Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vào những năm 1930 – 1940, sự kiện xá lợi Phật xuất hiện tại miền Nam Việt Nam đã khiến người dân một phen xôn xao. Bởi, việc thỉnh xá lợi của đức Thích Ca Mâu Ni từ tháp Bodhi Gaya (nơi đức Phật thành đạo) thuộc Népal, từ xưa cho đến nay chưa từng có tiền lệ.
Vị thiền sư đã thực hiện điều này chính là thiền sư Nhẫn Tế – người được mệnh danh là “Tam Tạng của Việt Nam”. Sở dĩ vậy, là vì ông đã một thân một mình hành hương từ Việt Nam, sang tận Népal, Ấn Độ để được tận mắt chiêm bái đất Phật, và thỉnh kinh về nước.

Hình ảnh được cho là những hạt xá lợi Phật linh thiêng
Ông còn có tên khác là Minh Tịnh – Trụ trì đời thứ nhất tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Theo các tín đồ Phật giáo, thì xá lợi Phật chính là kết tinh hồn thiêng của đức Thích Ca Mâu Ni sau khi ông viên tịch. Kinh sách ghi lại, xá lợi Phật có đến 84000 viên và được coi là một bảo vật quý giá, linh thiêng bậc nhất trong nhà Phật. Đặc biệt, đây là dạng vật chất có độ cứng vô cùng lớn, lại phát ra ánh sáng muôn màu.
Điều này khiến nhiều nhà khoa học phải vào cuộc. Nhưng tất cả ghi chép, biên khảo, nghiên cứu đều không thể xác định được loại vật chất cụ thể của các tinh thể trên. Do vậy, cho đến nay, giới khoa học vẫn chấp nhận gọi đó là “xá lợi” – theo tên các tín đồ Phật giáo đã đặt ra.

Khu mộ Nhẫn Tế thiền sư tại chùa Thiên Chơn, Bình Dương
Chúng tôi đã đến chùa Tây Tạng, Bình Dương với hy vọng sẽ có thêm thông tin và tận mắt chiêm ngưỡng những hạt xá lợi Phật quý hiếm nhất thế giới này.
Hòa thượng Thích Chơn Hạnh, trụ trì đời thứ 3 của chùa Tây Tạng cho biết: “Từ xưa cho đến nay, có rất nhiều nhà sư từ mọi miền thế giới đã về đất Phật chỉ để một lần được nhìn thấy hạt xá lợi linh thiêng mà còn rất khó khăn. Vậy mà chẳng hiểu vì sao tổ sư lại thỉnh được xá lợi Phật về Việt Nam”.
Hành trình thỉnh xá lợi Phật được thiền sư Minh Tịnh chép lại cặn kẽ trong cuốn Sự tích Tây du Phật quốc được lưu hành rộng rãi trong giới tăng ni, Phật tử. Theo đó, chính tâm lành của thiền sư và may mắn trăm năm có một, ông đã thỉnh được xá lợi từ tháp Bodhi Gaya thuộc Népal, về tới miền Nam Việt Nam.
Vẻ đẹp đã đi vào huyền thoại của xá lợi Phật được thiền sư Nhẫn Tế ghi lại: “Xá lợi có hào quang ngời chói, màu hồng bạch tốt tươi, dầu cho ngọc dồi cũng không tày. Vật vô giá quý thay!…”.
Trụ trì Thích Chơn Hạnh cho biết, những hạt xá lợi Phật do tổ sư Minh Tịnh mang về được niêm phong kín trong bảo tháp. Bảo tháp này được đặt trên đỉnh cao nhất của mái chùa, phía sau thánh tượng ngũ trí Như Lai (5 vị Phật thiền).
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng xá lợi Phật, vị trụ trì đã xá dài và rằng: “Dù bảo vật bấy lâu nay vẫn rất gần nhưng chính tôi cũng chưa được tận mắt nhìn thấy xá lợi Phật. Bảo tháp cất giữ xá lợi Phật được niêm phong bằng bùa linh, và các thế hệ trụ trì luôn gìn giữ lời hứa thiêng liêng là không bao giờ được mở niêm phong để chạm vào bảo vật”.
Giải mã xá lợi Phật
Theo tài liệu của Hòa thượng Thích Chơn Hạnh sưu tầm được từ trong và ngoài nước, thì khi xá lợi xuất hiện, người ta đã không tin và chấp nhận sự tồn tại của những hạt tinh thể huyền bí này. Vào năm 1997, W.C Peppé, một nhà khảo cổ học người Pháp đã tìm thấy những viên xá lợi được đựng trong một chiếc hộp bằng đá khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal.

Bảo tháp cất giữ xá lợi được đặt phía sau thánh tượng ngũ trí Như Lai, trên mái chùa Tây Tạng, Bình Dương
W.C Peppé ghi chép lại rằng: “Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi. Theo bản dịch dựa trên Phật quang từ điển, những văn tự có nội dung như sau: “Đây là xá lợi của Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”.
Phát hiện trên, đã buộc khoa học hiện đại phải thừa nhận việc phân chia xá lợi Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại là có thật. Cũng theo ghi chép của W.C Peppé, sau khi mở hộp, các hạt xá lợi được cho là của đức Phật vẫn nguyên hình, nguyên sắc như mô tả trong lịch sử Phật giáo dù đã cách thời điểm đó hơn 2.500 năm. Những điều này, cũng được Nhẫn Tế thiền sư của chùa Tây tạng ghi lại trong cuốn Sự tích Tây du Phật quốc.
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết để giải mã xá lợi. Một trong số đó là giả thuyết cho rằng do thói quen ăn chay của các vị tu hành. Người ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi.
Tuy nhiên, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ. Bởi nó không thể giải thích được việc có rất nhiều người ăn chay trên thế giới mà sau khi mất đi, hỏa táng không hề để lại xá lợi.
Không chịu thua trước “ẩn số” mang tên Xá lợi, các nhà y học lại tiếp tục đưa ra giả thuyết, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Và khi hỏa táng các hạt sỏi này không tiêu hủy được nên còn lại trong đám tro tàn.

Một số dạng tinh thể được cho là xá lợi của đức Phật và các vị cao tăng sau khi viên tịch
Tuy nhiên, phán đoán này cũng đi vào ngõ cụt khi trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên cũng không hề phát hiện thấy có xá lợi.
Để trả lời những thắc mắc xung quanh nguồn gốc của loại tinh thể huyền bí này, Phật giáo cũng đưa ra những quan điểm riêng. Theo đó, họ cho rằng, không phải bất kỳ nhà tu hành nào sau khi viên tịch cũng để lại những hạt xá lợi. Mà những hạt vật chất kỳ bí này chỉ xuất hiện khi hỏa táng những bậc cao tăng đã trải qua quá trình tu hành và khổ luyện.
Và cho đến ngày nay, sự tồn tại của những hạt vật chất mang tên xá lợi, với ánh sáng huyền ảo, không rõ thành phần vật chất … mang đầy dấu ấn tâm linh vẫn là một thách thức đối với các nhà khoa học.
Tuy không thể giải mã nổi những bí ẩn về huyền tích xá lợi Phật, nhưng hy vọng ghi chép về những hạt xá lợi Phật quý hiếm nhất thế giới tại Việt Nam, sẽ giúp độc giả có cái nhìn đa diện hơn về loại vật chất kỳ bí này.
(Theo Một Thế Giới)

Xin xem link sau có hình ảnh .
http://nguyentandung.org/di-tim-nhung-h ... n-nam.html


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Bác binh sửa lại tiêu đề bác ơi! :)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xá Lọi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

thanhtinhtam đã viết:Bác binh sửa lại tiêu đề bác ơi! :)
Ngày xưa thì Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng là duy nhất ở miền Nam.
Nhưng bây giờ có nhiều chùa đã thỉnh Xá Lợi Phật về rồi. Ở Vũng Tàu cũng có một bảo tháp thờ Xá Lợi Phật nên Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng không còn là duy nhất nữa. cho nên nói là Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng thì đúng hơn.
Cảm ơn đ/h góp ý.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

:D :D :D


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

thanhtinhtam đã viết:Bác binh sửa lại tiêu đề bác ơi! :)
Như ý Cát Tường đã viết::D :D :D
Nói tu thì dễ nhưng thực hành khó quá, phải không ta ./..,., ? Hề hề.

Ở chủ đề http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 42&t=10830 chữ Xá Lợi thiếu dấu. Sư phụ Bình thấy chưa.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hê hê , thấy rồi.
Cảm ơn ! Sao không nói sớm ?
tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Xá Lợi Phật tại chùa Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

chùa Tây Tạng, ở Bình Dương này ở trên ngọn đồi nhiều cây xanh, chim chóc rất hoan hỷ


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách