Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thưa các vị đạo hữu có tham học theo truyền thống Nam Truyền,

Có một vấn đề này khiến alpha phải suy nghĩ nhưng không tìm được câu trả lời.

Xưa nay mình đi từ KHỔ mà đi tới, vì thế KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO là đề tài gắn liền với mọi tư duy trong 24h/ngày. Lắm lúc nói chuyện chia sẻ với nhau cũng toàn nói về KHỔ. Thế là dần dần tự nhiên thấy mình sống TIÊU CỰC hẳn ra, có xu hướng tránh né cuộc đời. Hóa ra tự ghi lên mặt mình hai chữ YẾM THẾ. Đến đây là nguy cho Phật giáo rồi.

Chợt nghĩ cõi Ta Bà này trong cái nhìn của một vị chứng quả A LA HÁN là thế nào nhỉ? Khi đó các vị ấy chứng Niết Bàn rồi thì có còn thấy Ta Bà này khổ nữa không, các vị ấy có khổ không?

Phật Thích Ca dạy các pháp là vô ngã, thì là duyên hợp thì thành, duyên hết thì tan, như thế có thể nào tìm ra cái gì là KHỔ và NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ. Đã không có thực cái KHỔ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ thì có xét về chân lý có thật có DIỆT và ĐẠO không?

Như thế, phải chẳng Khổ Tập Diệt Đạo cũng là những danh tự do duyên mà thành hết duyên thì chẳng còn. Và rằng bốn đế này chỉ là phương tiện cho chúng sanh nơi lục đạo thoát ra ngoài. Chứ thực tế cõi đời này, cõi Ta Bà này không có gì gọi là KHỔ, cũng không có gì gọi là KHÔNG KHỔ.

Như thế nếu kẻ tu hành cứ một chiều ca cẩm KHỔ, đó có phải là sai pháp Phật dạy hay không? Rất mong các vị chỉ dạy cho, nếu vị nào biết nội dung Kinh điển Nam Truyền nào giải được chỗ nghi này mong thương tình chỉ giúp alpha với.

Thành kính kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính chào đạo hữu alphatran!
VM Kính chúc đạo hữu an lạc và ngày sử lý càng tốt hơn với mọi nhân duyên.
Thân kính !


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu VoMinhDaCheMo đã nhắc nhở,

Về chủ đề này, nếu có ý nào, mong được chia sẻ


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

alphatran đã viết:Cảm ơn đạo hữu VoMinhDaCheMo đã nhắc nhở,

Về chủ đề này, nếu có ý nào, mong được chia sẻ
Thưa đạo hữu alphatran do VM đời này không có phước duyên được học, nghe nhiều Pháp vi diệu, trí huệ không có nên khó có thể trả lời chủ đề trên nhưng VM biết ở đây sẽ có Bậc Thiện Trí Thức xứng đáng được tán thán, xứng đáng được tôn kính với Pháp học và Pháp hành nếu trả lời sẽ mang lợi ích lớn.
VM xin phép được hỏi lại chủ đề trên của đạo hữu với câu hỏi như sau ( mong đạo hữu alphatran hoan hỷ ).
Con thỉnh mong Quý Thầy, Bậc Thiện Tri Thức vì lòng bi mẫn thương tưởng với thế gian xin cho con được hỏi:
1. Khổ Đế ? Phật đã thuyết như thế nào về Khổ Đế ?
2. Khổ Đế ? Trí kiến hiểu về Khổ Đế với những cung bậc, với những thứ tự, với những bước đi
Những tri kiến khởi nên sai khác từ những cung bậc , những tri kiến khởi nên sai khác từ những thứ tự, những tri kiên khởi nên sai khác từ những bước đi về Khổ Đế ?

3. Khổ Đế tri kiến khởi nên từ Tri Kiến Thanh Tịnh của Bậc Chân Tu khi Ngài ở thời điểm đó.
Con xin Quý Thầy, Bậc Thiện Tri Thức hoan hỷ rộng giảng thêm về Khổ Đế ? Con xin khéo nghe, khéo tác ý và cố gắng thọ trì.

Nam Mô Tôn Giả Anuruddha, Bậc Araham.
Nam Mô Tôn Giả Kimbila, Bậc Araham.
Nam Mô Tôn Giả Nandiya, Bậc Araham.
kinhle kinhle kinhle


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

alphatran đã viết:Thưa các vị đạo hữu có tham học theo truyền thống Nam Truyền,

Có một vấn đề này khiến alpha phải suy nghĩ nhưng không tìm được câu trả lời.

Xưa nay mình đi từ KHỔ mà đi tới, vì thế KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO là đề tài gắn liền với mọi tư duy trong 24h/ngày. Lắm lúc nói chuyện chia sẻ với nhau cũng toàn nói về KHỔ. Thế là dần dần tự nhiên thấy mình sống TIÊU CỰC hẳn ra, có xu hướng tránh né cuộc đời. Hóa ra tự ghi lên mặt mình hai chữ YẾM THẾ. Đến đây là nguy cho Phật giáo rồi.

Chợt nghĩ cõi Ta Bà này trong cái nhìn của một vị chứng quả A LA HÁN là thế nào nhỉ? Khi đó các vị ấy chứng Niết Bàn rồi thì có còn thấy Ta Bà này khổ nữa không, các vị ấy có khổ không?

Phật Thích Ca dạy các pháp là vô ngã, thì là duyên hợp thì thành, duyên hết thì tan, như thế có thể nào tìm ra cái gì là KHỔ và NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ. Đã không có thực cái KHỔ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ thì có xét về chân lý có thật có DIỆT và ĐẠO không?

Như thế, phải chẳng Khổ Tập Diệt Đạo cũng là những danh tự do duyên mà thành hết duyên thì chẳng còn. Và rằng bốn đế này chỉ là phương tiện cho chúng sanh nơi lục đạo thoát ra ngoài. Chứ thực tế cõi đời này, cõi Ta Bà này không có gì gọi là KHỔ, cũng không có gì gọi là KHÔNG KHỔ.

Như thế nếu kẻ tu hành cứ một chiều ca cẩm KHỔ, đó có phải là sai pháp Phật dạy hay không? Rất mong các vị chỉ dạy cho, nếu vị nào biết nội dung Kinh điển Nam Truyền nào giải được chỗ nghi này mong thương tình chỉ giúp alpha với.

Thành kính kinhle
kính bạn alphatran!
câu hỏi của bạn rất hay, với câu hỏi này chứng tỏ nhãn quan về phật pháp của bạn thật thâm sâu. Quansat không biết nhiều về pháp học mà chỉ chú trọng pháp hành nên nếu bạn không chê bai thì cho phép quansat cùng đàm đạo với bạn về vấn đề này bằng những khinh nghiệm trong công phu thực tế còn non kém của quansat được không?


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

quansat đã viết: kính bạn alphatran!
câu hỏi của bạn rất hay, với câu hỏi này chứng tỏ nhãn quan về phật pháp của bạn thật thâm sâu. Quansat không biết nhiều về pháp học mà chỉ chú trọng pháp hành nên nếu bạn không chê bai thì cho phép quansat cùng đàm đạo với bạn về vấn đề này bằng những khinh nghiệm trong công phu thực tế còn non kém của quansat được không?
Chào đạo hữu,

Alpha không được như đạo hữu nói đâu, phiền não còn nhiều lắm, được chia sẻ kinh nghiệm thực tu thì còn gì bằng. Mong hiền hữu đừng quá khiêm hạ.

Rất mong!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

tangbong
Sửa lần cuối bởi quansat vào ngày 01/05/14 06:39 với 1 lần sửa.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Tất nhiên là từ khổ ạ, như đã nói ở trên từ khổ mà đi tới!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Xưa nay mình đi từ KHỔ mà đi tới, vì thế KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO là đề tài gắn liền với mọi tư duy trong 24h/ngày. Lắm lúc nói chuyện chia sẻ với nhau cũng toàn nói về KHỔ. Thế là dần dần tự nhiên thấy mình sống TIÊU CỰC hẳn ra, có xu hướng tránh né cuộc đời. Hóa ra tự ghi lên mặt mình hai chữ YẾM THẾ. Đến đây là nguy cho Phật giáo rồi.
Này các Chư hiền !!! Chẳng phải trong thời Chuyển Pháp luân Thế Tôn tuyên bố rõ rồi sao :
"-- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.
Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn?
Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm

Thế Tôn đã từng trải qua 2 cực đoan này nên Ngài hiểu rất rõ, và Ngài đã nêu lên con đường Trung đạo đầu tiên chứ không phải các Thánh đế liên hệ đến Khổ đầu tiên. Đây là lời tuyên ngôn vì mục đích mở đạo cho đời chứ thực ra 4 Đế- 8 Đạo chưa được khai triển đầy đủ; nghe xong thời Pháp này thì người hữu duyên chỉ thành tựu được Chánh tri kiến (thấy con đường đúng) chứ chưa biết phải tu như thế nào (Thế Tôn giảng rộng ý nghĩa về của 4 Đế- 8 Đạo trong một thời pháp khác).
Như vậy, lời vấn của Chư hiền về một đạo Phật TIÊU CỰC,YẾM THẾ là đã xa rời Trung Đạo, rơi vào cực đoạn mà Thế Tôn khuyên dạy nên từ bỏ.

Ở đây, này Chư Hiền! thuở trước có vị du sĩ ngoại đạo tên là Magandiya cũng từng phẫn não, phiền trách Thế Tôn vì hạnh sống thiểu dục đơn sơ (trái ngược truyền thống lưu truyền trong Kinh điển mà vị ấy được học)
-- Tấm thảm cỏ này trong nhà lửa của Tôn giả Bharadvaja đã được sửa soạn cho ai, hình như là chỗ nằm ngủ của một Sa-môn?

-- Thưa Tôn giả Magandiya, có Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya (Thích-ca). Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Chỗ nằm này được sửa soạn cho Tôn giả Gotama ấy.

-- Thật sự, này Tôn giả Bharadvaja, chúng tôi thấy một sự bất hạnh khi chúng tôi thấy chỗ ngủ của Tôn giả Gotama, một vị phá hoại sự sống (bhunahuno).

-- Này Magandiya, hãy thận trọng lời Ông nói. Này Magandiya, hãy thận trọng lời Ông nói. Nhiều vương tộc trí giả, nhiều Bà-la-môn trí giả, nhiều Cư sĩ trí giả, nhiều Sa-môn trí giả có lòng tin nơi Tôn giả Gotama ấy, và đã tu tập theo Thánh đạo, theo Pháp và theo (chí) Thiện.

-- Này Tôn giả Bharadvaja, nếu chúng tôi thấy mặt Tôn giả Gotama, chúng tôi sẽ nói như sau trước mặt vị ấy: "Sa-môn Gotama là người phá hoại sự sống". Vì sao vậy? Thánh điển của chúng tôi đã truyền lại như vậy.

................

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung75.htm
thời nay, này các Chư hiền! lời vấn của Chư hiền cũng tương ưng lời phiền trách phẫn não của vị du sĩ ấy; như vậy là sự thiếu hụt, như vậy là sự khiếm khuyết của Chư hiền đối với giáo pháp Bậc đạo sư.

ở đây, này các Chư hiền! Thế Tôn nói về Khổ là một Sự Thật khách quan ở đời, và được gọi với một cái tên triều mến là "Khổ ĐẾ" (Chân Lý về Khổ). Sự thật này không phải chỉ người tu mới thấy, mà người thế tục cũng nhìn thấy với nhiều phương diện sai khác.
Trong đời này Chư hiền có từng nghe chăng, con người ta sống với đầy những than van chán nản; bước ra đường là nghe người ta mở miệng than 'Kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao, thất nghiệp đầy đường, tai nạn trộm cướp tràn lan, tham nhũng, bệnh thành tích, mua quan bán chức, bệnh dịch đe dọa, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, khói bụi....'
Chư hiền có thấy chăng, nếu mà liệt cái khổ của thế gian cho đầy đủ thì e rằng còn dài hơn Tam Tạng Kinh Điển mà Phật dạy.
Như vậy, này các Chư hiền! Cái sự Khổ là sự thật khách quan ở đời; ai cũng thấy, ai cũng nói chứ đâu phải mình Phật thấy và nói đâu. Cái khác nhau chỉ là sự nhìn nhận và cách giải quyết vấn đề mà thôi. Đức Phật tuyên bố về Khổ và dạy rõ con đường Trung đạo để diệt Khổ (thái độ tích cực) chứ đâu phải than van chán nản rồi bó tay như người đời thường làm. Đó là sự khác nhau rõ rệt
Kính mong Chư hiền khéo tác ý, thọ trì và tuyên truyền đúng Pháp!! kinhle

Từ xưa đến nay, con người ta đã dùng rất nhiều phương tiện để diệt khổ đem Vui cho đời, nhưng tất cả các phương tiện đó đều có sự hạn chế và không diệt tận được Khổ đau:
người nông dân thì giải quyết cái khổ về đói, người thấy thuốc thì giải quyết cái khổ về bệnh, sản xuất máy móc thì giải quyết cái khổ lao động chân tay, người thầy giáo thì giải quyết cải khổ ngu dốt, người kinh doanh thì giải quyết cái khổ về nghèo,... Nói chung con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng nhiều hình thức sai khác đã làm nhiều công việc để đem vui diệt khổ cho đời và phần nào đó công việc của họ có tác dụng; nhưng còn cái khổ "Sinh Lão Bệnh Tử" thì hầu như ai cũng biết nhưng mà chẳng ai có phượng tiện để giải quyết, thế là họ bỏ mặc (thái độ tiêu cực) chỉ biết lo cho cái gánh "sống" má quẳng đi cái gánh "chết" đang liền kề một bên.
Kết quả là họ khổ mà chẳng biết mình Khổ, hoặc là biết mà lại đi 'dùng Khổ để diệt Khổ' thì kết quả sẽ ra sao?? (đây là một dạng của Vô minh)

Như vậy, này các Chư hiền! cái Khổ là một sự thật khách quan mà ai cũng phải đối diện; dù là quá khứ dù là hiện tại, dù là vị lai; nhưng cách dùng phương tiện để giải quyết là khác nhau và kết quả cũng khác nhau.

ở đây, cách lập luận của Hiền hữu alphatran không thích hợp. Hiền Hữu có nói rằng:
"Phật Thích Ca dạy các pháp là vô ngã, thì là duyên hợp thì thành, duyên hết thì tan, như thế có thể nào tìm ra cái gì là KHỔ và NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ. Đã không có thực cái KHỔ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ thì có xét về chân lý có thật có DIỆT và ĐẠO không?

Như thế, phải chẳng Khổ Tập Diệt Đạo cũng là những danh tự do duyên mà thành hết duyên thì chẳng còn. Và rằng bốn đế này chỉ là phương tiện cho chúng sanh nơi lục đạo thoát ra ngoài. Chứ thực tế cõi đời này, cõi Ta Bà này không có gì gọi là KHỔ, cũng không có gì gọi là KHÔNG KHỔ."
cũng như một người có thế nói: "vạn pháp vốn Vô thường, cái Khổ cũng là Vô thường; như vậy, thời bây giờ thấy Khổ nhưng chờ Vô thường đến là hết Khổ; chúng ta đâu cần phải làm gì" :)

cách lập luận (dùng Pháp ấn) như vậy nghe có vẻ hơp lý nhưng kỳ thực là sai Đạo lý (vì dụng sai phương tiện). Đực Phật dạy về Vô thường, Khổ, Vô ngã để hướng về hạnh sống nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng tri, giác ngộ, Niết Bàn; chứ không phải dùng làm phương tiện lập luận để đưa đến thái độ thụ động, không làm gì cả. Như vậy thì Chánh pháp đem dùng theo cách sai pháp thì cũng thành Tà Pháp. :)

này các chư Hiền, hãy tác ý và học tập ý nghĩa về Vô minh !

"Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh?
Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh."

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm

ở đầy, vấn đề xuyên tạc, hiểu lầm về đạo Phật cũng giống như một người đang say mà chẳng biết mình say. Thôi thì hãy giữ lòng buông xả nếu như Chư hiền chưa đủ duyên nhiếp phục các vị ấy.

Ở đây, này các Chư hiền! thật quá xa chính là Hỷ Lạc của bậc Thánh so với cái thấy biết của phàm phu ở đời; một thời tranh luận sau đã được khởi lên giữa các Nigantha và đức Thế Tôn:
Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'

--"Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?

--"Này Hiền giả, không thể được.

--"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?

--"Này Hiền giả, không thể được.

--"Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm.
Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?

--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara."

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
như vậy, này các Chư hiền! thật quá xa chính là hạnh phúc của phàm phu so với hạnh phúc của bậc Thánh!! kinhle

lại nữa, này các Chư Hiền! một thời Thế Tôn đã răng dạy và sách tấn Tôn giả Anuruddha như sau:
...........

4. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.

5. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, diệt tầm diệt tứ, Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

6. Khi nào, này Anuruddha, khi nào Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba.

7. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

8. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, tấm y lượm từ đống rác lên của Thầy sẽ giống như tủ áo đầy những vải có nhiều màu sắc của người gia chủ hay con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

9. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, các món ăn từng miếng Thầy khất thực được sẽ giống như món cơm bằng gạo trắng, các hạt đen đã được lượm sạch, với nhiều loại súp, với nhiều loại đồ ăn của người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

10. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, chỗ nằm dưới gốc cây thầy sẽ giống như nhà có nóc nhọn, có trét hồ trong ngoài, cửa được cài then, cửa sổ được đóng lại ngăn chặn gió của người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

11. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, giường nằm và chỗ ngồi trải với đệm cỏ của Thầy sẽ giống như ghế dài, nệm trải giường nằm bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm thảm với đầu che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ của các người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

12. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, dược phẩm nước tiểu hôi của Thầy sẽ giống như các loại dược phẩm của các người gia chủ, hay của con người gia chủ, như thục tô, sanh tô, dầu, mật, đường bánh, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 8-0103.htm
như vậy, này các Chư hiền! trong khi vị du sĩ ngoại đạo Magandiya nhìn thấy sàn tọa bằng cỏ rơm dành cho 'Sa-môn Gotama' đã khởi lên bất mãn phẫn nộ thời chính vị ấy đã răng dạy đệ tử tăng thịnh các Thiện pháp, đạt được đại tự tại an ổn dù với bất cứ hoàn cảnh ăn ở nào.
như vậy, thật quá xa là hạnh phúc của phàm phu so với đại tự tại an lạc của bậc Thánh! kinhle

và này các Chư hiền! trả lời cho vấn đề "Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN" Thế Tôn từng tuyên bố dứt khoát và rõ ràng:
Này Bhaggava, Ta tuyên bố như vậy, Ta quan niệm như vậy. Nhưng một số Sa môn, Bà la môn lại bài xích Ta một cách không thật, trống không, hư ngụy, giả dối: "Sa môn Gotama và các vị Tỷ kheo là điên đảo. Sa môn Gotama đã tuyên bố: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh".
Nhưng này Bhaggava, Ta không có nói như vậy: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là bất tịnh."
Này Bhaggava, Ta nói như sau: "Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết mọi vật là thanh tịnh"

http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong24.htm
như vậy, này các Chư hiền! là quan điểm của Thế Tôn, là đạo lộ Thế Tốn đã đi qua và khuyên dạy các đệ tử,

như vậy là vừa đủ để Chư hiền tinh cần tinh tấn, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Kính chúc Chư Hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn!!

:)


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

tangbong
Sửa lần cuối bởi quansat vào ngày 01/05/14 06:39 với 1 lần sửa.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
VoMinhDaCheMo đã viết: Nam Mô Tôn Giả Anuruddha, Bậc Araham.
Nam Mô Tôn Giả Kimbila, Bậc Araham.
Nam Mô Tôn Giả Nandiya, Bậc Araham.

kinhle kinhle kinhle
Lành thay Hiền hữu! thật khéo lành khi Hiền hữu nhớ đến danh xưng của 3 vị tôn giả Anuruddha! kinhle

Một thời, Thế Tôn đã tán thán 3 vị tôn giả với sự tán thán tối thượng:
-- Sự việc là như vậy, này Digha, sự việc là như vậy, này Digha;
này Digha, nếu gia đình nào, ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Này Digha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu thành phố nào... nếu quốc độ nào... nếu tất cả Sát đế lị... nếu tất cả Bà-la-môn... nếu tất cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ đà (Sudda)...
Này Digha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.

Này Digha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào?
--Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung31.htm
thật lành thay khi nay Hiền hữu nhớ nghĩ đến 3 vị tôn giả với tâm niệm hoan hỷ. kinhle

Mong rằng với Thiện nghiệp như vậy, Hiền hữu cùng các vị thân bằng quyến thuộc sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài !!!

:)


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

.
Sửa lần cuối bởi quansat vào ngày 01/05/14 07:23 với 1 lần sửa.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách