Ðạo tràng của Bồ Tát

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Ðạo tràng của Bồ Tát
trích Truyện cổ Phật giáo- tập 3- Thích Minh Chiếu


Ngày xưa ở một ngôi chùa lớn tại Trung Quốc, có một vị sư nổi tiếng là khùng. Thầy không bao giờ ở chùa, quanh năm mặc cái rách đi lang thang la cà khắp các trà đình tửu điếm, bạn với những kẻ côn đồ, nghiện ngập. Những kẻ này sau khi giao thiệp với Thầy, phần lớn đâm ra hiền lương và trở thành những hiệp sĩ ưa giúp đời.

Chúng tụ tập tại các bến chợ, đỡ đần gánh nặng cho những người già yếu, sản phụ, trẻ con. Sau những giờ làm việc nghĩa chúng hội họp lại ôn những lời dạy bảo của vị sư khùng. Ðược biếu món gì ngon chúng để dành cúng dường vị thầy yêu mến vì lâu lâu chúng mới thấy được bóng dáng Thầy ngất ngưởng trở về đô thị một lần.

Thầy đi đâu? Thì ra chỗ hóa duyên của Thầy là một làng đánh cá ở biển. Thầy thường ở trong làng ấy, thỉnh thoảng mới về chùa một ngày, vào các dịp giỗ lớn.

Chúng Tăng trong chùa rất bực bội về bề ngoài của Thầy khùng, thật là mất hết thể thống của một vị Tăng nhất là khi họ thấy Thầy không trường trai như quy luật ở chùa.

Thầy không đòi ăn gì khác hơn đại chúng mỗi khi về chùa, nhưng buổi sáng Thầy về thì buổi chiều họ đã thấy “bổn đạo” của Thầy ở biển gánh tới chùa một gánh cá biển, tôm, cua, đủ thứ sơn hào hải vị để cúng dường. thầy quát mắng:

- Tiên sư tụi bây, tao ăn gì hết mà gánh tới nhiều dữ vậy? Lần sau có muốn đem cho thì chỉ đem cho tao một con cá là đủ.

Một điều quái lạ, là mặc dù Thầy đối với họ có vẻ thô lỗ cộc cằn, mà những dân đánh cá xem ra rất kính trọng Thầy. Họ xoa tay cười nịnh:

- Dạ để Thầy biếu bà con trong chùa… Chúng con nghĩ là chùa đông người.

- Ý, tụi bây ngu. Các Thầy chùa không nạp thứ này, hiểu chưa? Chỉ có tao. Thôi, về đi.

Họ riu ríu kéo nhau về, hớn hở sau khi cúng dường Thầy vài con cá, và được gặp Thầy. Ðến giờ thọ trai, Thầy ngồi vào bàn chư Tăng, xách theo con cá biển mới luộc. Tăng chúng không chịu nổi mùi tanh, vác chén chạy, tránh ngồi gần Thầy. Thầy cười điềm nhiên gắp cá luộc, hề hề chấm nước tương ăn qua bữa.

Chỉ có vị Phương trượng hình như rất hiểu và thương Thầy, do đó Tăng chúng không dám bàn ra tán vào mặc dầu thái độ nghênh ngang của Thầy. Vì lâu lắm Thầy mới về chùa, nên Phương trượng cùng ngồi chung bàn với các đệ tử vào những dịp ấy. Ðó là một biểu lộ rõ rệt của lòng ưu ái nơi bậc Thầy khả kính.
Có Thầy, Phương trượng vui hẳn lên. Hai Thầy trò đàm đạo rất tương đắc. Phương trượng dường như không quan tâm mảy may tới mùi tanh nồng nặc của con cá Thầy đang ăn, mặc dù chính Ngài đang dùng rau luộc.

Trong bữa ăn ấy, Thầy khùng lỡ đánh rấm kêu cái đùng. Thầy điềm nhiên bỏ đũa, ra trước đại chúng lạy ba lạy sám hối. Lạy xong, trở về chỗ cũ tiếp tục ăn. Vài người không nhịn cười được, vừa ăn vừa cười khúc khích. Thầy quắc mắt, mắng:

- Tiên sư tụi bay, ta đã lạy sám hối, còn cười cái gì? Ngồi ăn trước mặt Thầy không được cười giỡn.

Bẵng đi một dạo khá lâu, Thầy không trở về chùa. Một buổi chiều nọ Tăng chúng thấy Thầy thất thiểu bước lên đồi, dẫn đến chùa, mặt mày nghiêm trang khác hẳn mọi khi. Chúng ra chào Thầy:

- Hôm nay sao sư huynh nghiêm trang thế?

- Này mai giỗ Tổ, về bái biệt Thầy đây.

- Sư huynh đi đâu.

- Về chầu Tổ.

Ðại chúng cười rộ, không tin lời Thầy. Nhưng đến giờ ngọ hôm sau tắm rửa xong Thầy vào nhà thiền lạy Phương trượng ba lạy từ biệt và bảo đại chúng:

- Hãy lên chuông trống bát nhã đi. Tây phương Tam Thánh sắp đến rước ta rồi.

Ðại chúng chưa tin hẳn, nhưng nhìn ra thì cả làng đánh cá ùn ùn kéo lên chùa tiễn đưa Sư phụ của họ về Tây phương. Một mùi hương lạ xông khắp, và trên hư không, mọi người đều trông thấy ba luồng ánh sáng chói lòa của Tây phương Tam Thánh (Di Ðà, Quán Âm, Thế Chí) đến rước người con yêu dấu của các Ngài khi vị này đã mãn duyên hóa độ.

Ba hồi chuông trống vang rền trong khi Sư khùng điềm nhiên tọa tịch trong tư thế kiết già. Ðại chúng rơi lệ sụp lạy sám hối trước con người mà họ thường báng bổ vì không thể hiểu thấu hành tung của Ngài. Sau khi Ngài thị tịch, đại chúng hỏi Phương trượng:

- Bạch Thầy, thì ra sư huynh chúng con tu mật hạnh khó nghĩ bàn. Nhưng tại sao người phải làm như vậy, sao không sống bình thường như những vị khác.

- Ðể hóa độ những dân dao búa, đệ tử ta phải làm như vậy. Nhờ ông ấy mà cả làng đánh cá mới quy y theo Phật, đa số bỏ hẳn nghề ác. Cho nên xét người, các ông chớ nên chỉ xét bề ngoài. Ðức Phật đã dạy: “Nếu thấy tướng mà không chấp tướng mới thấy được Phật”, các ông phải nhớ lấy điều ấy.

Thích Nữ Trí Hải

“Hoa nở hoa tàn việc thế gian

Ðường tu tự tại cảnh thanh nhàn

Việc gì cần đến thì ta đến

Như vậy trần gian tức Niết bàn”.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Sự tích ông bình vôi


Ngày xưa, có một người con gái con một nhà giàu có. Cô rất đẹp nhưng cũng rất kiêu. Cô đã từng làm cho các bạn gái xa lánh mình. Cô làm cho các bạn trai ghét cô vô hạn. Cũng vì thế đến khi tuổi lấy chồng, cô gái vẫn chưa có đám nào vừa ý. Chàng trai nào cũng bị cô sổ toẹt, vì “cao chê ngõng, thấp chê lùn, béo chê béo trục béo tròn, gầy chê xương sống xương sườn bày ra”.

Nhưng rồi cô cũng lấy được chồng. Chồng cô yêu vợ nhưng lại bực mình vì thói ghen của vợ. Cô ghen chồng làm cho xóm giềng luôn luôn cau mặt vì những lời qua tiếng lại của họ. Cuối cùng hai người không vừa ý nhau và ly dị. Buồn bực vì duyên phận, cô bỏ đi tu.

Cô xuất gia ở một ngôi chùa cổ trên núi suốt hai mươi năm. Những con chim, con thú rừng hầu như quen thuộc bóng dáng của người sư nữ. Hai mươi năm qua cô vẫn chưa đắc đạo. Cô thắc mắc, vì tự cho mình thông kinh kệ hơn người và chịu đủ mọi khổ hạnh của nhà thiền. Một ngày kia cô quyết định sang Tây Trúc một phen để tìm cho ra lẽ. Ðường sang Tây Trúc thiên nguy vạn hiểm nhưng cô quyết định đi cho bằng được.

Một hôm, sau khi vượt qua một trái núi, sư nữ tìm vào một ngôi nhà hẻo lánh dọc đường để nghỉ chân. Hai mẹ con tuy người rừng núi quê mùa nhưng vốn là kẻ ăn chay niệm Phật, nên thấy khách là nhà tu hành thì tiếp đãi rất hậu. Khi họ được nghe kể công trình tu luyện của sư nữ thì họ càng cung kính, coi như bậc thầy. Và khi họ biết ý định của sư nữ thì họ cũng xin phép bỏ nhà bỏ cửa đi theo thầy để mong được đắc đạo. Nghe họ cầu khẩn, sư nữ cười: “Hai mẹ con nhà này cũng muốn thành Phật ư? Ðược cứ theo ta!” Nhưng bụng nàng bảo dạ:-“Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.

Từ hôm đó nhà sư nữ có thêm hai người bạn đồng hành chân bớt mỏi, đường bớt dài, họ đi chả mấy chốc mà đã tới đất thánh. Từ trước đến sau, hai mẹ con nhà nọ vẫn cung kính, coi sư nữ như thầy. Còn sư nữ đối với họ không được như trước:-“Không biết chừng họ thành Phật trước ta. Họ sẽ hơn ta… Bọn này mà đắc đạo, thật là một điều nhục cho thiền môn”.

Nói chuyện Ðức Phật khi vừa hay tin có người tìm đường đến Tây Trúc cầu đạo, vội hóa thân đi theo dõi. Từ đầu đến cuối, đức Phật vẫn không bỏ sót một lời nói, một cử chỉ nào của sư nữ. Khi họ sắp qua một con sông rộng, đức Phật hóa phép hiện ra ở bên kia bờ một tòa cổ tự, trước cửa có một cây bồ đề lớn để chờ họ.

Muốn cho hai mẹ con khỏi lẽo đẽo theo mình đến đất Thánh, nên khi qua sông sư nữ giả cách ngạc nhiên, chỉ ngôi chùa và cây bồ đề mà bảo rằng:

- Kìa, chúng ta đã tới Tây Trúc. Chóng thật! Chính là cây bồ đề của đức Thế Tôn tu luyện ngày xưa. Thôi! Hai mẹ con cứ việc trèo lên một cành cao niệm kinh rồi buông tay rơi xuống tức khắc thành Phật!

Tin tưởng ở lời nói của bậc thầy, hai mẹ con mừng rỡ làm theo không chút ngần ngại. Nhưng khi họ buông tay cho người rơi xuống thì đức Phật đã đón họ đưa lên trời. Có bốn vị A La Hán mang tòa sen đến rước đi. Tay hai mẹ con vẫy vẫy như có ý gọi người bạn đồng hành.

- “Ðúng họ thành Phật rồi! Sư nữ vừa kinh ngạc vừa mừng, vội trèo lên cây để làm như họ. Nhưng đức Phật đã có ý trừng phạt người đàn bà kiêu ngạo và độc ác ấy một cách đích đáng, nên đã để cho cái xác rơi thịch xuống đất, tan xương vỡ sọ. Và sau đó đức Phật lại bắt người khốn nạn ấy hóa thành bình vôi. Tại sao lại cho hóa thành bình vôi. Có người bảo chính là đức Phật muốn bắt những kẻ trong lòng bất nhân, nhưng lại đeo bộ dạng từ bi phải để cho người đời luôn luôn móc ruột.

Nguyễn Ðổng Chi


Truyện cổ Việt Nam tập II

“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ,

Một đời vô đạo vạn đời sầu”.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Tại Sao Phải Niệm Phật?


Thành Thất La Phiệt có một ông hoàng tánh rất hung bạo. Thêm vào đó, quyền thế và địa vị của ông có thể giúp ông thủ tiêu tội án trước pháp luật.

Chưa một lời phải, một đạo giáo nào cảm hóa được ông. Một hôm ông gặp Phật khi Phật du hóa xứ này. Mới thấy, lòng ông bỗng cảm phục như voi dữ trước quản tượng. Ngài có dạy ông vài lời sơ lược: “Hãy tưởng niệm Phật Ðà, hãy từ bi thương người, sốt sắng cứu người”.

Ông cung kính vâng lời. Nhưng khi về đến nhà, vừa thấy người hành khất, ông liền đùng đùng nổi giận. Lời vàng của Phật không còn trong lòng của ông nữa, khi ông toan đánh đuổi người.

Bỗng sực nhớ lại hình dáng từ nghiêm của Phật, ông liền dịu lại, nhưng không bố thí chút gì. Tối hôm đó vợ ông lấy làm lạ, gạn hỏi đầu đuôi.

Ông bèn tuần tự thuật lại. Nhờ thuật lại, ông nhớ lại rõ ràng hình dung Ðức Phật và lời Ngài dạy. Ðêm hôm ấy ông suy nghĩ mung lung. Ông nghĩ:

“Nhớ Phật, phải nhớ đến người nghèo khổ, tưởng Phật phải tưởng đến người nghèo khổ”. Rồi trời mới sáng ông liền đi tìm Phật.

Giữa đường gặp một người hành khất ốm liệt bên vệ đường, ông suy nghĩ, ông đến ân cần hỏi han và dốc hết tiền túi ra cho. Người ấy e sợ, cám ơn rối rít.

Nhưng ông chỉ bảo: “Vì tưởng nhớ Phật, nên tôi giúp anh. Anh nhận tiền này khiến tôi được phước, thế là tôi chịu ơn anh, chớ nào anh có mang ơn gì với tôi”.

Người hành khất nghe thế, lấy làm lạ, vì không lạ gì tánh nết của ông và uy danh của Ðức Phật nữa. Bỗng nhiên người ấy cất tiếng niệm: “NAM MÔ PHẬT ÐÀ” (kính lễ đấng Giác Ngộ).

Ông hoàng cũng bất giác niệm theo và đi mau tìm Phật. Khi gặp được Phật ông thuật lại rõ đầu đuôi mọi việc.

Nghe xong, Ðức Phật mỉm cười hiền từ bảo: “Phải! Niệm Phật, ông hãy tưởng niệm người nghèo khổ. Tưởng niệm người nghèo khổ là tưởng chư Phật đó”.

Trích báo: Viên Âm


Thân làm việc ích lợi
Miệng nói điều phải
Ý nghĩ những sự tốt đẹp
Như thế là niệm Phật


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

GIỮ GIỚI TRONG SẠCH ĐƯỢC NHIỀU PHƯỚC BÁO


Ông trưởng giả họ Quách, ở đất Phong Châu đời nhà Tấn, sanh được một người con trai đặt tên là Hữu Chí, có tánh hiếu học lắm. Sau mười năm đèn sách, Hữu Chí luyện nghề văn cũng được tiếng tăm, nhưng sở nguyện chưa thỏa mãn người bèn tìm thầy chuyên thêm nghiệp võ.

Thấy con mình văn võ đã kiêm toàn, ông trưởng giả mới lo đôi bạn cho con. Cưới vợ rồi, Hữu Chí thường ở nhà lo đọc sách triết lý và tôn giáo. Nhận thấy chánh pháp của Phật rất lợi ích cho đời sống của nhân loại, gã thanh niên hiếu học ấy đến chùa cầu thầy cho thọ Tam quy và Ngũ giới. Nhà sư giảng dạy cho người mãn phần Ưu Bà Tắc rõ tất cả sự lý Tam quy và chỉ rành rẽ thế nào là khai, giá, trì, phạm của Ngũ giới.

Hữu Chí từ đây quí trọng đạo Phật lắm, nhất là giữ giới rất kỹ lưỡng, chuyên lo tu niệm đường tình ái có phần chừng mực. Trái lại, người vợ chàng, nhan sắc thì quá lộng lẫy, tánh tình thì cực kỳ phóng đãng, ưa sa hoa nay tiệc mai tùng... Lần hồi tình yêu chồng phai lạt, tâm chán ghét bực bội hận thù tăng lên đến nỗi nàng dám tính mưu này chước nọ hãm hại chồng để thỏa mãn lòng dạ của mình.

Một hôm, Hữu Chí được tin bạn đồng học là Tuấn Anh, con của một quan tổng trấn ở biên thùy mời chàng sang dinh chơi, nhân tiện người bạn ấy sẽ tiến dẫn với cha chàng thâu dụng Hữu Chí vào giúp việc quân chính.

Hữu Chí thưa cho cha mẹ hay và bàn tính với vợ sẽ vắng nhà một thời gian để đến dinh quan Tổng trấn thăm bạn học cũ, vợ chàng thừa cơ hội ra tay: ác phụ làm năm cân mứt chuối trong đó có chộn thuốc độc. Nàng vò viên để vào hộp kín đáo, ngoài dán nhãn đề: “Thuốc giải lao thần hiệu” tặng cho chồng món quà hộ thân, lúc đi đường xa vất vả.

Hôm sau, giã từ cha mẹ và vợ, Hữu Chí mang hành lý cưỡi ngựa lên đường. Cứ ngày đi đêm nghỉ, trải qua làng mạc, đồng nội, núi non... người kỵ mã thấy trong mình mỏi mệt quá, nên khi trời vừa tối đến một cụm rừng già dẫy đầy cổ thụ, chàng bèn xuống ngựa mở yên, để hành lý dựa gốc đa, rồi trèo lên cháng ba rộng lớn nằm nghỉ.

Vì đi đường ròng rã mấy ngày cực nhọc, Hữu Chí nằm ngủ một giấc ngon lành từ đầu hôm đến sáng, không hay sự gì đã xảy ra dưới cội cây, trong đêm tối giữa rừng hoang. Sự việc là như thế này: trong đêm ấy tại dinh quan Tổng trấn bị một mẻ trộm lớn, mất nhiều rương quần áo, bạc vàng. Bọn cướp, sau khi ăn hàng trúng mối xong, kéo nhau vào rừng, đến gốc đa chúng dừng lại nghỉ.

Gặp hành lý của Hữu Chí để dựa cội cây, chúng nó lục soát thấy hộp “Thuốc giải lao thần hiệu” liền mở ra xem. Ðánh hơi thuốc có mùi thơm ngọt, chúng nó bắt thèm, sẵn mỏi mệt và đói khát, chúng chia nhau ăn thuốc và uống nước không chừa lại một viên nào. Một chặp sau, bọn cướp ấy, tất cả 50 đứa đều trúng độc chết hết.

Vì thế, nên khi trời sáng, lúc Hữu Chí từ trên cháng ba cây tuột xuống đất. Anh ta hết sức ngạc nhiên thấy nhiều thây ma nằm ngổn ngang. Chung quanh đầy rẫy những rương, xe, quần áo và vàng bạc. Dòm lại gói hành lý của mình, thấy bị mở ra và hộp “Thuốc giải lao thần hiệu” đã sạch trơn, mà xác chết người nào cũng bầm đen một màu, môi, miệng xưng vù, anh ta lấy làm băn khoăn, nghi ngại, sợ hãi.

Ðứng trước một đám chết khá to, không biết nguyên do vì đâu, với của cải từ rương này qua xe nọ, một người Phật tử tại gia chân chánh như Hữu Chí bao giờ cũng thương xót và kính nể.

Thương vì chẳng rõ ai đành giết hại một lần cả 50 người không sợ tội! Kính vì của cải rất nhiều nhưng không phải của mình nên không dám nhận. Chàng mãn phần Ưu Bà Tắc liền bắt ngựa, gác yên lên lưng, buông cương cho chạy nước lớn tìm nhà chức trách địa phương báo cáo. Ði gần được hai mươi dặm đường, Hữu Chí trông thấy ở phía trước mặt mình có một toán quân rầm rộ kéo đến. Chàng xuống ngựa, đứng nép một bên, chực chờ trình báo.

Tuấn Anh người cầm đầu toán quân, là con quan Tổng trấn, nhận ra bạn thân của mình liền hỏi: “Anh Hữu Chí! Ði đường thế nào coi anh có vẻ kinh nghi quá vậy?.

Hữu Chí thuật lại việc rùng rợn vừa thấy dưới gốc cây đa, chỗ chàng tạm làm nhà trọ một đêm và mời bạn dẫn toán quân đến đó điều tra tường tận. Chàng nhảy lên ngựa, quày lại dẫn đường Tuấn Anh và đoàn quân nối gót theo sau. Ðến rừng tại gốc đa thì trời vừa đứng bóng, con quan Tổng trấn nhìn tất cả tài vật của mình đã bị cướp đêm hôm qua, chỉ còn thiếu ít con ngựa nữa là đủ số.

Tài gia một mặt dạy quân lính đào một cái hầm to, chôn 50 tướng cướp, một mặt truyền kẻ tùy tùng gom góp của mất lại. Công việc sắp xếp xong, Tuấn Anh mời bạn hiệp cùng quân lính đi thẳng về dinh quan Tổng Trấn. Về đến nơi thì trời đã hoàng hôn, Công tử phúc trình lại đầu đuôi, sự tìm được của và việc gặp bạn hiền cho cha mẹ nghe. Tuấn Anh yêu cầu thân phụ trọng thưởng Hữu Chí là người có công thứ nhất trong vụ tìm được của mất trộm. Quan Tổng trấn liền bổ dụng Hữu Chí làm thiếu úy vệ binh. Phần đông các quan cũ đều bất bình vì thấy Hữu Chí mới đầu hôm sớm mai mà làm được thiếu úy nên sanh lòng ganh ghét.

Một thời gian sau, ở làng kế cận ải biên thùy có nạn ác thú khuấy rối: một con sư tử khát máu người đón đường nhiễu hại bộ hành làm cho dân chúng khủng khiếp. Nhân cơ hội ấy, một nhóm quan liêu cũ có ý ngầm hại Hữu Chí, nên đồng có ý kiến xin quan Tổng trấn cử tân Thiếu úy đi trừ ác thú, cứu nạn lương dân. Quan Tổng trấn chấp thuận lời yêu cầu. Ngài hỏi quân lính có ai tình nguyện đi theo giúp sức tân Thiếu úy hay không? Ai nấy đều nín thinh. Hữu Chí buộc lòng phải can đảm một mình phụng mạng đi trừ ác thú.

Dọc đường chàng tự suy nghĩ: mình đã phát tâm thọ Tam quy và ngũ giới, mà ngày nay vì phận sự bắt buộc phải giết thú để cứu người. So bề lợi ích thì có phần hơn, nghĩ đến chỗ phạm giới thì hổ thẹn, còn nhớ đến luật nhân quả lại càng sợ hãi. Chi bằng nhân dịp này mình trở về quê vui với cảnh gia đình còn hơn. Mảng đương suy tính, so lường, cân nhắc phân vân trong trí, tân Thiếu úy đã gần ác thú ẩn núp mà chẳng ngờ.

Sư tử đánh hơi người, phấn kích rống hộc vang rền dường như sấm sét. Vì không muốn sát sanh, Thiếu úy thót lên cây, leo tuốt lên ngọn, rút độc kiếm cầm tay tự vệ. Sư tử ở dưới đất nhảy dựng toan vồ Hữu Chí, nó há miệng ngước đầu, hai chân trước chồm lên và gầm thét inh ỏi. Ngồi trên cây lâu mỏi tay, Thiếu úy buông rơi lưỡi kiếm lọt ngay vào miệng sư tử đứt họng dẫy dụa chết liền.

Một chặp, Hữu Chí leo xuống mang xác sư tử về dâng cho quan Tổng trấn. Ngài rất hài lòng, hết lòng thân mật khen ngợi Thiếu úy có tài và muốn cho dân chúng tán thán công lao ấy, ngài truyền lịnh đặt bày một tiệc trước dinh khao thưởng Thiếu úy.

Vài hôm sau, quan Tổng trấn dâng sớ về trào vua xin ân tứ chức tước xứng đáng cho Hữu Chí. Chẳng bao lâu, Thiếu úy được chiếu triệu về kinh, sung chức Trung úy, bổ vào vương cung trọng dụng.

Vậy mới biết, phàm là đệ tử Phật, bất cứ ở địa vị nào, hễ giữ giới trong sạch thì được nhiều phúc báo.

TRƯỜNG LẠC

“Phật tử tuy ở xa ta nghìn dặm mà cố giữ giới luật của ta, quyết sẽ đắc đạo;
ở bên cạnh ta mà phạm giới, người ấy chẳng bao giờ thành đạo cả”.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

NGHỆ THUẬT TUYỆT VỜI
Một hôm Ðức Phật đi ngang qua khu rừng vắng, Ngài ngồi nghỉ dưới một gốc cây, sắc thái ung dung, nét mặt trầm tĩnh. Bỗng có hơn ba mươi người thanh niên tuấn tú đi vào. Ngài để ý nhìn họ.

Một thanh niên nhìn quanh quất như muốn tìm ai rồi thấy Ngài liền tiến đến hỏi:
- Thầy có thấy một người thiếu nữ đi qua đây không?

Ðức Phật trả lời: Không, ta không thấy. Vậy các ngươi là ai và đi tìm người ấy để làm gì?

Chúng tôi là nhạc sĩ, cùng đi vào thành với một người thiếu nữ. Người đó thừa lúc chúng tôi ngủ bên đường, trốn đi và mang theo tất cả hành lý của chúng tôi.

Ðức Phật vẫy các chàng thanh niên lại gần, Ngài nói dịu dàng: Này các em! các em nên đi tìm thiếu nữ ấy hay là các em nên tự đi tìm các em.

Các thanh niên ngơ ngác không hiểu. Và đồng cất tiếng cười. Ðức Phật chỉ vào một người cười to hơn hết và bảo: Em hãy thổi sáo đi! Chàng đó liền lấy sáo ra thổi.

Giọng sáo réo rắt, lúc trầm lúc bổng, chứng tỏ một tài nghệ tuyệt vời. Khi chàng thanh niên thổi xong một khúc, Ðức Phật bảo chàng đưa ống sáo cho Ngài. Ngài thổi sáo lên. Các thanh niên nhạc sĩ ấy lấy làm lạ lùng, họ chưa bao giờ nghe một giọng sáo hay như thế.

Rừng xanh lặng tiếng, trời êm như ru, muôn vật nín thở, im lặng. Tiếng sáo đi trong lá xanh, lướt trên ngọn cây, rồi bay lên cao vút.

Âm thanh tuyệt vời như đang quấn quanh sao Ngưu sao Ðẩu và trong lúc ấy, gió bắt đầu rì rào trong cây tiếng gió như thì thào như chúc tụng như ca ngợi... như để hỗ trợ, để nâng tiếng sáo huyền diệu lên cao lên cao mãi...

Ngài đã bỏ ống sáo xuống rồi mà hơn 30 chàng thanh niên còn đương ngơ ngẩn, tâm hồn chìm trong âm thanh để vương vấn ở mấy từng mây.

Ðến khi họ trở về với thực tại, thì họ nhận thấy đôi mắt dịu hiền của nhà tu đang trầm tĩnh nhìn họ.

Tất cả đồng thanh: “Bạch thầy! Chúng con còn non nớt lắm trên đường nghệ thuật. Xin thầy nhận cho chúng con làm học trò và truyền dạy cho chúng con”.

- “Các ngươi chưa đạt đến chỗ tối cao của nghệ thuật là vì các ngươi chưa tìm thấy ngay trong tâm hồn các ngươi nguồn gốc sâu xa của tất cả nghệ thuật.

Các ngươi cùng một bản thể với vũ trụ bao la, vũ trụ có thể có bao nhiêu âm thanh tuyệt kỳ cũng như có thể có bao nhiêu hình sắc linh diệu, thì chính tâm hồn các ngươi cũng có đủ như thế.

Vậy cần tìm hiểu ngay tận gốc tâm hồn các ngươi có thể đạt đến nghệ thuật tối cao. Vừa rồi ta bảo các ngươi nên tự tìm lấy các ngươi là ta muốn nói như thế đó”.

– Nói xong Ngài giảng cho các thanh niên nhạc sĩ ấy về giáo lý vô thường vô ngã, trong bọn có một người lớn tuổi tên là Ca Diếp đến sụp lạy trước mặt Ngài.

- “Bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài cho anh em chúng con được xuất gia theo đạo”.
Ðức Phật nhận lời.

HOÀNG HOA

“Làm việc với hai bàn tay trơn là người lao động,
làm việc bằng tay và bằng trí óc là người thợ khéo,
vừa làm việc bằng tay, bằng trí óc mà cũng vừa làm với tất cả tâm hồn đó là nhà nghệ sĩ.”


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Ðại bố thí


Tại nước Tỳ Xá Ly trong vườn cây Sa La, Ðức Thế Tôn hỏi A Nan:

- Ðối với những người đã chứng đắc tứ thần túc, thì mạng sống được một kiếp, còn như Ta đã chứng đắc tứ thần túc, còn phải hành trì giới đức, vậy thì A Nan có biết rằng Như Lai sẽ sống được bao nhiêu chăng? Thế Tôn hỏi luôn ba lần như vậy, nhưng khi ấy A Nan bị ma ba tuần che kín tuệ căn nên vẫn ngồi im lìm, chẳng trả lời cho Phật.

- Này A Nan, thầy hãy đi vào rừng, nơi thanh vắng, tịch tịnh mà tư duy thiền định.

Sau khi A Nan đi rồi, ma ba tuần liền hấp tấp vô ngay, đứng trước Phật bạch với Ðức Thế Tôn:

- Ngài xuất hiện ở đời đã lâu rồi, hóa độ vô lượng chúng sanh, làm lợi cho Chư thiên và nhân loại nhiều như cát sông Hằng, nay tuổi già yếu rồi Ngài còn luyến tiếc gì nữa, hãy vào Niết bàn cho yên tĩnh thân tâm, khỏi phiền lụy cho lũ chúng tôi nhờ. Ði Ngài, Ngài hãy vào Niết bàn đi.

Nghe ma ba tuần nói vậy, Thế Tôn bèn cạy chút đất để trên đầu móng tay, hỏi Ba tuần rằng:

- Ðất trên đầu móng tay của ta nhiều, hay đất trên đại địa này nhiều?

- Dĩ nhiên đất trên đại địa này nhiều hơn đất trên đầu móng tay của Thế Tôn rồi.

- Cũng vậy, ba tuần, chúng sanh vô lượng, hằng hà sa, chẳng thể tính toán còn trôi lăn trong ba đường sáu nẻo nhiều như đại địa kia, còn đối với chúng sanh mà Ta đã hóa độ thì thương thay rất ít oi, như đất trên đầu móng tay này. Nhưng nay cơ duyên hóa độ đã mãn, giáo pháp Ta đã truyền xong, Ta sẽ vào Niết bàn trong vòng ba tháng nữa. Ngươi đừng lo.

Ba tuần nghe Phật đã hứa, mừng rỡ rồi lui ra.

Khi ấy, A Nan vào rừng sâu, nơi tịch tĩnh, nhập thiền định nhưng cũng bị loạn động. Chợt thấy một thân cây to lớn, che rợp cả hư không, cành nhánh xanh um, trái hoa tươi tốt, điều thiện ích của cây vi diệu vô cùng.
Bỗng nhiên, từ đâu thổi đến một trận cuồng phong mãnh liệt, đánh tan tác những chiếc lá xanh tươi, cành nhánh gãy rụng tơi bời, những đóa hoa tơi tả, những chiếc quả vỡ đôi lăn lóc, làm chấn động tinh thần A Nan, A Nan bừng tỉnh. Trống ngực hãy còn dồn dập, toàn thân nổi da gà, sửng sốt bàng hoàng.

A Nan thầm nghĩ: “Cây đại thọ tỏa rợp bóng mát xanh tươi đã xoa dịu nổi nắng gió cho mọi người, làm mát cơn nắng hè gay gắt, rồi tại sao lại bị một trận cuồng phong ác liệt đánh tơi tả như vậy?
Như Ðức Thế-Tôn là đấng Ðạo sư của Trời, Người làm lợi ích cho chúng sanh, một lòng thương tưởng cho đời, cũng giống như đại thọ, nay phải chăng Ðức Thế Tôn sắp vào Niết bàn nên đất trời chấn động? A-Nan liền đi thẳng vào tịnh xá, bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Con vừa mơ thấy một ác mộng: trong khu rừng kia có một đại thọ sum suê hoa lá, là nơi trú ngụ của muôn chim, chốn nhà cửa của muôn loài, vậy mà từ đâu một trận gió thổi tới làm rơi rụng tiêu điều có phải chăng là điềm Thế Tôn sắp vào niết bàn?

- Thật vậy, này A-Nan, sau ba tháng nữa Ta sẽ vào Niết bàn, vì hồi nãy Ta đã nói với Thầy là người đã chứng tứ thần túc rồi có thể duy trì tuổi thọ một kiếp còn Ta do đức lực tu hành và đã chứng tứ thần túc vậy tuổi thọ được bao nhiêu? Ta đã hỏi ba lần như vậy, nhưng thầy vẫn im lặng, nên ma ba tuần đã thỉnh ta vào Niết bàn.

Như sét đánh ngang tai, A Nan choáng váng quá lo sợ, quá buồn khổ. Giờ đây Thế Tôn vào Niết bàn, chúng sanh biết nương dựa vào đâu? Con mắt thế gian sắp mất rồi.

Tin Phật sắp nhập niết bàn được truyền ra, hàng đệ tử vị nào cũng buồn bã, lo âu. Thấy vậy Thế Tôn bảo:

- Tất cả mọi vật trên thế gian này đều bị luật vô thường chi phối, nay còn mai mất, có cái sự gì là bất biến, nhất định đâu. Ta vì chúng sanh mà thị hiện ra đời, nay sự hóa hiện đó đã mãn thì ta vào nơi tịnh mặc, có gì mà các thầy phải khóc lóc, lo buồn. Ðiều Ta cần lưu ý các thầy, là phải chăm lo tu niệm để tự mình giải thoát vòng luân hồi sanh tử.

Lúc ấy Tôn-giả Xá Lợi-Phất than rằng: “Than ôi! Con mắt của thế gian đã đến ngày diệt tận, bóng tối tăm lại bao trùm nhân thế. Như-Lai sắp vào niết bàn, thật thảm thương cho chúng sanh hết chỗ cậy trông”. Rồi quỳ xuống bạch Thế Tôn :

- Kính lạy đức Ðạo sư chí kính, con không nỡ lòng nào để nhìn thấy sự ra đi của Thế Tôn vào nơi tịch mặc vĩnh viễn. Vậy cúi mong Thế Tôn hoan hỷ cho con được vào Niết bàn trước.

- Này vị thầy Trí Tuệ, thầy hãy làm việc gì mà thầy nghĩ là đúng thời. Nhưng thầy biết tất cả các bậc hiền thánh rồi cũng đều tịch diệt.

Nghe Thế Tôn nói xong, Xá Lợi Phất đi quanh Phật ba vòng, cúi lạy sát đất lấy chân Phật để lên đầu ba lượt mà bạch rằng:

- Kính lạy đức Ðạo sư của trời người, hôm nay là lần cuối cùng con xin từ biệt Thế Tôn. Xin Thế Tôn hãy khoan vào Niết bàn, vì lòng thương tưởng chúng sanh. Nói rồi cúi đầu cung kính lui ra. Xá Lợi Phất trở về La Duyệt Kỳ nơi sinh quán, Sa di Quân Ðề tin cho vua và các thân tín đều biết.

Khi ấy, Vua A Xà Thế biết Tôn giả Xá Lợi Phất sắp vào Niết bàn, tự thốt lên rằng: “Tôn giả Xá Lợi Phất là một kiện tướng trong Phật Pháp, than ôi! Ngài nhập niết bàn sao mà sớm vậy? Giờ biết lấy ai chấn chỉnh tà ma?

Mọi người từ Vua quan đến dân chúng ai cũng đều biết và kéo đến vây quanh Ngài và nói rằng:

- Kính lạy Tôn giả, xin Tôn giả hãy thương xót chúng con, Ngài vào Niết bàn rồi lũ chúng con đây bơ vơ như con mất cha, như gà mất mẹ chiu chít ngóng trông, chẳng chốn nương thân, không bề trông cậy. Tôn giả hãy đoái thương.

- Các Phật tử, Ta thương các ngươi lắm chứ, nhưng đến lúc Ta phải vào Niết bàn, các ngươi chớ buồn, tất cả muôn vật trên thế gian này đều trong định luật vô thường, đều phải tan rã. Vậy các ngươi hãy gieo căn lành, trồng điều thiện lợi để nhờ duyên lành đó mà sanh ra đời được gặp Phật tại thế, để chăm tu phước nghiệp cầu giải thoát sanh tử luân hồi.

Tùy theo căn cơ quần chúng, Tôn giả đi từ thấp lên cao mà giảng giải thuyết nghĩa an vui, lợi ích, khiến cho họ có kẻ đắc sơ quả, có người chứng A La Hán, thân tâm vắng lặng, an hòa, lễ tạ rồi lui.

Giờ này đã quá nửa đêm, Tôn giả đang tĩnh tọa vào thiền định: nhập Sơ thiền, rồi từ Sơ thiền lên Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền, từ cõi Tứ thiền hướng đến Vô lượng Không xứ, rồi từ Vô lượng Không xứ hướng đến Vô lượng Thức xứ, từ Vô lượng Thức xứ hướng đến Vô sở Hữu xứ, từ Vô sở Hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng, Phi Vô tưởng xứ rồi nhập vào định Diệt tận và Bát niết bàn.

Sau khi Xá Lợi Phất xả báo thân, trời đất rúng động, chư thiên Ðế thích, quyến thuộc hàng trời, mang hương, dâng hoa cúng dường. Ðế Thích nhìn thấy báo thân Tôn giả mà bùi ngùi: “Tôn giả trí tuệ rộng sâu như trời cao, như biển rộng biện luận ứng cơ mau như chớp loáng, âm thanh như nước chảy, giới định tuệ hoàn toàn là một dõng tướng trong Phật pháp, thay Phật để chuyển pháp luân, nhưng giờ này Ngài đã Bát niết bàn rồi, kể từ đây nhân thiên lại tăm tối”.

Rồi từ thành thị đến thôn quê, người ngoài đông như mở hội, hoa hương tràng phan, bảo cái rợp đường, nhưng có điều rõ nhất là trên đôi mắt người nào cũng đẫm lệ, trong lòng âm thầm thương tiếc một bậc Tôn túc tuyệt luân đã vào nơi vắng lặng.

Phạm Thiên Vương và Tỳ Thủ Yết La cưỡi xe trời bay xuống, theo sau là sáu bộ chúng. Ðế Thích sai quỷ Dạ Xoa ra biển lấy gỗ chiên đàn, gỗ ngưu đầu về chất thành một đống, đổ dầu Tô, phóng hỏa thiêu báo thân Tôn giả. Ngọn lửa rực lên, như một lần bừng sáng rồi phụt tắt.

Ðốt xong, mọi người đều bái tạ lui về. Chờ cho ngọn lửa nguôi, Sa di Quân Ðề thâu tóm Xá Lợi của Thầy và y bát đem về bạch Phật.

- Kính lạy Ðức Thế Tôn, Thầy con là Xá Lợi Phất đã nhập Niết bàn, và đây là Xá Lợi, y bát, xin Thế Tôn chứng minh.

Khi ấy A Nan đứng hầu Phật thấy cảm động quá, liền quỳ xuống bạch Thế Tôn :

- Tôn giả Xá Lợi Phất là bậc thượng tôn trưởng lão, ấy mà Ngài đã vào Niết bàn rồi, mai này Thế Tôn lại tiếp tục xả báo thân nữa thì chúng con còn lại biết nhờ ai?

- Tuy Xá Lợi Phất nhập niết bàn nhưng pháp thân vẫn thường hiển hiện, vì Xá Lợi Phất không muốn thấy Ta Niết bàn nên đi trước ta. Này A Nan, không phải chỉ đời này là như vậy, mà ở đời quá khứ cũng vậy.

*

Thuở xưa, đã lâu lắm rồi, cũng tại Diêm Phù Ðề này, có vua tên là Chiên Ðàn Bà La Tỳ, thống lãnh tám vạn ngàn nước nhỏ, sáu muôn núi sông, tám muôn ức tụ lạc. Ông có hai muôn phu nhân và Thế nữ, bà thứ nhất tên là Tu Ma Ðàn, một vạn quan đại thần, quan lớn nhất tên là Ma Chiên Ðà, năm trăm Thái tử, người thứ nhất tên là Thi La Bạt Ðà.

Thành này chu vi ngang dọc bốn trăm do tuần, làm thuần bằng vàng bạc, lưu ly, pha lê, đầy đủ mọi vật báu, trong nước an cư lạc nghiệp, dân chúng vui mừng, sung túc.

Một hôm vua ngồi trên bảo điện, chợt nghĩ như vầy: “Người ta ở trên đời được tôn vinh phú quí, chắc do quả báo tu nhân tích đức ở đời trước lưu lại. Cũng như kẻ làm ruộng, mùa Xuân phải mất công cầy bừa, gieo mạ cấy lúa, tới mùa Hạ, mùa Thu gặt hái được thóc gạo đem về ăn uống. Nếu mùa Xuân chẳng lo cấy cầy, thì kết quả mùa Hạ, mùa Thu chẳng có lúa đâu thu hoạch. Cũng vậy, Ta đời trước có tu phước lành, nên đời này hưởng quả tốt đẹp, nếu bây giờ Ta lại không tiếp tục tu phước bố thí nữa thì đời sau lấy chi thọ hưởng”. Nghĩ vậy, liền sắc quan mở kho đem tiền bạc, lụa là bố thí cho toàn dân và vua cũng ra lệnh cho tám vạn bốn ngàn vua kia cũng mở kho chẩn bần, bố thí.

Mệnh lệnh được truyền đi khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, hay hang cùng ngõ hẻm nào cũng biết vào ngày ấy vua xuất kho bố thí, nên mọi người kéo đến kinh thành đông như kiến cỏ. Người mạnh cõng kẻ yếu, người sáng dắt kẻ mù, lần lượt nhà vua phân cấp tiền gạo, áo quần đầy đủ. Tứ đó muôn dân được an nhàn hỷ hả. Danh đức nhà vua lừng lẫy, tiếng khen đồn khắp bốn phương.

Thì cũng thời đó, có một ông vua nước nhỏ ở bên cạnh tên là Tỳ Ma Tư Na thấy nhân dân ca tụng và cảm phục oai đức Vua Chiên Ðàn Bà La Tỳ, sanh lòng ganh ghét, ngày quên ăn đêm quên ngủ, ông thầm nghĩ mưu toan sát hại: “Nếu ta không tiêu diệt được lão vua kia, oai danh vang lừng trời đất, như vậy ta làm sao hiển danh trời đất, như vậy ta làm sao hiển đạt cho được”. Nghĩ xong, ông liền thi hành ngay độc kế, ra lệnh triệu tập hết thảy các thày Bà La Môn trong nước, nhà vua kính trọng cúng dường lễ bái. Sau rồi vua trình bày:

- Thưa các thầy Bà La Môn, tôi có một việc đáng lo, đến nỗi ngày quên ăn, đêm quên ngủ, quý ngài có kế chi để giải quyết cho chăng?

- Tâu bệ hạ, có việc chi xin cứ nói, nếu giúp được chúng tôi sẽ giúp.

- Thưa các ngài, hiện nay vua Chiên Ðàn Bà La Tỳ được muôn phương mến phục, phúc đức lớn lao, đó là điều đáng ngại cho tôi về sau này, vậy các ngài có phép chi cứu giúp giùm tôi để trừ khử ông vua ấy.

- Tâu bệ hạ, vua Ðàn Bà La Tỳ là người có đức lớn, thương dân như thương con, dân coi vua như bậc cha mẹ, chúng tôi nỡ lòng nào mưu tâm sát hại, thà chịu chết chớ không bao giờ giết người hiền lương. Nói xong tất cả người Bà La Môn đều kéo nhau về.

Vua Tỳ Ma La cảm thấy bực mình, vì công việc chẳng như ý, liền hạ chiếu cho toàn nước biết:

- Ai có khả năng lấy đầu vua Ðàn Bà La Tỳ mang về đây, vua sẽ gả con gái và phân nửa nước cho cai trị.

Thời đó có một người Bà La Môn tên là Lao Ðộ Sai, tu luyện ở núi nghe vua rao truyền như vậy, bèn đi đến ra mắt vua, và xin đi lấy đầu vua Ðàn Bà La Tỳ. Nghe nói vậy, vua hớn hở, vui mừng.

- Nếu khanh làm việc tốt, sứ mệnh hoàn thành, ta sẽ giữ đúng lời hứa. Vậy khi nào khanh đi, xin cho biết.

- Hẹn bệ hạ bảy ngày nữa. Nói xong từ tạ về rừng, quyết tâm liên tiếp bảy ngày, trì chú hộ thân.

Qua bảy ngày, ông lại đến cung vua, và được cung cấp lương thực, tiền lộ phí để lên đường. Trước khi đi ông còn ngoảnh lại nói rằng:

- Bệ hạ an lòng, tôi thề: “Nếu không lấy được đầu vua, quyết chẳng trở lại nơi này”.

Khi đó, trong nước vua Ðàn Bà La Tỳ, có những điềm chẳng lành xuất hiện: như động đất, chớp giật, sao băng, sấm động, ban ngày sương khói mờ mịt kéo giăng, sao chổi mọc, mưa đá, sét đánh tứ tung, các loài chim kêu thảm thiết trên không, và tự nhổ lông rơi đầy mặt đất. Hổ báo, sài lang tự đâm mình xuống hố, kêu gào thảm thiết. Tám vạn bốn ngàn ông vua nước nhỏ đều nằm mộng thấy cánh phướn vàng của nhà vua bị gãy, trống vàng bị thủng. Còn chính tự thân vua Ðàn Bà La Tỳ mơ thấy ác quỷ cướp mũ vàng của mình mang đi. Trên nét mặt mọi người cảm thấy lo âu, chẳng hiểu vì sao lại có những điềm bất tường như vậy.

Khi ấy thần coi thành biết ý định của Lao Ðộ Sai đến xin đầu vua, nên thần hóa phép làm tâm trí Lao Ðộ Sai cuồng loạn, không biết lối vào cung, cứ luẩn quẩn bên ngoài thành mà thôi.

Thấy vậy, các vị trời ở Tịnh Cư Thiên báo cho vua hay:

- Bệ hạ phát tâm bố thí, nên hiện giờ có người đến xin, nhưng ở bên ngoài thành không vào được.

Nhà vua thức dậy, ngạc nhiên hỏi cận thần:

- Ai ngăn cản dân chúng đến xin đồ cấp phát, ông hãy ra ngoài xem sao.

Ra cổng thành, nhìn bốn phía ngơ ngác, quan cận thần chẳng thấy ai đến, mà cũng chẳng có quân lính nào cản ngăn. Khi đó, thần giữ thành hiện lên thưa rằng:

- Thưa quan lớn, hiện có người dòng Bà La Môn ở nước khác muốn xin đầu vua của chúng ta, nên tôi không cho nó vào.

- Nếu quả thật như vậy thì đây là một tai họa lớn cho chúng ta, nhưng vua đã ra lệnh, chúng ta đâu dám trái ý, khi ấy quan cận thần Ma Chiên Ða tự nghĩ: “Nếu kẻ này quyết chí xin đầu vua thì ta hãy bày ra một kế, lấy năm trăm cái đầu bằng thất bảo để đổi cho nó”.

Sau cơn mê Lao Ðộ Sai bước vào cửa cung và lớn tiếng nói:

- Tôi là kẻ phương xa, biết được vua rủ lòng bố thí, chẩn bần cho muôn phương, ai muốn xin gì cũng được. Vì vậy, nay tôi tới đây muốn xin một việc.

- Ngài muốn xin gì cứ nói, dù khó khăn đến đâu, nếu có thể, tôi cũng xin làm vừa lòng ngài.

- Vua bố thí tài vật, tiền của cho mọi người có phước báo nhưng chưa bằng bố thí những vật trong thân vua, phước báo càng lớn hơn. Vậy tôi xin cái đầu của vua. Vua nghĩ sao? Cho hay không?

- Thành thực, ngài cứ lấy.

- Bây giờ hay khi nào?

- Ðạo sĩ xin cho khất lại bảy ngày.

Liền khi đó, quan cận thần Ma chiên Ðà liền mang năm trăm cái đầu bằng thất bảo đến trước Lao Ðộ Sai và nói rằng:

- Ðầu vua bằng xương thịt, máu mủ tanh hôi, là đồ bất tịnh chẳng quí giá gì vật ấy, ông xin làm gì cho nhơ nhớp. Và đây là những cái đầu làm bằng thất bảo quý hóa tuyệt luân, ông hãy mang đầu này về mà được giàu sang, phú quí suốt đời.

- Tôi chẳng cần thứ đó, chỉ cần đầu vua thôi.

Trước thái độ ương ngạnh của Lao Ðộ Sai, Mã Chiên Ðà chẳng biết làm sao, bằng xuống giọng êm dịu, năn nỉ, nói ngọt ngào mong thay đổi ý định, nhưng cuối cùng Lao Ðộ Sai cũng chẳng thèm nghe, bỏ đi chỗ khác.

Mã Chiên Ðà phẫn uất quá tim vỡ thành bảy mảnh chết ngay trước mặt vua.

Trên từ vua, xuống cho tới bá quan văn võ ai nấy đều rơi lệ tiếc thương cho một bậc trung thần, chánh khí. Vua sai thâu hài an táng đúng nghi lễ của một quan đại thần. Ðám tang vừa xong, vua cho quan quân cưỡi voi đi khắp nước thông báo cho dân chúng biết ngày vua bố thí đầu.

Ðược tin này, ai nấy đều rơi lệ, tám vạn bốn ngàn nước nhỏ liền đến tâu vua:

- Tâu bệ hạ, tất cả Diêm Phù Ðề này đều nhờ đức độ của bệ hạ mà mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp, cây cỏ muôn màu, mùa màng sung túc, khoái lạc an khương, sống trong cảnh thái bình thịnh trị. Vậy tại sao bệ hạ lại vì một người mà bỏ muôn dân?

Khi ấy các quần thần đồng thanh nói:

- Xin bệ hạ hãy bỏ ý định bố thí đầu, một sự việc quái lạ chưa từng thấy, bệ hạ nghe lời một kẻ khốn nạn, cùng đinh, sống trong núi rừng như dã thú, để rồi bỏ chúng tôi bơ vơ hay sao?

Hai muôn phu nhân và năm trăm thái tử vật mình xuống đất khóc lóc:

- Tâu bệ hạ, hãy xót thương vợ con của bệ hạ, rồi đây sẽ ngơ ngáo, vợ xa chồng, con chẳng có cha, sống đời mô côi mồ cút. Hãy nghĩ lại bệ hạ ôi!

Thật muôn cảnh bi đát, đáng thương tâm diễn ra trước mặt vua, nhưng vua với nét mặt hiền hòa, bình tĩnh an ủi:

- Xin các vương hầu khanh tướng, hãy bình tâm nghe tôi nói, con người vì kết buộc nhau trong tình ân ái từ kiếp lâu xa, nên chịu ách sanh tử bức bách, ta chưa thấy ai thực hành để bỏ, nhất là quý chuộng bản thân. Ta nghĩ rằng từ thời vô thỉ âm u trở lại đây, sống chết đã bao đời đâu kể xiết, lúc ở trong địa ngục, bỏ thân một ngày không biết bao nhiêu lần, chết trong nước phân tro, nằm trên giường sắt đốt, ôm cột đồng nóng, ngâm mình trong vạc dầu sôi, hay ngồi trên xe lửa, nằm ở hố than. Thật cái khổ nơi địa ngục biết kể sao cho cùng như vậy, thân này chết đây rồi sanh kia, trải qua vô số kiếp mà chẳng có chút ích lợi hay phước báo gì. Khi làm loài súc sanh thì bị người ta chém giết, thân thể bị phân thây, máu rơi xương rã. Còn khi làm loài quỷ đói, thì lửa trong mình phát ra hoặc vòng đao lửa bay tới chém thân chặt đầu, chết đi sống lại bao lần thì cũng chẳng có phước báo gì. Rồi khi ở nhân gian, làm người thì sanh lòng tham lam, giết hại lẫn nhau, cũng do tài sắc ràng buộc, cũng vì ân ái kéo lôi toàn là những việc xuôi theo nhân thế. Còn như hiện tại thân ta, đây cũng chỉ là một khối nhơ bẩn, máu tanh huyết nồng, rồi một ngày nào đó cũng sẽ rã tan, có gì luyến tiếc với cái đầu ô uế ấy mà chẳng dám xả bỏ, để tu lấy pháp thân thường hằng vĩnh tịch. Hơn nữa, ta còn có thể đem lại sự ích lợi cho muôn dân ở đời vị lai, phải nhìn xa thấy rộng, đừng vì tình thương luyến ái hạn hẹp trong một lúc này. Vậy thì các khanh khuyên ta làm gì. Ta bỏ cái đầu này để cầu đạo giải thoát, sau khi thành đạo, ta sẽ hóa độ các ngươi vượt khỏi nỗi khổ sanh, già, bịnh, chết được niềm an lạc của đạo tâm. Vậy các khanh hãy hiểu việc làm của ta không phải vô dụng. Các khanh cứ yên tâm lo toan việc nước.

Ai nấy nghe vua giảng giải đều làm thinh chẳng biết phải nói năng sao nữa. Ðã yên lòng trước sự an tâm của quần thần, vua kêu Lao Ðộ Sai bảo:

- Giờ đã đến lúc ngươi tự do lấy đầu ta.

- Tâu bệ hạ, hiện đây tôi chỉ có một mình, lực yếu thế cô, còn chung quanh vua, bá quan văn võ quá nhiều, nhỡ khi tôi lấy đầu vua họ thấy thương tâm mà giết tôi thì sao? Vậy nếu vua cho thì hãy ra sau vườn, nơi vắng vẻ, chỉ riêng mình tôi và vua, thì tôi mới dám.

Vua nói với quần thần:

- Các khanh thương ta, kính ta thì chớ hại Lao Ðộ Sai.

Nói xong, vua nắm tay Lao Ðộ Sai cùng ra hậu viên.

- Sức vua hùng tráng khỏe mạnh, khi bị cắt đầu đau đớn mà hối tiếc rồi đánh tôi thì sao? Vậy vua hãy cột đầu vào cành cây để tôi cắt cho dễ.

Ngồi dưới gốc cây to, vua túm lấy tóc cột vào cây rồi nói:

- Khi cắt đầu xong, hãy để trên tay ta, để ta dâng cho ông.

Rồi vua chắp tay phát đại nguyện rằng:

- “Kính lạy thập phương tam thế chư Phật, nguyện nhờ công đức bố thí này, con không cầu làm Phạm Vương, Ma Vương, Ðế Thích, Chuyển luân Thánh vương để được hưởng khoái lạc, mà duy chỉ một lòng cầu làm Phật, độ chúng sanh, hết thảy muôn loài đồng vào ngôi Chánh giác”.

Lúc ấy Lao Ðộ Sai vừa đưa dao lên chém, thì trên cây có ông thần, lấy ngón tay chỉ vào đầu làm cho Lao Ðộ Sai bủn rủn tay chân, vứt dao xuống đất ngã ngửa.

Vua xoay lại bảo thần cây:

- Thần cây nên hiểu rằng, từ đời quá khứ tới nay, dưới gốc cây này ta đã bố thí 999 cái đầu rồi, vậy hôm nay một lần nữa là đủ số. Ðối với nguyện bố thí của ta sắp hoàn mãn, ông đừng rắc rối, cản ngăn, làm suy thối đạo tâm của ta.

Nghe vậy thần cây thu hồi thần lực, Lao Ðộ Sai tỉnh lại, xách dao chém một phát, đầu rơi xuống tay vua, dâng cho Lao Ðộ Sai.

Ngay giờ phút đầu vua lìa khỏi cổ, đất trời chấn động, các cung điện trên thiên cung đều nghiêng ngả, các thiên tử, Phạm thiên chẳng biết điềm gì, bèn ngó xuống trần gian, thấy vị Bồ Tát vì chúng sanh mà bố thí thân mạng tất cả đều bay xuống tung hoa trời muôn màu, hòa lẫn với những dòng nước mắt của chư thiên rợp cả hư không.

- Kính lạy Bồ Tát, Ngài làm hạnh bố thí xuất tục siêu phàm, chưa ai dám bố thí như vậy, vô cùng tận chúng sanh đều phải tán phục sự thực hành, vô ngã tướng bố thí này.

Khi ấy tại nước mình, vua Tỳ Ma Tư Na, hay tên Lao Ðộ Sai đã lấy được đầu vua Ðàn Bà La Tỳ, đang trên đường trở về nước, ông vui mừng vô hạn, nhảy nhót, la hét thỏa chí, bất ngờ ông quay lăn ra chết tại chỗ, vì tim bị kích thích quá mạnh, nên vỡ tung từng mảnh trong lồng ngực ông.

Lao Ðộ Sai xách đầu ra về, vua quan, dân chúng, phu nhân, thái tử nhìn thấy lăn đùng ra đất gào thét. Có người cảm động quá hộc máu mà chết, có người nằm ngay đơ chết giấc, các phu nhân xé áo quần, vò tóc tai, ngất xỉu tại chỗ, các thái tử cào mặt máu chảy đầm đìa, lăn lộn dưới đất. Một thảm trạng đang diễn ra.

Mấy ngày đường đi về bổn quốc, Lao Ðộ Sai xách đầu vua đi thấy hôi thối quá chừng, bèn vất xuống đường, đạp lên mà đi. Dân chúng thấy vậy họ nguyền rủa: “Ông là kẻ bất lương, là phường lang sói ác độc, không dùng thì xin làm chi, giờ lại vất bỏ.” Rồi họ nói với nhau, không giúp đỡ đồ ăn, nước uống chi cho hắn.

Nhịn đói những ngày qua đã ngất xỉu, nửa đường gặp được người quen, Lao Ðộ Sai hỏi thăm vua Tỳ Ma Tư La như thế nào, người ấy đáp:

- Nghe tin ông xin được đầu vua, nên mừng quá mà vỡ tim chết rồi.

Một nỗi buồn vô hạn, bức đầu rứt tóc, vì sẽ không được vợ và mất ngôi vị vua, tức quá nên ông ta cũng vỡ tim chết luôn. Gieo ác gặp ác. Cả hai vua tôi đều phải gánh lấy quả báo hiện tiền và rơi vào địa ngục A Tỳ.

Ðến đây, Ðức Thế Tôn bảo A Nan rằng:

- Này A Nan, chính vua Ðàn Bà La Tỳ thuở ấy là tiền thân của Ta. Vua Tỳ Ma Tư Na nay chính là Ma Ba Tuần. Lao Ðộ Sai là ông Ðiều Ðạt (Ðề Bà Ðạt Ða) bây giờ. Thần cây là Mục Kiền Liên. Và quan đại thần Ma Chiên Ðà chính là Xá Lợi Phất. Thuở ấy Xá Lợi Phất còn không nỡ thấy Ta chết mất đầu, nên ông cũng tự mình chết trước, huống nữa là bây giờ Xá Lợi Phất đã chứng đắc A La Hán, trí tuệ cao siêu.

Giới Ðức

“Ở đời ai nghèo đến nỗi không có thân. Thấy người làm việc thiện, tự mình giúp, như vậy cũng gọi là thí chủ, cũng được phước đức”.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Nhờ nghe Phật pháp khỏi phải tự thiêu
trích truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu- tập 3
Xưa kia tại nước Bùi Phiến Xá, có một người đàn bà tên Ðề Vi, going Bà La Môn. Nhà rất giàu, chồng chết không con, phải ở góa một mình không người che chở. Theo phép Bà La Môn, những ai sống không được như ý thì nên tự thiêu. Các vị Bà La Môn liền đến khuyến hóa nàng Ðề Vi nên tự thiêu để được sanh lên cõi trời Na La Diên, lại nên thỉnh cho đủ 100 vị Bà La Môn để thiết đại hội cúng dường và đem trâu bò của cải bảo vật cúng dường cho 500 Bà La Môn, rồi đem củi chất lên làm một giàn hỏa để tự thiêu trên bờ sông Hằng.

Các vị Bà La Môn sẽ chú nguyện cho nàng tiêu trừ tất cả tội lỗi nặng nhẹ, để đời sau được sống trong gia đình đông đúc, thọ mạng vô lượng và sung sướng không cùng. Nàng Ðề Vi nhất thiết nghe theo và cho dựng một giàn củi để tự thiêu.

Lúc bấy giờ có vị Sa Môn hiệu là Biện Tài, giữ giới học rộng, thường lấy từ tâm giáo hóa chúng sanh làm lành tránh dữ rất nhiều. Khi Ngài được tin nàng Ðề Vi muốn tự thiêu, liền đến hỏi:

- Nàng dùng giàn củi để làm gì?

Nàng Ðề Vi thưa:

- Tôi muốn tự thiêu để diệt trừ những tội chướng đã tạo nên.

Ngài Biệi Tài nói:

- Những tội chướng gây ra luôn luôn tùy theo tâm thức, đâu có thuộc về thân thể. Nay nàng thiêu thân làm sao diệt tội được. Vả lại, tội phước theo tâm mà sanh, tâm niệm pháp lành thời quả báo lành, tâm niệm pháp dữ thì quả báo dữ. Trong khi tự thiêu đốt, thế nào tâm cũng sanh đau khổ áo não, thời làm sao trông mong diệt được tột được quả báo lành. Về lý chắc nàng khó hiểu, nay tôi đem một vài ví dụ cho nàng rõ. Như có người đau bệnh khổ não, lại bị một người mắng chửi đánh đập, người bệnh có thể giữ thiện tâm không sầu não chăng? Nàng nay cũng vậy. Vì muốn diệt tội thân trước, nên thiêu thân. Trong khi lửa đốt thân thể thì đau đớn vô cùng, tâm sanh khổ não đến lúc mạng chung liền sanh vào cõi địa ngục, chịu khổ lại kịch liệt gấp trăm ngàn vạn lần.

Lại ví dụ như con bò kéo xe, vì ghét kéo xe nên đạp cổ xe đi. Nhưng nếu cỗ xe trước bị hư thì cỗ xe thứ hai sẽ được thay vào, làm sao tránh thoát được.

Nghiệp tội của nàng chưa hết, nếu có đốt trăm ngàn thân cũng không bao giờ xa lìa. Vả lại, nhhững nghiệp tội ở A tỳ địa ngục, phải tám vạn lần chết, tám vạn lần sống, trọn hơn một kiếp mới trừ diệt tội. Nay nàng chẳng qua thiêu thân chỉ có một lần, làm sao hết tội được.

Nàng Ðề Vi thưa:

- Xin Ngài giảng cho con nghe, phương pháp diệt trừ tội lỗi.

Ngài Biện Tài đáp:

- Tâm trước tạo ác, như mây che mặt trăng. Tâm sau khởi niệm lành, như ngọn đuốc trừ tối tăm. Nguồn gốc nghiệp tội do thân, khẩu, ý nghiệp tạo các nghiệp hành. Nàng nay chân thành sám hối, cải tà quy chánh, xả thân thọ thân, chí thành Phật đạo.

Sau đó Ngài Biện Tài đem pháp Thập Thiện trao dạy cho nàng Ðề Vi. Nàng Ðề Vi hoan hỷ lãnh thọ, dâng cúng các món trân bảo và thỉnh cầu Ngài Biện Tàì ở lại giáo hóa. Ngài từ tạ rằng:

Nàng đã thọ lãnh phép Thập Thiện đó là pháp thí, nàng nên đem mà dạy bảo mọi người. Ðó là chính cách đáp ân thiết thực nhất nàng đã được độ, tôi không cần lưu lại làm gì. Tôi còn phải đi giáo hóa nơi khác, và xin trả lui các món trân bảo cúng dường. Vì người tu hành không bao giờ dùng những đồ vật quý báu. . .

Minh Châu

“Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người ấy được tiến hóa trong giáo pháp của Như Lai.”


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Ðạo tràng của Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Đại Y vương


Trong đời quá khứ, lúc đức Phật còn hành đạo Bồ Tát, đã có nguyện từ bi cứu thế rất thâm sâu. Ngài thấy con người trên thế gian bị tâm bệnh rất nặng, như thể đó là một cơn bệnh dịch lan tràn, ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau ở chỗ nặng hay nhẹ mà thôi.

Trị tâm bệnh thì cũng khó khăn như trị cái đau đớn của thân xác vậy. Rất nhiều người, trên thửa ruộng tâm, cần phải nhổ tận rễ của căn bệnh, rồi gieo xuống những hạt giống thiện lành mới. Muốn làm như thế, trước hết phải làm sao cho mọi người phát khởi lòng tin.

Vì chúng sinh nào cũng mắc phải hai chứng bệnh rất ngặt nghèo là ngã kiến và ngã chấp, ai cũng thương và tiếc thân mạng của mình, cho nên muốn trị tâm bệnh, phải tùy bệnh mà cho thuốc.

Đức Phật đã phát đại nguyện như sau:

– Nguyện tôi ở lâu dài trên thế gian để trị hai căn bệnh lớn là tâm bệnh và thân bệnh cho chúng sinh, làm vua thuốc cho họ, khiến tất cả các loại bệnh đều được chữa lành.

Có một quốc gia nọ, vua tên là Ma Hy Tư Na, thống lãnh một cõi nước to rộng, gồm tám vạn bốn ngàn tòa thành lớn. Vua trị quốc rất anh minh, việc nước không bao giờ rối loạn, nên danh tiếng lẫy lừng và được dân chúng rất tôn sùng.

Hoàng hậu cũng là một người phụ nữ tốt bụng, hiền thục, thông minh và thương dân. Vì thế mà Bồ Tát đã chọn nhà của vua Ma Hy Tư để thác sinh. Có điều kỳ lạ là, lúc hoàng hậu mang thai, tuy trước đó không biết chút gì về y thuật, nay bỗng có tài chữa bệnh cho người khác. Cách chữa bệnh của bà cũng rất đặc biệt, bà không cần dùng thuốc, chỉ cần dùng tay xoa lên chỗ đau của người bệnh là bệnh tức khắc lành ngay.

Vì thế trong hoàng cung, bất kỳ ai dẫu lâm phải một chứng bệnh nguy kịch đến đâu, thầy thuốc bó tay, trăm phương nghìn thuốc đều vô hiệu chỉ còn chờ chết, thì đều đến cầu cứu hoàng hậu, và không ai không được chữa lành. Chuyện hoàng hậu ra tay chữa bệnh vì thế đã thành một giai thoại lưu truyền khắp nơi.

Khi hoàng tử mới sinh ra đã biết nói! Ngài nói những gì? Ngài nói mỗi một câu rằng:

– Ta không có sở trường nào khác, chỉ biết chữa bệnh. Ai có bệnh hãy mau đến nơi này, ta sẽ chữa cho.

Nói xong câu này, hoàng tử trở lại giống như tất cả các hài nhi khác, không biết nói câu nào nữa.

Chư thiên và quỷ thần trên thế giới cũng bí mật loan tin này ra, chỉ dẫn cho người trong lúc họ nằm mộng, bảo rằng vua Ma Hy Tư Na vừa sinh được một vị đại y vương, ai có bệnh cứ đến xin chữa.

Một vị thầy thuốc bình thường khi khám bệnh xong, nhất định phải cho thuốc uống, chỉ có đại y vương chữa bệnh mới không cần cho người ta uống thuốc. Người nào có bệnh, chỉ cần tiếp cận với hoàng tử là tự nhiên lành bệnh. Chỉ cần có ngón tay của hoàng tử chạm đến là người mù sẽ thấy được, người điếc nghe được và người què đi được.

Chuyện hoàng tử dùng ngón tay trị bệnh cho tất cả mọi người được loan truyền đi khắp nước. Từ đó, hoàng tử được tôn xưng là “Nhân Dược” (người thuốc). Có người còn bán tín bán nghi, hoàng tử bèn gọi những ai có bệnh hãy lần lượt đến chữa.

Ngoài dùng bàn tay để trị bệnh, hoàng tử còn dùng thân nữa. Chỉ cần được hoàng tử chạm đến là bệnh cũng được lành ngay.

Bệnh tật dù có nguy kịch tới đâu hoàng tử cũng trị được, làm cho mọi người được an ổn, hết khổ được vui, danh tiếng truyền xa, nên người nào ở đâu hễ có bệnh là đến xin chữa. Hoàng cung từ trước vốn là nơi nghiêm cấm, bỗng trở nên đông đảo tấp nập mỗi ngày, không khác gì một bệnh viện lớn!

Hoàng tử Nhân Dược sinh trong nhân gian chữa bệnh được chừng mười năm, trị cho không biết bao nhiêu người rồi. Đại nguyện trị bệnh của ngài đã hoàn mãn, nay ngài phải hóa thân đi nơi khác. Mọi người nghe tin bỗng như những đứa con mồ côi, không ai là không khóc thương bi thảm, họ nói từ nay về sau sẽ không còn ai chữa bệnh khổ cho họ.

– Tuy hoàng tử Nhân Dược không còn ở với chúng ta nữa, nhưng di cốt của ngài vẫn còn đây, chắc chắn di cốt của ngài cũng có năng lực chữa bệnh cho chúng ta!

Một người tương đối có trí huệ nhất nói như vậy. Thế là khi tìm được di cốt của hoàng tử, họ bèn lấy lửa đốt cháy, nghiền thành phấn, và những người có bệnh chỉ cần lấy chút phấn ấy chấm vào chỗ đau cũng được lành bệnh như trước.

Nhưng vật gì dùng mãi cũng có ngày hết, loại phấn thuốc thần hiệu này cũng vậy. Những người bị bệnh bèn rủ nhau đi đến chỗ đã thiêu di cốt hoàng tử, rồi trong lòng chuyên chú niệm tưởng tên ngài, như vậy cũng được lành bệnh. Vì vậy, trong phạm vi ấy, người nào dù xa hay gần, cứ niệm tưởng tên ngài là được khỏi bệnh.

Hoàng tử Nhân Dược nay đã thành đạo, chính là Bậc Đại Y Vương Thích-ca Mâu-ni Phật vậy!
nguồn : TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách