Zelda vấn đáp .

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hỏi : Tôi nghe nói Ht Nhất Hạnh dùng từ Bụt để nói đến Đức Phật .

Đáp: Vì từ Phật hay Giác được đọc bằng 2 cách : buddha , Buddho . Do vậy Ht Nhất Hạnh đã dùng từ Bụt để làm phiên âm cho từ Buddho .
Tuy nhiên cách ngài làm là còn thiển cận, không có một tâm nhìn xa . Theo truyền thống người Việt ta thì từ Bụt được nhiểu là một vị thần thánh dùng tha lực để cứu chúng sinh . Tuy Đạo Phật chúng ta nhiều nhưng không thể nhiều bằng tất cả tôn giáo khác mà cùng lắm là 1/4 mà thôi . Lấy 1/4 còn lại này chia tiếp cho 3 , vậy là ra số lượng người tu theo hệ Phái Phật Giáo Nam Tông ( tính sơ lược không chính xác ) . Do vậy nếu Ht Nhất Hạnh nói rằng từ Bụt được tất cả người Việt Nam nhận là Phật từ lâu đời , thì không đúng sự thật . Bản thân tôi và một số người bạn còn rất ngạc nhiên khi ngài Thanh Từ dùng từ Bụt thay cho từ Phật .

Tai hại khi dùng từ bụt: Như đã nói từ Bụt được đại đa số người Việt Nam hiểu là một vị thần ( thần giáo) dùng tha lực cứu chúng sinh . Nhưng điều này so với truyền thống Phật Giáo thì hoàn toàn sai làm .

Chúng ta xem Kinh Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta) Đức Phật dạy Đại Đức Anan điều gì :


Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?


Cách nói của Ht Nhất Hạnh nghe lạ lẫm và có vẽ là chứng đạo , tuy nhiên nếu suy xét cho kĩ thì cách nhìn của ngài quá thiễn cận , ngài không hướng đến lợi ích của chúng sinh , nói làm cho chúng sinh hiểu lầm rằng Đức Phật là một vị thần dùng tha lực cứu chúng sinh .
Xin hết!!!
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 30/06/08 22:11 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

- Sao không trừ diệt pháp không đúng với Nguyên Thủy?
Đáp : Pháp không thể trừ diệt. Pháp là những đặc tính riêng biệt , tồn tại khách quan .
- Tỷ kheo Nguyên Thủy và tín đồ hiện nay số lượng là bao nhiêu ?
Đáp : Không rõ !Nhưng ở Việt Nam thì ít hơn rất nhiều so với Bắc Tông.
Cơ sở nào chứng minh Theravada đúng thật là Phật Giáo Nguyên Thủy ?
Đáp : Các tài liệu sử khác nhau nhưng đều xác nhận cùng 1 vấn đề. Vậy vấn đề đó đúng hay sai ?
Phật giáo gắn liền với những năng lực phi thường vượt không gian thời gian vậy lấy cơ sở nào kiểm chứng công nhận hay phủ nhận?
Đáp : Theo tư tưởng hệ Phái Nam tông thì không quan tâm đến những vấn đề siêu nhiên . Chỉ quan tâm đến thực tại, nếu anh làm tốt anh sẽ hưởng tốt . Zelda đã thực chứng quán Tứ VÔ Lượng Tâm và đã có an lạc phát sinh tuệ .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tưởng#Tư

Tưởng là sự chép nhớ các Pháp. Nhớ lại các Pháp đã qua hay nhận biết đối tượng hiện tại qua các kinh nghiệm của ký ức.
Tư là suy tính. Sở hữu Tư phối hợp và đốc thúc các pháp đồng sanh tạo tác, Trong Thập Nhị Duyên Khởi (Paticcasammuppāda), sở hữu Tư gồm cả Hành (Sañkhāra) và Hữu (Bhava).
Phật dạy: "Nầy các Tỳ Khưu, Nghiệp là Sở hữu Tư "
Sở Hữu Tư được phân làm sáu loại:sắc tư , thinh tư, vị tư, xúc tư , pháp tư
Nhất hành (Ekaggatā),: Chính là Hành của Bát Nhã.
Đáp: Sai !!! Vì Nhất hành (Ekaggatā).Còn được gọi là Ðịnh. Là sự gom tâm vào đề mục, an trụ tâm trên đối tượng. Sở hữu Nhất Hành nếu được trao đồi và phát triển sẽ tiến đến Ðịnh (Samādhi) và phát triển các loại Diệu Trí (Abhiññā). Theo tư tưởng Bắc Truyền do không biết rằng tâm có các sở hữu nên tạm gọi là Nhất Tâm là vậy.
Xúc (Phassa),Thọ (Vedanā): chính là Thọ của Bát Nhã.
Đáp: Lại sai !!! xúc # Thọ
Sở hữu xúc là sự xúc chạm của chủ thể với đối tượng (về mặt vật chất hay tinh thần); sự xúc chạm của tâm với cảnh gọi là xúc . Căn, Trần (Cảnh) và Thức gặp nhau gọi là Xúc .
Có xúc rồi mới có thọ ( 12 nhân duyên) .
Thọ là trạng thái tiếp thu, cảm nhận đối tượng qua lục căn. Chính thọ đóng vai trò cảm nhận một kết quả Thiện hay Bất Thiện chớ không phải có một linh hồn cảm thọ,hưởng cảnh gọi là thọ.
Thí dụ: như một người ra sức làm việc tạo nên tiền của, tài sản, sự nghiệp. Về sau, khi lớn tuổi, người đó sống thỏa thích với tài sản mà mình đã tạo.
Tác ý (Manasikāra)" Chính Là thức của Bát Nhã.
Đáp: Bạn mất căn bản quá trầm trọng . tácy#thức.
Tác y: Là gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm là đưa tâm đến đối tượng. Bạn nên lưu ý: sở hữu Tác Ý khác với sở hữu Tầm (Vitakka). Trong khi sở hữu Tác ý là hướng tâm và các tâm sở đến đối tượng, thì sở hữu Tầm quăng tâm và các sở hữu tâm lên đối tượng. Như một ống viển kính gom thâu cảnh cho vừa tầm mắt để quan sát, thì sở hữu Tác ý cũng hạn chế đối tượng trên một khuôn khổ nào đó để tâm nhận thức.
- Chơn tướng của sở hữu Tác ý là hướng dẩn các pháp tương ưng (các Sở Hữu đồng sanh) bắt cảnh trọn vẹn.

- Phận sự của sở hữu Tác ý làm cho tâm phối hợp với cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tác ý là là hướng tâm đến cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tác ý là phải có cảnh hiển bày
Sở Hữu Biệt Cảnh là gì? (Đề nghị zenda nói rõ hơn - ngắn gọn thôi - nhiều quá ngồi lâu trả lời mệt lắm.).
Đáp:Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức).Bạn nên biết như vậy thôi, hãy khoan đi sâu vì sẽ quá sức bạn .

Kết :
Hy vọng bạn đọc và thâu nạp , bạn nên có một số khái niệm về Phật Pháp.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

[QUOTE=yen-phuong]Zelda cho chị hỏi nha .

Em nghĩ sao về câu nói: "Đạo nào cũng giống nhau ."

Mến,
YP :)[/QUOTE]

Nếu đạo nào cũng giống nhau thì chỉ cần 1 đạo không cần có " tất cả đạo".
Ví như 1 =1=1=1=1=1 vậy sau cùng cũng chỉ là 1 .
Ý em là vậy !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

1/Giả thuyết cho rằng:Khi kết tập kinh điển, chư tăng chỉ kết tập những kinh liên quan trực tiếp cho việc tu tập của minh thôi, nên chỉ kết tập các kinh điển của Thanh Văn Thừa

Đáp:
Giả thuyết nầy không có cơ sở, vì trong kinh tạng nguyên thủy lưu truyền đến ngày nay, có bao gồm nhiều bài giảng của Đức Phật cho hàng cư sĩ tại gia, các bà nội trợ cũng như các vua quan, để chu toàn nhiệm vụ thường ngày của họ, mà không liên quan gì đến sự hành trì của hàng tu sĩ; và như thế, nếu có các bài giảng khác cho những ai ước nguyện theo con đường Bồ tát thì ắt hẳn chúng cũng được trùng tuyên.

1/Giả thuyết cho rằng:
Còn các chuyện như Thái Hậu Vi Đề Hy thì chư tăng chỉ coi là chuyện Lịch Sử, nên không kết tập, và cũng không biết phải xếp nó vào loại nào trong kinh điển. Các lời dạy của Phật cho chúng Bồ Tát cũng chỉ nằm trong bộ nhớ của các Sư chứ không đem ra kết tập

Đáp: Nếu vậy thì những câu chuyện lịch sử trong Phật Tông ( thuộc tiểu bộ) tại sao lại vẫn được kết tập?Không biết xếp vào đâu là một cách nói của người ngu so với bậc thánh . Bình không biết không nghĩa là các bậc thánh Alahan không biết

Hãy xem trích đoạn sử cả Nam và Bắc đều công nhận:

Ðại Ca Diếp được bầu làm chủ toạ và diễn tiến cuộc kết tập kinh luật như sau:
1. Trưởng lão Ðại Ca Diếp đã đặt những câu hỏi về mọi điều luật, đến Sa môn Upali, người được mệnh danh là "Kẻ nhớ rõ các pháp cấm". Sa môn Upali này đã trả lời đầy đủ, nhắc lại cả lý do, địa điểm, thời gian và nhân chứng, khi đứ Bổn Sư chế ra giới luật ấy. Rồi cứ như thế mà tiếp tục, nên Tạng Luật đã d9ược kết tập trước tiên.

2. Tiếp theo Trưởng lão Ðại Ca Diếp hỏi A Nan Ða về các kinh Phật đã thuyết: Mở đầu là những bài kinh dài, có chung sử đề, để kết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm (Dìgha Nikàya). Kế đến là những bài kinh trung bình, cùng chung một sử đề, góp lại thành một bộ, gọi là Trung A H€m (Majjhima Kikàyà). Sau đó là những bài kinh ngắn, cùng chung sử đề, xếp thành một bộ gọi là Tiểu A Hàm (Khuddaka Kikàya). Chót hết A Nan Ða nhắc đến những bài kinh rời rạc, khắc sử đề, để gom lại thành Tạp A Hàm (Samyutta Nikàya), hay nhắc đến những bài được liệt kê bằng các chi số, sử đề độc lập, goị là Tăng Nhất Chi A Hàm (Anguttara Nikàyya) v.v...

3. Sau khi Tạng Luật và Tạng Kinh đã đượcđúc kết đầu đủ, Ananda bèntrình bày những lời di chúc của đức Phật để lại. Ông thuật trước đại hội rằng đức Bổn Sư trước khi nhập Niết Bàn, đã cho phép Tăng chúng hủy bỏ những giới luật không cần thiết. Nhưng đại hội Thánh Tăng đã không đồng ý, vì ý nghĩa của ba chữ "không cần thiết" chẳng có tiêu chuẩn rõ ràng.
Hãy xem trong kinh Adida khởi đầu Đức Phật nói gì . Phải chăng kinh Di Đà , Nhát Nhã , Lăng Già, Lăng Nghiêm không được các tổ xem là kinh ?

3/Giả thuyết cho rằng: Chỉ đến kỳ kết tập thứ.....Đại hôi chia làm hai phái là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ thì lúc đó chư tăng trong Đại Chúng Bộ mới triển khai các lời dạy của Phật dành cho các Bồ Tát và ghi chép lại thành kinh sách (trước đó chưa có văn tự). Còn Thượng Tọa Bộ thì chủ truơng giữ nguyên cách tu hành như thời Đức Phật còn tại thế nên chỉ lưu truyền các kinh sách Thanh Văn Thừa mà thôi, và sau này được gọi là Tiểu Thừa, rồi Phật Giáo Nguyên Thủy.

Đáp: Lần kết tập thứ mấy? Không có sử liệu nào cho rằng các kinh Đại Thừa được các bộ phái Đại Chúng Bộ viết nên, các bộ phái Đại Chúng Bộ chỉ khác Thượng Tọa Bộ ở phần giới còn về phần Pháp Học y chang nhau . Nên nhớ rằng kinh A-Ham của Bắc Tông có bắt nguồn từ Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda), cũng là một bộ phái trong Thượng Tọa Bộ chẳng phải Đại Chúng Bộ ( liên hệ sách HT THích Minh Châu để biết thêm chi tiết).

Đã đáp xong 3 giả thuyết vô căn cứ ^^
Sự thật vẫn là sự thật Kinh Điễn Đại Thừa vốn không do Phật Thuyết. Nhưng chúng ta không vì vậy mà mặc cảm tự ti , hay phỉ báng kinh điển Đại Thừa. Như Zelda xem kinh điển Đại Thừa ngang hàng với kinh Thánh TCG tức là hàng ngoại đạo. Nhưng ở đây Zelda vẫn học tập và suy xét không mê tín dị đoan.

Bài học Zelda đưa đến cho toàn bộ Phật Tử Bắc Tông : Kinh vốn không do Phật thuyết hay do Phật thuyết cũng đừng chớ chấp mê vào đấy, vì chấp mê là tà kiến , là si mê , là vô minh . Bất cứ điều gì cũng phải suy xét . Tổ đời thứ 6 đã nói 1 câu mà bây giờ hàng hậu học đều lầm đường, tổ so với chúng ta bây giờ còn kém hơn nhiều do vậy hãy tinh tấn đi chớ nên dễ duôi mê tín nữa


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bạn nói :
Phật thừa - Kinh Pháp Hoa đã đưa chúng ta một thông điệp rất quan trọng: "Chỉ có một con đường tu học duy nhất là Phật thừa"
Đáp : sai rồi bạn !!!
Trong Kinh Tạp A Hàm Đức Phật nói về Tứ Niệm Xứ như sau
Tôi nghe như vậy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại rừng Kỳ Thọ của Trưởng Giả Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các vị Tỳ Kheo rằng: có Tứ Niệm Xứ, sao gọi là bốn: Vị Thân Thân Quán Niệm Xứ, Thọ Tâm Pháp Pháp Quán Niệm Xứ. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là Tứ Niệm Xứ. Tu Tập đầy đủ, Tinh Tấn nổ lực, Chánh Niệm, Chánh Tri phải nên học. Phật nói Kinh này xong, các vị Tỳ Kheo lắng nghe và hoan hỷ phụng hành」cũng trong Kinh Tạp A Hàm, Đức Phật Ngài xưng Tứ Niệm Xứ là: Nhất Thừa Đạo. Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại rừng Kỳ Thọ của Trưởng Giả Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các vị Tỳ Kheo rằng: Có một con đường(Nhất Thừa Đạo)nhiếp tất cả Chúng Sanh, diệt trừ ưu bi khổ não, chứng như thật pháp. Cái gọi là Tứ Niệm Xứ đó, sao gọi là bốn: Thân Thân Quán Niệm Xứ, Thọ Tâm Pháp Pháp Quán Niệm Xứ . Phật nói Kinh này xong, các vị Tỳ Kheo lắng nghe và hoan hỷ phụng hành. Cái gọi là Nhất Thừa, tức là chỉ nương vào pháp tu hành mới có thể Chứng Đạo. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói tu Tứ Niệm Xứ có thể đoạn trừ Phiền Não Kiết Sử. Lời dịch của một đoạn Kinh dưới đây có nói: Này các vị tỳ kheo: Ví như Người Tu Hành muốn tịnh hóa Chúng Sanh, diệt trừ Ưu Bi Khổ Não, thực hành Chánh Đạo mà chứng Niết Bàn, đây là Con Đường Duy Nhất, cũng gọi là Tứ Niệm Xứ.


Trong kinh Điển Pali Đức Phật cũng xác định Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đưa đến giải thoát . Kinh Pháp Hoa vốn do chế tác sau này do vậy không thể xem là nhất thừa được


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hy vọng Zelda có thể thay thế YP gở rối cho bạn TLP .
Vậy Chân Đế ---> dính dáng gì đến NGÃ và VÔ NGÃ ?? (eheheheh)

Nếu mà DÍNH ... thì là VƯƠNG TƯỚNG ---> tức là Thiền Sinh đã Thiền "TỤC ĐẾ" rùi !! (ehehehe)
Quán Chân Đế là nhìn vào chân lý, tức nhìn thẳng vào sự thật,không chấp nhất không mê tụy ,rèn luyện tâm trong sạch . Trong thời gian quan sát Tâm ,Thọ,Tâm,Pháp , trong tâm khởi Chánh Niệm . Hoàn toàn không khởi tâm bất thiện chấp có ngã , và do quán lấy sự thật thiền sinh thấy rõ chúng sinh vô ngã . Vậy đây là cái dính dáng đến ngã và vô ngã đó TLP .

PHáp là thực là chân thực không phải ảo tưởng , nhận ra pháp là trí tuệ , do vậy thấy pháp không thể nào gọi là vướng tương hay chấp tướng gì cả. Vốn dĩ TLP còn si mê đến nay chưa đặng hiểu nổi thế nào là tục đế nên phát biểu lung tung.
Tục đế: cũng là chân lý , nhưng nói theo phong tục tập quán, do vậy không rõ chân pháp không thể quán sự thật.
Xin TLP nhớ cho thấy pháp rõ như chân như thực không phải là vướng mà là Ngộ.
Mặt khác, Quán Chân Đế gọi là KHÔNG DÍNH = Vô Ngã vì Chân Đế ---> ngay từ nhận thức đầu tiên, sự phân loại "TÔI" trên căn bản của thiền, căn nguyên của thiền đã là DANH với SẮC
!!
TLP chưa hề thiền Tứ Niệm Xứ sao lại phát biểu như vậy?
Khi tâm sân thấy rõ tâm sân ,cái gì thấy ? Tâm thấy tâm , ở đây không có thiền sinh nào nỏi rằng ngã thấy tâm. Nếu nói tôi thấy tâm tức tôi đây thiền sinh dùng cách nói tục đế , nhưng khi quán tâm " thấy sân " thì thấy sân lại là chân đế.Hoàn toàn không hề sai lầm .
căn nguyên của thiền đã là DANH với SẮC
Thiền là dùng phương pháp để chúng sinh nhận ra danh , sắc .
Chứ trong thiền làm gì có danh sắc?
Ví dụ: bản cửu chương dùng cho con người làm toán nhân, nhưng bản chất bản cữu chương là chân lý có danh sắc nào đâu?
Danh ,sắc là khổ. Nếu thiền có căn nguyên là danh sắc thì thiền là khổ chứ có diệt khổ gì? Bạn đã thấy mâu thuẫn chưa nè?
Thành thử = cứ hễ THIỀN ===> thì phải nhớ

Căn nguyên của nó là VÔ NGÃ !! (ehehehe)
Bạn lại sai , thiền là phương pháp tu tập , nó là chân đế đưa đến Niếp Bàn, nó không phải là chúng sinh sao lại gán cho rằng nó có căn nguyên là vô ngã ?
Chẳng khác chi nói" cái cây vô ngã ". Ích lợi chi?

TLP hãy học hỏi suy ngẫm hơn là cố chấp như vậy.Zelda thấy không tốt cho bạn đâu


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

[/QUOTE=chitchatfun]'' ... Chúng ta cần xác định một điều này : tất cả những tư tưởng triển khai tốt đẹp nhất và đúng đắn nhất trong thời kỳ Tiểu Thừa, Đại Thừa và Thiền Tông đều có đầy đủ trong giáo pháp Nguyên Thủy của Đức Phật.
(trích từ ‘‘Thực tại hiện tiền § Sơ lược lịch sử Phật Giáo’’ của Sư Viên-Minh) .... "[/QUOTE]

Chính Xác !!!
Đại Đức Viên Minh vốn đã tu theo Bắc Tông nên ngài rất rõ . Ngài trở về Nguyên Thủy cũng là minh chứng cho " Tiểu Thứa , Đại Thừa, Thiền Tông" cũng nên quay về Nguyên THủy đi , chớ nên phân ra nữa .
^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

+Thứ nhất:Xin bạn hãy trả lời giúp câu hỏi là,Pháp Giới(Vũ Trụ) này có được cấu tạo từ kết cấu "vật chất" không ạ ?
Đáp :
Theo Zelda được biết thì pháp có 2 dạng là chân đế và tục đế . Nếu hỏi về vũ trụ theo Zelda thì nói đến chân đế . Theo pháp chân đế là có pháp hữu vi và pháp vô vi . Pháp hữu vi thì bao gồm luôn " sắc uẫn và danh uẫn". Pháp vô vi thì chỉ có duy nhất là Niết Bàn . NHư vậy Niết Bàn được xem là không tạo tác . Tức là mọi hành động đều không có kết quả dị thục.Gọi là Chân Đế hữu vi .

Nếu bạn dùng từ Pháp GIới . Thật sự Zelda lúng túng vì không biết hiểu thế nào . Nếu nói là Pháp GIới tức là bao gồm tất cả các pháp không ?

Và Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

Trích : Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta).

Nếu nói vũ trụ là pháp giới , mà pháp giới bao gồm luôn pháp vô vi tức là pháp không vô vi. Thì hóa ra là sai rồi .
Do vậy Ở đây vũ trụ chỉ được xem là Tam GIới tức hữu vi , bạn chớ lầm là vô vi. Trong vũ trụ này không có cái cỏi gọi là vô vi đâu nha bạn.Và không đâu có tồn tại ngoài vũ trụ này .

Tuy nhiên không phải nói vậy rằng vô vi hay niết bàn là không có , vô vi hay Niết Bàn là có . Cái có đó chính là cái không còn hữu vi tức là Niết Bàn .

Do vậy Zelda xin sửa câu hỏi bạn lại là: Pháp hữu vi (Vũ Trụ) này có được cấu tạo từ kết cấu "vật chất" không.
Câu trả lời sẽ là có .

Lưu ý: danh và sắc cũng là hữu vi.

NHưng Zelda trả lời như trên có vẽ là không tốt vì:
Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh (Pháp 7 chi, chương VIII, 9, Thông điệp):

“Này Upàli, những pháp nào mà thầy biết: “những pháp này không đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn” _ Này Upàli, thầy cần phải nhất hướng thọ trì, đây không phải là pháp, đây không phải là luật, đây không phải lời dạy của Thế Tôn. Và này Upàli, những pháp này thầy cần nên biết: “những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn”_ Này Upàli, thầy phải nhất hướng thọ trì, đây là pháp, đây là luật, đây llà lời dạy của bậc Đạo sư.”

Đồng nghĩa với Niết bàn giới, này các Tỷ kheo, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc."


Zelda chỉ nên nói cái gì lợi ích , còn nói về vũ trụ thì có vẽ là vô ích phải không bạn ?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào bạn , câu hỏi của bạn rất hay . Zelda xin được nói theo một bộ kinh khác minh chứng lại phần này .

Trong Kinh Ðiển Pāli, phẩm Khandhavagga, của bộ Saṁyutta Nikāya, Tạp A Hàm, phần nhập đề bài Kinh Vô Ngã Tướng được các vị Trưởng Lão ghi chép như sau nhân kỳ Kết Tập Tam Tạng Lần Ðầu Tiên:


Lời Dạy Của Ðức Phật Bắt Ðầu Bài Kinh:

Rūpaṁ bhikkhave anattā. Rūpañca hidaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ rūpaṁ ābādhāya saṁvatteya; labbhetha ca rūpe evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosīti

Nầy chư tỳ khưu, cơ thể vật chất không phải là tự ngã, linh hồn thường còn, hay thực thể sống


Thân:


Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṁ anattā, tasmā rūpaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati rūpe evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī' ti.

Nầy chư Tỳ Khưu, trong thực tế thân nầy không phải là ta. Vì không phải là ta nên nó có khuynh hướng làm cho ta đau khổ và sầu muộn, và ta không thể sai bảo thân, 'Hãy như thế nầy, hãy không phải như thế kia.' Ta không thể gieo ảnh hưởng và điều khiển thân như vậy".

Thọ

Vedanā bhikkhave anattā, vedanā ca hidaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ vedanā ābādhāya saṁvatteyya labbhetha ca vedanāya evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave vedanā anattā tasmā vedanā ābādhāya saṁvattati na ca labbhati vedanāya evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosīti.

Nầy chư Tỳ Khưu, vedanā, thọ không phải là tự ngã..."

Tưởng Hành :

Saññā bhikkhave anattā saññā ca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ saññā ābādāya saṁvatteyya labbhetha ca saññāya 'evaṁ me saññā hotu, evaṁ me saññā mā ahosīti.' Yasmā ca kho bhikkhave saññā anattā tasmā saññā ābādhāya saṁvattati. Na ca labbhati saññāya evaṁ me saññā hotu evaṁ me saññā mā ahosīti

Nầy chư Tỳ Khưu, saññā, tưởng, không phải là tự ngã...."

Thức:

Viññāṇaṁ bhikkhave anattā; viññāṇañca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ viññāṇaṁ ābādhāya saṁvatteyya. Labbhetha ca viññāṇe evaṁ me viññāṇaṁ hotu evaṁ me viññāṇaṁ ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave viññāṇaṁ anattā tasmā viññāṇaṁ ābādhāya saṁvattati na ca labbhati viññāṇe evaṁ me viññāṇaṁ hotu evaṁ me viññāṇaṁ mā ahosīti

"Nầy chư Tỳ Khưu, thức là vô ngã..."


Zelda đã nói thêm một lần nữa . Hay Đức Phật nhắc lại lần 2 về 5 uẫn là vô ngã , là vô thường.

Bản kinh Đại-Bát-Niết-Bàn cũng có phẩm nữa sao?

Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn này là từ tạng Pali chính xác nhất trong các bản khác . Được sự công nhận của các nhà sử học . Và chẳng có phẩm hay phần gì cả . Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Mahàparinibbàna sutta - Trường Bộ 16.


Tại sao bạn không hỏi : Vô Minh duyên hành , hành duyên thức . Vậy Đức Phật không còn vô minh thì Đức Phật phải không còn thức chứ?

Chúng ta nên có tinh thần học hỏi hơn là cố tìm cách bắt bí nhau . Zelda tưởng rằng sẽ có người hỏi hay như vỵa . Mà đến giờ toàn hỏi " nằm ở đoạn kinh nào , thời điểm nào , ..v.v" Tra sách đuối luôn đó các bạn .


Zelda xin hết phần trả lời ở đây!!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào bạn , câu hỏi của bạn rất hay . Zelda xin được nói theo một bộ kinh khác minh chứng lại phần này .

Trong Kinh Ðiển Pāli, phẩm Khandhavagga, của bộ Saṁyutta Nikāya, Tạp A Hàm, phần nhập đề bài Kinh Vô Ngã Tướng được các vị Trưởng Lão ghi chép như sau nhân kỳ Kết Tập Tam Tạng Lần Ðầu Tiên:


Lời Dạy Của Ðức Phật Bắt Ðầu Bài Kinh:

Rūpaṁ bhikkhave anattā. Rūpañca hidaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ rūpaṁ ābādhāya saṁvatteya; labbhetha ca rūpe evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosīti

Nầy chư tỳ khưu, cơ thể vật chất không phải là tự ngã, linh hồn thường còn, hay thực thể sống


Thân:


Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṁ anattā, tasmā rūpaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati rūpe evaṁ me rūpaṁ hotu, evaṁ me rūpaṁ mā ahosī' ti.

Nầy chư Tỳ Khưu, trong thực tế thân nầy không phải là ta. Vì không phải là ta nên nó có khuynh hướng làm cho ta đau khổ và sầu muộn, và ta không thể sai bảo thân, 'Hãy như thế nầy, hãy không phải như thế kia.' Ta không thể gieo ảnh hưởng và điều khiển thân như vậy".

Thọ

Vedanā bhikkhave anattā, vedanā ca hidaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ vedanā ābādhāya saṁvatteyya labbhetha ca vedanāya evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave vedanā anattā tasmā vedanā ābādhāya saṁvattati na ca labbhati vedanāya evaṁ me vedanā hotu evaṁ me vedanā mā ahosīti.

Nầy chư Tỳ Khưu, vedanā, thọ không phải là tự ngã..."

Tưởng Hành :

Saññā bhikkhave anattā saññā ca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ saññā ābādāya saṁvatteyya labbhetha ca saññāya 'evaṁ me saññā hotu, evaṁ me saññā mā ahosīti.' Yasmā ca kho bhikkhave saññā anattā tasmā saññā ābādhāya saṁvattati. Na ca labbhati saññāya evaṁ me saññā hotu evaṁ me saññā mā ahosīti

Nầy chư Tỳ Khưu, saññā, tưởng, không phải là tự ngã...."

Thức:

Viññāṇaṁ bhikkhave anattā; viññāṇañca h'idaṁ bhikkhave attā abhavissa nayidaṁ viññāṇaṁ ābādhāya saṁvatteyya. Labbhetha ca viññāṇe evaṁ me viññāṇaṁ hotu evaṁ me viññāṇaṁ ahosīti. Yasmā ca kho bhikkhave viññāṇaṁ anattā tasmā viññāṇaṁ ābādhāya saṁvattati na ca labbhati viññāṇe evaṁ me viññāṇaṁ hotu evaṁ me viññāṇaṁ mā ahosīti

"Nầy chư Tỳ Khưu, thức là vô ngã..."


Zelda đã nói thêm một lần nữa . Hay Đức Phật nhắc lại lần 2 về 5 uẫn là vô ngã , là vô thường.

Bản kinh Đại-Bát-Niết-Bàn cũng có phẩm nữa sao?

Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn này là từ tạng Pali chính xác nhất trong các bản khác . Được sự công nhận của các nhà sử học . Và chẳng có phẩm hay phần gì cả . Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Mahàparinibbàna sutta - Trường Bộ 16.


Tại sao bạn không hỏi : Vô Minh duyên hành , hành duyên thức . Vậy Đức Phật không còn vô minh thì Đức Phật phải không còn thức chứ?

Chúng ta nên có tinh thần học hỏi hơn là cố tìm cách bắt bí nhau . Zelda tưởng rằng sẽ có người hỏi hay như vỵa . Mà đến giờ toàn hỏi " nằm ở đoạn kinh nào , thời điểm nào , ..v.v" Tra sách đuối luôn đó các bạn .


Zelda xin hết phần trả lời ở đây!!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

[quote author=Ham_vui link=topic=1081.msg7697#msg7697 date=1218206365]
Kính các huynh tỷ,
HV có một thắc mắc:
Làm thế nào để ko "chấp tướng"?
Ví dụ nếu bỏ hết tất cả thì rơi vào chấp không, nếu lấy thì chấp có, Vậy làm sao để không chấp 2 tướng? :((
[/quote]

Chào ham_vui !!!
Zelda xin được mạn phép góp chút ý . Để bạn có thêm chút thông tin .

Bạn đưa ra câu hỏi "làm sao để không chấp tướng ?"

Tướng được hiểu là cảnh thông qua 5 căn " Nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, vị căn, và xúc căn".

Tức là có sắc pháp ,vật chất ta thấy có tướng . (bạn có thể tham khảo lại bài Mối Liên Hệ Giữa Sắc Pháp và Danh Uẫn).

Nhưng nếu bạn hỏi như vậy là thiếu sót rất lớn . Vì bạn có Ý căn nữa .

Do vậy bạn nên hỏi như sau : "làm sao để không chấp cảnh ? "

Cảnh có tất cả 6 cảnh nói hẹp và 21 cảnh nói rộng :
Từ cảnh sắc đến cảnh xúc là 5 cảnh , cảnh ngũ, cảnh pháp , cảnh siêu lý (chân đế) , cảnh tục đế , cảnh dục giới , cảnh đáo đại , cảnh níp bàn , cảnh danh pháp , cảnh sắc pháp , cảnh quá khứ , cảnh hiện tại , cảnh vị lai , cảnh ngoại thời , cảnh nội phần , cảnh ngoại phần và cảnh nội phần và cảnh ngoại phần

Tiếp theo Zelda muốn đưa đến cho bạn hiểu thế nào là chấp :

Tâm tham : Là trạng thái tâm bị lôi cuốn , đắm nhiễm , bị trói buột trước cảnh dục , khiến cho lòng tham muốn , tâm trở nên luyến ái , tức là tâm bị thu hút chấp trước , đối tượng , một cách ham muốn .

Như vậy nếu bạn khởi tham tức là bạn chấp . Bạn chấp cảnh là lỗi tại cảnh hay lỗi tại bạn?

Câu trả lời là cả 2 vì có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan :
1/Tái tục bằng nghiệp tham
2/Mãnh lực trợ giúp ( nết quen tham nối tiếp từ quá khứ , tính từ thời điểm trước khi chấp cảnh)
3/Gặp cảnh thuận lợi tốt ( nói chung)
4/Gặp cảnh vật vừa ý( nói riêng)

Vậy là chúng ta có 2 nguyên nhân khách quan và 2 nguyên nhân chủ quan .
Bạn đủ các nguyên nhân thì có tâm tham vậy .

Nói về ví dụ của bạn :

Hữu kiến: Bhavaditthi (Views of becoming): Chấp hữu; chấp thường.
Phi hữu kiến: Abhavaditthi (Views of annihilation): Chấp vô, chấp không, chấp đoạn.

Đã là chân lý thì chỉ có một. Giữa khi ngoại đạo chủ trương hữu kiến (chấp thường), hoặc phi hữu kiến (chấp đoạn) thì Phật giáo vượt ra khỏi thường đoạn (không chấp hữu, không chấp vô) mà tuyên bố sự thật là "Trung đạo", hay Duyên khởi.

Ngoại đạo do vì vướng vào chấp thường, đoạn mà không thể có tuệ tri về sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại tri kiến ấy. Họ cũng không thể tuệ tri vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các tri kiến nọ.

Ngoại đạo vướng vào chấp thủ kiến nên vướng vào vòng trói buộc của tham, sân, si, ái, thủ, thiếu trí tuệ, bị rơi vào thuận ứng, nghịch ứng, ưa thích hý luận dẫn đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Các đệ tử của Đức Phật, hay đệ tử của đệ tử Đức Phật, do vì có trí tuệ về Trung đạo, nên tuệ tri rõ con đường xuất ly khỏi các trói buộc kia, đi đến giải thoát khỏi sinh tử khổ đau.

(Trích Trung Bộ Kinh Giảng Giải)

Zelda:
Như vậy ở đây nếu bạn chấp vào cái sai thì là bạn chấp tà kiến .
Khi bạn chưa đoạn tận tham ái thì bạn còn chấp .Và cái chấp này có tà kiến trong ấy .Khi còn tham ái bạn không thể cho rằng bạn hết sinh . Vì hết sinh dành cho bậc không còn tham ái . Hoặc bạn chấp thường hằng tức là chấp vào có cái gì đó là chân tâm , linh hồn vĩnh cữu .

Bậc tu học mục đích của các ngài rõ ràng là đoạn trừ Phiền Não . Không phải là câu xin thường hằng hay cầu xin luân hồi . Do vậy các ngài không chấp vào hữu hay vô .

Zelda xin được kết thúc phần trả lời !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách