ, 2 chặn, 3 người, 17 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 15 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 5 tâm Ðạo và 5 tâm Quả. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 3 người là: người phàm tam nhân, người Sơ Ðạo và người Sơ quả. 17 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và cõi Tứ thiền Quảng Quả.

Lộ tâm Ðắc Tam Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 35 thứ, 2 chặn, 7 người, 26 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 35 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 30 tâm Siêu thế (trừ 5 tâm Sơ Ðạo và 5 tâm Sơ Quả). 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 7 người là: 4 Quả và 3 Ðạo (trừ người Sơ Ðạo). 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

[i]“Này Upàli, những pháp nào mà thầy biết: “những pháp này không đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn” _ Này Upàli, thầy cần phải nhất hướng thọ trì, đây không phải là pháp, đây không phải là luật, đây không phải lời dạy của Thế Tôn. Và này Upàli, những pháp này thầy cần nên biết: “những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn”_ Này Upàli, thầy phải nhất hướng thọ trì, đây là pháp, đây là luật, đây llà lời dạy của bậc Đạo sư.”[/i]
(Pháp 7 chi, chương VIII, 9, Thông điệp)

Đồng nghĩa với Niết bàn giới, này các Tỷ kheo, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc."
"Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này các Tỷ kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo tám ngành là con đương đưa đến bất tử
."

(Tương ưng V - một Tỷ kheo khác (2) - 7 )

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y ? Ở đây này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là Bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y."

"Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là Niết bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh tri. Ở đây đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỉ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ kheo, Đây gọi là Niết bàn không có dư y
."

(Phật thuyết như vậy, Duk III, 7 - 443)

***Theo tư tưởng Nam và Bắc Tông thì Đức Phật đào tạo ra những bậc thánh như ngài : ở Pháp 7 chi, chương VIII, 9, Thông điệp , đức Phật đã xác định lời dạy của bậc Đạo sư là những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn . Và ở kinh Phật thuyết như vậy, Duk III, 7 - 443 , ngài lại xác định lần nữa Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích.
Như vậy chúng ta đã rõ ràng rằng bậc Alahan là bậc đã đạt được mục đích mà Đức Phật mong đợi là giác ngộ như ngài.

Phần kết: Như những dẫn chứng trên , chúng ta thấy rằng Đức Phật đã khẳng định rất rõ bậc Tứ Quả là cao thượng nhất và nhắc lại 2 lần qua 2 bài kinh đáng tin là do Phật thuyết . Do vậy chúng ta người Phật tử nên biết chính xác quả vị nào là quả vị cao thượng một cách chính xác, để tránh nhầm lẫn rồi tu sai đường.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đại vi Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Lời đầu:
Có người cho rằng hàng Bồ Tát giác ngộ hơn các bậc ALahan, nhân đây Zelda sẽ trình bày để các bạn rõ cái sai của quan điểm này.

Cho quan điểm cho rằng :
Riêng Phật Giáo thì chúng ta còn biết rõ hơn 7 TRÌNH ĐỘ PHẬT TỬ qua bảng so sánh sau đây của KKT:

Phật Tử 7 <-----------> Phật
Phật Tử 6 <--------------> Bồ Tát
Phật Tử 5 <-----------> A La Hán
Phật Tử 4 <--------------> Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm
Phật Tử 1, 2, 3 <------> phàm phu
Đây hoàn toàn là không đúng , nếu xếp như vậy thì ở đây quả vị Alahan không thể sánh bằng quả vị Bồ Tát được.
"Như Lai đã vượt qua tất cả. Như lai đã thông suốt tất cả.
Như Lai đã buông xả, gỡ bỏ mọi trói buộc, đã thoát ly tất cả.
Như Lai đã chăm chú cố gắng tập trung tâm lực, diệt trừ tham dục tận gốc rễ (Đạo Quả A La Hán)"

Như vậy rõ ràng là Đức Phật cũng chỉ có chứng quả Alahan mà thôi không khác .

Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị La hán:
Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Sammàsambuddha hay Sabbannubuddha- Toàn Giác) cũng là những vị La hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La hán. Những vị La hán đệ tử này được gọi là Thanh văn giác (Sàvakabuddha). Quả vị La hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La hán. Kinh điển Hán tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác, đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ đế, Duyên khởi...), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn có khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
(Trích Pháp môn TỊNH ĐỘ trong kinh điển Pàli)

Như vậy chúng ta thấy rằng ở đây quả vị Alahan là quả vị mà Đức Toàn Giác chứng ngộ được, do vậy kinh điển Nam hay Bắc Tông cũng đều xác nhận Đức Phật có danh hiệu là Alahan, và danh hiệu này được xếp đầu tiên của tất cả 10 danh hiệu. Vì không có danh hiệu này thì không còn 9 danh hiệu còn lại.

1/ Quả Dự Lưu:

Diệt 3 kiết sử đầu tiên là Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới cấm thủ (chấp ngã vào những điều sai lầm) .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham có tà kiến và 1 tâm Si có nghi ngại).


2/ Quả Tư Đà Hoàn:

-Làm yếu ớt 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với làm yếu ớt 2 tâm Sân) .


3/ Quả A Na Hàm:

Diệt được 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với diệt dứt hẳn 2 tâm Sân)
.

4/ Quả A La Hán:

Diệt 5 kiết sử còn lại: Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử và Vô Minh .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham không có tà kiến và 1 tâm Si có sự phóng dật) .


Nên quả vị Alahan được gọi là : diệt trừ tham dục tận gốc rễ

Và ở đây kinh điển do Phật thuyết trong 3 lần kết tập đầu tiên không hề có thêm bất kì địa vì nào khác cả .

Còn tiếp .......[/quote]


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
beyeu3nam
Bài viết: 38
Ngày: 07/04/08 20:37
Giới tính: Nữ
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: .....

Re: Đại vi Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi beyeu3nam »

=)) =)) =)) =)) =)) =))


"Lạnh chết, không phan duyên
Đói chết, không hóa duyên
Nghèo chết, không cầu duyên
Tùy duyên không đổi, không đổi tùy duyên
Chúng ta quyết định thực hành ba tông chỉ này
Xả mạng vì Phật sự
Tạo mạng vì tăng sự
Chánh mạng vì bổn sự
Nơi sự hiểu lý, nơi lý hiểu sự
Luôn hành tổ sư nhất mạch tâm truyền."
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Đại vi Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

beyeu3nam đã viết: =)) =)) =)) =)) =)) =))


beyeu3nam cười ha hả lăn lộn quá chừng như vậy, làm sao by giữ tâm mình được thanh tịnh tangbong ?

Thân chúc by thân tâm thường an lạc .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách