Học: Trường Bộ Kinh

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ: 31. KINH GIÁO THỌ THI-CA-LA-VIỆT

7. Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản.
Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản.
La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản.

Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản.
Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản.
Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.

***Nghi Vấn về phung phí tài sản ***

1. Đam mê các loại rượu ? - Người ghiền rượu thì tất nhiên là phung phí tài sản, đam mê chưa hẳng là người ghiền.
Có thể là thích thưởng thức các loại rượu trên thế giới.

Nhưng còn những loại và chất kích thích khác ví dụ như chơi game, hút thuốc/ thuốc phiện, thuốc lắc, cần sa/ đập đá. Thì bạn nghĩ sao?
Còn nửa, trong đời thường ngày nay còn rất nhiều trò chơi kích thích đủ loại ăn chơi, đó là...?

2. Du hành đường phố: Là đi chợ, đi phố mua sắm ngắm nhìn hay đi công viên. những đồ ngon, món lạ thèm thấy đòi ăn, hay muốn cho được. Nhưng đi du lịch thì sao?

3. La cà đình đám hí viện: Tức là đi vào chổ ăn chơi, ví dụ như quán rượu, phòng trà, vủ trường, rạp hát để giải.

Còn rất nhiều chổ khác cũng đâu kém gì hơn như đi vào các câu lạc bộ, các nơi tổ chức hiệp hội, đoàn thể cộng đồng. Những nơi này tốt thì thăng hoa, còn xấu thì hơn cả hí viện.

4. Đam mê cờ bạc: Thì khỏi nói rồi, của nhà bán sạch, tiêu ma mấy hồi. Đá gà, đá cá, đánh số đánh đề. Mua thần bán thánh thì sao?

5. Giao du ác hữu: Tức giao thiệp với các bạn ác. Thường bạn ác thì không bền. Nhưng có những ác hữu không thể ngờ. Có khi chơi hết một đời người tới đời con mới lộ ra hình tướng ác hữu. Là lý do gì?

6. Quen thói lười biếng: Tức là còn phóng dật, thiếu tỉnh giác, thiếu tinh tấn. Đạo/đời điều bị khinh thường.


Ai là người không có phóng dật trong một ngày xẩy ra ?
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 03/09/12 02:20 với 2 lần sửa.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Nếu không quên hơi thở thì làm sao có phóng dật


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991

---o0o---
31. KINH GIÁO THỌ THI-CA-LA-VIỆT


8. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm:

8.1 Tài sản hiện tại bị tổn thất,
8.2 đấu tranh tăng trưởng,
8.3 bệnh tật dễ xâm nhập,
8.4 thương tổn danh dự,
8.5 để lộ âm tàng,
8.6 và thứ sáu là trí lực tổn hại.

Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.

9. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm:

9.1 Tự mình không được che chở hộ trì,
9.2 vợ con không được che chở hộ trì,
9.3 tài sản không được che chở hộ trì,
9.4 bị tình nghi là tác giả các ác sự,
9.5 nạn nhân các tin đồn thất thiệt,
9.6 tự rước vào thân nhiều khổ não.

Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.

10. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm:

10.1 Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa,
10.2 chỗ nào có ca,
10.3 chỗ nào có nhạc,
10.4 chỗ nào có tán tụng,
10.5 chỗ nào có nhạc tay,
10.6 chỗ nào có trống.

Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.

11. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm:

11.1 Nếu thắng thì sanh oán thù,
11.2 nếu thua thì tâm sanh sầu muộn,
11.3 tài sản hiện tại bị tổn thất,
11.4 tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực,
11.5 bằng hữu đồng liêu khinh miệt,
11.6 vấn đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ.

Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.

12. Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm:

12.1 Những kẻ cờ bạc,
12.2 loạn hành,
12.3 nghiện rượu,
12.4 những kẻ trá ngụy,
12.5 lường gạt,
12.6 bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy.

Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.

13. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm:

13.1 "quá lạnh", không làm việc;
13.2 "quá nóng", không làm việc;
13.3 "quá trễ" không làm việc;
13.4 "quá sớm", không làm việc;
13.5 "tôi đói quá", không làm việc;
13.6 "tôi quá no", không làm việc.

Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

8. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm:
8.1 Tài sản hiện tại bị tổn thất...?
- Uống rượu thì chỉ tốn tiền rượu thôi, sao lại tổn thất tài sản.

8.2 Đấu tranh tăng trưởng...?
- Khi say thì mệt đi ngũ cớ sao, lại tranh cải với bạn nhậu.

8.3 Bệnh tật dễ xâm nhập...?
- Là vì...

8.4 Thương tổn danh dự...?
- Là vì...

8.5 Để lộ âm tàng...?
- Để lộ âm tàng hơi khó hiểu, cũng không có thực nghĩa ở Tự điển. Âm tàng là gi? - Có thể HT nó vấn đề sinh lý yếu kém. Uống rượu có thể bị tuyệt tự không có con nối giòng.

8.6 Trí lực tổn hại...?
- Điều này hẳng nhiên, người uống rượu sẽ không còn bình tỉnh giữ được thân hòa, khẩu hòa, ý hòa. Là gì...
9. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm:
9.1 Tự mình không được che chở hộ trì...? - Có nhiều nghĩa, tạo sao không được che chở...

9.2 Vợ con không được che chở hộ trì...? - Vì...

9.3 Tài sản không được che chở hộ trì...? - Vì...

9.4 Bị tình nghi là tác giả các ác sự...? - Điều này có thể xẩy ra...

9.5 Nạn nhân các tin đồn thất thiệt...? - Lý do...

9.6 Tự rước vào thân nhiều khổ não...? - Mệt, khổ, bệnh vì...
10. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm:
10.1 Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa...?
10.2 Chỗ nào có ca...?
10.3 Chỗ nào có nhạc...?
10.4 Chỗ nào có tán tụng...?
10.5 Chỗ nào có nhạc tay...?
10.6 Chỗ nào có trống...?
11. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm:


11.1 Nếu thắng thì sanh oán thù...? - Vì..

11.2 Nếu thua thì tâm sanh sầu muộn...?

11.3 Tài sản hiện tại bị tổn thất...?

11.4 Tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực...? Không ai tin kẻ cờ bạc bao giờ vì...

11.5 Bằng hữu đồng liêu khinh miệt...? Người có máu đỏ đen thì đi tới đâu ai cũng sợ là mượn tiền. Giúp một lần thì có lần thứ hai, thứ ba. Do đó...

11.6 Vấn đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ...? - Tại sao...
12. Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm:
12.1 Những kẻ cờ bạc...? - Khi thấy bạn có nhiều tiền của thì có thể...

12.2 Loạn hành...? - Có lẽ câu này là cuồng dâm, thì không nên dung chứa, giao thiệp, vì...

12.3 Nghiện rượu...? - Kẻ nghiện rượu thì hay nói năng bừa bải. Thì...

12.4 Những kẻ trá ngụy...? - Là những kẻ đểu giả, Lòng người dạ thú, Bạn cũng không nên dung chứa, vì...

12.5 Lường gạt...? - Kẻ lường gạt người được thì đối với bạn cũng được, do đó Phật dạy là...

12.6 Bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy...? - Ví dụ với vợ con, cha mẹ của họ có lòng bất hiếu, bất nghĩa...Thì đối với bạn cũng không ngoại lệ...
13. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm:
13.1 "quá lạnh", không làm việc...? - Ví dụ...

13.2 "quá nóng", không làm việc...? - Ví dụ...

13.3 "quá trễ" không làm việc...? - Ví dụ...

13.4 "quá sớm", không làm việc...? - Ví dụ...

13.5 "tôi đói quá", không làm việc...? - Ví dụ...

13.6 "tôi quá no", không làm việc...? - Ví dụ...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bốn loại bạn xấu

Kinh Trường Bộ
31. KINH GIÁO THỌ THI-CA-LA-VIỆT

kinhle caunguyen caunguyen caunguyen kinhle

15. Bốn hạng người không phải là bạn, thế nào?

15. Này Gia chủ từ, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:
5.1 Người vật gì cũng lấy;
5.2 Người chỉ biết nói giỏi;
5.3 Người khéo nịnh hót;
5.4 Người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

16.Bốn trường hợp người vật gì cũng lấy, thế nào?

16. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:

16.1 Người vật gì cũng lấy,
16.2 Cho ít xin nhiều,
16.3 Vì sợ mà làm,
16.4 Làm vì mưu lợi cho mình.
Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

17.Bốn trường hợp người chỉ biết nói giỏi, thế nào?

17. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:
17.1 Tỏ lộ thân tình việc đã qua;
17.2 Tỏ lộ thân tình việc chưa đến;
17.3 Mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ;
17.4 Khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình.
Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

18.Bốn trường hợp người khéo nịnh hót, thế nào?

18. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:
18.1 Đồng ý các việc ác;
18.2 Không đồng ý các việc thiện;
18.3 Trước mặt tán thán;
18.4 Sau lưng chỉ trích.
Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

19.Bốn trường hợp người tiêu pha xa xỉ, thế nào?

19. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn:
19.1 Là bạn khi mình đam mê các loại rượu;
19.2 Là bạn, khi mình du hành đường phố phi thời;
19.3 Là bạn khi mình la cà đình đám hý viện;
19.4 Là bạn khi mình đam mê cờ bạc.

Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bốn hàng bạn tốt

Kinh Trường Bộ
31. KINH GIÁO THỌ THI-CA-LA-VIỆT

21. Bốn loại bạn chân thật, như là...?

21. Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật:

21.1 Người bạn giúp đỡ;
21.2 Người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui;
21.3 Người bạn khuyên điều lợi ích;
21.4 Người bạn có lòng thương tưởng.

22. Bốn trường hợp của người bạn giúp đỡ là...?

22. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật:
22.1 Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật,
22.2 Che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật,
22.3 Là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi,
22.4 Khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu.

Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.

23. Bốn trường hợp của người bạn chung thủy là...?

23. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật:
23.1 Nói cho bạn biết điều bí mật của mình;
23.2 Giữ gìn kín điều bí mật của bạn;
23.3 Không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn;
23.4 Dám hy sinh thân mạng vì bạn.

Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật.

23. Bốn trường hợp của người bạn khuyên điều lợi ích là...?

24. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật:

24.1 Ngăn chận bạn không làm điều ác;
24.2 Khuyến khích bạn làm điều thiện;
24.3 Cho bạn nghe điều bạn chưa nghe;
24.4 Cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên.

Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

23. Bốn trường hợp của người bạn thương tưởng là...?

25. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật:
25.1 Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn;
25.2 Hoan hỷ khi bạn gặp may mắn;
25.3 Ngăn chận những ai nói xấu bạn;
25.4 Khuyến khích những ai tán thán bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.

26. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Bạn sẵn sàng giúp đỡ, Bạn chung thủy khổ vui, Bạn khuyến kích lợi ích, Bạn có lòng thương tưởng.

Biết rõ bốn bạn này, Người trí phục vụ họ, Như mẹ đối con ruột.

Người trí giữ giới luật, sáng như lửa đồi cao.

Người tích trữ tài sản, Như cử chỉ con ong. Tài sản được chồng chất, Như ụ mối đùn cao,

Người cư xử như vậy, Chất chứa các tài sản, Vừa đủ để lợi ích Cho chính gia đình mình.

Tài sản cần chia bốn Để kết hợp bạn bè: Một phần mình an hưởng, Hai phần dành công việc, Phần tư, phần để dành, Phòng khó khăn hoan nạn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hộ trì sáu phương, hay sáu loại tình cảm

Kinh Trường Bộ
31. KINH GIÁO THỌ THI-CA-LA-VIỆT

Hộ trì Phương Đông ví như cha mẹ

27. Người đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào?

Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau:
27.1 Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ.
27.2 Phương Nam cần được hiểu là sư tưởng.
27.3 Phương Tây cần được hiểu là vợ con.
27.4 Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè.
27.5 Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công.
27.6 Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn.

28. Hộ trì Phương Đông ví như cha mẹ

28. Năm trường hợp phụng dưỡng cha mẹ, như thế nào?

28. Này Gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông:
28.1 Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ;
28.2 Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ;
28.3 Tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống;
28.4 Tôi bảo vệ tài sản thừa tự;
28.5 Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời".

Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Đông, theo năm cách như vậy,

Cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách, thế nào?

28.6 Ngăn chận con làm điều ác;
28.7 Khuyến khích con làm điều thiện;
28.8 Dạy con nghề nghiệp,
28.9 Cưới vợ/Lấy chồng xứng đáng cho con;
28.10 Đúng thời trao của thừa tự cho con.

Này Gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Đông theo năm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách.
***********************************************************************
29. Hộ trì Phương Nam ví như sư trưởng

29. Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam:

29.1 Đứng dậy để chào,
29.2 Hầu hạ thầy,
29.3 Hăng hái học tập,
29.4 Tự phục vụ thầy,
29.5 Chú tâm học hỏi nghề nghiệp.
Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy,

Các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách:

29.6 Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến;
29.7 Dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì;
29.8 Dạy cho thuần thục các nghề nghiệp;
29.9 Khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc;
29.10 Bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.
Này Gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách sư tưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
************************************************
30. Hộ trì Phương Tây ví như tình phu thê

30. Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây:
30.1 Kính trọng vợ,
30.2 Không bất kính đối với vợ;
30.3 Trung thành với vợ;
30.4 Giao quyền hành cho vợ;
30.5 Sắm đồ nữ trang với vợ;
Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy,

Người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách:

30.6 Thi hành tốt bổn phận của mình;
30.7 Khéo tiếp đón bà con;
30.8 Trung thành với chồng;
30.9 Khéo gìn giữ tài sản của chồng;
30.10 Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.
Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
****************************************************
31. Hộ trì Phương Bắc hay đối xử với bạn bè

31. Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc:

31.1-31.5 Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt.
Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy,

Bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách:
31.6 Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng;
31.7 Bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng;
31.8 Trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm;
31.9 Không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn;
31.10 Kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.

Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
********************************************************
32. Hộ trì Phương Dưới hay đối xử với bạn làm

32. Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới:
32.1 Giao việc đúng theo sức lực của họ;
32.2 Lo cho họ ăn uống và tiền lương;
32.3 Điều trị cho họ khi bệnh hoạn;
32.4 Chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ;
32.5 Thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép.
Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia,

Có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau:
32.6 Dậy trước khi chủ dậy;
32.7 Đi ngủ sau chủ;
32.8 Tự bằng lòng với các vật đã cho;
32.9 Khéo làm các công việc;
32.10 Đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.
Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, có lòng thương đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
*********************************************************
33. Hộ trì Phương Trên hay đối đải với các vị Sa Môn

33. Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối đải với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên:

33.1 Có lòng từ trong hành động về thân;
33.2 Có lòng từ trong hành động về khẩu;
33.3 Có lòng từ trong hành động về ý;
33.4 Mở rộng cửa để đón các vị ấy;
33.5 Cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết.
Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy,

Có lòng thương vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây:
33.6 Ngăn họ không làm điều ác;
33.7 Khuyến khích họ làm điều thiện;
33.8 Thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe;
33.9 Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe;
33.10 Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời.
Này Gia chủ tử, các vị Sa-môn, Bà-la-môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, có lòng thương thẹien nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
*****************************************************
34. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:
Cha mẹ là phương Đông, Sư trưởng là phương Nam, Vợ chồng là phương Tây, Bạn bè là phương Bắc, Nô bộc là phương Dưới, Sa-môn, Bà-la-môn, Có nghĩa là phương Trên. Cư sĩ vì gia đình, Đảnh lễ phương hướng ấy.

Kẻ trí giữ giới, Luật, Từ tốn và biện tài, Khiêm nhường và nhu thuận, Nhờ vậy được danh xưng.
Dậy sớm không biếng nhác, Bất động giữa hiểm nguy, Người hiền, không phạm giới, Nhờ vậy được danh xưng.
Nhiếp chúng, tạo nên bạn, Từ ái, tâm bao dung, Dẫn đạo, khuyến hóa đạo, Nhờ vậy được danh xưng.
Bố thí và ái ngữ, Lợi hành bất cứ ai, Đồng sự trong mọi việc, Theo trường hợp xử sự.
Chính những nhiếp sự này, Khiến thế giới xoay quanh, Như bánh xe quay lăng, Vòng theo trục xe chính.
Nhiếp sự này vắng mặt, Không có mẹ hưởng thọ, Hay không cha hưởng thọ, Sự hiếu kính của con.
Do vậy bậc có trí, Đối với nhiếp pháp này, Như quán sát chấp trì, Nhờ vậy thành vĩ đại,
Được tán thánh, danh xưng.

35. Khi được nghe vậy, Singàlaka, gia chủ tử bạch Thế Tôn:
"Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo.

Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

8. Thế nào là một pháp?

8.1 Tất cả loài hữu tình do các món ăn (àhàra) mà an trú,
8.2 Tất cả loài hữu tình do các hành (samkhàrà) mà an trú.

Này các Hiền giả, đó là một pháp được Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, thuyết giảng một cách chơn chánh.

Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

9. Này các Hiền giả, có hai pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Thế nào là hai pháp?

i) Danh và sắc.

ii) Vô minh và hữu ái ?

iii) Hữu kiến và vô hữu kiến.

iv) Vô tàm và vô quý.

v) Tàm và quý.

vi) Ác ngôn và ác hữu.

vii) Thiện ngôn và thiện hữu.

viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo ?

ix) Đẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo ?

x) Giới thiện xảo các tác ý thiện xảo ?

xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo ?

xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ ?

xii) Chơn trực và tàm quý.

xiv) Kham nhẫn và nhu hòa.

xv) Lời nói nhu thuần và tiếp đón thân tình.

xvi) Vô hại và từ ái.

xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?

xvii) Chánh niệm và tỉnh giác.

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?

xx) Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết độ.

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?

xxii) Niệm lực và định lực.

xxiii) Chỉ và quán.

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?

xxv) Tinh cần và không dao động.

xxvi) Giới thành tựu và kiến thành tựu.

xxvii) Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.

xxxiii) GIới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.

xxix) Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.

xxx) Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy.

xxxi) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần.

xxxii) Minh tri và giải thoát ?

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?

Này các Hiền giả, hai pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
*** kinhle caunguyen kinhle Nghi vấn kinhle caunguyen kinhle ***
Phẩm II, trang 33 Kinh Phúng Tụng.

Có rất nhiều từ ngữ cũ hay là văn từ Kinh ngữ khó hiểu (Xem các câu nghi vấn ? trên bài), Bạn nào biết rõ nghĩa xin giúp mình chuyển tải. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

Ba Pháp

10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là...

i) Ba bất thiện căn: Tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn.
ii) Ba thiện căn: Vô tham thiện căn, vô sân thiện căn, vô si thiện căn.

iii) Ba ác hạnh: Thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh.
iv) Ba thiện hạnh: Thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh.

v) Ba bất thiện tầm: Dục tầm, sân tầm, hại tầm.
vi) Ba thiện tầm: Ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm.

vii) Ba bất thiện tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
viii) Ba thiện tư duy: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.

ix) Ba bất thiện tưởng: Dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.
x) Ba thiện tưởng: Ly dục tưởng, vô sân tưởng, vô hại tưởng.

xi) Ba bất thiện giới: Dục giới, sân giới, hại giới.
xii) Ba thiện giới: Ly dục giới, vô sân giới, vô hại giới.

xiii) Ba giới khác: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

xiv) Ba giới khác: Sắc giới, vô sắc giới, diệt giới.

xv) Ba giới khác: Liệt giới, trung giới, thắng giới.

xvi) Ba ái: Dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

xvii) Ba ái khác: Dục ái, sắc ái, vô sắc ái.

xviii) Ba ái khác: Sắc ái, vô sắc ái, diệt ái.

xix) Ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ.

xx) Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

xxi) Ba hữu: Dục hữu, sắc hữu, vô minh hữu.

xxii) Ba cầu: Dục cầu, hữu cầu, phạm hạnh cầu.

xxiii) Ba mạn: Thắng mạn, đẳng mạn, ty liệt mạn.

xxiv) Ba thời: Quá khứ thời, vị lai thời, hiện tại thời.

xxv) Ba biên: Hữu thân biên, hữu thân tập biên, hữu thân diệt biên.

xvi) Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.

xvii) Ba khổ tánh: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.

xxviii) Ba tụ: Tà định tụ, chánh định tụ, bất định tụ.

xxix) Ba nghi: Đối với vấn đề thuộc quá khứ nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề thuộc tương lai, nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng; đối với các vấn đề hiện tại nghi ngờ, do dự, không quyết định, không hài lòng.

xxx) Ba điều Như Lai không cần gìn giữ: Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác về thân mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta". Này các Hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: "Chớ để người khác biết việc này về Ta".

xxxi) Ba loại lửa: Tham chướng, sân chướng, si chướng.

xxxii) Ba loại lửa: Lửa tham, lửa sân, lửa si.

xxxiii) Ba loại lửa khác: Lửa của người hiếu kính, lửa của người gia chủ, lửa của người cúng dường (cha mẹ, vợ con và các vị xuất gia).

xxxiv) Ba loại sắc tụ: Hữu kiến hữu đối sắc, vô kiến hữu đối sắc, vô kiến vô đối sắc.

xxxv) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động hành.

xxxvi) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi hữu học phi vô học nhân.

xxxvii) Ba vị trưởng lão: Sanh trưởng lão, pháp trưởng lão, nhập định trưởng lão.

xxxviii) Ba phước nghiệp sự: Thi hành phước nghiệp sự, giới hành phước nghiệp sự, tu hành phước nghiệp sự.

xxxix) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi.

xl) Ba dục sanh: Này các Hiền giả, có những loại hữu tình do dục an trú. Đối với các dục, họ chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài Người, một số chư Thiên, một số tái sanh trong đọa xứ. Đó là loại dục sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra. Họ tạo hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng ấy, như các loài chư Thiên Nimmàna-Rati (Hóa Lạc thiên). Đó là loại dục sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối sự vật do các loài khác tạo ra. Họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự

vật do các loại khác tạo ra. Như các loài chư Thiên Para-nimmitava-savatti (Tha Hóa Tự tại thiên). Đó là hạng dục sanh thứ ba.

xli) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (thiền định lạc) hay sống trong sự an lạc, như các vị Brahma - Kàyikà (Phạm Chúng thiên). Đó là hạng lạc sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng: "Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!", như chư Thiên Àbhassarà (Quang Âm thiên). Đó là hạng lạc sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Thiên Subhakinnà (Biến Tịnh thiên). Đó là loại lạc sanh thứ ba.

xlii) Ba tuệ: Hữu học tuệ, vô học tuệ, phi hữu học phi vô học tuệ.

xliii) Loại ba tuệ khác: Tư sanh tuệ, văn sanh tuệ, tu sanh tuệ.

xliv) Ba loại binh khí: Nghe, xả ly và tuệ.

xlv) Ba căn: Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.

xlvi) Ba nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn.

xlvii) Ba học: Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học.

xlviii) Ba sự tu tập: Thân tu, tâm tu, tuệ tu.

xlix) Ba vô thượng: Kiến vô thượng, hành vô thượng, giải thoát vô thượng.

1) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định.

li) Lại ba định khác: Không định, vô tướng định, vô nguyện định.

lii) Ba thanh tịnh: Thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh.

liii) Ba tịch mặc: Thân tịch mặc, ngữ tịch mặc, ý tịch mặc.

liv) Ba thiện xảo: Tăng ích thiện xảo, tổn ích thiện xảo, phương tiện thiện xảo.

lv) Ba kiêu: Vô bệnh kiêu, niên tráng kiêu, hoạt mạng kiêu.

lvi) Ba tăng thượng: Ngã tăng thượng, thế tăng thượng, pháp tăng thượng.

lvii) Ba luận sự: Luận bàn về vấn đề quá khứ: "Sự việc này xảy ra trong quá khứ", luận bàn về vấn đề tương lai: "Sự việc này xảy ra trong tương lai"; luận bàn về vấn đề hiện tại: "Sự việc này xảy ra trong hiện tại".

lvii) Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình sanh tử minh, Lậu tận trí minh.

lix) Ba trú: Thiên trú, Phạm trú, Thánh trú.

lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông.

Này các Hiền giả, ba pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

Bốn pháp
11. Này các Hiền giả, có bốn pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh... Thế nào là bốn?

i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời... trên các cảm thọ... trên các tâm... trên các pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời.

ii) Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.
Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm.

iii) Bốn thần túc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu với tinh tấn thực hiện Dục thiền định.
Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tâm thiền định.
Tu tập thần túc câu hữu với Tinh tấn thực hiện tinh tấn thiền định.
Tu tập thần thức câu hữu với tinh tấn thực hiện
Tư duy thiền định (Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc, Tinh tấn như ý thần túc, Tư duy như ý thần túc).

iv) Bốn thiền: Ở đây, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba.

Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xã niệm thanh tịnh.

v) Bốn tu tập thiền định: Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại.
Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.

Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.
Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ sự tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại?

Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, và trú thiền thứ nhất... thiền thứ hai... thiền thứ ba... chứng và trú thiền thứ tư. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến.

Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng không có đóng kính, tạo ra một tâm có hào quang.

Này các Hiền giả, như vậy là tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri kiến.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, hướng đến chánh niệm, tỉnh giác.
Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo biết được thọ khởi, biết được thọ trú, biết được thọ diệt, biết được tưởng khởi, biết được tưởng trú, biết được tưởng diệt, biết được tầm khởi, biết được tầm trú, biết được tầm diệt. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác.

Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền tịnh, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, quán tánh sanh diệt trên Năm Thủ uẩn - Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Đây là thọ... Đây là tưởng... Đây là hành... Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt. này các Tỷ-kheo, như vậy là sự tu tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.

vi) Bốn vô lượng tâm: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu tới từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú, biến mãn một phương với tâm phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

vii) Bốn vô sắc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tướng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không và vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.
Vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Thức vô biên xứ.
Vượt lên mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì), chứng và trú Vô sỡ hữu. Vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

viii) Bốn y chỉ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo sau khi suy nghĩ, thọ dụng; sau khi suy nghĩ, nhẫn thọ; sau khi suy nghĩ, viễn ly; sau khi suy nghĩ, khiển trừ.

ix) Bốn Thánh chủng: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố gắng tìm cầu y một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được y, nhưng khi được y, vị này, không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội.

Vị này dùng y, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, vị ấy không khen mình chê người.

Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được món ăn khất thực. Nhưng khi được món ăn khất thực, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các món ăn khất thực, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ món ăn khất thực nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, không cố gắng tìm cầu phòng xá một cách không xứng đáng, không có áo não nếu không được trú xứ. Nhưng khi được phòng xá, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội. Vị này dùng các phòng xá, thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát. Vì tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, vị này không khen mình chê người. Ở đây, vị này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị Tỷ-kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ-kheo ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập. Nhờ ưa thích đoạn trừ, hoan hỷ đoạn trừ, ưa thích tu tập, hoan hỷ tu tập nên không khen mình chê người. Ở đây, vị Tỷ-kheo này khéo léo, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các Hiền giả, vị ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chủng, theo truyền thống quá khứ.

x) Bốn tinh cần: Chế ngự tinh cần, đoạn trừ tinh cần, tu tập tinh cần, hộ trì tinh cần. Này các Hiền giả, thế nào là chế ngự tinh cần?

Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự chế ngực nhãn căn.
Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm không nắm vững tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì căn thực hành sự chế ngự ý căn. Này các Hiền giả, như vậy gọi là chế ngự tinh cần.

Này các Hiền giả, thế nào là đoạn trừ tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo không nhẫn chịu dục tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu; với sân tầm đã khởi lên... với hại tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu. Này các Hiền giả, như vậy gọi là đoạn trừ tinh cần.

Này các Hiền giả, thế nào là tu tập tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập Niệm Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ; tu tập Trạch pháp Giác chi... tu tập Tinh tấn Giác chi... tu tập Hỷ Giác chi... tu tập Khinh an Giác chi... tu tập Định Giác chi... tu tập Xả Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ. Này các Hiền giả, như vậy gọi là tu tập tinh cần.

Này các Hiền giả, thế nào là hộ trì tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo hộ trì định tướng tốt đẹp đã khởi lên, cốt tưởng, trùng hám tưởng, thanh ứ tưởng, đoạn hoại tưởng, trương bành tưởng. Này các Hiền giả, như vậy gọi là hộ trì tinh cần.

xi) Bốn trí: Pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí.

xii) Lại bốn trí khác: Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

xiii) Bốn Dự lưu hướng chi: Thiện nhân thân cận, diệu pháp thính thọ, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành.

xiv) Bốn Dự lưu quả chi: Ở đây Thánh đệ tử thành tựu lòng tin tuyệt đối với Phật - "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".

Vị này thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp - "Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, Pháp ấy là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến mà thấy, có hiệu năng hướng thượng, chỉ người có trí mới tự mình giác hiểu".

Vị ấy thành tự lòng tin tuyệt đối chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ diệu hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ như lý hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ chánh hạnh, tức là bốn đôi, tám vị. Chúng tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời", thành tựu giới đức được các bậc Thánh ái mộ, không bị hư hoại, không bị tỳ vết, được thực hành liên tục, không bị khiếm khuyết con người tự tại, được bậc Thánh tán thán, không bị nhiễm ô, hướng đến thiền định.

xv) Bốn Sa môn quả: Dự lưu quả, Nhứt lai quả, Bất lai quả, A-la-hán quả.

xvi) Bốn giới: Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.

xvii) Bốn thực: Đoàn thực, thô hay tế; xúc thực là thứ hai; tự niệm thực là thứ ba; thức thực là thứ tư.

xviii) Bốn thức trú: Này các Hiền giả, khi duyên sắc, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy sắc làm cảnh, lấy sắc làm sở y, lấy sắc làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng.

Này các Hiền giả, hay duyên thọ, thức... hay duyên tưởng... Này các Hiền giả, hay duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng.

xix) Bốn bất hành xứ lạnh: Tham dục bất hành xứ hạnh, sân bất hành xứ hạnh, si bất hành xứ hạnh, bố úy bất hành xứ hạnh.

xx) Bốn ái sanh: Này các Hiền giả, do nhơn y nhục, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhơn đồ ăn khất thực, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhơn phòng xá, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái. Này các Hiền giả, do nhơn hữu và phi hữu, vị Tỷ-kheo khởi lên lòng tham ái.

xxi) Bốn hành: Khổ hành trì chứng, khổ hành tốc chứng, lạc hành trì chứng, lạc hành tốc chứng.

xxvii) Bốn lại hành khác: Bất kham nhẫn hành, kham nhẫn hành, điều phục hành, tịch tịnh hành.

xxiii) Bốn pháp túc: Vô tham pháp túc, vô sân pháp túc, chánh niệm pháp túc, chánh định pháp túc.

xxiv) Bốn pháp thọ: Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại khổ và tương lai quả báo lạc. Này các Hiền giả, có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo khổ. Này các Hiền giả có pháp thọ, hiện tại lạc và tương lai quả báo lạc.

xxy) Bốn pháp uẩn: Giới uẩn, định uẩn, công đức uẩn, giải thoát uẩn.

xxvi) Bốn lực: Tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

xxvii) Bốn thắng xứ: Tuệ thắng xứ, đế thắng xứ, xả thắng xứ, chi tức thắng xứ (Bốn nguyện).

xxviii) Bốn cách trả lời câu hỏi: Trả lời câu hỏi một cách dứt khoát, trả lời câu hỏi bằng cách phân tích, trả lời câu hỏi bằng cách cật vấn, trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ, bỏ qua.

xxix) Bốn nghiệp: Này các Hiền giả, có hắc nghiệp hắc báo. Này các Hiền giả, có bạch nghiệp bạch báo. Này các Hiền giả, có hắc bạch nghiệp, hắc bạch báo. Này các Hiền giả, có phi hắc phi bạch nghiệp, phi hắc phi bạch báo, và đưa đến sự tận diệt các nghiệp.

xxx) Bốn phát cần phải chứng ngộ: Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm. Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi nhãn. Tám giải thoát cần phải chứng ngộ bởi thân. Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi Tuệ.

xxxi) Bốn bộc lưu: Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu.

xxxii) Bốn ách: Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách.

xxxiii) Bốn ly ách: Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách.

xxxiv) Bốn hệ phược: Tham thân hệ, sân thân hệ, gới cấm thủ thân hệ, thử thực chấp thân hệ.

xxxv) Bốn thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã thuyết thủ.

xxxvi) Bốn sanh: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

xxxvii) Bốn nhập thai: Này các Hiền giả, ở đây, có loài không tinh giác nhập mẫu thai, không tinh giác trú mẫu thai, không tinh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ nhất.
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tinh giác nhập mẫu thai, không tinh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ hai.
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, không tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ ba.
Lại nữa, này các Hiền giả, ở đây, có loại tỉnh giác nhập mẫu thai, tỉnh giác trú mẫu thai, tỉnh giác xuất mẫu thai. Đó là loại nhập thai thứ tư.

xxxviii) Bốn phương cách được tự thể mới: Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình, không do ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của người khác, không do ý chí của mình. Này các Hiền giả, có tự thể mới được, do ý chí của mình và ý chí của người khác. Này các Hiền giả, có tự thể mới được không do ý chí của mình, không do ý chí của người khác.

xxxix) Bốn sự cúng dường thanh tịnh: Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường thanh tịnh, người nhận cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người nhận cúng dường thanh tịnh, người cúng dường không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, cả người cúng dường và người nhận cúng dường đều không thanh tịnh. Này các Hiền giả, có sự cúng dường, người cúng dường và người nhận sự cúng dường đều thanh tịnh.

xl) Bốn nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

xli) Bốn phi Thánh ngôn: Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ.

xlii) Bốn Thánh ngôn: Ly vọng ngữ, ly lưỡng thiệt, lu ác khẩu, ly ỷ ngữ.

xliii) Bốn phi Thánh ngôn khác: Không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không nghĩ nói nghĩ, không biết nói biết.

xliv) Bốn Thánh ngôn khác: Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không nghĩ nói không nghĩ, không biết nói không biết.

xlv) Bốn phi Thánh ngôn khác: Thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, nghĩ nói không nghĩ, biết nói không biết.

xlvi) Bốn Thánh ngôn khác: Thấy nói thấy, nghe nói nghe, nghĩ nói nghĩ, biết nói biết.

xlvii) Bốn loại người: Này các Hiền giả, ở đây, có người tự làm khổ mình và siêng năng làm khổ mình.
Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ người khác, siêng năng làm khổ người khác.
Này các Hiền giả, ở đây, có loại người làm khổ mình, siêng năng làm khổ mình; làm khổ người, siêng năng làm khổ người.
Này các Hiền giả, ở đây, có loại người không làm khổ mình, không siêng năng làm khổ mình; không làm khổ người người, không siêng năng làm khổ người. Vị này không làm khổ mình, không làm khổ người ngay trong hiện tại sống ly dục, tịch tịnh, thanh lương, an lạc thánh thiện.

xlviii) Lại bốn loại người khác: Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tự lợi, không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành lợi tha, không hành tự lợi. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người, không hành tự lợi và không hành lợi tha. Này các Hiền giả, ở đây, có loại người hành tư lợi và hạnh lợi tha".

xlix) Lại bốn loại người khác: Sống trong bóng tối và hướng đến bóng tối, sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng, sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối, sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng.

l) Bốn loại người khác: Bất động Sa môn, Xích liên hoa Sa môn, Bạch liên hoa Sa môn, Diệu thiện Sa môn.

Này các Hiền giả, bốn Pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la Hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

********* kinhle caunguyen kinhle ********


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nghi vấn: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

II. Năm Pháp

1. Này các Hiền giả, có năm Pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

i) Năm uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

ii) Năm thủ uẩn: Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

iii) Năm dục công đức: Sắc do nhãn nhận thức. Sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.
Tiếng do tai nhận thức... Hương do mũi nhận thức... Vị do lưỡi nhận thức... Xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.

iv) Năm thú: Địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, Người, chư Thiên.

v) Năm xan tham: Xan tham đối với trú xứ, xan tham đối với gia đình, xan tham đối với các vật thâu hoạch, xan tham đối với sắc, xan tham đối với pháp.

vi) Năm triền cái: Tham dục triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi triền cái.

vii) Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân.

viii) Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh.

ix) Năm học xứ: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngôn, không uống các loại rượu.

x) Năm bất năng xứ: Này các Hiền giả, một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố sát hại đời sống loài hữu tình.
Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố ý lấy của không cho gọi là trộm cắp.
Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể có ý hành dâm.
Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể cố ý tự mình biết mà nói láo.
Một vị Lậu tận Tỷ kheo không thể tiêu dùng các vật chứa cất vào các thú vui dục lạc như khi còn là cư sĩ.

xi) Năm sự tổn thất: Thân thuộc tổn thất, tài sản tổn thất, tật bệnh tổn thất, giới tổn thất, kiến tổn thất. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc tổn thất, vì tài sản tổn thất, hay vì tật bệnh tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, vì giới tổn thất hay vì kiến tổn thất, sau khi thân hoại mạng chung... sanh vào địa ngục.

xii) Năm sự thành tựu: Thân thuộc thành tựu, tài sản thành tựu, vô bệnh thành tựu, giới thành tựu, kiến thành tựu. Này các Hiền giả, không có loài hữu tình nào, vì thân thuộc thành tựu, vì tài sản thành tựu hay vì vô bệnh thành tựu, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này. Này các Hiền giả, có các loài hữu tình, vì giới thành tựu hay vì kiến thành tựu được sanh lên thiện thú, Thiên giới, đời này.

xiii) Năm điều nguy hiểm của người ác giới, phạm giới: Này các Hiền giả, người ác giới, vì phạm giới luật, do phóng dật thiệt hại nhiều tài sản. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất của người ác giới, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, tiếng xấu đồn khắp. Đó là điều nguy hiểm thứ hai của người ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, với người ác giới, phạm ác giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát đế ly, hội chúng Bà la môn, hội chúng Cư sĩ hay hội chúng Sa môn, người ấy vào một cách sợ sệt và dao động. Đó là điều nguy hiểm thứ ba của người ác giới, phạm ác giới, khi mệnh chung, chết một cách mê loạn, phạm ác giới.
Lại nữa, này các Hiền giả, người ác giới, phạm ác giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm của người ác giới, phạm ác giới.

xiv) Năm điều lợi ích của người đủ giới, giữ giới: Này các Hiền giả, ở đây người đủ giới, giữ giới, nhờ không phóng dật nên được tài sản sung túc. Đó là điều lợi ích thứ nhất cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới được tiếng tốt đồn khắp. Đó là điều lợi ích thứ hai cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, với người đủ giới, giữ giới, khi vào hội chúng nào, hội chúng Sát đế ly, hội chúng Ba la môn, hội chúng Cư sĩ, hội chúng Sa môn, vị ấy vào một cách đàng hoàng, không dao động. Đó là điều lợi ích thứ ba cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới khi mệnh chung chết một cách không sợ sệt và không dao động. Đó là điều lợi ích thứ tư cho người đủ giới, giữ giới.
Này các Hiền giả, lại nữa người đủ giới, giữ giới, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy là điều lợi ích thứ năm cho người đủ giới, giữ giới.

xv) Này các Hiền giả, năm pháp nội tâm một vị Tỷ kheo cần phải có nếu muốn chỉ trích một vị khác:
"Tôi nói đúng thời, không phải phi thời.
Tôi nói đúng sự thật, không sai sự thật.
Tôi nói một cách từ tốn, không nói lời ác khẩu.
Tôi nói lời có lợi ích, không nói lời không có lợi ích.
Tôi nói lời có lòng từ, không phải lời sân hận".

Này các Hiền giả, như vậy là năm pháp nội tâm một vị Tỷ kheo cần phải có, nếu muốn chỉ trích một vị khác.

xvi) Năm cần chỉ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai - "Đây là Thế tôn, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị ấy thiểu bệnh, thiểu não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình hợp với sự tinh tấn.
Vị ấy không lường đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chơn đối với bậc Đạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng phạm hạnh.
Vị ấy sống siêng năng, tinh tấn, từ bõ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì nỗ lực, không tránh né đối với các thiện pháp.
Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sự sanh diệt của các pháp, thành tự Thánh quyết trạch, đưa đến sự đoạn diệt chơn chánh các khổ đau.

xvii) Năm tịnh cư: Vô Phiền thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Hiện thiên, Thiện Kiến thiên, Sắc Cứu Cánh thiên.

xviii) Năm bất hoàn: Trung gian Bát Niết bàn, Sanh Bát Niết bàn, Vô hành Bát Niết bàn, Hữu hành Bát Niết bàn, Thượng lưu thú A-ca-ni-sá.

xix) Năm tâm hoang vu:
Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Đạo Sư.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có thỏa mãn đối với vị Đạo Sư, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo nghi ngờ đối với Pháp... đối với Tăng... đối với học Pháp... tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm đạo đồng, trở thành hoang vu.
Này các Hiền giả, khi một vị Tỷ kheo tức giận đối với các vị đồng phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, vị Tỷ kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.

xx) Năm tâm triền phược: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo tâm không ly tham, không lu dục, không ly ái, không ly khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễm đối với các dục vọng.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tâm không ly tham, không ly dục, không ly ái, không ly khao khát, không ly nhiệt tình, không ly ái nhiễn đối với ác dục vọng, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Tâm của vị nào không hướng về... như vậy là tâm triền phược thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, tâm không ly tham đối với các thân... Như vậy là tâm triền phược thứ hai... Đối với các sắc, tâm không ly tham... Đây là tâm triền phược thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo không ăn quá sức bao tử có thể chịu nổi, hướng thọ sự sung sướng về nằm ngủ, sự sung sướng về xúc chạm, sự sung sướng về thụy miên... Đây là tâm triền phược thứ tư.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống đời sống phạm hạnh với hy vọng mong được thành một loại chư Thiên: "Với luật phát này, với giới luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ trở thành loại chư Thiên này hay loại chư Thiên khác". Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo sống đời sống phạm hạnh với hy vọng được thanh một loại chư Thiên: "Với luật phát này, với giới luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ trở thành loại chư Thiên này hay chư Thiên khác". Tâm của vị này không hướng về nỗi lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Tâm của vị nào... như vậy là tâm triền phược thứ năm.

xxi) Năm căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.

xxii) Lại năm căn khác: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.

xxiii) Lại năm căn khác: Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.

xxiv) Năm xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc.

Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên, các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hoại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lại, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trí, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, cái nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trí, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân.

xxv) Năm giải thoát xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, khi nghe bậc Đạo Sư, hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp.
Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, vị ấy, đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú.

Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu cả văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ nhất.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo không nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp. Như vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác.

Này các Hiền giả, khi vị Tỷ kheo theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, vị ấy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú.

Nhờ hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái, hỷ sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ hai.

Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, không được nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác.
Vị ấy theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng.

Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, tụng đọc pháp một các rõ ràng, do vậy đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý và hiểu được văn cú, thân khinh an sanh.
Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tỉnh. Đó là giải thoát xứ thứ ba.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bạc Đạo sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không theo điều đã nghe, điều đã học, tụng đọc pháp một cách rõ ràng.
Vị ấy, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy.

Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo, theo điều đã nghe, theo điều đã học, dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy nên đối với pháp ấy hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tính. Đó là giải thoát xứ thứ tư.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, không nghe bậc Đạo Sư hay một vị đồng phạm hạnh đáng kính nào thuyết pháp, cũng không theo điều đã nghe, theo điều đã học, thuyết pháp một cách rộng rãi cho các người khác, cũng không điều đã nghe, theo điều đã học dùng tâm tầm cầu, suy tư, quán sát pháp ấy, vị Tỷ kheo đã khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ.

Này các Hiền giả, vị Tỷ khoe nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo tùy theo khéo nắm giữ một định tướng nào, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập nhờ trí tuệ, nên đối với pháp ấy, hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú. Nhờ hiểu được nghĩa lý, hiểu được văn cú, nên khoan khoái sanh. Nhờ khoan khoái sanh, hỷ tâm sanh. Nhờ hỷ tâm, thân khinh an sanh. Nhờ thân khinh an, lạc thọ sanh. Nhờ lạc thọ, tâm được định tĩnh. Đó là giải thoát xứ thứ năm.

xxvi) Năm giải thoát thành thục tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, đoạn trừ tưởng, vô tham tưởng.

Này các Hiền giả, năm pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác. Ở đây mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận... vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách