Bùa, Chú có thật hay không?

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
TramLuan
Bài viết: 34
Ngày: 04/01/10 03:27
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Autralia
Nghề nghiệp: IT Professional

Bùa, Chú có thật hay không?

Bài viết chưa xem gửi bởi TramLuan »

Tôi tin rằng tất cả mọi người, trừ trẻ thơ, đều đã từng nghe qua hai chữ: BÙA, CHÚ.

Ngay cả người tây phương cũng có ý niệm về BÙA, CHÚ như trong phim The Mummy (xác ướp Ai-Cập),
hai quyển sách Black Book of the Dead và Golden Book of Amun-Ra biểu tượng cho BÙA và
những âm thanh được đọc ra thành tiếng từ những văn tự trong hai quyển sách đó là CHÚ.

CHÚ là những âm thanh, tín hiệu có những năng lực nào đó mà người thường không giải thích được.
BÙA là chữ hay ký hiệu tượng trưng cho CHÚ được vẽ, viết hay khắc trên giấy, vải, gỗ, đá, v.v.

Bạn đã nghe qua hay đã từng gặp hoặc xử dụng BÙA, CHÚ hay chưa? Những thứ này có thật không?
Những tò mò, thắc mắc như vậy chắc hẳn đã nhiều lần khuấy động tâm tư của bạn.
Khi đọc tới đây hầu hết, trừ những bạn đã và đang hành trì một số thần chú trong kinh Phật,
các bạn có lẽ nghĩ rằng: "thằng cha này đang nói chuyện Tề Thiên Đại Thánh".

Xin thưa: tất cả mọi người trên thế giới này đã và đang xử dụng BÙA hằng ngày mà không hề hay biết!
Thứ BÙA mà bạn đang xử dụng mỗi ngày chính là TIỀN.

Xin khoan, chớ vội phê bình đúng, sai. Hãy dùng 20, 30 giây yên lặng suy nghĩ:
Tại sao chỉ là một mảnh plastic hay giấy, được in hình, chữ, số với màu sắc như thế, như thế...
lại có năng lực sai khiến con người làm chuyện này, chuyện nọ và biến đổi thành những thứ vật dụng mình cần? Đây không phải là BÙA hay sao?

TIỀN đích thị là BÙA của người thế gian!!!

Khi một người, một nhóm, một cộng đồng, một quốc gia thừa nhận (ấn chứng) cho một vật có một giá trị nào đó, thì vật đó trở thành BÙA có giá trị trong thế-lực của cá nhân đó, nhóm đó, cộng đồng đó, quốc gia đó.
Thế: là phạm vi thuộc về chiều rộng.
Lực: là sức mạnh thuộc về chiều sâu.

Tiền Mỹ (US currency) có thế hơn tiền của các quốc gia khác vì được công nhận khắp nơi.
Nhưng trong phạm vi nước Việt Nam, đôi chỗ, đôi lúc lực của nó không bằng tiền Việt.
Thí dụ: USD $1 = $20,000 VN, nhưng nếu dùng $1 dollar mua một món đồ trị giá $20,000VN
có khi không được vì có nơi không chịu nhận, hoặc nếu nhận chỉ xem nó tương đương với 17, 18 ngàn VN.

Nếu thấy, tin được điều này thì sẽ tin thần chú trong kinh phật là thật, chẳng sai.
Chú của chư Phật, Bồ-tát là những lời nói, âm thanh đã được các ngài dùng công đức, thần lực
ấn chứng vào đó, cũng như ở thế gian chính phủ dùng vàng ấn chứng trên tiền.

Mỗi khi xài tiền, bạn có cần ông tổng thống hay thủ tướng đứng bên cạnh bạn, chứng nhận
với người bán hàng là tiền của bạn đang dùng có giá trị hay không? Tất nhiên là không.
Cũng như thế, khi đọc chú, không nhất định phải có Chư Phật, Bồ-tát đến mới linh ứng,
tuy rằng có một số thần chú, như chú Đại-Bi, Bảo Khiếp Ấn v.v, chư Phật, bồ-tát, do bản nguyện xưa,
đến để làm chứng hay gia trì cho người trì tụng.

Nếu bạn dùng $100 dollars cho một người ăn xin, tờ giấy bạc đó có bị
mất hay giảm giá trị đi vì người ăn xin không hề làm việc hay không?
Dĩ nhiên là không vì giá trị của nó tiềm ẩn trong Pháp ($100 dollars),
không liên can gì đến người cho và người nhận.

Vậy thì còn gì để nghi ngờ trong việc tụng kinh, trì-chú, niệm Phật hay làm các công đức khác
để cầu siêu cho người thân? Hoặc nghi ngờ mình là phàm phu làm không linh, không bằng thánh tăng
hay cao tăng đắc đạo?

Điều này gọi là theo Pháp không theo người, hay nói nôm na theo kiểu thế gian là:

Không cần biết em là ai, không cần biết em từ đâu, không cần biết em ngày sau...

A Di Đà Phật.

Sydney 3:41pm, 31/7/2014.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Bùa, Chú có thật hay không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

*Quan điểm của đạo Phật về các đạo mang tính thần quyền như Lỗ Ban, Năm Ông

Phật giáo không bài xích tôn giáo nào, nhưng tuyệt đối không khuyến khích tín đồ đặt niềm tin ở những tôn giáo mang tính thần quyền như Lỗ Ban, Năm Ông. Các đạo như trên đúng ra không được gọi là “đạo” hoặc “tôn giáo”, vì thiếu hẳn vị khai sáng và những vị kế tục cũng như tông chỉ.

Vì các bùa chú “Lỗ Ban” và “Năm Ông” theo dạng “bí truyền” nên tài liệu về các đạo bùa chú này không có nhiều, có thể nói là không có. Thầy được nghe nhiều Phật tử đã từng theo các đạo bùa như Năm Ông hoặc Lỗ Ban kể lại những giới điều như không ăn thịt chó, không được ăn thịt trâu, không được đi dưới dây phơi đồ… Cũng tuỳ theo đạo đức của từng người mà sử dụng bùa chú khác nhau. Nhiều người luyện các pháp tà ma ác độc như luyện thiên linh cái để điều khiển các oan hồn uổng tử làm vây cánh cho mình, tạo nhiều điều bất thiện trong kiếp này, ví dụ luyện thiên linh cái để làm các việc phi pháp như trộm, cướp, tà vạy hoặc vay mượn sức mạnh của họ để đánh bại đối phương khi thi đấu võ thuật.

Qua đó, chúng ta thấy các bùa ngãi bị những người không tốt, sử dụng không đem lại thiện ích cho con người, mà chỉ là một phương tiện để tạo thêm tội lỗi, ác nghiệp cho mình và cho người mà thôi.

Chính vì vậy mà Phật tử khi quy y Tam Bảo ở Việt Nam, đặc biệt Phật giáo Đại Thừa cũng như hệ phái Khất Sĩ luôn đính kèm câu:
Quy Y Phật từ nay cho đến trọn đời, không quy y trời, tiên, thần, quỷ, vật.
Quy Y Pháp từ nay cho đến trọn đời, không quy y các tà thuyết, ngoại đạo, tín ngưỡng dân gian và các chủ nghĩa khác.
Quy Y Tăng từ nay cho đến trọn đời, không theo Thầy tà, bạn xấu và các vị không có niềm tin đối với Tam Bảo.

Do đó, một Phật tử chân chánh cần phải hiểu rõ giáo lý của đạo Phật để tu học, không bị lạc dẫn trước những tà thuyết lạ mắt, êm tai của các tôn giáo khác. Ví dụ theo các vị tu theo đạo bùa Lỗ Ban hoặc Năm Ông hoặc các bí thuật kêu gọi tà ma của những dân tộc thiểu số ở trên các vùng cao nguyên.

Tuy nhiên, một Phật tử chân chánh cũng không nên dụng tâm khen mình, chê người chuốc lấy khẩu nghiệp và có thể mang hoạ về sau. Người xưa nói, “Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng”, nên Phật tử khéo và cẩn thận lắm thay!

*Đeo bùa tụng chú có thể giải nghiệp hay không?

Đến khi nghiệp đã đến thời kỳ chín muồi (dị thục) thì “dù lên trời, hay lặn xuống đáy biển, hay trốn vào hang sâu núi thẳm cũng không trốn khỏi ác nghiệp đã gây” (Kinh Pháp Cú, số 128). Giả như vợ chồng ly tán, làm ăn không phát đạt mà cứ lo đi tìm thầy bùa đeo ngãi, Thầy bảo đảm với Phật tử, điều đó vô hiệu! Nếu có hiệu năng chăng là do người đến xin bùa được ông Thầy hướng dẫn bây giờ gia đình ly tán, vợ con chết chóc nhiều là do các nghiệp ác đã tạo, bây giờ lo làm phước như bố thí, cúng dường, ăn chay, niệm Phật cho nhiều,v.v.. nhờ công hạnh đó mà nghiệp kia tự nhiên thay đổi. Một Phật tử không gieo tạo các công đức, dù có van xin Tam Bảo đi nữa, thì Phật, Bồ-tát cũng không cứu nổi, huống gì bùa chú của Năm Ông hay Lỗ Ban. Nếu tự thân mình, trong thì biết tu tập như biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, thông cảm nhau, trì trai giữ giới, niệm Phật; ngoài thì thương người, giúp đỡ người khốn khó, bệnh hoạn, tật nguyền, cô nhi, quả phụ, làm các công ích xã hội như đóng góp xây dựng các bệnh xá, dưỡng lão, học đường, v.v... Đối với các bậc đạo cao đức trọng một lòng tôn kính, cúng dường. Rộng hơn nữa là rải tâm thương yêu đến các loài hữu tình khác như các loại quỷ thần, ma quái. Được như vậy thì dầu chúng ta không có xin bùa, đeo ngãi, trì chú thì các duyên lành cũng đến, khiến cho đời sống thuận hoà, êm ấm, hạnh phúc. Ngược lại, dù chúng ta có chạy Đông chạy Tây kiếm tìm thế giới ngoại tại can thiệp cũng vô ích, nếu có hiệu quả chăng cũng chỉ là giai đoạn nhất thời thôi.

TK. Giác Hoàng


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
dungtroy
Bài viết: 2
Ngày: 22/08/14 03:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội

Re: Bùa, Chú có thật hay không?

Bài viết chưa xem gửi bởi dungtroy »

Bùa chỉ có tác dụng trong một số trường hợp nào đó thôi, chứ không hoàn toàn sẽ thành công; mình đề cao vấn đề làm từ thiện thành tâm


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]30 khách