Zelda vấn đáp .

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

voicon đã viết:Hic, em có giảng cho zel chắc zel cũng chả hiểu, mà em muốn học hỏi zel về 12 nhân duyên thì zel lại không chịu nói

Thôi em sẽ giảng cho zel về vấn đề zel thắc mắc nha

Thứ nhất, "giảng" là zel hiểu theo cách hiểu của zel về nghĩa của nó. Em dùng từ theo cách hiểu của em, như ngài Ananda vẫn giảng cho người khác, tức là nói lại lời nói của Phật, dù ngài không chứng. Như vậy zel chấp (nắm giữ) cho rằng chỉ có cách hiểu về chữ giảng của mình là đúng. Nhưng zel dựa vào từ điển nào? Khi nói chuyện với trẻ con mà chỉ coi ngôn ngữ của mình là đúng thì không phải là nắm chặt à? Zel thử lấy từ điển tra nghĩa chữ giảng xem có gì là ngã mạn không hay chỉ do zel tưởng tượng ra

Thứ hai, em xin hỏi zel,
Chân lí có phải là một pháp không? Nếu nó không phải là một pháp, vậy không có chân lí
Nếu chân lí là một pháp, mà pháp đó hữu thường, vậy là có pháp hữu thường, trái với Phật nói, tất cả pháp hữu vi đều vô thường
Ngoài hai thái cực này ra, Đức Phật thuyết về trung đạo

1+1=2, được em sẽ giảng cho zel biết. Thế giới là thường hay vô thường hả zel? Đức Phật không trả lời câu hỏi này, zel biết sao không? Bởi vì nói thường hay vô thường đều dựa trên tà kiến sai lầm

Thế giới là gì? Thế giới trong Phật giáo là 6 căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, ngoài ra không có gì khác. Zel thấy chúng sinh này chúng sinh khác, hay zel chỉ thấy HÌNH ẢNH về chúng sinh này hay chúng sinh khác?

Đức Phật nói thế giới của bậc Thánh là thế giới của 6 giác quan, 1+1=2 cũng là một đối tượng nằm trong đó. Khi thức diệt, TẤT CẢ đều đoạn diệt, zel có hiểu không?

Zel lấy gì để luận về thường hay vô thường, nếu không có thức? Khi zel nhập Niết Bàn thì lấy gì để nói có hay không có, lấy gì để nói biến đổi hay không? Bây giờ zel còn luận được là vì còn có thức, khi thức diệt, lấy gì để nói là còn hay ko ?

Hay zel cho rằng bậc Thánh nhập Niết bàn là vẫn còn? Nếu vẫn còn thì mới luận về thường được chứ? Hay bậc Thánh nhập Niết bàn là không còn? Hay bậc Thánh nhập Niết bàn thì chân lí vẫn tồn tại? Chân lí tồn tại ở đâu? Đức Phật nói, khi thức diệt, dài ngắn rộng hẹp không còn chỗ đứng, vậy lấy gì để nói chân lí hả zel?

Nếu zel cho rằng chân lí là thường còn, tức là zel cho rằng thế giới là thường còn, vũ trụ là thường trụ, bản ngã là thường trụ. Đức Phật không trả lời câu hỏi bản ngã và thế giới là thường hay vô thường, bởi vì sao? Bởi vì câu hỏi đó dựa trên thân kiến.

Nếu chân lí là vĩnh cữu thì phải có cái để chứa chân lí vĩnh cữu, đó là thế giới, hay gọi là vũ trụ, tức vũ trụ là vĩnh cửu. Nếu vũ trụ là vĩnh cửu thì không thể có con đường đi đến sự đoạn diệt TẤT CẢ

Hi vọng zel hiểu, nếu không hiểu thì thôi, zel cứ giảng cho em về 12 nhân duyên là được rồi khỏi mắc công cãi nhau, hihi

PS:
3/Chúng sinh cỏi dục giới có thân và tâm ( chân lý này khi nào biến đổi và biến đổi ra sao?)
Khi thức diệt lấy gì để nói chúng sinh, lấy gì để biết chúng sinh có thân và tâm, lấy gì để chân lý có tồn tại?
4/Đoàn trừ Vô Minh chứng quả Niết Bàn ( chân lý này khi nào biến đổi và biến đổi ra sao?)
Khi nhập Niết bàn thì lấy gì để đoạn trừ vô minh và chứng quả Niêt Bàn?
5/Các pháp đều "vô thường , khổ , vô ngã"( chân lý này khi nào biến đổi và biến đổi ra sao?)
Khi nhập Niết bàn thì còn pháp gì vô thường, khổ, vô ngã? Lấy gì để nói còn chân lý (còn pháp) và chân lý không biến đổi (pháp thường trụ)
6/Đức Phật Toàn Giác nhờ Trí Tuệ mà cảm thắng Ma Vương ( chân lý này khi nào biến đổi và biến đổi ra sao?)
Đức Phật đâu? Hay chỉ có zel tự tưởng tượng ra? Thế giới vốn không được chấp nhận là có, vì chấp thủ nên thế giới được chấp nhận là có, có Đức Phật, có Ma Vương. Khi thức diệt thì lấy gì để nói Đức Phật và Ma vương?
7/Người làm điều ác hưởng quả ác , người làm điều lành hưởng quả lành (( chân lý này khi nào biến đổi và biến đổi ra sao?)
Khi nhập vô dư Niết bàn thì còn người nào? Còn quả nào? Còn chân lí nào tồn tại? Còn cái gì tồn tại? Nói có hay không đều là thân kiến
Về phần này VC đọc bài này :
http://www.hinhdongphatgiao.com/forum/v ... php?t=5498

Bạn nói phần có liên quan trong : Trường Bộ Kinh Digha Nikaya 11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố) (Kevaddha sutta) Số 85 .

Zelda sẽ giải thích cho bạn hiểu do chính cái hiểu của Zelda và trùng luôn cái hiểu của Thượng Tọa Tuệ Siêu :
(Lưu ý: Nên có kiến thức về Phật Học mới hiểu nôi . Bằng hý luận chỉ đưa đến Duy Tâm)
85. Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Ta nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, thuở xưa các hải thương khi đi thuyền vượt biển thường đem theo con chim có thể thấy bờ. Khi chiếc thuyền vượt biển quá xa không trông thấy bờ, các nhà hải thương liền thả con chim có thể thấy bờ. Con chim bay về phía Ðông, bay về phía Nam, bay về phía Tây, bay về phía Bắc, bay lên Trên, bay về các hướng Trung gian. Nếu con chim thấy bờ xung quanh, con chim liền bay đến bờ ấy. Nếu con chim không thấy bờ xung quanh, con chim bay trở về thuyền". Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã tìm cho đến Phạm thiên giới mà không gặp được câu trả lời cho câu hỏi ấy, nên nay trở về với Ta. Này Tỷ-kheo, câu hỏi không nên hỏi như sau: "Bạch Thế Tôn, bốn đại chủng ấy - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?". Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau:

"Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?" và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

"Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.

Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.

Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.

Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận".

Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Giải nghĩa :
Bạch Thế Tôn, bốn đại chủng ấy - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?
Khi Vô Minh không còn đoạn trừ hoàn toàn thì đèn tắt . Mãi mãi không sáng( diệt tận danh và sắc hay không còn tái sinh) . Phần này ai mà cho Chân Lý biến đổi cũng vô thường là rơi vào tà kiến . Vì Vô Thường cũng chính là chân lý .

Thầy tế độ của Đại Đức Ngài Xá Lợi Phất (Sarìputta) là ngài Mahà Vagga tuyên bố cái điều kiện đó như sau :

Thanh niên Tiền Thân Thánh Tăng Xá Lợi Phất hỏi :

- "Giáo lý của vị Tôn Sư ra sao? Vị Tôn Sư của Ngài tuyên ngôn như thế nào?"

Và đây là lời giải đáp:

- "Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".

"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn".
(Mahà Vagga)


Như vậy chứng quả Niết Bàn là một kết quả do không còn điều kiện tái sinh hay không còn Vô Minh nữa . Đây chính là Chân Lý bao trùm bậc Thánh Alahan .

Trở lại câu hỏi của ngài Kevaddha thì Đức Phật sửa lại như sau, Đức Phật không cho phép dùng cụm từ "biến diệt hoàn toàn" :
Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau:

"1/Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng?
2/Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?"
Lý do ngài sửa:
Phải nói rằng không có chân đứng . Không có chân đứng tức là Tứ Đại không có điều kiện xuất hiện hay chưa xuất hiện sẽ xuất hiện vào tương lai . Chứ không phải là biến diệt hoàn toàn không còn tái sinh nữa . Vì còn danh thì vẫn còn điều kiện đưa đến Tứ Đại tiếp tục .

Và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:
1/ "Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.

Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.
Đến chổ này Zelda biết chắc bạn chẳng hiểu ở đây (Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ) là cái gì ở đâu ?

Vị Tỷ kheo Kevaddha đã chứng thiền Định nghe là hiểu liền nhưng hàng ngoại đạo nghe chắc chắn lùng bùng lổ tai rồi hý luận tứ tung .

Thiền Vô Sắc Giới do 2 vị thầy Ālāra Kālāmagotta và Ālāra Kālāmagotta dạy cho Đức Phật . Và Đức Phật đã từng nhận 2 vị này làm Đạo Sư .

Gồm có 4 tầng thiền như sau :

-Không vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Space) -- Infinitude of Space có nghĩa là Không Gian Vô Biên (space: không gian) .
-Thức vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Consciousness) --Infinitude of Consciousness có nghĩa là Thức Vô Biên .
-Vô sở hữu xứ tưởng (The Perception of Nothingness)
-Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng (The Perception of Neither Perception nor Non-Perception)


Vậy ở đây tức là cỏi mà các vị chứng Nhị Thiền Vô Sắc giới trú . Chổ này chỉ có thức không thôi không có Tứ Đại . Nhưng nói Tứ Đại biến diệt hoàn toàn là sai . Vì Các vị rớt thiền lại còn Tứ Đại . Sao lại nói là biến diệt hoàn toàn được .
2/Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toànkhi thức diệt. Ở đây mọi thứ đều diệt tận".
Câu cú của ngài TH Thích Minh Châu làm các bạn khó hiểu .
Nhưng sử lại thế này dễ hiểu rồi đúng không?
Ở cỏi Thức vô biên xứ tưởng mọi thứ chỉ biến diệt hoàn toàn khi Thức Diệt . Lúc này ở đây mọi chứ đều diệt tận .



Còn Tiếp ..................


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Em viết nhiều bài hay quá . Chị phải đọc thật kỹ để học nhiều nơi em :) . =D> =D> =D>

Vì lý do "cần đọc kỹ", đến giờ này, chị vẫn chưa góp ý với em về bài em mới post gần đây . Sơ sơ, chị thấy em được các bạn quý mến quá chừng . Em chị giỏi quá . tangbong

Thân mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hi!

Không có đâu chị ơi, làm gì họ có tâm từ bi mà yêu mến . Người ta chực để bắt bẻ em đó , em là cái gai trong mắt họ mà .
Mình càng ráng cứu họ , họ càng cố gắng phản kháng . Đời có những chuyện lạ .

Nếu được thì chị ghi danh ở đây nè : http://www.hoangthantai.com/forum
Đây là diễn đàn là Admin họ có tầm nhìn tốt , và khách quan nhất . Nơi đó là nơi có nhiều người hữu duyên nên tế độ đó chị .

NHân đây em có chuyện trao đổi với chị . Chị biết Pháp Luân Đại Pháp không?
Chúng ta lại có thêm một Phật Giáo mới nữa đó chị . Phật Giáo này cho rằng phật Giáo Phát triễn Bắc Tông đã lỗi thời , chưa rốt ráo . Rồi chê bai đủ điều
Điều này cũng giống như ngày Trước PGNT mình bị gán cho là "tiểu Thừa"vậy .

Với PGNT thì đương nhiên là sai . Vì chân lý là thường hằng vĩnh cữu . Còn với PG Phát Triễn thì họ cho rằng chân lý cũng phải thay đổi , phải thích hợp với sở thích con người . Do vậy càng lúc càng nhiều Phật Giáo mới ra đời .

Nghĩ mà buồn chị nhỉ . Buồn cho người ta nhưng ngẫm lại lại mừng thầm . Vì em và chị tu theo đúng Chánh Pháp .

Em lúc nào cũng nguyện sao cho kiếp nào tái sinh cũng gặp và quy y theo Chánh Pháp . ^^
Chị cũng vậy nghen .

Lâu lâu em nhiều chuyện chút chút

Mến tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em, tangbong

Nghe em tâm sự, chị cảm động lắm .

Chị đã nguyện từ nay cho đến khi đắc đạo quả tối thượng, chị không bao giờ xa rời Chánh Pháp, được gặp các bậc thiện trí và được ở nơi trú xứ thích hợp .

Hai chị em mình giống nhau lắm :) .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Giống mình thì cho là chánh , khác mình thì cho là tà , với cái biết/ cái nhận thức như vậy Phật gọi là Tà kiến . Những người ôm cái biết / định kiến như vậy là ôm chấp cái bản ngã mà Phật gọi là những kẻ Tăng thượng mạn . Đối với kẻ Tăng thượng mạn phật dạy phải diệt Dâm nộ si , đối với người lợi căn Phật dạy Tánh của Dâm Nộ Si chính là Phật tánh . Phật dạy :" tất cả các pháp chính là Phật Pháp " chúng sinh vì mê lầm ôm chấp pháp cho là mình nên trở thành điên đảo / tà pháp . Ngay tức thì nhận ra đang ôm chấp pháp , không trụ pháp nữa thì trở thành chánh pháp vậy. Nương theo pháp để tu , diệu dụng pháp để lập hạnh mà không bị ràng buộc / lệ thuộc pháp , ấy chính là chơn Phật pháp .

Thân mến !

Trích lời của bạn nhuthi06
Điều bạn nhuthi06 nói là ý riêng của bạn ấy không phải là Đức Phật .
Do vậy bạn nhuthi06 không nên tuyên bố "Giống mình thì cho là chánh , khác mình thì cho là tà , với cái biết/ cái nhận thức như vậy Phật gọi là Tà kiến"[/I] . Đức Phật chưa hề nói như vậy . Đức Phật phân chia Tà Kiến và Chánh Kiến rất rõ ràng mình bạch . Như vậy phải chăng bạn cho rằng Đức Phật cũng lại bị tà kiến ? Vì bản thân Đức Phật cũng đã xác lập "đây là tà kiến , đây là chánh kiến" .

*Đức Phật không dạy nói xấu,nói phỉ báng , nói lời vô ích . Vì những điều này không đem lại lợi ích cho chứng quả Niêt bàn >
Ví dụ : Gặp một người chấp thường kiến . Tôi nói "anh tu tà hạnh , anh tu tà kiến" , khi nói như vậy người ấy hoàn toàn không chấp nhận , mà con nổi sân mà nói lại "như tôi là chánh kiến , như anh mới là tà kiến" . Như vậy là cả hai chỉ có tranh cải . Không đưa ra được khía cạnh cần thiết trong tranh luận .Đó là "đây là khổ , đây là diệt khổ" , đương nhiên phải kềm theo lý do tại sao nữa . Chứ hoàn toàn không hề kô cho tranh luận đúng sai rõ ràng .

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có nói lời tranh luận nhau: "Ông không biết Pháp và Luật này. Tôi biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh. Tôi theo chánh hạnh. Ðiều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Lời nói tôi tương ưng. Lời nói Ông không tương ưng. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được". Vì sao?

3) Những câu chuyện ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và này các Tỷ-kheo, nếu có nói, thời hãy nói: "Ðây là Khổ"... hãy nói: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

5) Các lời nói ấy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, làm căn bản cho Phạm hạnh... một cố gắng cần phải làm...

IX. Tranh Luận (Viggàhikà) (S.v,419)

Trong bài kinh 117 Đại Kinh Bốn Mươi (Mahàcattàrìsaka sutta), tương đương với Kinh Trung A Hàm 189 Kinh Thánh Đạo :

Thế nào là Tà Kiến :
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Nhưng bạn nhuthi06 cho rằng :
Phật dạy :" tất cả các pháp chính là Phật Pháp "


Đức Phật chổ nào dạy như vậy ? Nếu có nói vậy ra Đức Phật noi vọng ngữ hay sao ? Vì Đức Phật dạy đoạn trừ tà kiến và nương theo Chánh Kiến mà tu tập mà . Nói như cách bạn thì cũng phải tu tập tà kiến nữa hay sao ? Thật vô lý . Đây cũng là nguyên nhân kinh điển bị lai tạp và ngụy tạo . Vì một số vị A Xa Lê không chứng tưởng là chứng rồi ngụy tạo vì cho rằng Pháp nào cũng là Phật Pháp . Vàng bị lai tạp chì có còn gọi là vàng nữa hay chăng ?

Đoạn trừ tà kiến :
Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

Và trong Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 31 nói về Phật Pháp:
Đức Phật có lần đã sống ở Kosambi trong rừng cây simsapa. Ngài nhặt một nắm lá khô, và hỏi các thầy Tỳ Kheo, 'Này, các Tỳ Kheo, các thầy hiểu như thế nào ? cái nào nhiều hơn, số lá Ta nhặt được trong tay hay những lá còn trên cây rừng'

'Thưa Ngài, số lá Ngài đã nhặt được trong tay ít hơn. Số lá trong rừng nhiều hơn'.

''Đúng vậy, những điều ta biết bằng trực kiến vẫn nhiều hơn; những điều Ta đã dạy các thầy chỉ ít thôi. Tại sao Ta không nói nhiều hơn? Bởi vì những điều đó không đem lại lợi ích, sự tiến bộ cho đời sống đạo hạnh, và bởi vì chúng không đem lại sự tự tại, sự giảm bớt (đau khổ), sự chấm dứt (đau khổ), sự an định, không giúp cho trực kiến, cho sự ngộ đạo, không dẫn đến Niết Bàn. Đó là lý đó tại sao Ta không đề cập đến chúng. Còn những gì Ta đã dạy các thầy ? Đó là khổ; đó là nguồn gốc của khổ; đó là sự diệt khổ; đó là đường dẫn đến diệt khổ. Đó là những điều Ta đã dạy các thầy. Vì sao Ta trình bày những điều đó. Bởi vì nó mang lại lợi ích, sự tiến bộ cho đời sống đạo hạnh, và bởi vì nó dẫn tới sự tự tại, sự giảm bớt (đau khổ), sự chấm dứt (đau khổ), sự an định, giúp cho trực kiến, cho sự ngộ đạo, dẫn đến Niết Bàn. Như thế, công việc của các thầy phải là : đây là khổ; đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là đường dẫn đến diệt khổ.'


*Như vậy làm sao lại dám nói cái gì cũng là Phật Pháp . Không lẽ nhung Pháp không đem lại lợi ích, sự tiến bộ cho đời sống đạo hạnh, và bởi vì chúng không đem lại sự tự tại, sự giảm bớt (đau khổ), sự chấm dứt (đau khổ), sự an định, không giúp cho trực kiến, cho sự ngộ đạo, không dẫn đến Niết Bàn.Cũng vẫn là Phật Pháp hay sao ? Thật vô lý .

*Pháp mà tôi nói ở đây không phải là Pháp hữu vi hoặc là Vô Vi . Đồng một chữ Pháp , nhưng Pháp ở đây tôi nói là Phương Pháp .
DHAMMA còn có nghĩa TỔNG TRÌ là những sự vật hiển nhiên ,chính đáng .Nơi đây ,nói về lời dạy chính đáng của đức THẾ TÔN !(copy bài quốc cường)

*Như vậy không thể nói rằng phương pháp nào của ngoại đạo cũng là Phương Pháp của Đức Phật được .


*Chánh kiến bao gồm luôn cả phá chấp . Do vậy không thể cho rằng phá chấp cũng là chấp , cách nói này chỉ là hý luận mà thôi .

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi


Đức Phật tóm tắt Chánh Kiến như sau :
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

*DO vậy theo tôi , "mắt sáng" là chánh kiến . mắt sáng tức là thấy rõ , thấy đúng , không lầm lẫn là chánh kiến . Còn người mù thì thấy chánh kiến và tà kiến như nhau , và tất cả điều là Pháp Phật . Cách nhìn của người mù mới chính là tà kiến .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách