đường xưa lối về

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
chenjinhui
Bài viết: 1
Ngày: 27/12/14 18:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

đường xưa lối về

Bài viết chưa xem gửi bởi chenjinhui »

Những bước chân đang bước tới và đang bước về nơi theo ý hướng , mỗi bước luôn đi thẳng và song song với những bước trước sau , mỗi bước đều là mỗi dấu vết để lại trong đất trống .
Đường đi lối về chính là để nhận rõ được những ý tâm , xóa sạch những dấu vết nhiễm mờ trên đất trống .
Này các bạn , bước chân chúng ta đang bước , chính là những nhơn quả mà chúng ta đang đối đầu,những dấu vết để lại là những dấu mờ trong tâm thể .
Đường đi chính là những bước đi luôn nhận rõ , để mà trở lại lối về trong lối thoát .
Các ý hạnh đều từ tâm sanh , từ sự tiếp xúc , thấy biết nghe biết mà hiện lên các ý,lập ra các ý hạnh qua lại , nên ý chính là các nhơn duyên,các cảnh giới , các pháp tướng .

Ngay trong các nhơn duyên pháp tướng , mà không nhận rõ , là tự tìm đến sự chướng ngại , vì sự chướng ngại đó là ở nơi các nhơn duyên và tướng pháp .
Như đất trống thì không có các trạng thái xấu đẹp hay thông khuất , khi từ đất hiện lên các cây cỏ , thì mới tạo thành những hoa màu qua lại , lập thành các trạng thái , xấu đẹp , lớn nhỏ , từ đó nhơn duyên đồng hiện , pháp tướng đồng sanh , các pháp tướng như thế nào , cũng từ sự thấm duyên của mảnh đất mà tạo thành , nên khi mảnh đất đã tạo ra các nhơn duyên , thì sẽ lập thành các trạng thái , thông hay khuất cũng từ đó mà có.
Tâm ý chính là phương tiện mà cũng chính là sự chướng ngại.
Như lửa có thể thắp sáng nhưng vẫn có thể thiêu đốt , mỗi nhơn duyên pháp tướng đồng có hai mặt , trong hay có dở , trong dở có hay ,
nên khi qua lại trong Các nhơn duyên pháp tướng luôn phải sáng thông rõ được hai mặt , thì mới không bị rơi vào sự lầm chấp.
Đạo chính là phải nhận được chính gốc thể và phải thông ý , vì ý luôn là các cảnh giới các pháp tướng mà từ tâm lập ra , nên sự che khuất hay thông thoáng cũng từ trong ý này , nên đạo luôn lấy ý làm chuẩn , lấy tâm làm gốc , lấy hạnh làm đầu.
Người tu đạo muốn đạt đến tuệ nhãn thường lấy ý làm tiêu chuẩn , khi biết được gốc thì luôn lấy ý làm thông , luôn nhận được các ý trong khi qua lại với các nhơn duyên , vì ý chính là phương tiện mà cũng chính là chướng ngại.
Khi ý thông thì đó chính là phương tiện trong tâm dụng , còn như ý không thông thì là chướng ngại của tâm thức ,
Như nghiệp cũng từ ý mà thành ,
Tuệ cũng từ ý mà nói , cả hai tuệ hay nghiệp và các cảnh giới cũng từ ý mà qua lại .
Vì từ ý mà hóa ra các thân , tạo ra các cảnh giới , thiên đường , địa ngục , thánh thần , ngã quỷ , đồng từ ý mà hiện , không một nhơn duyên nào mà chẳng phải ý , cũng không một pháp tướng nào ngoài ý tâm mà hiện thành , nên ý tức là các nhơn duyên , cảnh giới qua lại .
Này các bạn , muốn thông được ý , thi luôn phải biết phản sáng mình trong từng niệm tâm , nhận xét lại với cái thấy biết của tâm , nói gì , làm gì , thường phải biết nhìn lại , nhờ có công phu hàng ngày , thì tâm ý mới thông , người tu trí tuệ , luôn khai sáng từng niệm tâm , đến khi trôi chảy.
Nói đến ý thì không phải dễ nhận ra , vì trong ý tức lý , một khi đã khởi ý , thì ý nào cũng có lý , nên khó nhận được

Đúng sai , thường bị rơi vào cái chấp thấy , luôn tự thấy hay dở , không phân biệt được.
Vì ý là tướng trong vô tướng , như có mà không , chẳng giống như những hình tướng màu sắc bên ngoài mà chúng ta có thể phân biệt , nên khó nhận định một cách rõ ràng.
Người có thể trôi chảy trong tâm ý , cũng từ công phu quá trình tu tập quán chiếu hàng ngày , dần dần mới tỏa sáng được ý tâm . Thông trôi các pháp , cũng nhờ sự nhận xét quán cảnh khai tâm , mới bước vào nhất điểm linh quan , một niệm chiếu sáng .
Người tu trí tuệ luôn phải phản sáng mình trong từng niệm tâm , không phải bằng nghe mà hiểu , học mà biết , vì tu trí không phải bằng cái biết để tu , mà phải thông ngay cái biết , nếu chỉ bằng cái biết để tu , là vẫn còn rơi trong các
Tướng , lệ thuộc nhơn duyên , bởi trí tuệ chính là thông , không lệ thuộc hay chướng ngại trong một pháp tướng nào ,
Trí tuệ chính là sự trôi chảy như dòng nước thông trôi mà không bị một vật gì ngăn lại .
Nói đến trí tuệ là nói đến sự sáng suốt của tự tâm , và cũng từ chính gốc thể , tâm sao thì nhập về vậy , vì trí tuệ chính là ở ngay gốc thể tâm , nên phải thấu rõ được gốc thể tâm mà nhập về trong từng niệm .
Trí tuệ không phải dễ nói , không phải dễ vào , vì không thể bằng một duyên thấy biết gì mà lấy đó làm tuệ .
Vì tuệ vốn không , cái không này không phải là có hay không , mà là không chướng ngại , nên luôn trôi chảy.
Người muốn tu tuệ , thì phải thấu rõ được gốc tâm , từng niệm tâm khai sáng mà nhập về chính gốc thể đó ,
Vì tuệ tức tâm , tâm tức tuệ .
Người tu nếu biết tự nhận xét , biết quán cảnh khai tâm thì ý tâm dần dần sẽ được trôi chảy , đến khi trôi chảy các ý tâm , thì mới thật sự trở lại chính mình , bởi tâm vốn vô niệm , vô tướng , không một vật gì , nên phải khai thông chính ý tâm , không còn sống trong một niệm mê chấp , niệm niệm luôn thông suốt , thì mới không còn bị rơi trong các nhơn duyên , mới có thể tự tại trong các nhơn duyên qua lại , tự nhiên trong các pháp .
Phàm người tu trí luôn phải sáng thông mình , làm gì nói gì , đều phải nhận biết được hay dở của các ý niệm , khi qua lại với các nhơn duyên , tiến lùi phải biết tùy duyên , nắm buông phải biết tùy lúc , tâm không bị chướng trong một niệm tâm cố định , vì tâm chúng ta vốn vô niệm , không thuộc một niệm nào , nên không thể rơi vào một niệm tâm cố Chấp , chỉ bằng một niệm tâm chấp thấy , là tự tìm đến sự chướng ngại , lệ thuộc nhơn duyên , liền đánh mất thể dụng .
Như căn nhà trống , không bị một bức tường che lại , thì ánh sáng sẽ thông từ trước đến sau , nhưng khi nhà bị bức tường ngăn lại , thì ánh sáng sẽ bị khuất đi , không còn bình thường , nên tâm chúng ta cũng vậy , khi còn trụ trong một niệm mê , liền bị niệm mê đó chướng khuất ngay tâm , dụng tâm sẽ bị giới hạn , nên luôn phải sáng thông từng ý tâm , nếu tu mà không sáng thông ý tâm , dù có trải qua sự tu tập thì vẫn là sống với nhơn duyên , lệ thuộc nhơn duyên chưa trở lại chính mình .
Khi thật sự đã trở lại chính mình , thì không còn bám vào một nhơn duyên sống ngay đó , không trụ một niệm tâm để rơi vào cảnh giới nào lệ thuộc trong đó , phải nhận được tâm vốn không Thuộc một cảnh giới nào .
Nên không chấp cầu để tự lập thành cảnh giới nhơn duyên chướng ngại , trở lại chính mình là thông suốt được các ý tâm , hoàn về chính thể vô ngại .
Không nghĩ thiện , Không nghĩ ác , Không chấp chánh tà , không so sánh lấy bỏ với một pháp nào , vì tất cả các nhơn duyên đều có hay dở , luôn phải nhìn thông được hay dở của các nhơn duyên trong hai mặt , để có thể dụng các pháp qua lại tự nhiên , vì trí tuệ chính là dụng của tâm , là sự qua lại với các nhơn duyên trước mắt , nên dụng tâm như thế nào là ở nơi tâm thể ,
Thông hay chướng , sáng hay tối đều ở ngay ý tâm , nên ý tâm chưa thông thì khi dụng pháp luôn bị chướng ngại , luôn bị các nhơn duyên làm chủ , ràng buộc trong tâm ý .

Sự qua lại đều không lìa tâm ý , nếu ý thông thì mỗi mỗi sẽ thông , ý chướng thì mỗi mỗi cũng sẽ chướng theo , người tu đạo không phải chỉ biết an tâm hay không trụ chấp mà phải thông sáng được ý tâm, vì luôn tận dụng các nhơn duyên qua lại để có đủ phương tiện .
Khi ý thông thì sự qua lại là phương tiện , là diệu dụng , còn ý không thông thì sự qua lại là chướng ngại , là quả báo sai lầm mà chúng ta có thể rước vào .
Tất cả nhơn quả đều từ ý tâm này , tất cả phương tiện diệu dụng cũng là trong ý tâm , nên khi tâm ý sáng đó là phước báu là công đức , như khi tâm ý tối , thì lại là nghiệp lực là họa kiếp mà chúng ta tìm đến .
Đạo trước tiên luôn nói về gốc thể tâm , biết gốc mà giữ , vững ngay nơi an lạc , nhưng khi bước tới , thì lại phải thông sáng từng niệm , vì nếu chỉ biết an tâm ,Mà tâm ý chưa thông , thì vẫn chưa đứng vững trong nhơn quả , sự qua lại vẫn còn bị các nhơn duyên chướng ngại , chưa tự tại trong các nhơn duyên .
Nhơn quả chính là hạnh mà đạo luôn lấy làm đầu , còn ý là các cảnh giới sẽ đi đến nên luôn lấy ý làm chuẩn .
Ý hạnh chính là phương tiện qua lại mà từ tâm lập ra , nên khi ý hạnh chưa thông thì sự qua lại trong các cảnh giới thường là sự sai lầm .
Người bước vào đạo luôn là người sáng suốt , thường tu về trí , lấy tâm làm gốc , lấy trí làm tiêu chuẩn , lấy hạnh làm đầu , luôn biết gốc mà quay về , luôn nhận được ý , đánh thông các ý , trở lại nơi vô nghiệp , vô chướng ngại , luôn biết tất cả cảnh giới đều từ tâm lập , nên rất cẩn thận khi qua lại với các nhơn duyên , luôn sáng thông từng niệm tâm thấy biết , để không tìm đến các hạnh sai lầm , Bị lệ thuộc trong các cảnh giới .
Trí tuệ chính là sự chiếu sáng trong các cảnh giới , nhận biết được mình , trôi chảy trong các ý tâm , mà không còn một niệm tâm mê chướng ngại ,.
Viên mãn của đạo , chính là nói đến tâm ý của chúng ta, đứng vững ngay nhơn quả
Thông suốt các nhơn quả mà không còn rơi kẹt trong một quả báo sai lầm , hạnh luôn lấy làm đầu , ý luôn lấy làm chuẩn .
Người bước vào trí tuệ , luôn phải biết nhận xét , phiền não không ngại , đối mặt với các nhơn duyên trước mắt luôn tự nhiên không ngại cảnh không trốn cảnh , cũng không bằng một phương tiện nào để tu để độ , luôn để tâm tự nhiên , không để tâm lệ thuộc vào một pháp nào để được , không chấp thiên đường , không chấp địa ngục , vì địa ngục thiên đường vốn không , cả hai thiên đường địa ngục đều là sự đối lập qua lại ,
Chẳng phải thật , nên không dính mắt vào một nhơn duyên nào cho là có , cho là phải , chỉ bằng một niệm tâm chấp thấy , liền tự tìm đến nhơn duyên thống trị , chủ thể liền đánh mất ,như ý cũng sẽ trở thành chướng ngại .
Nên tu trí tuệ ,luôn phải bằng tự nhiên qua lại ,thì mới có đủ phượng tiện để nhận ra bản thân hoàn toàn , nếu còn bằng một niệm tâm thấy biết để tu , liền tự giới hạn tâm mình trong thấy biết .
như cây trồng dưới chậu , lệ thuộc vào chậu , thì sự nảy sinh của cây sẽ bị giới hạn ngay đó , không thể theo ý .
Người tu trí không tự giới hạn mình trong một niệm tâm , luôn bằng thể tự nhiên đó mà qua lại để có thể sáng thông được mình , luôn phải biết tận dụng cảnh duyên trước mắt để có phương tiện đào tạo , rèn luyện và khai sáng .
Tâm thức luôn là sự che khuất , là chướng ngại của tâm ,làm cho thần lực tâm suy giảm , đánh mất thể bình an , các tâm thức đều từ duyên sanh , không có nghĩa thật , chẳng phải thật thể , nên tu là phải đánh thông các thức tâm , trở lại thật thể , không để rơi vào duyên sanh , sống trong vô thường .
Đạo là luôn biết được mình ,sáng thông mình , nên người tu trí là luôn phải biết phản sáng ,xét đi xét lại những ý tâm đang thấy biết , nhờ biết bám sát nên mới biết được tâm ,nhờ có phiền não suy xét , nên mới nhận được ý hay dở , biết quán cảnh khai tâm , thì tâm ý sẽ trở nên trôi chảy , có vậy , tuệ tâm sẽ khai ,sẽ thấu suốt được các cảnh giới , trở lại nơi như ý , không còn bị nhơn duyên ràng buộc , lệ thuộc trong vô thường .
Cho nên , những bước đi chúng ta qua lại hàng ngày , chính là những dấu vết ,
Ngay trong các dấu vết đó mà không nhận rõ , là tự bít đi lối thoát của chính mình , trí tuệ chính là thông sáng trong nhơn quả , trở lại lối thoát của chính mình.
Với người tu đạo trước mắt , ít người biết tự phản sáng , chỉ nghe sao biết vậy , thường tu trong cái biết . Nói năng qua lại ít biết suy xét , luôn muốn thanh tâm , lại ngại phiền não , nên ý niệm không thông , luôn bằng thức tâm đó mà cầu đạo , thường sống với bóng đạo , duyên theo vọng cầu , chạy theo dòng duyên sanh lấy đó làm đạo , sống trong ý chấp , người tu đạo luôn chỉ nương theo ngôn ngữ mà cầu đạo , là tự giới hạn mình trong tâm thức , khó mà biết được mình .
Chính đạo là luôn chỉ về tâm nói về ý , các phương tiện của đạo . Ngôn ngữ diễn thuyết là muốn cho chúng ta nhận biết được bản thân chúng ta ,
không phải nói để cho chúng ta dính mắt vào , hay là chấp đó làm đạo , vì đạo luôn là phá chấp, quét sạch những kiến chấp mà chúng ta hằng sống trong nhiều lời , đưa ra ánh sáng , để giúp cho chúng ta thông được ý tâm , trở lại chính thể vô ngại . Nên người nghe đạo phải biết , lời đạo là giúp cho chúng ta nhận biết được bản thể , lại không phải để cho chúng ta lấy đó làm tâm đắc , vì đạo vốn không thể nói , không thể cầu , không có chỗ để nắm bắt , nên không lập ra các trạng thái mà sống ngay đó . Phàm có trạng thái để lập ,là có tướng pháp để trụ , đã có tướng pháp để trụ , là có cảnh giới nhơn duyên ràng buộc ngay đó .
Chính thể vô sanh , bản thể vô ngã , vốn không có ý này ý kia , không thuộc một tướng pháp , một nhơn duyên nào , nên không thuộc một trạng thái nào , vì vậy nên không bị một nhơn duyên một Cảnh giới nào ràng buộc , luôn tự tại trong các nhơn duyên các cảnh giới .
Trí tuệ , chính là thông ngay chính gốc thể đó mà nhập về .
Người bước vào trị tuệ , luôn quét sạch những kiến chấp mê lầm , không tự tạo các thức tâm mà sống ngay đó , vì các thức tâm đều là chướng ngại , đều là nhơn duyên , đều là cảnh giới , mà chúng ta sẽ bị lệ thuộc khi chúng ta tìm đến ,
Thức tâm là từ sự chấp trụ mà sanh ra , nên đã tạo thành nhơn duyên cảnh giới che mờ tâm thể , đó cũng chính là duyên sanh từ sự thấy biết mà duyên khởi .
Lối thoát chính là ở ngay trước mắt , sự qua lại luôn tự tại , với các nhơn duyên qua lại luôn chẳng biết nhau , như cá luôn trong nước , nhưng cá không biết nước , nước không biết cá . Vì cả hai cá và nước không có sự dính liền , như nước không phải đã có sẵn cá ,
Mà cá cũng không phải đã có sẵn dưới nước , vì từ duyên hợp mà tạo thành các vật , như nước hộp với các duyên bên ngoài mà tạo thành cá , và cá cũng từ trong duyên hợp mà tạo thành , như con người vốn không có bầu thai , cũng từ sự kết hợp nam nữ mà tạo thành bầu thai đó
Nên giữa con người và bầu thai không có sự dính liền , cũng từ duyên hợp mà thành , nên ý và tâm cũng chẳng biết nhau , vì không phải tâm đã có sẵn ý này ý kia , cũng từ sự hợp duyên với bên ngoài mà tạo ra các ý , nên ý chẳng biết tâm , tâm chẳng biết ý .
Các vật thể các ý tâm đồng là duyên sanh , không một pháp tướng nào chẳng phải duyên sanh , nên các pháp đều không thật thể , chẳng phải tự nó có .
Vì không thật thể nên mới vô thường , vì không phải tự nó có nên mới không tồn tại ,
như cá trong nước cũng chỉ nương vào các duyên sanh sinh tồn trong một lúc nào rồi cũng hủy diệt .
Phàm có tướng có nhơn duyên đều trong vô thường , nương theo duyên mà qua lại , chỉ sinh tồn trong giới hạn . Bởi thể , đạo luôn phải thấu rõ được chơn thường , ngay thể bất sanh bất diệt , thể đó chẳng phải duyên sanh ,nên không có duyên để diệt , không phải do tạo mới có , nên không có giới hạn sinh tồn .
Pháp tánh vốn không , vốn không một pháp nào là sẳn có của tâm , nên người tu đạo luôn phải thấu suốt được gốc thể thanh tịnh , thông ngay ý mà nhập về .
Thể đạo luôn thanh tịnh , thông thoáng trong mỗi mỗi , vì không có sự giới hạn chướng ngại nên trùm khắp , như nước không nhiễm bùn , trong thông từ trên xuống dưới , thể sáng tự nhiên , qua lại tự tại , vốn không nhiễm , không bị Che khuất bởi một nhơn duyên gì , cũng không có một pháp cố định ràng buộc , nên thể tánh luôn tự tại , bởi không bị một pháp nào ràng buộc , nên mới có thể hóa ra các pháp , chuyển các nhơn duyên tùy thân ý dụng.
Thể tánh luôn bình ổn , an lạc nơi nơi , không có những nghiệp thức sa đọa , cũng không có những tạp niệm che mờ , nên thể vốn bình an như ý .
Này các bạn hãy luôn sáng thông bản thể của chính mình , nhận rõ gốc thể xưa nay . Luôn thông ngay ý mà trở lại nơi vô pháp .
Thể đạo luôn thông sáng
Không nhiễm một pháp trần
Chi sơ tánh bổn thiện
Chẳng qua lại một lời
Nói năng từ duyên khởi
Pháp pháp tựa duyên sanh
Ra vào lại không lối
Các pháp chẳng biết nhau
Xưa nay vốn thanh tịnh
Trước sau chẳng bước vào
Cửa đạo luôn trống vắng
Có không tự tâm thành
Này các bạn , thuyền về đâu là ở ngay lái , chèo về hướng nào thì thuyền sẽ về hướng đó , như tâm chúng ta cũng vậy , tâm sao thì ý vậy ,hễ ý thông thì tâm thông ,ý mê thì tâm chướng , tuy ý chỉ là duyên sanh , không thật thể , nhưng cũng chính là phương tiện qua lại , nên khi đã sáng đạo thì không chấp thật giả , không chấp chơn vọng , luôn biết đó là dụng của tâm để qua lại trong mọi sự, nên luôn sáng thông từng niệm ,để qua lại không mê lầm .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách