TÌM THÁNH TĂNG

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Sự linh ứng của Địa Tạng Vương Bồ Tát


Phật tử Nhuận Mai.

theo niemphat.vn

Phật Pháp nhiệm màu, Phật lực từ bi , có thể không Phật tử nào lại không biết đến . Nếu nói về kiến thức Phật Pháp thì có lẽ những điều tôi biết chỉ là một hạt cát, nhưng nếu nói về niềm tin vào sự từ bi va nhiệm màu của Phật lực thì có lẽ đó là sức mạnh niềm tin và là sự trợ giúp rất lớn giúp tôi có được ngày hôm nay . Tôi rất biết ơn về sự duyên này .

Duyên trong trời đất rộng lắm, và tôi từng bước đi gần hơn Phật Pháp cũng do hoàn cảnh, do duyên đưa đến . Tôi tin rằng, có những thứ không phải tình cờ mà đến, mà là “ duyên “ hoặc “ đã có sự sắp đặt trước . Nói về “ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát “ đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn có lẽ bạn nào cũng đã nghe qua hay vái lạy . Vậy Ngài “ Địa Tạng Vương Bồ Tát “ thì sao nhỉ . Tôi biết đến ngài cũng bởi là “ duyên Phật Pháp “ và ngày càng có nhiều điều linh ứng làm tôi tin hơn, nên hôm nay tôi muốn chia sẽ những gì ít ỏi mà tôi được biết, để hy vọng gửi được điều gì đó tốt đẹp cho các bạn .

Ngài Địa Tạng Bồ Tát là hình tượng” tay cầm châu sáng soi sáng bóng đêm, tay cầm gây vàng để động tan cửa ngục cứu muôn loài chúng sanh “ . Ngài cứu vớt các chúng sanh từ địa ngục cho đến cõi người và cõi trời . Nhưng lúc bắt đầu đọc tụng “ Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện kinh “ thì nói đúng hơn tôi chỉ nghĩ đến những người đã mất là chính , hay chính là các hương linh ( đã quy y Phật tử ) và các vong linh ( chưa quy y ) quanh khuôn viên nhà tôi ở .

Lúc đọc kinh đó tôi chỉ mong rằng các hương linh xung quanh đó nghe thấy có thể tu tập, nhẹ nhàng mà sớm siêu thoát và đầu thai vào làm kiếp người sung túc . Một đứa yếu bóng vía như tôi quả thật lúc đầu đọc tụng tôi cũng sờ sợ, cứ cảm giác có cái gì lởn vởn xung quanh mình, nhưng tin rằng mình không làm sai thì không ai sẽ không hại mình !

Tôi đọc kinh Địa Tạng tầm gần 1 năm, thì cũng đúng lúc ông Nội tôi già mà mất đi. Tôi cầm theo cuốn Kinh ra Huế . Tối tối tôi ngồi trước bàn Phật Quán Thế Âm , và bên cạnh là linh cửu Nội tôi . Nhà Nội tôi ở trong thành phố đông đúc, nhưng nhà lại xây theo kiểu nhà vườn Huế, lúc đó tầm tháng 11 âm lịch, trời rét, nhà nên nhìn ra ngoài đúng là tôi tối đen đen,cạnh bên lại có khe suối , lũy tre gió xào xạc, khuya thì khách đến thăm cũng về hết, còn 2 hay 3 người thân ở lại.

Nhà Nội chỉ có 2 ông bà, hầu như rất rất ít cúng kiêng gì nên theo cảm nhận của tôi thì những vong linh ở đây không được nghe kinh kệ nên chắc cũng “lì” lắm . Tôi một mình trong không gian yên ăn ngồi gõ mõ tụng kinh .. .

Dù kinh này tôi vẫn hay đọc và đọc quen, nhưng không hiểu sao ở đấy tôi đọc cảm thấy khó và mệt vô cùng, không biết thời tiết lạnh hay sao mà lúc đó tôi chỉ có cảm giác lành lành, sờ sợ …nhưng vì mong giảm trừ nghiệp tội cho Nội dễ thanh thản siêu thoát vì trong kinh Địa Tạng có viết “Sau khi họ đã chết, nếu lại có thể trong 49 ngày tu tạo nhiều việc lành cho họ, thì có thể làm cho các chúng sanh đó vĩnh viễn xa lìa đường ác và được sanh vào cõi trời hay nhân gian để thọ hưởng an vui thù thắng vi diệu; quyến thuộc hiện tại cũng được vô lượng lợi ích. “ nên tôi vẫn tiếp tục đọc tụng. (tôi nghe nhiều người nói, nếu không có duyên với kinh Địa Tạng hoặc bị các oan gia/vong linh phá không cho đọc thì người đọc sẽ rất mệt và đau đầu ) .

Mẹ tôi biết Huế là đất thần kinh nên chuyện tâm linh không xem nhẹ được, thấy tôi đêm ngồi đọc, có vẻ mệt thì cũng lo cho tôi. Tôi tưởng tượng cảnh khi đọc các vong linh cứ xung quanh tôi, nếu vong linh thích tu tập họ sẽ nghe và có thể biết ơn mình còn ngược lại họ có thể ngăn cản làm mình mệt mỏi .

Mẹ tôi có vẻ không an tâm cho tôi, dù không nói nhưng tôi cũng hiểu và lúc đó nghĩ thoáng qua, chắc vào Nam lại mình đọc kinh Phổ Môn mà tôi vẫn hay đọc, còn giảm kinh Địa Tạng đi .

Sau khi rời Huế vào Vũng Tàu về lại nhà , tôi đúng là có ý định thôi đọc kinh Địa Tạng thì bổng đêm đó tôi nằm mơ một giấc mơ rất lạ “ Có ai đó bảo tôi rằng, trong khu đất quanh nơi tôi đang ở có một vong linh nhờ hay nghe kinh của tôi mà được siêu thoát , nên họ rất biết ơn , và người đó còn nhắc thêm tôi nhớ tụng “ Chú Đại Bi “ . Tỉnh giấc mơ, tôi biết tôi nên tiếp tục làm gì ! ( Sau này tôi mới biết là trước khi tụng kinh Địa tạng hay kinh gì thì cũng nên đọc Chú Đại Bi trước )

Tôi vẫn tiếp tục đọc tụng kinh Đia Tạng , cho đến một ngày đột nhiên có một sự mất mát đau đớn lớn đến với tôi, đó là sự chia lìa của người thân . Tôi đau đớn vô cùng . Và mọi việc xảy ra giống như một giấc ngủ mơ, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu , có thể thực chứng và tin được . Qua sự việc này tôi càng tin vào Phật lực từ bi và linh ứng của Ngài Địa Tạng hơn .

Tôi đã được báo trước 3 hôm sau ngày người đó mất . Tôi vẫn hay gặp được những giấc mơ báo trước, nhưng thường mơ hồ hoặc cách đó vài hôm hoặc nhớ lại ngay khi xảy ra sự việc . Nhưng lần này đặc biệt là giấc mơ tối qua như thế nào thì hôm sau xảy ra gần như thế đó,mỗi sáng thức dậy thì tôi đã biết hôm nay sẽ có điều gì xảy ra thế nên tôi đi từng bước từng bước để đón nhận sự mất mát đó một cách đau đớn mà có chuẩn bị . Điều gì đến cũng sẽ đến thôi . Sau 3 ngày được giấc mơ gửi báo, tôi đau đớn, mệt mỏi, khóc mờ cả mắt .

Lúc đó tôi đã hờn mà hỏi rằng :” Con đã làm gì sai, mà Ngài cho con sự bi thương lớn này chứ ?” Tôi khá kiệt sức và thiếp đi khi nào không hay . Sau mấy phút mệt thiếp đi tôi mơ thấy, mà đúng hơn là nhìn thấy, tôi mở mắt rõ nhìn, một cảm xúc nhẹ nhàng, không hoảng kinh, nhìn về phía tay phải vách tường phòng ngủ, một luồng sáng màu hồng nhạt rất rõ nét ,( hình dáng người mất) tôi nhìn gần gũi, không hoảng sợ , tôi nghe luồng sắc hồng đó nói rõ ràng từng chữ :” Nếu có tiếp tục sống, thì chỉ cũng thể sống thêm được 6 năm “ , Tôi nhìn ra cửa từ từ tỉnh, tôi hiểu ra một điều rằng , nếu sự ra đi này xảy ra vào 6 năm sau thì liệu tôi có thể sống tỉnh táo được không ?

Vậy là sự ra đi đó là vì tôi ? Không muốn tôi đi đến tột cùng của nổi đau nên đã quyết định cắt sự sống này? Oan gia trái chủ ? Trong kinh viết:” Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào có thể ở trước tượng của Bồ-tát mà trỗi các loại âm nhạc, ca hát, hoặc tán thán và cúng dường hương hoa, cho đến khuyên bảo một người hay nhiều người đồng làm như vậy, thì những người như thế sẽ ở trong đời hiện tại cùng vị lai thường được trăm ngàn quỷ thần ngày đêm hộ vệ và không để cho các việc ác lọt vào tai của người đó. Hà huống là phải tự thọ những tai họa ấy.…” Tôi như nhẹ nhàng hiểu ra !

Người ta bảo “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu “ Mọi việc đến với nhau có khi là duyên , mà cũng có lúc là nợ hay nghiệp . Được ở bên nhau thì phải xem có đủ phúc hay không . Tôi kể Sư Cô và một người bạn giỏi tử vi của tôi nghe . Hai người đều nói rằng, Vị kia có duyên tìm đến tôi nhưng lại chưa đủ phúc để tương ứng cùng với tôi, Đủ Duyên mà thiếu Phúc . Lúc đó tôi cũng không nghĩ gì nhiều. Phúc lớn phúc nhỏ gì cũng là duyên trong đời gặp gỡ, thì cũng là tình cảm mối quan hệ con người mà vì nhau . Bản thân mình lại khó tránh sai sót kiếp này và tội nghiệp tiền kiếp .Thế là Tôi lại làm tiếp những gì mà giấc mơ cho tôi thấy ,và dẫn dắt tôi , tôi đưa lên chùa, quy y theo tâm niệm người đi .Rồi đêm đó mơ thấy hình ảnh người mất hoan hỷ trong bộ áo tràng ở trong khuôn viên chùa mà tôi gửi. Một tuần liền, tôi được báo trước bởi giấc mơ mỗi đêm, rồi tôi làm theo, rồi lại mơ tiếp câu trả lời cho việc tôi làm và họ đã như thế nào .Đặc biệt là cứ mỗi lần tôi thắc mắc đều gì thì điều đó lại trả lời cho tôi qua giấc mơ .

Có lẽ tôi cũng đang dần hoàn thiện tâm ý của người mất. Rồi tôi bắt đầu phát nguyện đọc” Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện ” 7 biến (7 cuốn) và đọc “ Chú vãng sinh” 21 lần/đêm (49 đêm) để hồi hướng cho người mất , lúc đầu tôi tính đọc ở nhà, nhưng sau khi lên Cửu Huyền của chùa ( nơi thờ ngài Địa Tạng và các hương linh ) thì tôi thay đổi ý định .Bởi trong kinh có bảo :” Trong vòng 49 ngày, những người mất họ rất cần thân quyến cuả mình làm phước, tụng kinh để họ giải bớt nghiệp tội “.

Lúc đó tôi nghĩ đến có những người mất chưa được siêu thoát nên tôi quyết định ngồi đọc ở -Cửu Huyền- trước mặt là Tranh thờ Tam Thánh và tượng Ngài Địa Tạng Vương , xung quanh là hũ cốt hoặc ảnh của các người mất gửi ở đây để nguyện cho các hương linh ở đây và các chúng sanh khắp mười phương được siêu thoát, đầu thai hoặc vãng sinh về Tây Phương Tịnh độ ( mấy hôm đầu ngồi run lắm, nhưng được cái Cửu Huyền trang nghiêm ấm áp nên đỡ sợ với lại khi ta quyết tâm làm điều gì vì ai đó thì nó sẽ có sức mạnh rất lớn) . Thế là ngày ngày tôi lên Cửu Huyền lau chùi bàn thờ ngài, quét chùi sạch sẽ, cúng dường và trì tụng kinh Địa Tạng .

Vì trong kinh có viết “ nếu đọc được 3 biến hay 7 biến thì hương linh được hồi hướng đó sẽ được sanh về cõi trời hay cõi người hưởng sự vui sướng vi diệu “. Tôi chú tâm đọc ..Trong thời gian đọc 7 biến kinh, đêm tôi thường mơ thấy những tượng Phật rất đep ( trước giờ tôi rất ít thấy ), giấc ngủ bình an nhẹ nhàng. Lúc tôi đọc gần 2 biến, tôi mơ thấy nhiều đám mây lơ lững trên khung trung màu hồng rất đẹp, tôi thấy rất lạ vì chưa đủ 3 biến mà , nhưng nếu nghĩ lại gần 2 biến của tôi đọc được cộng thêm nhờ các Sư trong chùa hợp lực lại đọc thì cũng đủ 3 biến ,lẽ nào …. ?? tôi cũng chưa dám tin lắm .Vì trong thời gian đó, tôi có 1 câu hỏi thắc mắc rất lớn là, người đã đi như vậy thì e rằng kiếp trước đã phạm vào điều gì sao lại phúc mỏng mà đoản mệnh vậy cơ chứ , lẽ nào gây nghiệp tội gì ?…

Rồi đêm đó tôi nằm mơ thấy cảnh sát sanh , trong đó tôi đi phóng sanh cá lóc, nhưng trong đó có 1 chú cá bị cắt làm 3 vẫn bơi được trong nước ,tiếp tôi thấy được khuôn mặt trong cái khung hình như lúc đưa tang của người đàn ông trung niên xa lạ, cứ nhìn sát mặt tôi,mắt cử động, như muốn nói điều gì, tôi sợ lắm ..Tỉnh mộng không ngủ được cứ nằm nghĩ nghĩ mãi nhưng vẫn không giải hiểu được. Ngày ngày tôi vẫn trì tụng kinh trên chùa . Đến 2 hôm sau bổng đang đọc đoạn trong kinh Địa Tạng :” Nếu Địa Tạng Bồ-tát gặp kẻ sát sanh thì nói quả báo là chết yểu”, thì tôi giật mình dừng lại đọc đi đọc lại và nghĩ đến câu hỏi mình vẫn trăn trở , lẽ nào đó là tiền kiếp của người hiện tại đã mất ? Thế là tôi nghĩ, nếu đã phúc mỏng thì phải nên làm nhiều việc hơn mới mong giúp họ tạo được phúc dày hơn, nếu không lên được cõi trời thì cũng mong họ đầu thai vào một gia đình sung sướng . Tôi tiếp tục trì kinh , cúng dường, phóng sanh …

Khi đọc tầm biến thứ 5 hay 6 gì đó , đêm đó tôi mơ thấy mình đang đọc đến đoạn kinh , chữ to rõ,đúng vị trí trang kinh hiện to dòng chữ trong kinh :“ các Chư Thiên thường theo hộ vệ “rồi lúc đó trong câu văn đó hiện ra rất nhiều đốm sáng màu đỏ như các chú đom đóm bay ra từ trang sách lại gần quanh tôi, một cảnh tượng rất đẹp . Tỉnh dậy quả thật tôi không dám tin gì mơ thấy ,vì nghĩ mình chưa đủ phước hạnh để đều đó là sự thật . ( Chư Thiên là các vị hương linh mà mình hồi hướng nay đã được lên cõi trời ). Đến hôm tôi đọc biến thứ 7, tôi thật sự hồi hộp chờ đợi giấc mơ tối nay. Vì trong kinh có viết :” Nếu người nào đọc đủ số biến thì sẽ được Bồ Tát mách bảo người đó cõi giới mà hàng quyến thuộc đã sanh về “. Đêm đó tôi ngủ bình thường, chẳng mơ thấy gì, nhưng như thói quen tôi thường tỉnh lúc 5h sáng, hôm đó sau tỉnh, tôi lại thiếp tiếp .

Trong giấc mơ tôi thấy một đứa bé trai kháu khỉnh con của một đại gia đình giàu có, có quyền thế . Tôi nhìn nó như xa lạ, như gần gũi, muốn thương nhưng chỉ thể đứng nhìn từ xa vì biết rằng không còn họ hàng với mình, nhưng tâm trạng tôi lúc đó lại rất vui vì được ở trong một gia đình giàu có , thương quý con cái . Tôi mĩm cười yên tâm, vì dù sao cũng được rơi vào một gia đình sung túc, tốt hơn cuộc sống nếu tiếp tục ở hiện tại, thoát khỏi kiếp mệnh ngắn ngủi này … tôi từ từ tỉnh thì cũng đã 6h sáng, tôi nằm nín thêm 5 phút để nhớ lại giấc mơ, đễ ngẫm nghĩ, lòng thanh thản nhẹ nhàng, tâm sâu sắc cảm ơn Ngài Địa Tạng . Sáng đó tôi lên chùa trì đọc thêm biến thứ 8 để cảm ơn Ngài về tất cả.

Trước khi kết thúc biến thứ 7, đêm đó tôi mơ thấy một vị như lính vua chúa xưa ở trên chùa bảo, quanh khu vực tôi ở trước có một vong linh, sau có thêm một vong linh nữa, tỉnh dậy tôi sợ và hoang mang lắm . Thế là đem chuyện này hỏi Sư Cô và cô bạn rành tử vi tâm linh lại đồng bảo, tiếp tục đọc trì Địa Tạng kinh, có lẽ họ muốn được tu tập, muốn được siêu thoát nhưng người nhà họ không ai biết tin mà làm nên đến nhờ mình …hãy giúp họ tiếp họ mà trì kinh.

Trước sự linh ứng của kinh Địa Tạng, tôi lại phát nguyện đọc thêm 7 biến để hồi hướng cho ông bà “ cửu huyền thất tổ “nhà tôi ,cùng các chúng sanh khắp cõi 10 phương ( đồng bào tử nạn ,các sanh mạng yểu mệnh, vong thai nhi bị vứt vưởng,hương/vong linh trong đất đai, oan gia trái chủ ….) với tâm niệm mong họ đừng quyến luyến cái thân thể đã không còn thuộc về họ để thanh thản chuyển kiếp , các sanh mạng bị bỏ rơi xin đừng oán than để được siêu thoát , các oan gia trái chủ đừng oán oán tương báo … nhưng không hiểu sao 2 ngày đầu tôi bị đau đầu sau khi tụng xong, về kể chồng tôi nghe, nghe xong chồng tôi cảm giác không yên tâm và bảo có khi nào những người đó chưa muốn đi, nên họ không vui.

Tôi ngẫm lại, cũng có thể, như những người khi mất mà còn quyến luyến chuyện trần thì khó siêu thoát được . Nên sau khi trì tụng xong tôi khấn rõ Tôi thành tâm hồi hướng công đức trì tụng này để mong giải bớt nghiệp tội của họ, nếu có thể thành người cũng mong là một kiếp người sung sướng, nếu phúc dày thì cũng được lên cõi trời, nên mong các hương linh hoan hỷ đón nhận . Thì đến sau đó đỡ và không còn đau đầu nữa .

Rồi đến biến thứ 7 . Khi đọc biến thứ 7 của lần phát nguyện thứ 2 này tức tổng cộng 2 lần phát nguyện là được 15 biến , đúng vào ngày thứ 21 tính từ khi bắt đầu lên chùa trì kinh kệ, cũng là ngày sau cùng hoàn thành 15 biến phát nguyện . Và ngay trưa hôm đó, vì trưa nào tôi cũng lạy Phật Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên ngoài sân chùa sau khi trì tụng Địa Tạng xong ra về, nhưng đặc biệt lần này mây trắng kết đám rất đẹp sau lưng ngài . Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi bị ấn tượng bởi cảnh này, là duyên Diệu Pháp và cũng có thể là hiện tượng tình cờ thiên nhiên. Ngay tối đó, cũng tầm 5h đến 6h sáng tôi chiêm bao thấy tượng Ngài Địa Tạng hiện ra, môi nhẹ mĩm cười trong chiếc áo cà sa đỏ .

Tôi chắp tay chiêm ngưỡng vẽ đẹp hiền từ bi … Một giấc mơ nhẹ nhàng rất đẹp . . Tôi thầm cảm ơn những sự linh ứng mà tôi đã diễm phúc gặp được như thế này. Tôi mĩm cười nhẹ nhàng , thấy đâu đó sự thanh thản , và sâu sắc cảm ơn Phật lực từ bi và Pháp nhiệm màu không bao giờ bỏ rơi chúng sanh !

Tôi viết xong bài này là vào ngày 28/01/2019 nhưng chừng chừ chưa gửi vội , tôi muốn nán lại xem thử mình có mơ nhắn gì hay không, nên hay không nên gửi lên mạng xã hội . Thế là đêm 28 rạng sáng 29 tôi chiêm bao thấy Tôi đang đứng khấn vái trước tượng Bồ tát Quán Thế Âm thì đột nhiên xuất hiện một người đàn ông tướng tốt, cao lớn, hiền lành phúc hậu . Hình dạng của một thầy tu hành , mặc áo tràng màu lam .

Tôi nhìn khuôn mặt rất quen, rồi nhìn kỹ hơn đó là nét của Ngài Địa Tạng Bồ Tát . Tỉnh mộng tôi nằm thao thức đến sáng . Thật sự lúc đó trong tôi trội lên một cảm xúc rất lạ, ngoài sự tôn kính, thành tâm và ngưỡng mộ Phật lực rộng sâu từ bi của Bồ Tát ra đó là một tình thương mà không ngôn từ nào diễn được, Địa Tạng Bồ Tát quá từ bi, quá vì chúng sanh đến gần gũi mà chẳng quảng ngại khó khăn hay phân biệt gì .Đúng như lời nguyện cao sâu từ bi của Ngài :
” Chúng sinh độ hết
Mới chứng bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát !

Có những việc khi cho đi ta không nghĩ đến sự nhận lại, vì đó cũng là một niềm vui . Nhưng đối với kinh “ Địa Tạng bổn nguyện “ này thì phúc đức mà ta nhận lại khi trì đọc tụng hay chép thì nhiều vô số kể . Kinh viết :” Vào đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào ở trong Phật Pháp gieo trồng căn lành, hoặc bố thí cúng dường, hoặc tu bổ chùa tháp, hoặc sửa sang Kinh điển, cho đến các việc lành chừng bằng một sợi lông, một hạt bụi, một hạt cát, hay một giọt nước như thế.

Như họ có thể hồi hướng đến khắp chúng sanh trong Pháp Giới, thì công đức của người này ở trăm ngàn đời là sẽ thọ hưởng an vui cao thượng vi diệu. Còn như chỉ hồi hướng cho quyến thuộc và gia đình, hoặc lợi ích riêng bản thân, thì quả báo ấy là họ sẽ thọ hưởng an vui ở trong ba đời. Khi xả một thì liền được vạn hồi báo “

Phật Pháp không phải là hễ gặp chuyện sốc thì thống khổ trầm mê trong đó, khi gặp chuyện mềm yếu thì chán nản đời, người tu hành tốt thì phải sửa đổi bản thân và vận mình mình . Cầu không thì chưa đủ, phải gắng tu thân tích đức tạo thiện lành . Nguyện cho mình thì vẫn thiếu, nên nguyện cho các chúng sanh , học đức từ bi bao dung khắp cõi như lời Phật dạy . Phật Pháp là Diệu Pháp giúp chúng sanh giải thoát .

Tôi viết bài này như là một sự biết ơn sâu sắc mà không công quả, công đức , ngôn từ nào có thể cúng dường được và mong các Phật Tử tăng thêm tín tâm cho những thiện hữu tri thức hữu duyên vì “ Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước ; Phật môn tuy rộng lớn nhưng khó độ người vô duyên “ .Những điều kể trên đều là sự thật mà những gì tôi đã trải qua . Riêng vì lý do cá nhân nên tôi xin phép ẩn danh người đã mất mong bạn đọc hiểu cho .

Nếu bạn nào chưa có cuốn Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh mà muốn thỉnh về trì tụng kinh thì có thể gửi thông tin cho tôi qua mail : [email protected] . Tôi sẽ gửi tặng (miễn phí) cho các bạn . Sách chữ tiếng việt dày tầm 250 trang. Nhưng kinh sách không phải tùy hứng tiện mà sở hửu . Sách nên gìn giữ tôn kính thì đó cũng là tâm nguyện của người tặng mong người nhận có thể theo hành Phật Pháp mà được nhiều phúc báo . Hoan hỷ tặng độc giả !

Nam Mô A Di Đà Phật ! Huyền ân này Con xin dùng tấm lòng tôn kính và thanh tịnh xin biết ơn : Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mau Ni Phật, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát, Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát và cùng các chư Vị Phật Bồ Tát .

Con nguyện đem công đức này hồi hướng cho thân quyến của Con và tất cả mọi người đồng kết thiện duyên và nhờ đây thu được lợi ích .
“ Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều tròn thành Phật đạo “

Nam Mô A Di Đà Phật !
PD : Nhuận Mai
theo https://www.niemphat.vn/


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

NHỜ VỢ TU HÀNH MÀ CHỒNG KHỎI HỌA
( trích diễn trong Tục Tạng Kinh - sách GƯƠNG NHÂN QUẢ của NXB Tôn giáo- trang 197)



Vừng đông tỏ rạng, cảnh tịnh êm đềm hòa nhã, bóng nguyệt chói ngời, miền sàng giả càng vẻ vang phong phú, mây che làng cũ, ngất 4 phương trời, hằng nổi tiếng là kẻ thư sinh, xuân tỏa chốn khuê phòng tròn trăm nết đáng nêu danh người thục nữ.

Nguyên tại xứ Giang Hoài có nàng Dương thị, con nhà gia giáo, biết trọng phong hóa lễ nghi, cha đã mất sớm, chỉ còn mẹ già, nên nàng hết lòng cung dưỡng, thần tĩnh mộ khan hiếu đạo trọn bề.

Khi ấy, nàng mới mười lăm tuổi mà đã nổi danh tài sắc hơn người.

Một đêm nọ, nàng suy đi nghĩ lại, xét đời người sinh trong cõi tạm này, có khác gì bức tranh vân cẩu, khi hiệp khi tan.

Nếu không sớm thức tỉnh hồi đầu, kiếp luân hồi khó tránh.

Vài bữa sau nàng sắm sẵn hương đăng trà quả, vào chùa Phổ Quang để quy y.

Từ ấy, đêm nào nàng cũng tụng kinh niệm Phật cầu nguyện cho mẹ được bá niên trường thọ.

Một hôm, việc nhà đã rảnh rang, nàng vào chùa lạy Phật.

Lúc về, bất ngờ nàng gặp được một chàng trai, diện mạo khôi ngô, phong lưu nho nhã, lạ gì trai tài gái sắc mà hữu duyên kỳ ngộ.

Nguyên người thiếu niên ấy là Tống Khán, vừa tròn hai mươi, hình dung tuấn tú, tiếng nói thanh hòa.

Chàng là người phong lưu đúng bậc, đã nổi tiếng tao nhân mặc khách, lại ưa non xanh nước biếc, thường đến ngoạn cảnh ngâm thơ.

Cha mẹ mất sớm, nên chàng chán ngán sự đời, không màng danh lợi, chỉ ưa dạo chơi thắng cảnh danh sơn mà thôi.

Chàng Tống Khán nghe đồn rằng chùa Phổ Quang rất đẹp, có cổ thụ, có ao sen, nên lần đường tìm đến mà viếng cảnh tùng lâm. Chàng mải mê ngắm cảnh, chẳng hay núi gác mặt trời tà, lại nghe tiếng ngân chuông chùa cảnh tĩnh.

Chợt đâu chàng gặp một thiếu nữ, nhan sắc mặn mà, tướng người yểu điệu. Hai người tình cờ gặp nhau, kẻ nhìn tỏ mặt, người e cúi đầu.

Từ ngày gặp gỡ, Tống Khán về nhà tự nghĩ rằng:

” Ta nay đã trưởng thành, cần lập gia thất, trước là nối nghiệp tổ tông, sau là vẻ vang dòng họ. Nếu trì hoãn ngày giờ, tuổi xanh không trở lại.”

Chàng nghĩ như vậy, bèn cậy mai mối đến nhà Dương thị xin cầu hôn.

Sau khi dọ hỏi, mẹ nàng được biết chàng là danh sĩ, nên bằng lòng rồi gọi nàng đến dạy rằng:

” Phàm ở đời áo mặc không qua khỏi đầu, con nay đã lớn khôn, phận làm cha mẹ ai cũng muốn con cái thành gia lập thất, để có nơi nương nhờ. Vậy con lo sắm sửa, chờ ngày xuất giá tòng phu, mẹ đã hứa gả con cho chàng Tống Khán rồi."

Đây nói về Tống Khán, từ khi cưới nàng Dương thị rồi, chàng phải lo bề sự nghiệp, nên xin vào làm thơ ký cho sở Diêm Thiết.

Còn nàng Dương thị từ khi về nhà chồng, thì công dung ngôn hạnh, mọi lẽ đủ điều, nội trợ tề gia, trăm bề trọn vẹn.

Mặc dù đã nên duyên chồng vợ cùng chàng Tống Khán, nhưng tâm vẫn thường thọ trì tụng niệm.

Một hôm có ng bạn thân rủ chàng đến Bắc Kinh thưởng ngoạn. Tống Khán về tỏ lại cho vợ hay.

Nàng Dương thị cản rằng:

” Vả chăng từ đây ra tới Bắc Kinh, đường xa diệu vợi, lại phong vũ bất kỳ. Xin phu tướng đừng ưa những thú vui cảnh đẹp ấy, vì dẫu nơi phồn hoa đô hội cũng chỉ do người sáng tạo, tuy sầm uất náo nhiệt nhưng sao bì được cảnh thiên nhiên trời đất, non cao nước biếc, gió mát trăng thanh, phơi phới nồng nàn. Chỗ ta đây đều có hà tất phải ra Bắc Kinh mà xem thắng cảnh làm chi!”.

Chàng Tống Khán không nghe lời khuyên của vợ, cùng người bạn giương buồm ra khơi vượt biển, đi được vài ngày chỉ còn thấy lác đác vài con thuyền và mấy cặp nhạn bay lưa thưa.

20 ngày sau, trời trong biển lặng, bỗng đâu mây đen kéo đến, cuồng phong nổi lên. Cảnh mặt bể ba đào sóng dậy, mảnh thuyền nhỏ lênh đênh không chịu được cơn sóng dữ, trong chớp mắt bị nhấn chìm giữa biển khơi.

Ôi ! Trời biển mênh mông, một màu mây nước, người trong thuyền đều đã chết hết.

Chàng Tống Khán cũng chắc mình phải làm mồi cho loài thủy tộc, bèn than rằng :” Thôi rồi 1 kiếp, hổ mặt non sông ! Trời Phật nỡ nào để con phải chết đuối !”

Tống Khán vừa than dứt lời, bỗng đâu có 1 bó rơm từ đâu trôi đến, chàng bám lấy mà lần lựa theo sóng xô vào bờ.

Lúc ấy, chàng như say mới tỉnh, cứ ngỡ bị nước cuốn trôi, mà nay may mắn còn đc ngồi ở chốn dương gian.

Tống Khán liền ôm bó rơm ra vẻ cảm tạ, mà than rằng :” Cái kiếp sống thừa của ta chính là nhờ ngươi tế độ”.

Nói rồi chàng vác bó rơm đem về, có ý để làm kỷ niệm. Đi đuoc vài dặm đường, cát vàng đã khuất bóng, chàng thấy xa xa có 1 quán trọ, bèn hăm hở đi tới, để vào nghỉ chân và dùng bữa tối.

Trong quán có 1 bà cụ, tuổi ngoài 70, da mồi tóc bạc. Tống Khán xin nghỉ lại đó 1 đêm. Sáng hôm sau định mở bó rơm ra phơi, phát hiện trong có 1 ống tre, chàng lấy làm lạ mới đập ra mà xem, lại thấy bên trong có 1 bổn kinh Kim Cang.

Bà cụ ở trong quán bèn thuật lại cho Tống Khán biết rằng:” Bổn kinh này là kinh của vợ ngươi thường niệm ở nhà”.

Chàng nghe vậy bán tín bán nghi, vội cột bó rơm lại, rồi từ tạ bà cụ.

Về đến nhà, nàng Dương thị thấy chồng mừng rỡ ra mặt, nhưng nhìn dáng vẻ buồn rầu của chồng, nàng mới hỏi rằng:

” Nay phu tướng trở về mà hành lý đâu k thấy, ôm bó rơm về làm chi, mà sao lại buồn như vậy?”

Tống Khán nghe hỏi mới thuật lại hết đầu đuôi tự sự.

Nàng Dương thị nghe rồi, sửng sốt mà đáp rằng :

” Quả thật như vậy, khi phu tướng xuống thuyền trực chỉ Bắc Kinh, thiếp ở nhà chép 1 bổn kinh Kim Cang, để trên bàn mỗi đêm đều thọ trì tụng niệm cầu nguyện cho phu tướng đi tới nơi về đến chốn. Trong bổn kinh có nhiều chỗ sai, nên thiếp có thỉnh 1 vị cao tăng sửa lại, cách đây 10 ngày, bổn kinh ấy bỗng bị mất. Nếu quả như lời phu tướng thuật lại đó, chàng sống được cũng nhờ phước lực Phật gia hộ”.

Chàng nghe nói bèn mở ra xem kỹ càng, thì quả y là bổn kinh nàng đã chép.

Tống Khán bèn sắm sửa lễ vật đến quán chỗ chàng ngụ 1 đêm để tạ ơn bà cụ, nhưng đến nơi chẳng thấy người đâu.

Từ đó chàng càng tín ngưỡng Phật pháp, tuyệt chí công khanh, k màng danh lợi, cất riêng 1 cái am nơi tịnh cảnh, tu dưỡng đạo đức.

Thường bữa 2 vợ chồng đến tụng kinh niệm Phật, trang nghiêm trai giới, quyết 1 lòng nương cửa bồ đề, trau gương trí huệ, may nhờ đuốc tuệ mà khỏi lạc nẻo mê đồ, lên thuyền từ vượt qua biển khổ.

Ít năm sau, có vị tướng quốc là Trịnh Nhân, làm quan lưu thú tại xứ Bông Đô, nghe thiên hạ đồn chuyện ấy, liền sai quân mời 2 vợ chồng Tống Khán đến hỏi rõ đầu đuôi cặn kẽ.

Rồi xin thỉnh quyển kinh Kim Cang ấy đặt trong phủ thờ, mỗi tháng đều chu cấp tiền để 2 người tịnh dưỡng tại chốn thiền môn.

*****
Tóm lại, chàng Tống Khán nhờ vợ có lòng chánh tín Phật pháp nên bồ tát thị hiện ra bà lão cứu giúp, chàng mới thoát khỏi đại nạn giữa biển mênh mông, sóng xô gió dạt.

Đó chẳng phải là nhờ ng vợ biết chánh tín tu hành, mà chồng được thoát họa hay sao?

Đây là 1 tấm gương kim cổ, đáng để mọi người soi chung.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

SỰ TÍCH NGHE KINH KHỎI THÂN CHIM


Đời Đường, đất Tinh Châu, nơi chùa Thạch Bích có một vị lão Tăng siêng năng tụng Kinh tham thiền – Cuối niên hiệu Trinh Quán, có bồ câu làm ổ trên xiềng phòng mớm mồi cho hai chim con.

Vị lão Tăng mỗi khi có thức ăn dư, thường đến bên ổ đút cho hai chim con. Sau hai chim con lần lớn tập bay rớt xuống đất chết. Lão Tăng lại chôn cất cho ….

Cách tuần sau lão Tăng mơ thấy hai đồng tử đến thưa vì đời trước tạo tội nên bị đọa làm thân bồ câu, gần đây nhờ nghe thầy tụng Kinh Pháp Hoa, và Kinh “KIM CANG BÁT NHÔ, nên tội diệt phước sanh.

Chúng con thác sanh làm con trai nhà ông …. ở làng bên cạnh cách chùa mười dặm, mười tháng sau sẽ lên thân người.

Vị lão Tăng đúng thời điểm đó qua xem, thấy nhà ấy có một người đàn bà đồng thời sanh hai đứa con trai, chính đương cúng đầy tháng.

Lão Tăng bèn hô: “Thằng bồ câu” – Hai đứa đồng thanh đáp “Dạ” (Rút trong Minh Báo Thập Dị)
----
Đời Thanh, tỉnh Hồ Quảng, ông Liên Dẫn trưởng giả tại chùa Pháp Luân ở Đoan Châu nói với ông Thiết Kiều rằng: “Anh với tôi ở mơt mình trên núi, hàng ngày tụng Kinh Pháp Hoa.Thường có một con chim trĩ mỗi ngày đến nghe xong lại bay đi. Về sau, đã mấy ngày mà vẫn không thấy đến. Cách núi chừng mười dặm có người làng sai người đến núi thưa với Thầy:

“Vừa rồi có một người đệ tử của Thầy thác sanh làm con trai của chủ tôi, nhưng ngày gần đây cứ khóc mãi, không nín, nên chủ tôi sai tôi đến mời Thầy qua xem thử”. Thầy tự nghĩ không có đệ tử nào, chỉ có một con chim trĩ thường ngày đến nghe Kinh, nay đã vài ngày rồi không thấy đến hoặc chim trĩ ấy nhờ công đức nghe Kinh mà đặng sanh làm người chăng? Thầy liền đi qua nhà đó.

Chủ nhà bồng con ra, đứa con vừa thấy Thầy liền thôi khóc vui mừng. Do đó mà định chắc là chim trĩ thác thân vậy. ( Rút trong Thiết Kiều tập)
-------
3. Triêu Tấn, niên hiệu Ngươn Hưng, tại núi Dư Hằng, có thầy Sa-môn tên Pháp Chi thường tụng Kinh Pháp Hoa , có chim trĩ bay liệng bên góc chỗ ngồi, hình như nghe Kinh, như thế đến bảy năm, chim trĩ chết. Thầy chôn cất.

Đêm đó, Thầy chiêm bao thấy tên đồng tử tại thưa rằng : “ Con nhơn vì nghe Kinh mà đặng khỏi loài lông cánh, nay thác sanh vào nhà họ Vương ở trước núi đây” – Sáng ngày Thầy sai người qua hỏi thăm thật Vương thị vừa hạ sanh một trai.
Ít lâu sau, họ Vương thiết trai, thỉnh quý Thầy. Thầy Pháp Chi vừa mới bước vào cửa, đứa trẻ đã reo mừng” Hòa Thượng của con đến kìa! Thầy cũng vuốt ve nó mà nói: “ Thằng trĩ của ta đây”.

Cởi áo nó ra xem quả có ba lông trĩ. Bảy tuổi cha mẹ cho xuất gia, vì dưới nách có lông chim nên đặt Pháp Danh là Đàm Dực, Đàm Dực chuyên tụng Kinh Pháp Hoa về sau cảm Đức Phổ Hiền Bổ-tát thị hiện. (Rút trong bộ Thông Tải)

-------
SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
(ÔNG NGHIÊM CUNG)
Nước Trung Hoa, triều nhà Trần niên hiệu Ðại Kiến năm đầu, ở xứ Dương Châu có ông Nghiêm Cung tả kinh Pháp Hoa để phân phát cho người trì tụng.

Lúc đó, có thần ở miếu Cung Ðình Hồ mách mộng cho khách buôn đem hết của trong miếu đưa sang trao cho ông Cung để chi phí về việc tả Kinh.
Lại một hôm ông Cung mang tiền ra phố mua giấy viết lỡ thiếu 3.000 đồng điếu.
Bỗng thấy từ trong chợ đi ra một người cầm 3.000 đồng điếu trao cho ông Cung mà nói: “Giúp ông mua giấy”.
Nói xong biến mất.

Rốt đời Tùy, giặc cướp đến Giang Ðô đều dặn nhau không nên phạm đến xóm của ông Nghiêm Pháp Hoa (Nghiêm Cung).
Nhờ đó mà cả xóm an lành.

Ðến cuối đời Ðường, nhà họ Nghiêm vẫn nối nhau tả kinh không thôi.
“Vậy thời tả Kinh, hay in Kinh công đức lớn biết dường nào, không nói đến phước báu tốt đẹp ở nhiều đời sau, mà ngay trong hiện tại cũng không thể lường được.

Chẳng những là mình khỏi khổ nguy mà mọi người ở gần cũng được nhờ, cả thần thánh cũng thường theo hộ trợ như truyện ông Nghiêm Cung đây vậy.”
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 17/04/20 02:31 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

SỰ TÍCH ĐỌC KINH THOÁT KHỔ
(TRÍCH TRONG PHÁP UYỂN)


Đời Đường, ở Ung Châu, huyện Trường an có ông Cao Pháp Nhãn là cháu huyền tôn của ông Cao Tần, quan bộc xạ đời Tùy. Đến niên hiệu Long Sóc năm thứ ba, ngày 25 tháng giêng đến Trung đài dự thi, trưa cỡi ngựa về nhà.

Nhà ông ở góc phía Nam phường Nghĩa Ninh, phía Đông chùa Hóa Độ. Giữa đường gặp bọn người cỡi ngựa rượt bắt, chạy về gần đến nhà té ngựa mê ngất rồi chết, mọi người tri hô, người nhà vội đến khiêng về đến sáng ngày sau mới sống lại.
Ông Nhãn bảo người nhà rằng: "Ta bị quỉ bắt đến Địa ngục thấy vua Diêm La lên ngồi tòa cao, giận mắng ta rằng:

Ngươi tại sao đến chùa Hóa Độ trong phòng Thầy Minh Tạng ăn trái của thường trụ Tăng? Nói xong bắt ta nuốt 400 hòn sắt nóng, đương lúc nuốt thời cổ họng nghẹn rút thân thể đỏ khô co lại biến làm màu đỏ, nuốt hết mới sống lại.

Ngày 26 là ngày ông ấy mới sống lại, lại bảo có bọn quỉ hiện đến bắt dẫn về cho vua Diêm Vương. Vua quở: "Tại sao ngươi không kính Tam bảo dám nói chuyện lỗi xấu của Tăng? Ngươi nuốt sắt xong sẽ bị cày lưỡi".

Đến ngày 29 tháng đó sau khi nuốt sắt nóng xong sống lại qua đến ngày 30 sáng sớm lại chết đến Địa ngục chịu cày sắt cày lưỡi tự thấy lưỡi mình dài đến vài dặm, người ở bên xem thấy ông Nhãn le lưỡi ra hơn thước (thước Tàu).

Vua lại bảo ngục tốt: "Người này nói việc hay dở của Tam bảo đem búa lớn lại chặt bỏ lưỡi nó". Ngục tốt chặt mãi không đứt. Vua bảo lấy búa thẻo nhỏ bỏ vào vạc nước sôi nấu, nấu mãi không rã.
Vua lấy làm lạ hỏi thì ông Nhãn thưa: "Tôi từng đọc kinh Pháp Hoa một lượt". Vua không tin tra sổ công đức, thấy trong án có ghi: "Đọc một bộ kinh Pháp Hoa" Vua liền truyền thả cho về.

Ông Nhãn hiện còn, người đến thăm xem như đi chợ, người nghe thấy phát tâm tu hành rất đông. Cả nhà ông Nhãn từ đó rất mực kính tin Tam bảo, gắng chí tinh tấn tu hành, hằng răn nhắc nhau không hề nhàm mỏi.

Tam bảo là con thuyền từ báu đưa chúng sinh ra khỏi biển sinh tử khổ. Kính thời phước vô lượng. Khinh thời họa không nhỏ. Phật là đấng Chí Tôn, Pháp là thánh dược, Tăng là biểu hiệu của Phật và Pháp. Ông Nhãn khinh Tăng mà phải tội, lại nhờ đọc Pháp mà khỏi tai ương.

Chỉ đọc có một bộ kinh Pháp Hoa mà lưỡi chặt không đứt, nấu không rã, làm đến nỗi Vua Diêm Vương phải kinh sợ mà mau đưa về.

Huống là người đọc tụng 2 bộ, 3 bộ đến trăm nghìn bộ ư. Nếu người nào chí thành tụng niệm kinh Pháp Hoa thời công đức vô lượng vô biên.

Tội nghiệp đều tiêu. Phước lành đầy đủ. Sau khi xả báo thân hiện tại, quyết chắc sẽ cảm thành thân vàng Kim Cang ở vị lai vậy.

• Đọc các kinh Đại thừa như PHÁP HOA, KIM CANG ....đều có lợi ích.

-------
SỰ TÍCH TẢ KINH THOÁT KHỔ
Nhà Ðường, niên hiệu Long Sóc năm thứ ba, xứ Trường An, mẹ vợ ông Lưu Công Tín chết.
Không bao lâu cô họ Trần, vợ ông Tín, cũng bỗng nhiên chết, thần hồn đi đến một ngục đá, thấy mẹ mình ở trong cửa đá thọ nhiều sự khổ.

Khóc bảo con gái rằng: “Mau vì mẹ tả một bộ kinh Pháp Hoa ngõ hầu thoát khỏi tội này”.
Nói vừa xong cửa đá liền khép lại.
Cô họ Trần sống lại, thuật chuyện gặp mẹ với chồng.

Ông Tín nhờ ông Triệu Sư Tử tả Kinh, ông Triệu bèn đem một bộ kinh Pháp Hoa hiện đã thành tả rất tốt giao cho ông Tín sửa sang.
Nguyên bộ Kinh đó vốn là của một người họ Phạm ra tiền mướn tả, mà ông Tín thực chưa biết cũng tin là ông Triệu tả cho mình.

Không bao lâu, cô họ Trần lại nằm chiêm bao thấy mẹ đòi Kinh, cô nói rằng đã tả xong rồi. Mẹ liền khóc rằng:
“Mẹ chính vì bộ Kinh đó mà càng bị khổ thêm. Bộ Kinh đó vốn là nhà của họ Phạm tu phước, sao lại cướp làm công của mình?” “

Sau khi thức dậy, cô Trần và ông Tín đi hỏi thăm lại, thời quả thực họ Phạm bỏ ra tiền hai trăm tả kinh mà chính là bộ trên đó.
Vợ chồng liền thuê người tả một bộ khác để cúng dường hồi hướng công đức cho mẹ.
Than ôi! Công đức tả Kinh hay ấn tống lớn biết là dường nào?

Tội nặng bị khổ ở Địa ngục nhờ người tả một bộ Kinh Pháp Hoa mà còn có đủ phước để thoát khổ huống nữa là mình tự ra công ra tiền ư!
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 17/04/20 02:28 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

SỰ TÍCH TỤNG ÐỀ KINH , MÌNH VÀ NGƯỜI ÐỀU THOÁT KHỔ


Quận Phùng Dược, ông Lý Sơn Long làm chức Tả Giám môn Hiệu úy trong niên hiệu Võ Ðức bạo chết, mà trên ngực khoảng bằng bàn tay không lạnh, người nhà chưa nỡ tẩn liệm.

Ðến ngày thứ bảy ông sống lại thuật rằng: "Ðang lúc chết bị người bắt dẫn đến một dinh quan rất hùng tráng rộng lớn. Trong sân có bọn tù vài nghìn người, hoặc mang gông, hoặc xiềng xích đều đứng xây mặt về hướng Bắc, chật cả sân.

Quân hầu dắt Sơn Long đến dưới dinh. Có một vị Thiên Quan ngồi giường cao kẻ hầu hạ nghi vệ như hàng vua chúa. Sơn Long hỏi quân hầu: "Quan nào đó?"

Quân hầu đáp: "Vua đấy". Sơn Long đến dưới thềm Vua hỏi: "Người thuở sanh bình làm phước nghiệp gì?"

Sơn Long thưa: "Tôi tụng thuộc Kinh Pháp Hoa hai quyển"

Vua nói: "Rất hay! Ðược lên thềm". Ông Long đã lên trên nhà thấy phía Ðông Bắc có một tòa cao giống như tòa diễn giảng.

Vua chỉ tòa nói với Sơn Long rằng: "Nên lên tòa này tụng Kinh". Sơn Long vâng lệnh đến bên tòa. Vua liền đứng dậy nói: "Thỉnh Ngài Pháp sư lên tòa".

Sơn Long lên tòa xong. Vua liền xoay về phía tòa mà ngồi.
Sơn Long khai Kinh tụng rằng: "Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tự phẩm đệ nhất".

Vua nói "Thỉnh Pháp sư thôi" Sơn Long liền thôi xuống tòa lại đứng dưới thềm đoái xem trong sân, bọn tù nhân vừa rồi không còn một người.

Vua bảo Sơn Long rằng: "Phước đức tụng Kinh của ông chẳng những là tự lợi, nhẫn đến làm cho bọn tù trong sân nhân nghe đề Kinh Pháp Hoa mà đều được thoát khổ, há chẳng hay lắm thay! Nay tha ngươi trở về".

Sơn Long lạy từ. Ði được vài mươi bước, vua kêu trở lại rồi bảo quân hầu: "Nên dắt người này đi xem các ngục".

Quân hầu liền dắt Sơn Long đi qua phía Ðông hơn trăm bước thấy một thành bằng sắt rất rộng lớn, trên có mái trùm kín".

Quanh thành cỏ nhiều lỗ nhỏ, thấy các nam nữ từ dưới đất bay vào trong lỗ liền chẳng trở ra. Sơn Long lấy làm lạ hỏi quân hầu.

Ðáp: "Ðây là đại địa ngục, trong đó nhiều lớp phân cách theo tội riêng khác. Các người đó đều theo nghiệp dữ của mình đã tạo. Vào ngục chịu khổ".

Sơn Long nghe xong buồn sợ xưng "Nam mô Phật" xin quân hầu dắt ra. Ðến cửa viện thấy một vạc lớn lửa mạnh nước sôi,, bên vạc có hai người ngồi ngủ.

Sơn Long hỏi đó. Hai người đáp: "Tôi bị tội báo vào vạc nước sôi này. Nhờ Hiền giả xưng Nam mô Phật cho nên các người tội trong ngục đều được một ngày nghỉ mệt nên chúng tôi ngủ".

Sơn Long lại xưng "Nam mô Phật".

Quân hầu đưa Sơn Long về nhà, thấy hàng thân thuộc đang khóc, sắm sửa những đồ tẩn liệm. Sơn Long vào đến bên thây thời liền sống lại.

Chuyện trên đây là chính ông Lý Sơn Long nói với chủ chùa Tổng Trì. Chủ chùa thuật lại với tôi.

(Rút trong bộ "MINH BÁO KÝ")

"Nhiệm mầu thay Kinh Pháp Hoa! Người tụng trì được công đức, ngoài Phật ra không ai có thể nghĩ lường được. Ðọa địa ngục, vì tội nghiệp nặng, lên tòa vừa khai tụng đề Kinh mà cả mấy ngàn tù nhân dưới sân đều thoát khổ.

Thoát khổ là bởi tội nghiệp tiêu. Tội nghiệp nặng mà tức khắc tiêu tan, nếu không phải công đức rộng lớn quyết không thể được nghe đề Kinh Pháp Hoa mà công đức còn lớn dường ấy, huống là người trì tụng đề Kinh, huống là người trì tụng một phẩm, một quyển đến toàn bộ, nhẫn đến người giải nói, biên chép ấn tống.

Ông Sơn Long được thoát ngục, được vua trọng, được quân hầu kính, phải chăng là do uy lực của Kinh Pháp Hoa.
Ta đối với Kinh Pháp Hoa, thật nên chí thành đảnh lễ, thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, nếu ta có chí tự thoát khổ và thoát khổ cho người.
-------
SỰ TÍCH TỤNG KINH THOÁT NỮ THÂN
Đời Tùy, huyện Bác Lăng, có ông Thôi Ngạn Võ, niên hiệu Khai Hoàng, làm quan Thứ Sử châu Nguy.

Một hôm, nhân đi thanh tra trong địa phận mình quản trị, đến một ấp nọ, bỗng ngạc nhiên vừa sợ vừa mừng, bảo kẻ tùng giả rằng:

"Ta xưa từng làm vợ người ở trong ấp này, nay vẫn biết nhà cũ".

Liền cỡi ngựa đi vào đường hẻm trong ấp, quanh quẹo đến một nhà, sai người gõ cửa. Ông chủ nhà đó đã già chạy ra lạy chào.

Ông Ngạn Võ vào nhà, chỉ trên vách phía đông cách đất chừng năm sáu thước (thước Tàu) có chỗ lồi cao lên mà bảo chủ nhà rằng:
"Chỗ trên cao đó là chỗ mà ta xưa kia cất năm đôi thoa vàng, với bộ Pháp Hoa của ta đọc hàng ngày.

Bộ Kinh ấy cuối quyển bảy, lửa cháy xém mất chữ hết một tờ. Vì cớ đó nên hiện nay mỗi khi ta tụng kinh Pháp Hoa đến trang đó, thường quên lãng không ghi nhớ được".

Nói xong sai người đục chỗ vách đó ra, quả thật được hộp đựng kinh; thoa vàng cùng quyển thứ bảy cháy xém một tờ cuối quyển như lời nói trước.

Ông chủ nhà rơi nước mắt khóc rằng: "Thoa vàng và cùng kinh thật là vật của vợ tôi, ngày còn sanh tiền, vợ tôi thường đọc bộ Kinh Pháp Hoa này".

Ông Ngạn Võ lại nói: "Cây hòe trước sân kia ngày trước khi ta sắp đẻ, tự cởi đầu tóc mượn để vào bọng cây đó".
Nói xong bảo người thử lại tìm, thật quả được tóc.

Chủ nhà thấy việc như thế, biết chính quan Thứ sử hiện nay, là vợ của mình ngày trước tái sanh, vừa buồn vừa mừng.
Thôi Ngạn Võ để đồ vật vàng bạc lại, hậu cấp cho ông chủ nhà mà đi.

(LAI BỘ THƯỢNG THƠ ĐƯỜNG LÂM BIÊN)
"Trong phẩm "Dược Vương Bồ tát Bổn Sự" có nói: Nếu có người nữ nào nghe kinh này mà có thể thọ trì, thời sau khi bỏ báo thân đàn bà đó, không còn thọ lại nữa".

Chuyện của ông Thôi Ngạn Võ trên đây đủ chứng thật lời trong kinh.
Làm cho chúng ta lại càng kính tin đức Như Lai là đấng chơn thật ngữ.

Một người đàn bà vợ tên dân quê ở trong ấp cùng đọc Kinh Pháp Hoa mà đã sớm khỏi thân hèn khổ chuyển thành thân quan cao tước lớn, trong khi ấy người chồng vẫn còn là tên dân quê.

Chồng lạy rước vợ, nào biết đó là vợ cũ của mình ngày xưa.

Tên dân quê đó cùng một ít kẻ lân cận, khi người đàn bà đọc Kinh Pháp Hoa chết, hoặc giả lại có niệm nghĩ rằng:
"Tụng Kinh không phước, trái lại bị chết yểu. Niệm ngu si, lòng chê khinh ấy, khi gặp Thôi Ngạn Võ, như tuyết gặp nước sôi vậy.

Ôi! Công đức bất khả tư nghì của người trì Kinh, diệu dụng bất khả tư nghì của kinh, cùng lý nhân quả nhiệm mầu, kẻ tâm vụng về, trí thức thô thiển có thể nào mà thấu đáo được.

Tôi rất lo ngại cho hạng người bác nhân quả, hủy báng Kinh Đại thừa và thiết tha mong sao những hạng người ấy không nên quá nông nổi.

Vì khổ báo của người hủy báng kinh, đức Phật Thế Tôn đấng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thật ngữ đã có huyền ký rõ ràng.
(Xem đoạn cuối phẩm Thí Dụ quyển 2)

Trích từ sách Kinh Diệu Pháp Liên Hoa


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: TÌM THÁNH TĂNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

SỰ TÍCH TẢ KINH CỨU BẠN ĐỒNG HỌC


Đời Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp, có vị Khách Tăng đi đến miền núi Thái Sơn, muốn tạm nghỉ. Người giữ miếu nói:
“Đây không có nhà nào khác, chỉ dưới hiên của miếu thần có thể tạm nghỉ, nhưng vì gần đây, những người nghỉ nơi đó đều chết cả”.

Khách Tăng nói: “Không hề gì cho ta tạm nghỉ nơi đó”. Người giữ miếu bất đắc dĩ y lời dọn giường cho khách Tăng nghỉ dưới hiên miếu.
Tối đến, khách Tăng ngồi ngay thẳng tụng Kinh.

Ứơc chừng một canh sau, nghe trong màn có tiếng vàng ngọc khua, giây lát có vị thần từ trong màn ra lễ lạy Khách Tăng.
Khách Tăng nói: “Nghe người nói trước đây nhiều người bị chết tại chốn này, có phải là Đàn Việt hại đó chăng, xin chớ hại ta”.

Thần nói: “Ngày trước tình cờ những người mạng số sắp chết, nghe tiếng động của đệ tử, nhơn quá sợ mà chết, chớ chẳng phải làm hại, xin thầy chớ lo”.

Khách Tăng mời Thần ngồi nói chuyện. Lát sau khách Tăng hỏi: “nghe nói Thần Thái Sơn cai trị loài quỷ, có thật chăng”?
Thần đáp: “Đệ tử phước bạc, chính có thế. Có phải Thầy muốn biết rõ việc người thân của Thầy đã chết chăng”?
Tăng nói: Ta có hai người bạn đồng học đã chết muốn thấy đó.

Thần hỏi niên hiệu rồi nói: “Một người đã đầu thai làm người, còn một người bị tội nặng đương ở Địa ngục, không thể kêu đến nếu Thầy muốn thấy cũng có thể được”.

Tăng rất mừng, liền đứng dậy đi theo Thần. Không bao xa thấy nhà ngục cháy đỏ rực. Thần dắt Tăng vào một nhà, xa thấy một người đương ở trong lửa rên la nói không ra tiếng, thân thể nám đen không nhìn được, mùi thịt cháy hôi khét khiến người đau lòng.
Thần nói: Chính ông ấy đó, Thầy còn muốn đi xem vài nơi khác chăng”?

Tăng buồn rầu xin trở về. Giây lát đến miếu, lại cùng Thần ngồi, Tăng hỏi Thần cách cứu bạn học.
Thần nói: “có thể đặng lắm. Thầy nếu tả được cho ông ấy một bộ Kinh Pháp Hoa, thời chắc ông ấy đặng khỏi”.
Bấy giờ gần sáng. Thần từ biệt Tăng vào trong.

Sáng, người giữ miếu thấy khách Tăng vẫn yên lành, lấy làm lại hỏi. Tăng thuật chuyện trong đêm lại.

Khách Tăng về chùa vì bạn tả Kinh Pháp Hoa, tả xong, đóng bìa cắt xén tử tế lại đem Kinh đến miếu. Đêm đó thần ra chào hỏi mừng rỡ, hỏi thăm đến có việc chi. Khách Tăng đem chuyện tả kinh xong nói với Thần.

Thần nói: “Đệ tử đã biết rõ việc ấy, Thầy vì bạn tả kinh, lúc mới chép đề mục thời ông ấy đã khỏi khổ, hiện đã thác sanh vào nhơn gian rồi, chỗ này không được tịnh khiết không thể thờ Kinh, xin Thầy đem Kinh về chùa”.

Cùng nhau đàm luận, gần sáng, Thần từ biệt khách Tăng vào trong,
Tăng lại mang Kinh về chùa.
Quan Biệt Giá Trương Đức tự nói: “Khi ông chấn nhậm ở Châu Duyện có biết rõ việc trên”.

(Lại bộ Thượng thơ Đường Lâm biên)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách