LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) MÀ THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) MÀ THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA)

Hôm ấy, các hàng trưởng giả cư sĩ cũng đều sắm đủ thức cơm chay, cung thỉnh chư tăng đến ứng cúng. Trong lúc đó, ngài A-nan, vì đã chịu người thỉnh riêng, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng Tăng thọ cúng.
Không may, ông A-nan gặp phải nhà tín nữ ngoại đạo tộc Ma Đăng Già, dùng phép huyền thuật là thần chú của ngoại đạo tóc vàng, bắt vào phòng, dùng đủ lời dịu ngọt, vuốt ve mơn trớn, ép uổng về tình duyên khiến ông gần phá mất Giới thể!
Phật biết A-nan mắc nạn, nên ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang trăm báu, trong hào quang ấy có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già nói thần chú Lăng Nghiêm.
Phật bảo ngài Văn Thù đem thần chú Lăng Nghiêm đi đến chỗ nàng Ma Đăng Già, để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A-nan.
Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những nguy hiểm nào, và làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ.

Kinh Lăng nghiêm là một Pháp Bảo, hết sức quý giá. Kinh Lăng Nghiêm gồm 10 chương, Phật nói rất rõ ràng, súc tích.
Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt.
Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.”
Vì kinh này hiển bày con đường tu chứng, đem tất cả những điều sai trái của thiên ma ngoại đạo và của cả chúng sanh trình bày vô cùng rõ ràng, xiển minh hết sức tường tận.
Đạo lý quá chân thực, uy lực quá dũng mãnh nên tà ma không chịu nổi.
Cho nên chúng dùng đủ mọi cách để phá hoại, tiêu diệt bằng cách tạo ra lời đồn xuyên tạc, nói rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải từ kim khẩu Phật thuyết ra, mà là do người đời sau ngụy tạo.
Phải tuyên truyền Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo thì chúng mới có cơ hội để sinh tồn.
Nếu như thừa nhận đây là lời Phật thuyết pháp thì đối với chúng là không xong!

*Hòa Thượng Tuyên Hóa từng giảng là :”
Ðại sư Hám Sơn từng nói hai câu như sau: "Chẳng đọc Pháp Hoa thì chẳng hiểu khổ tâm cứu đời của Như Lai; chẳng đọc Lăng Nghiêm thì không nắm được then chốt về mê hay ngộ của tu tâm".
Ðích xác là như vậy, bởi Kinh Lăng Nghiêm bao gồm hết thảy các pháp, nhiếp thọ hết mọi căn cơ, là pháp môn tinh tủy của các đời, là ấn chứng chính đề thành Phật và làm Tổ.
Vì lẽ đó, người tu thiền bắt buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng bộ Kinh này, và hiểu thấu cảnh giới "năm mươi loại ấm ma" đặng tránh khỏi sa vào vòng của Ma vương.
Nếu không vậy, không có sự nhận thức cho rõ ràng, thì bạ cảnh giới nào gặp phải cũng sanh tâm chấp trước, hành giả sẽ dễ nhập vào ma cảnh, thành kẻ quyến thuộc của ma vương. Ðó là một điều cực kỳ nguy hiểm!”

Bạn đã thấy tầm quan trọng của việc đọc kinh Lăng Nghiêm. Dưới đây là các mẫu truyện về linh ứng khi đọc tụng kinh Lăng Nghiêm.
======
NHỜ ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM (SURANGAMA SUTRA) MÀ THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI


Minh Quân có bà ngoại và ông cậu Sáu- em trai của mẹ Quân rất thường đọc kinh Lăng Nghiêm ở nhà, bản kinh Lăng Nghiêm in từ lâu, nay giấy đã vàng ố, chữ cũng hoen mực nhưng bà ngoại và cậu Sáu vẫn nâng niu, cất cẩn thận trên bàn thờ Phật trong nhà và khi rảnh là 2 người lấy ra đọc. Tên là cậu Sáu những thực chất là con thứ Hai, vì những người con trước của ông bà ngoại sanh ra đều đã bị chết.

Hồi nhỏ khi còn là 1 cậu bé, Quân hay ngồi nghe lỏm được khi cậu Sáu đọc kinh, gì mà: “Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa, Diệm Huệ Địa, Nan Thắng Địa , rồi thì : Đẳng Giác, Diệu Giác, Danh Kinh… Thập Tập Nhân, Lục Giao Báo”…

Quân sém thuộc luôn nhưng chẳng hiểu gì cả.
Rồi ông cậu Sáu tìm được việc làm ở công ty điện tử của Nhật, lương của cậu cũng cao và cậu kết hôn với một cô gái làm kĩ sư hóa dầu ở công ty dầu khí của Mỹ và cậu mợ mua nhà mới ở xa, nên thỉnh thoảng mới về thăm bà ngoại của Quân.

Quân ngạc nhiên là mỗi lần đổi việc, đi thi tuyển ở các công ty mới là cậu Sáu lo lấy kinh Lăng Nghiêm ra đọc trước.
Và rồi thì cậu Sáu cũng đậu vô công ty mà cậu nộp đơn.
Rồi sau đó, cậu quen cô Ngọc, sau này trở thành mợ ba của Quân.
Cô Ngọc xinh đẹp, học Đại học Bách Khoa chính quy, khoa Hóa, ba mẹ cô là cán bộ nhà nước, họ mong cô kết hôn với con trai của 1 người bạn thân của 2 phụ huynh cũng làm chức rất to ở tỉnh nhà nhưng cô Ngọc không đồng ý.
Cô yêu cậu Sáu mà cậu Sáu thì chỉ có bà mẹ góa lâu năm và một người chị gái làm nghề may, là mẹ của Quân.
Vì vậy, ba mẹ của cô Ngọc ban đầu không thích cậu Sáu lắm, ngăn cản chuyện hôn sự của hai người.

Cậu Sáu về buồn nhưng vẫn bình tĩnh, cậu nói giỡn với Quân là :“Kỳ này tao nguyện đọc kinh Lăng Nghiêm 10 lượt nên không đi chơi điện tử với mày được trong 1 thời gian nha Quân.
Tao đọc xong kinh Lăng Nghiêm để cầu cho hôn sự của tao và em Ngọc”.

Và rồi sau đó thì cậu cũng cưới được mợ Ngọc. Ba mẹ của mợ cũng hoan hỷ chúc phúc cho 2 con và còn phụ tiền để cậu mợ mua nhà.
------
Học xong đại học thì trong thời gian chờ tìm việc, Quân bắt chước bà ngoại và cậu Sáu cũng lấy kinh Lăng Nghiêm của bà ra đọc vì chàng rảnh không làm gì, lấy kinh ra đọc để giết thời gian, dù đọc kinh Lăng Nghiêm nhưng chàng không hiểu gì hết, nhưng vẫn cố đọc cho hết quyển sách.

Trong kinh Lăng Nghiêm có bài chú Lăng Nghiêm, chàng dù đọc nhiều lần vẫn bị đọc nhịu, đọc lộn chữ.
Minh Quân tốt nghiệp khoa ngoại ngữ, lúc tốt nghiệp ra trường, anh ấy chỉ làm nhân viên văn phòng ở các công ty nhà nước.

Vài năm sau, anh chàng bỗng chán làm những việc văn phòng nhàm chán, không có gì sáng tạo, chàng thích thử nghiệm ở các công ty quảng cáo có vẻ sôi động và nhiều thử thách, sáng tạo hơn.

Năm đó chàng cũng đã 29 tuổi, chưa có kinh nghiệm về làm quảng cáo, chưa một ngày làm ở công ty nước ngoài, vì từ khi ra trường tới giờ, chàng chỉ làm trong các công ty nhà nước ở Việt Nam.

Dù rất yêu thích làm ở môi trường công ty quảng cáo nước ngoài, nhưng Minh Quân không tự tin lắm, vì kinh nghiệm và các portfolio chàng chưa có nhiều, chỉ có viết các bài thơ, bài dịch cho báo Mực Tím và Áo Trắng, Hoa học trò... khi còn đi học

Nhưng chàng cũng thử nộp hồ sơ ứng cử vào nhân viên viết kịch bản quảng cáo ở một công ty nước ngoài, khi chàng thấy mẫu quảng cáo tuyển dụng nhân viên trên báo.

Rồi chàng cũng được gọi điện mời phỏng vấn, trải qua 3 vòng. Trước khi đi phỏng vấn ở công ty mới, vì chàng không tự tin vào kinh nghiệm và năng lực của mình nên chàng lấy kinh Lăng Nghiêm ra đọc được 2 lượt.
Vòng phỏng vấn đầu tiên là chàng gặp người phụ trách nhân sự của công ty, họ hỏi qua về các kinh nghiệm của chàng và mô tả yêu cầu của công việc mới. Chàng cũng trình bày nhưng ra về thì chàng nghĩ chắc mình cũng không trúng tuyển đâu.
Vậy mà 1 tuần sau, người của công ty đó gọi cho chàng mời Minh Quân dự vòng phỏng vấn vòng 2 với người manager phụ trách quảng cáo – truyền thông của công ty.

Lần này trao đổi 1 số vấn đề với người manager xong thì Quân ra về và chàng nghĩ rằng mình cũng không có hy vọng gì.
Bất ngờ là khoảng 5 ngày sau, người của công ty này lại gọi cho Quân dự phỏng vấn vòng 3 với người chủ của công ty, ông ấy là người nước ngoài nên phỏng vấn bằng tiếng Anh, mà Quân vốn xuất thân là sinh viên khoa Anh nên cũng không gặp khó khăn lắm, chàng chỉ không tự tin vì kinh nghiệm và chuyên môn của mình thôi.
vậy mà hơn 1 tuần sau, khi vẫn đang làm việc ở công ty cũ thì Minh Quân nhận được cuộc điện thoại của HR manager bên công ty quảng cáo nước ngoài đó. Họ nói anh đã trúng tuyển và hỏi anh xem khi nào thì anh có thể qua nhận việc mới được và họ thông báo rằng đã gởi offer letter cho anh qua email. Mức lương họ đưa ra cũng hấp dẫn.
Quân bất ngờ và vui vô cùng, chàng lo viết đơn nghỉ việc ở công ty cũ và nhanh chóng thu xếp để bàn giao các việc để qua nhận việc ở công ty mới. Sau thời gian thử việc 2 tháng thì Quân được tăng lương và rất ngoạn mục là sau đó khoảng 8 tháng thì nhờ năng lực biểu hiện xuất sắc chàng được khen thưởng trước toàn công ty, được bầu là nhân viên xuất sắc trong tháng, được thưởng 1 triệu đồng.

Rồi chàng được bổ nhiệm làm content leader của công ty nữa. Tất cả đều ngoài mong đợi của Quân.
Trong lúc vui vẻ và nói chuyện với thằng bạn thân tên Trung, Quân khoe với nó là nhờ đọc kinh Lăng Nghiêm mà chàng đã đậu vào một vị trí mình chưa từng làm qua và lại là của công ty nước ngoài. Thằng Trung nghe vậy cũng lên mạng tìm đọc kinh Lăng Nghiêm và tải về in ra để đọc.

Sau vụ thi tuyển này, Quân về kể cho ba mẹ và dòng họ nghe thì ai cũng tấm tắc. Các ngày lễ lớn của Phật giáo thì cha mẹ của Quân cũng lấy kinh Lăng Nghiêm ra đọc. Cha của Quân còn phát nguyện ấn tống một số sách kinh Lăng Nghiêm mới để phát tặng cho chùa.
--------
Bà nội 86 tuổi ở quê của Minh Quân, lưng còng, mắt mờ, bà nghe và nói cũng gặp khó khăn.
Dạo đó vào năm 2004, các cô của Minh Quân ở quê gọi điện báo cho cha của Quân là bà nội hấp hối rồi, mê sảng, tay chân như đang bắt châu chấu, dấu hiệu của người hấp hối, lại không ăn uống được nằm mê man.
Mấy cô con gái của bà mời lương y trong xóm qua bắt mạch thì lương y lâu năm nói là mạch của bà cũng yếu.
Cha của Minh Quân lấy vé máy bay về quê nhưng vẫn dặn chị Hai của Minh Quân ở nhà lấy sách kinh Lăng Nghiêm ra đọc hồi hướng cho bà và dặn 1 người cháu gái gọi cha của Minh Quân bằng cậu đang ở quê cũng ráng đọc kinh Lăng Nghiêm cho bà, vì cha muốn gặp mẹ của mình lần cuối và chờ thêm 2 chú đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật về gặp bà.

Không ngờ là khi cha về thì bà nội tỉnh táo hơn, ăn được cháo, nhận ra cha của Minh Quân, và từ đó bà khỏe ra,có thể ngồi dậy và chống gậy đi chơi khắp xóm, hỏi thăm nói chuyện được với nhiều người vì tinh thần minh mẫn.

Tới năm 94 tuổi bà mới mất, mà lúc đó có đầy đủ các con ở nhà và có thể gặp mẹ mình lần cuối.
( Truyện của Phật tử T.Q)
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 03/03/21 21:56 với 3 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

CHUYỆN HÔN NHÂN NHIỀU LẦN TRẮC TRỞ ĐƯỢC THÀNH TỰU TỪ VIỆC ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM


Thục biết yêu từ năm 22 tuổi, lúc cô vừa tốt nghiệp đại học.
Đó là 1 anh chàng học cao đẳng giao thông vận tải tên Mạnh, anh ấy làm bên cầu đường nên lương và thưởng cũng cao, thời gian đầu 2 người rất quấn quýt, thậm chí mẹ của Mạnh đã đến nhà Thục chơi và nói chuyện với ba mẹ của Thục.

Ai cũng thấy Mạnh rất thương Thục, thương thật tình và chiều chuộng cô. Bà con họ hàng đều nghĩ là 2 người sẽ sớm cưới nhau.
Thế nhưng chẳng bao lâu thì Mạnh và Thục chia tay và cả 2 thề là sẽ không bao giờ muốn thấy mặt nhau nữa. Nguyên nhân thì cả 2 đều không nói ra.

Sau đó cô đổi việc ở một số công ty, cô cũng có những người yêu mới. Trải qua 4 lần yêu và chia tay trong mệt mỏi, đau khổ, mỗi lần chia tay bạn trai thì Thục đều phải xin nghỉ việc ở công ty vài ngày và nằm khóc ở nhà.
Thục cũng đi chùa, mấy cô làm công quả ở chùa hướng dẫn Thục đọc kinh vào những ngày cuối tuần.

Rồi Thục được con nhỏ Quỳnh bạn thân, rủ đi coi bói ở một bà bói nổi tiếng. Bà ấy phán là số của Thục phải trải qua 5, 6 lần đau khổ vì tình, bị chia cắt, chia tay, thậm chí là bà coi chỉ tay thì đường hôn nhân của cô không hề có đám cưới. Bà bói nói là do nghiệp chướng của cô mà ra, giờ cô phải lo làm nhiều việc thiện, lo đọc kinh, đọc thần chú, giúp người, cứu vật … thì mới mong qua được nghiệp chướng.

Thục nghe mà buồn rầu, não lòng, đau đớn. Cô đã chia tay hết 4 lần rồi. Nếu đúng như bà bói nói thì cô sẽ bị thêm 2 lần nữa đau khổ vì tình.

Hôm đó cô về chùa, đang thắp hương vái lạy trước bàn thờ Địa Tạng bồ tát thì Thục gặp cô Sinh, cô Sinh có để hũ cốt của mẹ ở chùa này và thường về làm công quả, nấu cơm chay cho chùa.

Cô Sinh mỉm cười với Thục, rủ Thục ở lại ăn cơm chay với cô và rủ Thục cùng đọc kinh Lăng Nghiêm với cô, vì sư phụ vừa tặng cho cô Sinh 1 cuốn kinh Lăng Nghiêm in bìa cứng màu nâu, có bọc ny- lông rất trang trọng.

Thục thấy cô Sinh tấm tắc khen kinh Lăng Nghiêm, tán thán ca ngợi về cuốn kinh này. Cô Sinh nói về tầm quan trọng của kinh này, rằng :” Kinh Lăng Nghiêm mà diệt thì đạo Phật diệt. Ở đời mạt pháp thì kinh Lăng Nghiêm diệt trước nhất”

Vì vậy cô Sinh ở nhà hay khuyên con gái Út của cô cùng tụng kinh Lăng Nghiêm với cô mỗi buổi tối.

Do Thục rất quý cô Sinh nên lần nào về chùa mà gặp cô ở trong bếp đang nấu cơm chay cho các thầy thì Thục cũng mang tặng những văn phòng phẩm của công ty mà cô đang làm thuê như bút bi, giấy note, bút xóa, bút dạ…. còn cô Sinh thì hay gói mấy cái bánh ít mà cô làm để gởi cho Thục mang về, cả 2 người rất hoan hỷ.
Có lần Thục về chùa nhưng sắc mặt rất u ám, mắt sưng vù do cô vừa khóc tối hôm qua, cũng vì chuyện tình cảm. Cô Sinh gặng hỏi thì Thục cũng kể thực tình là cô đang đau khổ vì tình.

Do vậy nên cô Sinh cũng biết rằng trong lòng Thục hiện đang không vui, không thoải mái vì chuyện tình cảm.
Lần nào cô Sinh cũng khuyên Thục buông bỏ bớt những chuyện không vui, đừng chấp vào nó và hãy giữ tinh thần lạc quan.

Lần này, cô Sinh lấy cuốn kinh Lăng Nghiêm và 2 cô cháu ra ngồi nơi bộ bàn ghế làm bằng đá, kê dưới gốc cây sa la, gần mấy cây cau kiểng, kế đó là 1 hòn non bộ có tượng Mẹ Quán Âm ở trên cao, có đàn cá chép màu cam đang bơi phía dưới rất đẹp.

2 cô cháu cùng đọc chậm rãi nhưng đọc to, rõ ràng kinh Lăng Nghiêm, khi đọc hết "PHẦN LƯU THÔNG" trong kinh thì Thục cảm thấy đầu óc khoan khoái, thoải mái, dễ chịu chưa từng có.

Thấy vậy cô Sinh đề nghị tặng quyển kinh mà cô vừa được thầy tặng, tặng lại cho Thục để mang về nhà tự đọc. Thục ban đầu còn từ chối, sau cô thấy cô Sinh rất thực lòng nên Thục nhận kinh và mang về nhà tự đọc mỗi cuối tuần. Cô cảm thấy cuốn kinh này quý báu vô cùng, nếu ai mà cũng chịu đọc kinh này thì rất tốt, nhất là những người thực hành thiền lại càng nên đọc kinh Lăng Nghiêm.

Sau đó thì cô cũng quen một chàng trai hơn cô 2 tuổi, là đối tác kinh doanh của công ty mà cô làm.
Anh ấy tên Tuấn, trong nhiều lần đến liên hệ công việc, anh ấy gặp Thục và cảm mến cách giao tiếp khéo léo và thông minh, thật tình của Thục nên Tuấn hẹn hò cô đi uống café, đi xem phim.

Thục cũng không hy vọng lần này cô có thể có cái kết mỹ mãn với Tuấn vì cô đã đau khổ vì tình 4 lần, thêm nữa là thầy bói phán là cô còn bị đau khổ thêm vài lần nữa nên Thục cũng giữ chừng mực, cô không đặt nặng tình cảm của mình vào Tuấn cho lắm.

Mặc cho Tuấn ra sức chăm sóc, quan tâm cô. Cô vẫn thích đọc kinh Lăng Nghiêm vào mỗi cuối tuần khi cô được nghỉ làm.

Quen nhau được hơn 1 năm thì Tuấn dẫn ba của anh đến gặp ba mẹ Thục, vì mẹ anh đã mất từ lúc anh 12 tuổi.
Sau đó 2 tháng thì Tuấn bàn đến việc kết hôn và cả 2 gia đình đã thống nhất được 1 ngày tổ chức đám cưới cho đôi trẻ.

Kết hôn xong, 1 năm sau thì 2 người đón đứa con gái đầu lòng rất giống Tuấn, Tuấn không đi làm thuê nữa mà mở doanh nghiệp riêng.

Anh còn mở cho Thục một cửa hàng văn phòng phẩm để vợ không phải đi làm thuê mà có thể chủ động thời gian chăm sóc con.

- Chuyện của phật tử Diệu Anh-
========
NHỜ ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM MÀ CÓ CON TRAI DÙ TRƯỚC ĐÓ BỊ HIẾM MUỘN

Vợ chồng Hưng kết hôn muộn, năm Hưng 45 tuổi, vợ Hưng 43 tuổi thì 2 người mới kết hôn.

Lại nữa, Lam vợ của Hưng lại làm việc ở một ngân hàng ở tỉnh Bình Dương, còn Hưng làm việc kỹ thuật điện lạnh ở Sài Gòn, vì công việc nên sau khi cưới, cả 2 người chưa chuyển việc về gần nhau được, và 2 vợ chồng vẫn phải sống xa nhau.

Cuối tuần, nếu không bận công việc thì Hưng mới tranh thủ chạy xuống Bình Dương thăm vợ được.

Vì vậy cưới nhau đã 3 năm rồi nhưng đến nay 2 vợ chồng vẫn chưa có con, dù hai bên gia đình rất nóng lòng, thúc giục, do hai vợ chồng đã lớn tuổi, sợ không sinh được con.

Nhà Hưng có 2 anh em trai, nhưng Thành là em trai của Hưng đã bị người ta giết chết, trong một lần bị tai nạn giao thông ngoài đường, do nóng nảy, dẫn đến tranh cãi dữ dội và người kia – người chạy xe đụng anh Thành đã rút dao ra đâm Thành trúng ngực, mất máu và Thành tử vong khi được đưa vào bệnh viện.

Vì vậy coi như bây giờ gia đình Hưng chỉ còn anh là đứa con trai duy nhất, nên áp lực phải cưới vợ sanh con đè lên vai anh rất nặng nề, đôi lúc anh bị trầm cảm vì áp lực.

Bà nội anh HƯng lúc còn sống thì hay đọc chú Đại Bi và kinh Lăng Nghiêm. Bà ngày xưa đã dặn dò Bác Hai của anh Hưng lúc ra trận là nên đeo, cột cuốn kinh Lăng Nghiêm trước ngực để không bị trúng pháo, đạn bắn trúng.

Bác Hai làm theo lời bà dặn và đúng là trong thời chiến tranh, dù là binh sỹ trực tiếp chiến đấu ở chiến trường nhưng bác Hai không hề bị trúng đạn.

Cô Tư là con gái của bà nội, khi mang thai, được bác sỹ dự sanh là sẽ sanh khó, vì thai nằm ngược và thai yếu nên bà nội cũng ráng đọc kinh Lăng Nghiêm cầu nguyện cho mẹ con cô Tư.

Đến ngày cô Tư sanh thì tự nhiên, thai đã quay lại và không còn bị ngược nữa, bà nội thắp nhang tạ ơn trời Phật.
Nhưng nhà chỉ có bà nội là siêng đọc kinh, trì chú thôi, chứ bác Hai và cô Tư đều bận bịu gia đình, con cái, bận rộn làm ăn buôn bán nên ít có thời gian đọc kinh, trì chú như bà.

Nay bà nội mất thì hầu như các con cháu càng ít người chịu đọc kinh, trì chú. Chỉ có ngày giỗ bà nội thì ba của anh Hưng và bác Hai lấy cuốn kinh Di Đà ra đọc, mà kinh Di Đà cũng ngắn nên không tốn nhiều thời gian để đọc.

Dịp vừa rồi, anh Hưng và mẹ soạn trên gác xép lại để cho em sinh viên đến thuê trọ, mới thấy cuốn kinh Lăng Nghiêm của bà nội, bà để trong một hộp thiếc cũ, trước đó là hộp đựng sô-cô –la , trong hộp thiếc này bà để kinh Lăng Nghiêm và mấy hình ảnh thời còn chụp trắng đen của mấy người con, cháu.

Anh Hưng bỏ các hình ảnh ấy vào cuốn album của gia đình, còn cuốn kinh Lăng Nghiêm thì anh mang lên phòng của mình.

Vì nơi tủ thờ cũng đã chật chỗ, anh sợ bỏ nhiều thứ giấy lên, chẳng may tàn nhang rớt xuống hoặc nến đổ xuống thì có thể gây cháy nên Anh Hưng quyết định mang cuốn kinh Lăng Nghiêm lên phòng của mình.

Dạo này tối đến, anh cũng không có nhiều cuộc điện thoại gọi đi sửa máy lạnh, vệ sinh máy lạnh…. nên anh lấy kinh Lăng Nghiêm ra đọc, tò mò coi trong kinh nói gì mà bà nội cất cẩn thận vậy.

Kinh Lăng Nghiêm vốn rất dài nhưng càng đọc kinh này thì anh càng thấy hay và những triết lý, lời dạy của đức Thế Tôn đúng là đáng ngưỡng mộ, trầm trồ.

Bản kinh rất quý báu mà ai đọc xong cũng phải trầm trồ, xuýt xoa.

Cuối cùng thì anh cũng đã đọc xong kinh Lăng Nghiêm và đọc qua tới “ kinh Pháp Diệt Tận” luôn, và vào những ngày cuối tuần thì anh vẫn chạy xe về Bình Dương thăm vợ mình.

Anh Hưng vẫn nhớ như in cái ngày vợ anh gọi điện thông báo đã đi bác sỹ khám và bác sỹ thông báo vợ anh mang thai rồi, đó là ngày 16/5, năm đó lại trúng dịp Phật đản nên gia đình anh Hưng trầm trồ và cho là điềm lành.
Trong thời gian vợ anh mang thai thì anh Hưng vẫn không ngừng lo lắng vì chị Lam vốn đã lớn tuổi nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy anh càng dốc lòng đọc nhiều lượt kinh Lăng Nghiêm, hầu như ngày nào đi làm về mà không có khách gọi đi sửa máy lạnh là anh Hưng lại đọc kinh Lăng Nghiêm rất thành tâm. Trong suốt thời gian mang thai thì chị Lam không bị ốm nghén, nôn ói khổ sở như những phụ nữ khác.

Tới ngày dẫn chị Lam đi sanh trong bệnh viện, anh Hưng ngồi chờ ngoài hành lang, lúc đó anh lấy cuốn kinh Lăng Nghiêm, lúc này đã được bọc giấy báo ngoài bìa để tránh gây tò mò, chú ý của những người xung quanh và anh đọc thầm, cầu nguyện cho vợ con mình được an toàn, không xảy ra bất cứ biến cố nào trong quá trình sinh con.

Vì anh đọc nhiều tờ báo kể những biến chứng, rủi ro trong quá trình sinh con nên anh rất lo sợ, anh càng thành tâm đọc kinh và cầu nguyện.

Và rồi cô y tá cũng bồng một đứa trẻ sơ sinh nặng 3,6 kg ra, đứa trẻ trai, nhìn mặt thì ai cũng kêu lên là “ông Hưng con” vì rất giống anh HƯng.

Anh ngồi nghĩ sẽ đặt một cái tên có ý nghĩa cho con trai, rằng nó sẽ tên là Thiện Tâm.

Khi hai mẹ con chị Lam về nhà, anh HƯng có tạc 1 tượng Phật để tạ ơn chư Phật đã phù hộ cho mẹ tròn con vuông.
Anh dự tính sau này con trai biết đọc, anh sẽ dạy cho nó đọc kinh Lăng Nghiêm từ sớm.



(theo trang chuyện nhân quả)
=========
SỐ TỬ VI KHÔNG CÓ VỢ NHƯNG ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM VẪN LẤY VỢ SINH CON ĐƯỢC
anh Phương là con trai út, anh rất đẹp trai, cao 1,85 m, nhìn anh như tài tử, là niềm tự hào của gia đình anh.
Ông nội của anh biết chấm tử vi, thời ở dưới quê, cả làng đều nhờ ông chấm tử vi và tấm tắc khen ông chấm rất đúng, nhiều người sau này sanh con rồi lại nhờ ông nội chấm cho đời con, trước đó là ông đã chấm tử vi cho đời cha mẹ, thậm chí là đời ông bà cũng đi chấm tử vi ở ông nội của anh Phương.

Hồi anh Phương còn nhỏ, ông nội chấm tử vi cho, xong ông nói rằng : “số thằng Phương mai này không lấy được một nữa người vợ, tóm lại là số nó không có vợ, không thể lấy được vợ.”

Đến tuổi kết hôn, anh Phương có yêu vài cô, nhưng đa số các cô ấy đều đã có gia đình, có con riêng, có những cô rất dữ dằn, lại không có công ăn việc làm, có cô lớn tuổi hơn anh Phương nhiều... nhưng rồi thì cuối cùng người ta cũng chia tay anh Phương.

Sau đó anh buồn đời, muộn phiền lao vào nhậu nhẹt, rồi anh Phương cũng quen được 1 cô gái làng chơi, bán phấn buôn hương, cô ấy tên là Trang, 2 người thuê nhà sống chung cũng được vài năm rồi.

Anh Phương năn nỉ cô Trang làm đám cưới và sinh con cho anh nhưng cô Trang không chịu.

Sau đó anh Phương đề nghị là không cần tổ chức đám cưới, chỉ cần ra phường làm đăng kí kết hôn thôi và về sống chung với nhau, sinh con nhưng cô Trang vẫn không chịu và thời gian sau thì hai người chia tay.

Mẹ anh Phương là bác Tốn lại thở dài, buồn rầu vì lá số tử vi của con trai mình đã như vậy rồi.

bác Tốn gặp ai trong họ hàng cũng than phiền, thở dài về hôn nhân của anh Phương.

Mợ Vinh là vợ của cậu Lộc, cậu Lộc là em trai của bác Tốn.
Mợ Vinh là Phật tử thuần thành, hay tham gia đạo tràng, khóa tu bát quan trai và các khóa tu sám hối ở chùa. Mợ Vinh hay tài trợ, cúng dường thực phẩm cho các khóa tu.

Ở nhà mợ Vinh hay đọc Lương Hoàng Sám và Kinh Lăng Nghiêm, chú Lăng Nghiêm, Pháp Hoa…

Mợ khuyên bác Tốn thử đọc kinh Lăng Nghiêm một thời gian xem sao, coi có thay đổi được vận mệnh, ngôi sao xấu về hôn nhân cho anh Phương không và biết đâu lời cầu nguyện về hôn nhân của anh Phương lại được chư Phật, bồ tát giúp đỡ, và sám hối các lỗi lầm của bản thân thì cũng tốt, còn hơn là đi cúng cắt duyên âm gì đó ở các thầy đồng, vừa tốn tiền, vừa mê tín dị đoan.

Mợ Vinh tặng cho bác Tốn 1 cuốn kinh Lăng Nghiêm, hướng dẫn cách đọc và hồi hướng ra sao.
Bác Tốn khuyên anh Phương cùng đọc kinh chung với mẹ nhưng anh Phương thất vọng vì tình trạng của mình nên từ chối, anh Phương nói rằng:” Số phận đã như vậy rồi, đọc kinh cũng vậy mà thôi, đọc làm chi cho mệt”.

Bác Tốn nghiêm mặt la anh Phương:” Chỉ có pháp của Phật, nó như là những vị thuốc màu nhiệm mới chữa được lành các bệnh khổ của chúng sanh. Mày đã cao số, nghiệp nặng rồi còn không chịu đọc kinh, thần chú, niệm Phật thì bao giờ mới thay đổi được vận mệnh”.

anh Phương nghe mẹ la thì cũng đành miễn cưỡng làm theo, mỗi tối sau giờ cơm, 2 mẹ con ngồi trước bàn thờ Phật và cùng đọc kinh Lăng Nghiêm, tâm thế của anh Phương là đọc theo mẹ cho khỏi bị la, chứ anh không hề tin, chỉ có bác Tốn là tin tưởng thiết tha nên đọc kinh với lòng thành kính, đặt lòng tin vào chư Phật.

Hai mẹ con đọc được hơn 3 tháng, đọc miệt mài, chăm chỉ, thì hôm kia có 1 cô gái từ Cao Bằng đến gõ cửa đưa quà đặc sản mà 1 người bà con của bác Tốn đang sinh sống ở Cao Bằng gởi vào cho gia đình bác Tốn ở Sài Gòn.

Cô gái ấy nhìn cũng bình thường, da trắng, người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
Anh Phương ra mở cửa và nhận quà, bác Tốn mời khách vào nhà chơi uống nước.

Cô gái ấy hướng dẫn cách chế biến đặc sản ra sao, một cách nhiệt tình. Cô gái chỉ ở chơi Sài Gòn 1 thời gian rồi về quê Cao Bằng, bác Tốn mấy lần mời cô ấy ghé nhà chơi.

Và sau đó thì anh Phương và cô ấy cũng quen nhau.

Một thời gian sau thì bác Tốn và anh Phương ra Cao Bằng thưa chuyện với cha mẹ của cô gái.
Sau đó không lâu thì đám cưới được tổ chức ở hai nơi, Sài Gòn và Cao Bằng là quê nhà của cô dâu-chú rể.

Rồi thì vợ chồng anh Phương cũng có hai đứa con trai nhìn rất kháu khỉnh, cả 2 đều giống anh Phương.

Sau này mỗi lần cả nhà quây quần dùng cơm thì bác Tốn có nhắc lại vụ nhờ đọc kinh Lăng Nghiêm mà anh Phương có được vợ con, dù tử vi chấm là anh không có 1 nữa cô vợ và anh đã trải qua những năm tháng đau buồn, lận đận vì tình cảm.

(Phật tử MINH TUYỀN, chùa Bát Nhã)
=======
NHỜ ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM MÀ THOÁT TÙ TỘI
Quách Thông không rõ bị tội gì nhưng bị cảnh sát bắt vào tù và thông báo cho gia đình về việc anh ta bị bắt. Mấy ngày sau, mẹ anh ta gởi thức ăn khô vào tù cho con trai, bao gồm mì gói, nước tương, bánh đậu xanh, bánh dứa Đài Loan…
Ở phía ngoài của các đồ ăn đều được bọc giấy bao lại, đó là những trang giấy viết tay, tiếng phổ thông, chữ viết tay của bà mẹ Quách Thông.

Bà viết về kinh Lăng Nghiêm, chỉ từ quyển 1 đến quyển 2, bà cẩn thận đánh số trang. Vì điều kiện ở tù không cho phép để gởi được nhiều trang hơn.
Khi Quách Thông nhận được gói quà mẹ gởi thì anh ta nhận ra chữ viết của mẹ, qua các gói giấy bao bọc ngoài các thức ăn khô.
Anh ta mở giấy bao bên ngoài ra, vuốt thẳng giấy lại, và xếp lại theo thứ tự trang mà mẹ mình đã ghi.

Và như vậy thời gian ở trong tù thì Quách Thông cũng rảnh, không có việc gì làm thì anh ta lấy các tờ giấy có ghi lời kinh Lăng Nghiêm này ra đọc, nhưng chỉ có từ quyển 1 đến quyển 2, vì điều kiện ở tù thì mẹ anh không thể gởi đầy đủ cả cuốn kinh vào tù.

Anh ta đọc được 4,5 lượt gì đó thì tự nhiên chú cảnh sát trẻ mời anh lên văn phòng gặp, chú cảnh sát trẻ trao đổi rất nhẹ nhàng, từ tốn, chứ không bị la nạt gay gắt như những hôm đầu Thông vừa bị bắt.

Cuối cùng Thông được thả tự do, vì nghe đồn là chứng cứ buộc tội anh ta không đủ.

Ngày anh ta được thả về nhà, bà con lối xóm qua thăm, cho lá bưởi để tắm xả xui và nghe hai mẹ con Quách Thông kể chuyện thì ai cũng ồ lên khen là Kinh Lăng Nghiêm cứu người ta thoát khỏi tù tội, gông cùm như trong kinh Phật đã từng nói, đó là mục “14 CÔNG ĐỨC VÔ ÚY”, quyển 6, kinh Lăng Nghiêm.

Dù chỉ mới đọc được 2 quyển đầu tiên, chưa đọc được hết cuốn kinh mà đã có công đức như vậy rồi. Làng xóm từ đó rủ nhau đọc kinh Lăng Nghiêm nhiều hơn, chăm hơn.

(theo trang Nhân quả hiện tiền)
=====
NHỜ VỢ TỤNG KINH LĂNG NGHIÊM MÀ CHỒNG THOÁT NẠN CHÌM THUYỀN
Anh Sang quê ở miền Trung, làm nghề thợ hồ xây dựng, anh vừa lấy vợ là chị Tình, người cùng xã. chị Tình là phật tử thuần thành, hay đi chùa tụng kinh, sám hối.

Một tháng có bốn ngày 30, mùng 1, và 14, 15 thì chị Tình thường ăn chay, đọc Từ Bi Thủy sám và hầu như ngày nào chị cũng gắng đọc một vài trang kinh Lăng Nghiêm, vì bà nội chị đi tu ở chùa ngoài đảo, bà dặn con cháu trong nhà ráng cố gắng đọc kinh Lăng Nghiêm càng nhiều càng tốt.

Ngày nào dù bận rộn công việc mệt nhọc thì chị Tình cũng đọc vài trang kinh Lăng Nghiêm như một thói quen, chứ chị không hề lười mỏi, biếng nhác.

Anh Sang được người anh bà con rủ đi đánh bắt hải sản nên rất hăm hở, anh thích thử một lần ra biển coi cảm giác ra sao và ít ra thì khi đi biển đánh bắt hải sản, anh sẽ có một số tiền mang về cho vợ.

Tuy nhiên chị Tình thì không đồng ý, chị sợ đánh bắt hải sản sẽ tạo nghiệp sát sanh và bị hộ pháp quở, thêm nữa biển cả bao la rất nguy hiểm, gió, bão, sóng thần, lốc mà ập đến thì vô phương mà thoát chết nên chị ngăn cản chồng, không muốn chồng đi biển lần này.

Tuy nhiên Anh Sang vẫn nhất mực kiên quyết đòi ra biển, mặc cho vợ ngăn cản, khuyên can.

Trong những ngày anh Sang cùng bạn bè, người bà con ra biển đánh bắt hải sản thì chị Tình ở nhà rất nóng ruột, chị lo lành ít dữ nhiều, nên ngày nào chị Tình cũng đọc 3, hoặc 4 chương của kinh Lăng Nghiêm, rồi khấn tên tuổi của chồng, cầu xin chư Phật chư bồ tát phù hộ cho anh ra biển bình an vô sự và có thể sớm quay về nhà.

Trong những ngày đầu thì biển đẹp, và đoàn của anh Sang cũng đánh bắt được nhiều hải sản.

Anh Sang thấy khoan khoái và cảm giác rất thú vị, nếu mà nghe lời vợ anh thì anh đâu có được cảm giác thú vị như hiện nay.

Tới ngày thứ tư thì biển động và tàu cá bị chìm, 7 ngư dân đi cùng đoàn với anh Sang bị mất tích.

Còn Anh Sang thì thấy bỗng đâu có 1 khúc gỗ trôi trước mặt mình và anh ôm khúc gỗ bơi rất dễ dàng, một hồi thì anh kiệt sức và nghĩ là mình sắp chết vì đói và lạnh.

Rồi anh thiếp đi, trong giấc mơ anh thấy cuốn kinh Lăng Nghiêm mà vợ anh hay đọc mỗi tối bị gió thổi nên cứ bay ra từng trang giấy.

Tỉnh dậy thì anh thấy mấy chú cảnh sát biển- đang chăm sóc mình, hỏi ra thì mới biết là trong lúc anh Sang kiệt sức sắp chết thì có tàu của cảnh sát biển đi qua và cứu anh.

Sau đó thì anh Sang được về với gia đình và khi sức khỏe đã tốt hơn thì anh đem chuyện giấc mơ thấy kinh Lăng Nghiêm của vợ kể cho chị Tình nghe.

Chị ấy kể lại là trong thời gian anh Sang đi thì chị thấy nóng ruột, khó thở và chị lo lắng nên chị có đọc Kinh Lăng Nghiêm chăm chỉ hơn để cầu nguyện cho anh.

Và từ đó thì anh Sang không dám mạo hiểm đi ra biển đánh bắt hải sản nữa, anh chỉ lo chăm chỉ làm thợ hồ và chăm sóc vợ con, thỉnh thoảng anh cũng phát nguyện đọc kinh Lăng Nghiêm, bản kinh đã có nhân duyên cứu sống anh 1 lần.

( chuyện của Phật tử Thiện Nhẫn)
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 11/03/21 08:04 với 7 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Kinh Lăng-Nghiêm Là Chơn Thân Phật

=Hòa thượng Tuyên Hóa giảng=


Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là kinh “Lăng-nghiêm”: Nơi nào có kinh Lăng-nghiêm là nơi ấy Chánh pháp trụ thế. Nếu kinh “Lăng-nghiêm” không còn nữa, thì thời thời mạt pháp đến rồi vậy. Do đó, mỗi người Phật tử chúng ta cần phải đem hết sức mình, đem cả máu, đem cả mồ hôi để gìn giữ, bảo vệ kinh “Lăng-nghiêm”.

Trong kinh “Pháp diệt tận” có nói rất rõ: Vào thời mạt pháp, kinh “Lăng-nghiêm” bị hoại diệt trước tiên, sau đó các kinh khác cũng hoại diệt theo.

Nếu như kinh “Lăng-nghiêm” không hoại diệt thì thời kỳ chánh pháp vẫn tồn tại. Do đó, hàng Phật tử chúng ta phải đem sinh mạng mình để hộ trì kinh“Lăng-nghiêm”, và bằng cả tâm huyết, mồ hôi, chí nguyện của chúng ta mà hộ trì kinh “Lăng-nghiêm”, để kinh “Lăng-nghiêm” mãi rực ánh quang minh, lưu truyền đến mọi ngóc ngách, trụ trong từng hạt vi trần, lưu thông tận hư không, phổ khắp trong pháp giới. Nếu chúng ta làm được như vậy thì thời chánh pháp lại tỏa chiếu hào quang lớn.

Tại sao kinh “Lăng-nghiêm” bị tiêu hủy trước tiên? Vì nó quá chân thật! Kinh “Lăng-nghiêm” là chân thân của Phật, kinh “Lăng-nghiêm” là xá-lợi của Phật, kinh “Lăng-nghiêm” là tháp miếu chân chánh của Phật. Vì kinh “Lăng-nghiêm” chân thật như vậy, nên tất cả ma vương đã dùng mọi cách hòng phá hủy kinh“Lăng-nghiêm”. Trước tiên, chúng tạo lời bịa đặt, cho rằng kinh “Lăng-nghiêm” là giả. Vì sao chúng nói kinh “Lăng-nghiêm” là giả? Vì kinh “Lăng-nghiêm” nói quá chân thật, đặc biệt “bốn lời dạy bảo, khuyên răn thanh tịnh sáng suốt”, “hai mươi lăm vị Thánh thuật lại pháp tu chứng viên thông của mình”, và “năm mươi cảnh giới ấm ma”, tất cả dị giáo ngoại đạo, yêu ma quỷ quái không thể thọ nhận giáo lý này. Do đó có nhiều người vô tri nói rằng kinh “Lăng-nghiêm” là ngụy tạo.

Những đạo lý trong kinh “Lăng-nghiêm” nói ra rất chính xác, hợp với đạo lý, nên bọn tà ma, quỷ quái, bàng môn ngoại đạo không thể ẩn hình được. Một số người vô tri, đặc biệt là những học giả, những ông giáo thọ (thầy giáo, giáo sư) do kém hiểu biết, vọng lường lời Thánh, kiến thức nửa vời, mê mờ hồ đồ, học thức không đâu, thiếu trí chân thật, cho nên phê bình một cách ngông cuồng.

Chúng ta là những người học Phật pháp, phải nhận thức sâu sắc về điều này. Cho nên chúng ta đi đâu, ở bất kỳ chỗ nào, đến trú xứ nào cũng phải xiển dương, truyền bá, giảng nói kinh “Lăng-nghiêm”. Vì sao? Vì chúng ta phải giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian.

Tôi nguyện bảo chứng trước mọi người, bảo chứng rằng, kinh “Lăng-nghiêm” là chân kinh! Nếu kinh “Lăng-nghiêm” là chân thật thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh “Lăng-nghiêm” là giả, thì tôi nguyện vĩnh viễn và vĩnh viễn đọa vào địa ngục bởi vì tôi không nhận thức được Phật pháp, lấy giả làm chân. Như kinh “Lăng-nghiêm” là chân thật, vậy thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp phát nguyện hoằng dương đại pháp Lăng-nghiêm này, và tùy thời tùy chỗ, tôi sẽ xiển dương chân lý Lăng-nghiêm.

Mọi người nên chú tâm vào điểm này: Nếu kinh “Lăng-nghiêm” không phải do Phật thuyết, thì bất kỳ người nào cũng không nói được! Do vậy mới có những người thiếu trí đánh giá, phê bình một cách sai lầm, hy vọng họ sớm tỉnh ngộ, không phải tái tạo một loại nhân khổ là đọa địa ngục “Rút lưỡi”. Bất luận học giả nào, bất cứ người học Phật ở quốc gia nào, hãy mau mau thống thiết sửa đổi sai lầm trước đây, tự mình biết sai mà sửa (đổi) thì không có việc thiện nào lớn lao hơn.

Cuối cùng, tôi xin cầu chúc cho những người đọc kinh “Lăng-nghiêm”, nghe giảng kinh “Lăng-nghiêm”, nghiên cứu kinh “Lăng-nghiêm” đều sớm thành Phật đạo!

1 Kinh Đại Phật đảnh thủ lăng-nghiêm: gđ. Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ-tát vạn hạnh thủ lăng-nghiêm kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經 – Mahābuddhoṣṇīṣa-tathāgata-guhyahetusākṣatkṛita-prasanārtha-sarva-bodhisattvacaryā-śūrāṅgama-sūtra), 10 quyển, T19n945.

2 Ngài Bát-lạt-mật-đế (Skt. Prammiti, dịch là Cực Lượng) dịch từ Phạn ra Hoa.

3 Ngài Di-già-thích-ca (Skt. Meghaśikhara, gọi đúng là Di-già-thước-khư, dịch là Vân Phong) chỉnh lý chương cú, văn phạm.

4 Tống cao tăng truyện 2, T50n2061_p718c13, Trinh Nguyên tân định thích giáo mục lục 14, T55n2157_p874a25, Phật pháp kim thang biên 8, X87n1628_p403a9 v.v…, đều nói ông là người Thanh Hà. Tự điển Phật Quang ghi ông là người Lạc Dương, có thể nhầm. Danh sĩ Trung Hoa sống vào đời Đường. Ông là người học rộng nghe nhiều, có học vị Tiến sĩ, làm quan đến chức Chính gián đại phu đồng phượng các loan đài bình chương sự. Đời vua Trung Tông, ông mắc lỗi bị đày đi Cao Châu, sau ông qua đời tại đó. Tương truyền, trên đường đi lưu đày, khi tới Quảng Châu, gặp ngài Bát-lạt-mật-đế dịch kinh Đại Phật đỉnh thủ lăng-nghiêm, ông làm bút thọ.

5 Đồng trung thư môn hạ bình chương sự: nghĩa là cùng với các quan trong Trung thư môn hạ thương nghị quốc sự, hoặc hàng ngày phải vào trực ở cung để xử lý công việc v.v…

6 Bút thọ 筆受: Trong trường dịch kinh, người cầm bút dùng Hán văn ghi chép những văn kinh mà người dịch dịch từ nguyên văn ra. Vì kinh Phật truyền sang Trung Hoa đều bằng tiếng Phạn (Sanskrit), và người thông thạo chữ Hán chưa hẳn đã giỏi tiếng Phạn, ngược lại người biết tiếng Phạn chưa chắc hiểu được văn Hán, nên cả hai phải phối hợp với nhau.

6 Kinh Phật thuyết pháp diệt tận 佛說法滅盡經 (Sutra of the Ultimate Extinction of the Dharma) 1 (mất tên người dịch), T12n396_p119b01.

7 Tứ chủng thanh tịnh minh hối 四種清淨明誨.

8 Hán: Bạt thiệt địa ngục 拔舌地獄, những người tạo nghiệp ác khẩu đều bị đọa vào địa ngục này. Du-già sư địa luận 4, T30n1579_p296b22 nói: “kéo lưỡi trong miệng ra, lấy một trăm cây kim châm vào, banh ra thật căng, thật thẳng, trương ra như trương da trâu vậy.”

TỰA 3
KINH “LĂNG-NGHIÊM” CÒN THÌ PHẬT PHÁP CÒN
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng – Tháng giêng năm 1983
“Kinh Lăng Nghiêm” trong Phật giáo là một bộ kinh có tính chất như kính chiếu yêu, tất cả thiên ma ngoại đạo, yêu quái ác tinh (Li Mị Võng Lượng)1 vừa gặp “Kinh Lăng Nghiêm” đều phải hiện nguyên hình, không có chỗ nào có thể ẩn thân, hoặc tháo chạy được.

Ngày xưa, Đại sư Trí Giả nghe nói có bộ Kinh như thế nên đã hướng về Ấn Độ vọng bái, lễ lạy suốt 18 năm, dùng tâm chí thành khẩn thiết trong 18 năm trời để cầu nguyện cho bộ Kinh này được truyền đến TrungHoa.
Các bậc Cao tăng đại đức ngày xưa, tất cả những bậc Cao tăng trí tuệ không ai mà không tán thán “Kinh Lăng Nghiêm”. Cho nên nói “Kinh Lăng Nghiêm” còn thì Phật Pháp còn; “Kinh Lăng Nghiêm” diệt thì Phật Pháp cũng diệt theo.

Thế nào gọi là thời mạt pháp? Thời mạt pháp đầu tiên là “Kinh Lăng Nghiêm” bị hủy diệt. Ai hủy diệt “Kinh Lăng Nghiêm”? Chính là số thiên ma ngoại đạo này. Thiên ma ngoại đạo nhìn thấy “Kinh Lăng Nghiêm” giống như đinh trong mắt, gai trong thịt vậy, ngồi không vững, đứng không yên, cho nên chúng phải ngụy tạo ra một loại tà thuyết nói “Kinh Lăng Nghiêm” là giả.

Chúng ta là đệ tử nhà Phật phải nhận ra chân lý. Đạo lý trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói, mỗi một chữ đều là chân kinh chánh điển, không có chữ nào không phải là chân lý. Hiện tại chúng ta nghiên cứu về Năm Mươi Loại Ấm Ma nên càng phải hiểu rõ tính quan trọng này trong Kinh, cái mà yêu ma quỷ quái sợ nhất chính là “Kinh Lăng Nghiêm”.

Lão Hòa Thượng Hư Vân sống đến 120 tuổi, suốt một đời, Ngài chưa hề chú giải qua một bộ kinh (điển) nào, chỉ chú giải duy nhất bộ “Kinh Lăng Nghiêm”. Bản thảo chú giải “Kinh Lăng Nghiêm” được Hòa Thượng giữ gìn kỹ lưỡng trong suốt mấy mươi năm, cuối cùng bị thất lạc trong cuộc chánh biến ở Vân Môn. Việc này để lại niềm hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời ngài.

Lão Hòa Thượng chủ trương chúng ta là người xuất gia, đều phải nên học thuộc lòng thật nhuần nhuyễn “Kinh Lăng Nghiêm”, học thuộc từ trước đến sau, từ sau ra trước, học xuôi lại học ngược, xuôi ngược đều có thể thuộc lòng. Nhân đây tôi (Tuyên Hóa Thượng Nhân) mới biết trong một đời của ngài, Lão Hòa Thượng vô cùng xem trọng “Kinh Lăng Nghiêm”.

Có người hỏi Lão Hòa Thượng Hư Vân rằng:

– Con nghe nói “Kinh Lăng Nghiêm” là ngụy tạo, Hòa Thượng nghĩ sao về lời đồn này?

Lão Hòa Thượng đáp:

– Đời mạt pháp, vì sao gọi là mạt pháp? Vì có những hạng người này, cho mắt cá là hạt minh châu, không phân rõ ràng phải trái. Người nói lời này thật là đại mê muội, chuyên đi lòa mắt mọi người, khiến người không nhận ra đâu là Phật pháp. Hạng người đó luôn nhận thật làm giả, nhận giả làm thật. Ông xem bọn họ, hễ có ai viết ra bộ sách nào, họ cũng đều lấy đọc, trong khi kinh điển thật sự do Phật nói thì họ lại cất kỹ trên gác cao, hoặc đặt vào kệ sách, không bao giờ lấy ra xem.

Từ đây có thể thấy nghiệp chướng của chúng sanh rất nặng nề, nếu nghe tà tri tà kiến thì họ rất tin; còn pháp chánh tri chánh kiến, dù ông có nói, có giảng đến đâu họ cũng không tin.
Vì sao như thế? Vì thiện căn không đủ. Do thiện căn không đủ nên mới có lòng nghi đối với chánh pháp, một loại tâm đa nghi của loài hồ ly.

Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta ở đây nên lập ra một Đàn tràng Lăng Nghiêm và tốt nhất quý vị ai cũng nên phát tâm mỗi ngày trì tụng bộ kinh “Lăng Nghiêm” này, hoặc có thể trì một tiếng, hai tiếng, hay có thể đọc giống như đọc sách, đọc đến độ có thể ghi nhớ và thuộc lòng.

Đọc tụng “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, thậm chí cả “Kinh Hoa Nghiêm”, nếu đều có thể tụng mà không cần nhìn Kinh mới thật là điều hy hữu.
Nếu ai có thể tụng thuộc lòng được “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Kinh Hoa Nghiêm” thì lúc đó chánh pháp vẫn còn có mặt trên thế gian này.

Chúng ta được ở một nơi tốt như Vạn Phật Thành, mọi người nên phát tâm Bồ đề, quyết tâm làm một ít việc. Nói như vậy không phải là bảo chúng ta tranh đấu với người, mà là chúng ta muốn siêu xuất hơn mọi người về cả tài lẫn đức

[1], thì phải làm nên những việc như vậy.

Trước kia, tôi có một tâm nguyện là học thuộc lòng bộ “Kinh Pháp Hoa” và luôn cả bộ “Kinh Lăng Nghiêm”. Tôi có một người đệ tử ở Hồng Kông học thuộc lòng được bộ “Kinh Lăng Nghiêm”, tôi lại dạy học tiếp thêm bộ “Kinh Pháp Hoa”, nhưng cuối cùng người đệ tử này cũng không học thuộc lòng được trọn vẹn, đây quả thật là một điều đáng tiếc.

Được ở một nơi tốt đẹp như chúng ta đây, mọi người nên phát tâm rộng lớn, học thuộc lòng những bộ Kinh và Luật nhà Phật như “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Luật Tứ Phần”, “Kinh Phạm Võng” v.v.. Đây quả là việc làm quý nhất, có như thế thì nhất định chánh pháp sẽcửu trụ.

1 Li Mị Võng Lượng 魑魅魍魎: Trong Pháp hoa nghĩa sớ 6 (Cát Tạng soạn), T34n1721_p535b1: (ngài Cát Tạng dẫn) Trương bình tử tây kinh phú giải thích rằng: Thần ở trong núi là Li, mang hình cọp; thần ở trong nhà là Mị, mang hình người, đầu heo có đuôi. Còn loài yêu quái ở trong gỗ đá là Võng Lượng.

[1] Hán: Xuất hồ kỳ loại, bạt hồ kỳ tuỵ 出乎其類, 拔乎其萃.

====
TỰA 4

KIẾM CHÉM MA, GẬY HÀNG MA, KÍNH CHIẾU YÊU CỦA PHẬT GIÁO
Tuyên Hóa thượng nhân giảng tại Việt Nam, năm 1974.


Hôm nay, trước hết tôi xin nói rằng, chúng ta phải nghiên cứu một bộ kinh. Bộ kinh này là gương chiếu yêu của Phật giáo, là gậy hàng ma của Phật giáo, kiếm chém ma của Phật giáo! Đó là bộ kinh gì? Là kinh “Lăng-nghiêm”. Kinh “Lăng-nghiêm” là khai mở trí tuệ, song hiện nay bộ kinh này bị học giả các nước trên thế giới kỳ thị. Họ nói thế nào? Họ nói bộ kinh này là giả, không phải thật.

Vì sao họ nói kinh “Lăng-nghiêm” là giả mà chúng ta còn nghiên cứu? Vì kinh “Lăng-nghiêm” có giá trị riêng của nó, đáng cho chúng ta y cứ nghiên cứu, bộ kinh chỉ ra tất cả tà tri, tà kiến của bọn bàng môn ngoại đạo, loại tri kiến không hợp với Phật pháp kia, kinh “Lăng-nghiêm” đều nói ra một cách rõ ràng.

Cho nên bộ kinh này là gương báu chiếu yêu, là gậy hàng ma, là kiếm chém ma! Như vậy, nếu ai cũng hiểu thông suốt kinh “Lăng-nghiêm” thì yêu ma, ngoại đạo tự nhiên biến mất hết, và thế giới này chiến tranh cũng không còn, tất cả nhân loại lại được bình an, do đó bộ kinh này rất quan trọng!

Các bạn trẻ thời nay hãy nên nỗ lực nghiên cứu Phật học; nghiên cứu Phật học thì nghiên cứu thế nào? Tôi chủ trương các vị nên tận tâm tận lực nghiên cứu kinh Lăng-nghiêm. Kinh “Lăng Nghiêm” giúp khai mở trí huệ.

Nếu mọi người có thể hiểu kinh Lăng-nghiêm thì có thể nói là gần như thông suốt được Phật học, đặc biệt là thần chú “Lăng-nghiêm” không thể nghĩ bàn. Có vị cư sĩ này tên Quân Trọng. Ông nghĩ cái này, tưởng cái kia, bất cứ chuyện gì đều nghĩ thông được rất nhiều, nhưng lại không thể nào nghĩ thông được chú “Lăng-nghiêm”. Vì sao ông ta suy nghĩ thế nào cũng nghĩ không thông? Vì chú “Lăng-nghiêm” có một loại năng lực không thể nghĩ bàn.

Trong Phật giáo, người ta gọi chú “Lăng-nghiêm” là Linh văn. Sao gọi là Linh văn? Linh văn là linh diệu không thể nói, nói không thể hết. Mỗi người chúng ta, nếu ai có thể tụng, đọc thuộc lòng chú “Lăng-nghiêm”, thì sẽ có tám vạn bốn ngàn Bồ-tát Kim Cang Tạng thường theo bảo vệ, hộ trì.

Chú “Lăng-nghiêm” là chú linh diệu nhất, cũng là bài chú dài nhất trong các chú, có khoảng hơn hai ngàn ba trăm hai mươi chữ.

Các bạn trẻ hãy nên phát tâm học chú “Lăng-nghiêm”, tụng đọc kinh “Lăng-nghiêm”, cầm kinh “Lăng-nghiêm” học thuộc lòng, và học thuộc lòng cả chú “Lăng-nghiêm”, như vậy có thể nói, gốc rễ Phật học của vị này đã đâm xuống rất sâu rồi.

Tín chúng:

– Bạch Hòa Thượng! Hòa Thượng chỉ dạy rằng, tất cả phải nên xem kinh “Lăng-nghiêm”, còn phải tụng đọc thuộc lòng kinh “Lăng-nghiêm”, vậy xin hỏi Hòa Thượng, trong kinh “Lăng-nghiêm” giảng nói những gì, và vì sao chúng con phải xem, phải đọc, không đọc có được không?

Thượng nhân:

– Quí vị muốn biết trong kinh nói những gì thì phải đọc; còn nếu không muốn biết thì vốn không cần hỏi câu hỏi này.

Tín chúng:

– Vì sao Hòa Thượng không giới thiệu kinh “Kim-cang”? Như Lục Tổ nhờ nghe kinh “Kim-cang” mà giác ngộ; vì sao Hòa Thượng không giới thiệu “Lục Tổ đàn kinh”? bản kinh đó giới thiệu Lục Tổ tâm đắc ngộ đạo. Vì sao Hòa Thượng chỉ giới thiệu mỗi kinh “Lăng-nghiêm” mà thôi?

Thượng nhân:

– Tính trọng yếu của kinh “Lăng-nghiêm”, tối qua tôi đã giảng qua rồi. Khi Phật pháp mất thì kinh “Lăng-nghiêm” mất trước tiên; nếu kinh “Lăng-nghiêm” mất rồi thì thế gian này yêu ma, quỉ quái đều xuất hiện. Trên thế gian này có năm ma quân lớn, mà trong kinh “Lăng-nghiêm” có chú “Lăng-nghiêm”, trong chú “Lăng-nghiêm” có năm bộ, năm bộ này kiểm soát, quản lý năm quân ma lớn của thế gian. Nếu không còn người đọc tụng chú “Lăng-nghiêm” thì thế giới này sẽ hoại diệt, và không thể tưởng tượng nổi, tất cả những yêu ma quỉ quái kia sẽ cùng xuất hiện trên thế gian. Sở dĩ hiện nay chúng không cho quí vị trông thấy, không cho quí vị nghe thấy và chúng cũng không dám xuất hiện là vì có chú “Lăng-nghiêm” trên thế gian này; nơi nào có người biết tụng đọc chú “Lăng-nghiêm” thì nơi đó yêu ma quỉ quái đều không dám xuất hiện!

Tín chúng:

– Thưa Pháp sư! Tiếng Quảng Đông gọi là “hạ giáng đầu”,1 vậy xin hỏi có việc mê hoặc đầu độc này không? Vì sao có rất nhiều người đích thân trải qua? Chúng con là người học Phật, đối với loại mê hoặc đầu độc đó quan niệm như thế nào? Tại sao tồn tại nhiều loại tà ác này?

Thượng nhân:

– Thế gian này có hàng trăm, hàng ngàn điều kỳ quái, vì sao có những chuyện như thế? Là vì đại địa rộng lớn, bốn biển mênh mông, không thể không có điều kỳ quái. Nhưng nói tóm lại, con người chúng ta phải giữ chánh tâm; chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta có chánh tâm thì bàng môn, ngoại đạo không còn biện pháp gì nữa. Sở dĩ các vị bị người ta dùng thuật “giáng đầu” là do trong tâm các vị trước tiên không (chân) chánh nên mới bị tà thuật đó nhiễu loạn; quí vị phải có chánh tâm, tà không thể thắng chánh, dù là thuật “giáng đầu” thế nào đi nữa cũng không linh nghiệm gì.

Nhất là tôi mới đề nghị các vị nghiên cứu kinh “Lăng-nghiêm”, tụng đọc chú “Lăng-nghiêm”, các vị tụng thuộc lòng chú “Lăng-nghiêm”, thì thuật “giáng đầu” kia thế nào cũng không công hiệu, không hữu dụng. Chú “Lăng-nghiêm” có thể phá tung tất cả võng lưới ác ma, chế ngự pháp thuật của bàng môn ngoại đạo, năng lực trong chú “Lăng-nghiêm” không thể nghĩ bàn. Nếu các vị muốn không bị thuật “giáng đầu” nhiễu loạn thì phải tụng đọc chú “Lăng-nghiêm”, chẳng phải tôi đã vừa mới nói hay sao? Ai thành tâm tụng đọc chú “Lăng-nghiêm” sẽ có tám vạn bốn ngàn Bồ-tát Kim cang đến bảo hộ.

Tín chúng:

– Xin hỏi Hòa Thượng! Lúc nào thì chúng con tụng niệm chú “Lăng-nghiêm” được?

Thượng nhân:

– Không phải quí Phật tử đợi đến lúc lễ Phật mới tụng niệm chú “Lăng-nghiêm”, lúc bình thường đi, đứng, nằm, ngồi quí vị đều có thể niệm, đều có thể hành trì chú “Lăng-nghiêm”. Quí vị trì chú “Lăng-nghiêm” thì tạp niệm không xen vào được. Giống như khi quí vị niệm Bồ-tát Quán Thế Âm không tạp niệm, hành trì chú “Lăng-nghiêm” cũng như vậy, còn khiến quí vị đắc được Tam-muội; Tam-muội là chánh thọ, chánh định, chính là giúp cho tâm quí vị không bị tán loạn và không còn tạp niệm.

Tín chúng:

– Thưa Hòa Thượng! Chúng con không biết niệm chú “Lăng-nghiêm”, nhưng biết niệm chú Đại bi và “thập tiểu chú” (mười chú ngắn), những bài chú đó cũng bao hàm trong chú “Lăng-nghiêm” phải không?

Thượng nhân:

– Chú “Đại bi” và “thập tiểu chú” tuy là một phần trong thời khoá tụng buổi sáng sớm, nhưng không nằm trong chú “Lăng-nghiêm”. Chú “Lăng-nghiêm” chính là năm hội, năm hội đó có năm bộ: Phật bộ, Liên hoa bộ, Bảo sinh bộ, Kim cang bộ, và Yết-ma bộ, năm bộ này cai quản năm phương.

1 Giáng đầu 降頭: hay còn gọi “cống đầu 貢頭”, “cuồng đầu 狂頭”. Theo truyền thuyết dân gian nói rằng, thuật “giáng đầu” này là từ Ấn Độ giáo truyền đến. Ở Trung Quốc, những tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô rất thịnh hành loại thuật giáng đầu này. Người biết thuật này có thể chữa bệnh, giúp cầu tài, hoá giải xung khắc gia đình…, đồng thời người luyện có thể xuất hồn, gọi hồn, hại người khác v.v…
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 04/03/21 23:29 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Kinh Lăng-Nghiêm Là Chơn Thân Phật

=Hòa thượng Tuyên Hóa giảng=


Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là kinh “Lăng-nghiêm”: Nơi nào có kinh Lăng-nghiêm là nơi ấy Chánh pháp trụ thế. Nếu kinh “Lăng-nghiêm” không còn nữa, thì thời thời mạt pháp đến rồi vậy. Do đó, mỗi người Phật tử chúng ta cần phải đem hết sức mình, đem cả máu, đem cả mồ hôi để gìn giữ, bảo vệ kinh “Lăng-nghiêm”.

Trong kinh “Pháp diệt tận”6 có nói rất rõ: Vào thời mạt pháp, kinh “Lăng-nghiêm” bị hoại diệt trước tiên, sau đó các kinh khác cũng hoại diệt theo.

Nếu như kinh “Lăng-nghiêm” không hoại diệt thì thời kỳ chánh pháp vẫn tồn tại. Do đó, hàng Phật tử chúng ta phải đem sinh mạng mình để hộ trì kinh“Lăng-nghiêm”, và bằng cả tâm huyết, mồ hôi, chí nguyện của chúng ta mà hộ trì kinh “Lăng-nghiêm”, để kinh “Lăng-nghiêm” mãi rực ánh quang minh, lưu truyền đến mọi ngóc ngách, trụ trong từng hạt vi trần, lưu thông tận hư không, phổ khắp trong pháp giới. Nếu chúng ta làm được như vậy thì thời chánh pháp lại tỏa chiếu hào quang lớn.

Tại sao kinh “Lăng-nghiêm” bị tiêu hủy trước tiên? Vì nó quá chân thật! Kinh “Lăng-nghiêm” là chân thân của Phật, kinh “Lăng-nghiêm” là xá-lợi của Phật, kinh “Lăng-nghiêm” là tháp miếu chân chánh của Phật. Vì kinh “Lăng-nghiêm” chân thật như vậy, nên tất cả ma vương đã dùng mọi cách hòng phá hủy kinh“Lăng-nghiêm”. Trước tiên, chúng tạo lời bịa đặt, cho rằng kinh “Lăng-nghiêm” là giả. Vì sao chúng nói kinh “Lăng-nghiêm” là giả? Vì kinh “Lăng-nghiêm” nói quá chân thật, đặc biệt “bốn lời dạy bảo, khuyên răn thanh tịnh sáng suốt”,7 “hai mươi lăm vị Thánh thuật lại pháp tu chứng viên thông của mình”, và “năm mươi cảnh giới ấm ma”, tất cả dị giáo ngoại đạo, yêu ma quỷ quái không thể thọ nhận giáo lý này. Do đó có nhiều người vô tri nói rằng kinh “Lăng-nghiêm” là ngụy tạo.

Những đạo lý trong kinh “Lăng-nghiêm” nói ra rất chính xác, hợp với đạo lý, nên bọn tà ma, quỷ quái, bàng môn ngoại đạo không thể ẩn hình được. Một số người vô tri, đặc biệt là những học giả, những ông giáo thọ (thầy giáo, giáo sư) do kém hiểu biết, vọng lường lời Thánh, kiến thức nửa vời, mê mờ hồ đồ, học thức không đâu, thiếu trí chân thật, cho nên phê bình một cách ngông cuồng.

Chúng ta là những người học Phật pháp, phải nhận thức sâu sắc về điều này. Cho nên chúng ta đi đâu, ở bất kỳ chỗ nào, đến trú xứ nào cũng phải xiển dương, truyền bá, giảng nói kinh “Lăng-nghiêm”. Vì sao? Vì chúng ta phải giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian.

Tôi nguyện bảo chứng trước mọi người, bảo chứng rằng, kinh “Lăng-nghiêm” là chân kinh! Nếu kinh “Lăng-nghiêm” là chân thật thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh “Lăng-nghiêm” là giả, thì tôi nguyện vĩnh viễn và vĩnh viễn đọa vào địa ngục bởi vì tôi không nhận thức được Phật pháp, lấy giả làm chân. Như kinh “Lăng-nghiêm” là chân thật, vậy thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp phát nguyện hoằng dương đại pháp Lăng-nghiêm này, và tùy thời tùy chỗ, tôi sẽ xiển dương chân lý Lăng-nghiêm.

Mọi người nên chú tâm vào điểm này: Nếu kinh “Lăng-nghiêm” không phải do Phật thuyết, thì bất kỳ người nào cũng không nói được! Do vậy mới có những người thiếu trí đánh giá, phê bình một cách sai lầm, hy vọng họ sớm tỉnh ngộ, không phải tái tạo một loại nhân khổ là đọa địa ngục “Rút lưỡi”.8 Bất luận học giả nào, bất cứ người học Phật ở quốc gia nào, hãy mau mau thống thiết sửa đổi sai lầm trước đây, tự mình biết sai mà sửa (đổi) thì không có việc thiện nào lớn lao hơn.

Cuối cùng, tôi xin cầu chúc cho những người đọc kinh “Lăng-nghiêm”, nghe giảng kinh “Lăng-nghiêm”, nghiên cứu kinh “Lăng-nghiêm” đều sớm thành Phật đạo!

1 Kinh Đại Phật đảnh thủ lăng-nghiêm: gđ. Đại Phật đảnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ-tát vạn hạnh thủ lăng-nghiêm kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經 – Mahābuddhoṣṇīṣa-tathāgata-guhyahetusākṣatkṛita-prasanārtha-sarva-bodhisattvacaryā-śūrāṅgama-sūtra), 10 quyển, T19n945.

2 Ngài Bát-lạt-mật-đế (Skt. Prammiti, dịch là Cực Lượng) dịch từ Phạn ra Hoa.

3 Ngài Di-già-thích-ca (Skt. Meghaśikhara, gọi đúng là Di-già-thước-khư, dịch là Vân Phong) chỉnh lý chương cú, văn phạm.

4 Tống cao tăng truyện 2, T50n2061_p718c13, Trinh Nguyên tân định thích giáo mục lục 14, T55n2157_p874a25, Phật pháp kim thang biên 8, X87n1628_p403a9 v.v…, đều nói ông là người Thanh Hà. Tự điển Phật Quang ghi ông là người Lạc Dương, có thể nhầm. Danh sĩ Trung Hoa sống vào đời Đường. Ông là người học rộng nghe nhiều, có học vị Tiến sĩ, làm quan đến chức Chính gián đại phu đồng phượng các loan đài bình chương sự. Đời vua Trung Tông, ông mắc lỗi bị đày đi Cao Châu, sau ông qua đời tại đó. Tương truyền, trên đường đi lưu đày, khi tới Quảng Châu, gặp ngài Bát-lạt-mật-đế dịch kinh Đại Phật đỉnh thủ lăng-nghiêm, ông làm bút thọ.

5 Đồng trung thư môn hạ bình chương sự: nghĩa là cùng với các quan trong Trung thư môn hạ thương nghị quốc sự, hoặc hàng ngày phải vào trực ở cung để xử lý công việc v.v…

6 Bút thọ 筆受: Trong trường dịch kinh, người cầm bút dùng Hán văn ghi chép những văn kinh mà người dịch dịch từ nguyên văn ra. Vì kinh Phật truyền sang Trung Hoa đều bằng tiếng Phạn (Sanskrit), và người thông thạo chữ Hán chưa hẳn đã giỏi tiếng Phạn, ngược lại người biết tiếng Phạn chưa chắc hiểu được văn Hán, nên cả hai phải phối hợp với nhau.

6 Kinh Phật thuyết pháp diệt tận 佛說法滅盡經 (Sutra of the Ultimate Extinction of the Dharma) 1 (mất tên người dịch), T12n396_p119b01.

7 Tứ chủng thanh tịnh minh hối 四種清淨明誨.

8 Hán: Bạt thiệt địa ngục 拔舌地獄, những người tạo nghiệp ác khẩu đều bị đọa vào địa ngục này. Du-già sư địa luận 4, T30n1579_p296b22 nói: “kéo lưỡi trong miệng ra, lấy một trăm cây kim châm vào, banh ra thật căng, thật thẳng, trương ra như trương da trâu vậy.”

TỰA 3
KINH “LĂNG-NGHIÊM” CÒN THÌ PHẬT PHÁP CÒN
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng – Tháng giêng năm 1983
“Kinh Lăng Nghiêm” trong Phật giáo là một bộ kinh có tính chất như kính chiếu yêu, tất cả thiên ma ngoại đạo, yêu quái ác tinh (Li Mị Võng Lượng)1 vừa gặp “Kinh Lăng Nghiêm” đều phải hiện nguyên hình, không có chỗ nào có thể ẩn thân, hoặc tháo chạy được.
Ngày xưa, Đại sư Trí Giả nghe nói có bộ Kinh như thế nên đã hướng về Ấn Độ vọng bái, lễ lạy suốt 18 năm, dùng tâm chí thành khẩn thiết trong 18 năm trời để cầu nguyện cho bộ Kinh này được truyền đến TrungHoa. Các bậc Cao tăng đại đức ngày xưa, tất cả những bậc Cao tăng trí tuệ không ai mà không tán thán “Kinh Lăng Nghiêm”. Cho nên nói “Kinh Lăng Nghiêm” còn thì Phật Pháp còn; “Kinh Lăng Nghiêm” diệt thì Phật Pháp cũng diệt theo.

Thế nào gọi là thời mạt pháp? Thời mạt pháp đầu tiên là “Kinh Lăng Nghiêm” bị hủy diệt. Ai hủy diệt “Kinh Lăng Nghiêm”? Chính là số thiên ma ngoại đạo này. Thiên ma ngoại đạo nhìn thấy “Kinh Lăng Nghiêm” giống như đinh trong mắt, gai trong thịt vậy, ngồi không vững, đứng không yên, cho nên chúng phải ngụy tạo ra một loại tà thuyết nói “Kinh Lăng Nghiêm” là giả.
Chúng ta là đệ tử nhà Phật phải nhận ra chân lý. Đạo lý trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói, mỗi một chữ đều là chân kinh chánh điển, không có chữ nào không phải là chân lý. Hiện tại chúng ta nghiên cứu về Năm Mươi Loại Ấm Ma nên càng phải hiểu rõ tính quan trọng này trong Kinh, cái mà yêu ma quỷ quái sợ nhất chính là “Kinh Lăng Nghiêm”.

Lão Hòa Thượng Hư Vân sống đến 120 tuổi, suốt một đời, Ngài chưa hề chú giải qua một bộ kinh (điển) nào, chỉ chú giải duy nhất bộ “Kinh Lăng Nghiêm”. Bản thảo chú giải “Kinh Lăng Nghiêm” được Hòa Thượng giữ gìn kỹ lưỡng trong suốt mấy mươi năm, cuối cùng bị thất lạc trong cuộc chánh biến ở Vân Môn. Việc này để lại niềm hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời ngài.
Lão Hòa Thượng chủ trương chúng ta là người xuất gia, đều phải nên học thuộc lòng thật nhuần nhuyễn “Kinh Lăng Nghiêm”, học thuộc từ trước đến sau, từ sau ra trước, học xuôi lại học ngược, xuôi ngược đều có thể thuộc lòng. Nhân đây tôi (Tuyên Hóa Thượng Nhân) mới biết trong một đời của ngài, Lão Hòa Thượng vô cùng xem trọng “Kinh Lăng Nghiêm”.

Có người hỏi Lão Hòa Thượng Hư Vân rằng:

– Con nghe nói “Kinh Lăng Nghiêm” là ngụy tạo, Hòa Thượng nghĩ sao về lời đồn này?

Lão Hòa Thượng đáp:

– Đời mạt pháp, vì sao gọi là mạt pháp? Vì có những hạng người này, cho mắt cá là hạt minh châu, không phân rõ ràng phải trái. Người nói lời này thật là đại mê muội, chuyên đi lòa mắt mọi người, khiến người không nhận ra đâu là Phật pháp. Hạng người đó luôn nhận thật làm giả, nhận giả làm thật. Ông xem bọn họ, hễ có ai viết ra bộ sách nào, họ cũng đều lấy đọc, trong khi kinh điển thật sự do Phật nói thì họ lại cất kỹ trên gác cao, hoặc đặt vào kệ sách, không bao giờ lấy ra xem.
Từ đây có thể thấy nghiệp chướng của chúng sanh rất nặng nề, nếu nghe tà tri tà kiến thì họ rất tin; còn pháp chánh tri chánh kiến, dù ông có nói, có giảng đến đâu họ cũng không tin. Vì sao như thế? Vì thiện căn không đủ. Do thiện căn không đủ nên mới có lòng nghi đối với chánh pháp, một loại tâm đa nghi của loài hồ ly.

Vạn Phật Thánh Thành của chúng ta ở đây nên lập ra một Đàn tràng Lăng Nghiêm và tốt nhất quý vị ai cũng nên phát tâm mỗi ngày trì tụng bộ kinh “Lăng Nghiêm” này, hoặc có thể trì một tiếng, hai tiếng, hay có thể đọc giống như đọc sách, đọc đến độ có thể ghi nhớ và thuộc lòng.
Đọc tụng “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, thậm chí cả “Kinh Hoa Nghiêm”, nếu đều có thể tụng mà không cần nhìn Kinh mới thật là điều hy hữu. Nếu ai có thể tụng thuộc lòng được “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Kinh Hoa Nghiêm” thì lúc đó chánh pháp vẫn còn có mặt trên thế gian này. Chúng ta được ở một nơi tốt như Vạn Phật Thành, mọi người nên phát tâm Bồ đề, quyết tâm làm một ít việc. Nói như vậy không phải là bảo chúng ta tranh đấu với người, mà là chúng ta muốn siêu xuất hơn mọi người về cả tài lẫn đức

[1], thì phải làm nên những việc như vậy.
Trước kia, tôi có một tâm nguyện là học thuộc lòng bộ “Kinh Pháp Hoa” và luôn cả bộ “Kinh Lăng Nghiêm”. Tôi có một người đệ tử ở Hồng Kông học thuộc lòng được bộ “Kinh Lăng Nghiêm”, tôi lại dạy học tiếp thêm bộ “Kinh Pháp Hoa”, nhưng cuối cùng người đệ tử này cũng không học thuộc lòng được trọn vẹn, đây quả thật là một điều đáng tiếc.
Được ở một nơi tốt đẹp như chúng ta đây, mọi người nên phát tâm rộng lớn, học thuộc lòng những bộ Kinh và Luật nhà Phật như “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Luật Tứ Phần”, “Kinh Phạm Võng” v.v.. Đây quả là việc làm quý nhất, có như thế thì nhất định chánh pháp sẽcửu trụ.

1 Li Mị Võng Lượng 魑魅魍魎: Trong Pháp hoa nghĩa sớ 6 (Cát Tạng soạn), T34n1721_p535b1: (ngài Cát Tạng dẫn) Trương bình tử tây kinh phú giải thích rằng: Thần ở trong núi là Li, mang hình cọp; thần ở trong nhà là Mị, mang hình người, đầu heo có đuôi. Còn loài yêu quái ở trong gỗ đá là Võng Lượng.

[1] Hán: Xuất hồ kỳ loại, bạt hồ kỳ tuỵ 出乎其類, 拔乎其萃.



TỰA 4

KIẾM CHÉM MA, GẬY HÀNG MA, KÍNH CHIẾU YÊU CỦA PHẬT GIÁO
Tuyên Hóa thượng nhân giảng tại Việt Nam, năm 1974.


Hôm nay, trước hết tôi xin nói rằng, chúng ta phải nghiên cứu một bộ kinh. Bộ kinh này là gương chiếu yêu của Phật giáo, là gậy hàng ma của Phật giáo, kiếm chém ma của Phật giáo! Đó là bộ kinh gì? Là kinh “Lăng-nghiêm”. Kinh “Lăng-nghiêm” là khai mở trí tuệ, song hiện nay bộ kinh này bị học giả các nước trên thế giới kỳ thị. Họ nói thế nào? Họ nói bộ kinh này là giả, không phải thật.

Vì sao họ nói kinh “Lăng-nghiêm” là giả mà chúng ta còn nghiên cứu? Vì kinh “Lăng-nghiêm” có giá trị riêng của nó, đáng cho chúng ta y cứ nghiên cứu, bộ kinh chỉ ra tất cả tà tri, tà kiến của bọn bàng môn ngoại đạo, loại tri kiến không hợp với Phật pháp kia, kinh “Lăng-nghiêm” đều nói ra một cách rõ ràng.
Cho nên bộ kinh này là gương báu chiếu yêu, là gậy hàng ma, là kiếm chém ma! Như vậy, nếu ai cũng hiểu thông suốt kinh “Lăng-nghiêm” thì yêu ma, ngoại đạo tự nhiên biến mất hết, và thế giới này chiến tranh cũng không còn, tất cả nhân loại lại được bình an, do đó bộ kinh này rất quan trọng!

Các bạn trẻ thời nay hãy nên nỗ lực nghiên cứu Phật học; nghiên cứu Phật học thì nghiên cứu thế nào? Tôi chủ trương các vị nên tận tâm tận lực nghiên cứu kinh Lăng-nghiêm. Kinh “Lăng Nghiêm” giúp khai mở trí huệ.
Nếu mọi người có thể hiểu kinh Lăng-nghiêm thì có thể nói là gần như thông suốt được Phật học, đặc biệt là thần chú “Lăng-nghiêm” không thể nghĩ bàn. Có vị cư sĩ này tên Quân Trọng. Ông nghĩ cái này, tưởng cái kia, bất cứ chuyện gì đều nghĩ thông được rất nhiều, nhưng lại không thể nào nghĩ thông được chú “Lăng-nghiêm”. Vì sao ông ta suy nghĩ thế nào cũng nghĩ không thông? Vì chú “Lăng-nghiêm” có một loại năng lực không thể nghĩ bàn.
Trong Phật giáo, người ta gọi chú “Lăng-nghiêm” là Linh văn. Sao gọi là Linh văn? Linh văn là linh diệu không thể nói, nói không thể hết. Mỗi người chúng ta, nếu ai có thể tụng, đọc thuộc lòng chú “Lăng-nghiêm”, thì sẽ có tám vạn bốn ngàn Bồ-tát Kim Cang Tạng thường theo bảo vệ, hộ trì. Chú “Lăng-nghiêm” là chú linh diệu nhất, cũng là bài chú dài nhất trong các chú, có khoảng hơn hai ngàn ba trăm hai mươi chữ. Các bạn trẻ hãy nên phát tâm học chú “Lăng-nghiêm”, tụng đọc kinh “Lăng-nghiêm”, cầm kinh “Lăng-nghiêm” học thuộc lòng, và học thuộc lòng cả chú “Lăng-nghiêm”, như vậy có thể nói, gốc rễ Phật học của vị này đã đâm xuống rất sâu rồi.

Tín chúng:

– Bạch Hòa Thượng! Hòa Thượng chỉ dạy rằng, tất cả phải nên xem kinh “Lăng-nghiêm”, còn phải tụng đọc thuộc lòng kinh “Lăng-nghiêm”, vậy xin hỏi Hòa Thượng, trong kinh “Lăng-nghiêm” giảng nói những gì, và vì sao chúng con phải xem, phải đọc, không đọc có được không?

Thượng nhân:

– Quí vị muốn biết trong kinh nói những gì thì phải đọc; còn nếu không muốn biết thì vốn không cần hỏi câu hỏi này.

Tín chúng:

– Vì sao Hòa Thượng không giới thiệu kinh “Kim-cang”? Như Lục Tổ nhờ nghe kinh “Kim-cang” mà giác ngộ; vì sao Hòa Thượng không giới thiệu “Lục Tổ đàn kinh”? bản kinh đó giới thiệu Lục Tổ tâm đắc ngộ đạo. Vì sao Hòa Thượng chỉ giới thiệu mỗi kinh “Lăng-nghiêm” mà thôi?

Thượng nhân:

– Tính trọng yếu của kinh “Lăng-nghiêm”, tối qua tôi đã giảng qua rồi. Khi Phật pháp mất thì kinh “Lăng-nghiêm” mất trước tiên; nếu kinh “Lăng-nghiêm” mất rồi thì thế gian này yêu ma, quỉ quái đều xuất hiện. Trên thế gian này có năm ma quân lớn, mà trong kinh “Lăng-nghiêm” có chú “Lăng-nghiêm”, trong chú “Lăng-nghiêm” có năm bộ, năm bộ này kiểm soát, quản lý năm quân ma lớn của thế gian. Nếu không còn người đọc tụng chú “Lăng-nghiêm” thì thế giới này sẽ hoại diệt, và không thể tưởng tượng nổi, tất cả những yêu ma quỉ quái kia sẽ cùng xuất hiện trên thế gian. Sở dĩ hiện nay chúng không cho quí vị trông thấy, không cho quí vị nghe thấy và chúng cũng không dám xuất hiện là vì có chú “Lăng-nghiêm” trên thế gian này; nơi nào có người biết tụng đọc chú “Lăng-nghiêm” thì nơi đó yêu ma quỉ quái đều không dám xuất hiện!

Tín chúng:

– Thưa Pháp sư! Tiếng Quảng Đông gọi là “hạ giáng đầu”,1 vậy xin hỏi có việc mê hoặc đầu độc này không? Vì sao có rất nhiều người đích thân trải qua? Chúng con là người học Phật, đối với loại mê hoặc đầu độc đó quan niệm như thế nào? Tại sao tồn tại nhiều loại tà ác này?

Thượng nhân:

– Thế gian này có hàng trăm, hàng ngàn điều kỳ quái, vì sao có những chuyện như thế? Là vì đại địa rộng lớn, bốn biển mênh mông, không thể không có điều kỳ quái. Nhưng nói tóm lại, con người chúng ta phải giữ chánh tâm; chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta có chánh tâm thì bàng môn, ngoại đạo không còn biện pháp gì nữa. Sở dĩ các vị bị người ta dùng thuật “giáng đầu” là do trong tâm các vị trước tiên không (chân) chánh nên mới bị tà thuật đó nhiễu loạn; quí vị phải có chánh tâm, tà không thể thắng chánh, dù là thuật “giáng đầu” thế nào đi nữa cũng không linh nghiệm gì.

Nhất là tôi mới đề nghị các vị nghiên cứu kinh “Lăng-nghiêm”, tụng đọc chú “Lăng-nghiêm”, các vị tụng thuộc lòng chú “Lăng-nghiêm”, thì thuật “giáng đầu” kia thế nào cũng không công hiệu, không hữu dụng. Chú “Lăng-nghiêm” có thể phá tung tất cả võng lưới ác ma, chế ngự pháp thuật của bàng môn ngoại đạo, năng lực trong chú “Lăng-nghiêm” không thể nghĩ bàn. Nếu các vị muốn không bị thuật “giáng đầu” nhiễu loạn thì phải tụng đọc chú “Lăng-nghiêm”, chẳng phải tôi đã vừa mới nói hay sao? Ai thành tâm tụng đọc chú “Lăng-nghiêm” sẽ có tám vạn bốn ngàn Bồ-tát Kim cang đến bảo hộ.

Tín chúng:

– Xin hỏi Hòa Thượng! Lúc nào thì chúng con tụng niệm chú “Lăng-nghiêm” được?

Thượng nhân:

– Không phải quí Phật tử đợi đến lúc lễ Phật mới tụng niệm chú “Lăng-nghiêm”, lúc bình thường đi, đứng, nằm, ngồi quí vị đều có thể niệm, đều có thể hành trì chú “Lăng-nghiêm”. Quí vị trì chú “Lăng-nghiêm” thì tạp niệm không xen vào được. Giống như khi quí vị niệm Bồ-tát Quán Thế Âm không tạp niệm, hành trì chú “Lăng-nghiêm” cũng như vậy, còn khiến quí vị đắc được Tam-muội; Tam-muội là chánh thọ, chánh định, chính là giúp cho tâm quí vị không bị tán loạn và không còn tạp niệm.

Tín chúng:

– Thưa Hòa Thượng! Chúng con không biết niệm chú “Lăng-nghiêm”, nhưng biết niệm chú Đại bi và “thập tiểu chú” (mười chú ngắn), những bài chú đó cũng bao hàm trong chú “Lăng-nghiêm” phải không?

Thượng nhân:

– Chú “Đại bi” và “thập tiểu chú” tuy là một phần trong thời khoá tụng buổi sáng sớm, nhưng không nằm trong chú “Lăng-nghiêm”. Chú “Lăng-nghiêm” chính là năm hội, năm hội đó có năm bộ: Phật bộ, Liên hoa bộ, Bảo sinh bộ, Kim cang bộ, và Yết-ma bộ, năm bộ này cai quản năm phương.

1 Giáng đầu 降頭: hay còn gọi “cống đầu 貢頭”, “cuồng đầu 狂頭”. Theo truyền thuyết dân gian nói rằng, thuật “giáng đầu” này là từ Ấn Độ giáo truyền đến. Ở Trung Quốc, những tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô rất thịnh hành loại thuật giáng đầu này. Người biết thuật này có thể chữa bệnh, giúp cầu tài, hoá giải xung khắc gia đình…, đồng thời người luyện có thể xuất hồn, gọi hồn, hại người khác v.v…
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 03/03/21 21:53 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

=Hòa thượng Tuyên Hóa giảng=


Nếu như ai ai cũng đọc Kinh Lăng Nghiêm, cũng hiểu rõ Kinh Lăng
Nghiêm, thần thông của hàng ngoại đạo sẽ hết linh ứng, thành ra vô dụng
khiến cho không ai còn tin vào thần thông của họ nữa.
Ðó là lý do bọn thiên ma ngoại đạo chỉ còn tìm cách dèm pha, tuyên truyền, bảo Kinh Lăng
Nghiêm là kinh ngụy.

Chẳng cứ chỉ những người tại gia phỉ báng Lăng Nghiêm là Kinh giả, ngay
cả những kẻ xuất gia cũng bắt chước nói theo.
Tại sao vậy? Bởi vì có một số xuất gia ít học, có khi không thông chữ nghĩa, không xem được Kinh điển,
trong khi đó văn Kinh Lăng Nghiêm lại thâm thúy, ý nghĩa huyền diệu,
khiến họ không hiểu được nên không làm sao phân biệt được chân giả.

Ðến khi nghe người ta bảo Kinh này là giả, Kinh kia là ngụy, thì họ đâu có suy
xét gì, người ta nói sao thì nhắc lại y hệt. Tự nhiên Kinh Lăng Nghiêm bị
lãnh tiếng oan là vì lẽ đó.
Lúc xưa tại Ấn Ðộ, Kinh Lăng Nghiêm được liệt vào hàng quốc bảo và có
lệnh cấm không cho mang những thứ quý ra ngoại quốc. Những ai xuất cảnh
đều bị khám xét gắt gao và, để phòng Kinh lọt ra ngoài, các nhân viên hải
quan thường đặc biệt chú ý đối với các Tăng xuất cảnh.

Hồi đó tại Ấn độ - bên Trung quốc lúc đó là đời Ðường - một vị cao tăng
pháp danh là Ban Thích Mật Ðế (Paramiti) đã khổ công tìm mọi cách để
mang Kinh Lăng Nghiêm qua Trung quốc. Sợ bị phát hiện tại trạm kiểm
soát, ông phải nghĩ ra cách giấu giếm, nhét Kinh vào sâu trong cánh tay và
sau cùng ông đã đổ lên bộ tại địa phận Quảng Châu.
Lúc đó là thời gian Tể tướng Phòng Dung bị Võ Tắc Thiên giáng chức xuống làm Thái Thú Quảng
Châu. Ban Thích Mật Ðế được Phòng Dung mời tới để phiên dịch bộ Kinh
này và chính Phòng Dung là người nhuận sắc cho bản dịch. Bởi vậy Kinh
Lăng Nghiêm biến thành một tác phẩm văn học có giá trị, rồi sau đó trình
lên cho Võ Tắc Thiên. Thời bấy giờ đương có tin đồn Kinh Ðại Vân là kinh
ngụy tạo nên Hoàng Ðế Võ Tắc Thiên không cho Kinh này được lưu hành.
Ðến khi Thiền sư Thần Tú được phong làm Quốc sư rồi được cúng dường ở
trong hoàng cung, một hôm Thiền sư thấy được bộ Kinh này, thấy Kinh rất
có lợi cho những hành giả tu thiền, mới cho Kinh này được phổ biến.
Từ đó Kinh Lăng Nghiêm mới được lưu hành ở Trung quốc. Căn cứ theo truyền
thuyết, Kinh Lăng Nghiêm là Kinh tối hậu truyền đến Trung quốc, nhưng
cũng là Kinh bị hủy diệt đầu tiên vào thời Mạt Pháp, sau mới đến các Kinh
khác, sau rốt còn lại một Kinh A-Di Ðà.

Ghi chú: Thượng nhân Tuyên công chủ trương dứt khoát rằng Kinh Lăng
Nghiệm chính là tâm ấn của chư Phật, điều này ngàn vạn lần đích xác.

Bởi vậy ngay sau khi đặt chân tới Mỹ, Tuyên công liền giảng Kinh Lăng
Nghiêm. Tại sao vậy? Phật Pháp truyền bá tới đất Mỹ, thì Mạt Pháp sẽ biến
thành Chánh Pháp, và đó là tâm cơ của Thượng nhân trong sứ mạng nối tiếp
huệ mạng Phật.

Bài "Lăng Nghiêm Kinh Thiển Giảng" sẽ được đưa đăng
từng kỳ trong tạp chí Vạn Phật Thành Kim Cương Bồ Ðề Hải, bằng tiếng
Hoa và tiếng Anh. Nay xin thông báo cùng quý bạn độc giả.
Trích Khai Thị 5
HT.Tuyên Hóa

Hình ảnh


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

https://langnghiem.com/quyen-1/ : kinh lăng nghiêm gồm 10 quyển


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA)
Quyển 1
— o0o —

• Sa-môn Bát-thích-mật-đế người Trung Thiên Trúc, dịch vào đời Đường.
• Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.
• Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.
• Sa-môn Thích Vân Đàm dịch Hán Văn qua Phiên Âm Việt Ngữ
— o0o —
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
— o0o —
DUYÊN KHỞI
Tôi nghe như vậy: Lúc ấy Đức Phật ở tại tinh xá Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt, với chúng đại tỷ khưu, gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự. Tất cả các vị đều là bậc đại A La Hán đã chứng quả vô lậu.
Phật tử trú trì, khéo vượt qua các cõi, thường nơi các cõi nước thành tựu các uy nghi, theo Đức Phật chuyển pháp luân, khéo kham nhận lời di chúc của Đức Phật, giữ giới luật tinh nghiêm, làm bậc mô phạm trong ba cõi. Ứng thân vô số lượng để độ thoát chúng sinh trong đời vị Lai, cứu giúp họ vượt khỏi các ràng buộc nơi cõi trần.
Các vị ấy là Đại trí Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Hi La, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, Ưu Bà Ni Sa Đà làm thượng thủ. Lại có vô lượng các bậc Bích chi, các bậc vô học và hàng sơ phát tâm cùng đến chỗ Phật. Nhằm lúc các tỷ-khưu làm lễ tự tứ mãn hạ, các vị Bồ Tát trong mười phương đến cầu thỉnh giải quyết tâm nghi. Đồng kính phụng đức từ nghiêm, thỉnh cầu Phật chỉ dạy nghĩa lý thâm mật.
Khi ấy Như Lai trải tòa ngồi an nhiên, vì đại chúng tuyên bày ý nghĩa thâm áo. Chúng hội thanh tịnh, được điều chưa từng có. Như tiếng chim ca-lăng-tần-già vang khắp mười phương cõi nước. Các vị Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng cùng đến đạo tràng. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi làm thượng thủ.
Khi ấy vua Ba-tư-nặc nhân ngày giỗ của vua cha, thiết lễ trai nghi, thỉnh Đức Phật vào cung cúng dường. Vua đích thân nghinh đón Như Lai, dâng cúng nhiều thức ăn ngon quý. Tự mình thỉnh mời các vị Đại Bồ Tát. Trong thành cũng có các vị trưởng giả cư sĩ đồng thời thiết lễ trai tăng, mong được thỉnh Phật đến cúng dường.
Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi phân lãnh các vị Bồ Tát và A La Hán đến nhà trai chủ dự lễ cúng dường.
Chỉ có A-Nan đã nhận lời biệt thỉnh. Đi xa chưa về, nên không kịp dự vào hàng tăng chúng, không cùng các vị thượng tọa và a-xà-lê đi. Hôm ấy không có người cúng dường, A-Nan chỉ một mình trên đường về.
Lúc ấy A-Nan mang bát vào thành khất thực theo thứ tự từng nhà. Ban đầu, trong tâm mong được gặp người đàn việt cuối cùng để làm trai chủ, A-Nan không kể sang hèn, dòng dõi sang trọng, hay chiên-đà-la thấp hèn, đều thực hành tâm từ bi bình đẳng. Mong được thành tựu viên mãn công đức vô lượng cho tất cả chúng sinh.
A-Nan biết Như Lai quở trách Tu-bồ-đề và Đại Ca-diếp, là bậc A La Hán mà tâm không bình đẳng. A-Nan kính vâng lời khai thị không phân biệt của Đức Phật, để giúp chúng sinh thoát khỏi nghi ngờ và hủy báng. A-Nan thong thả đi qua hoàng thành rồi vào cổng, uy nghi nghiêm chỉnh theo đúng pháp hóa trai.
Khi ấy A-Nan theo thứ tự khất thực từng nhà, đi qua nhà dâm nữ. Gặp phải đại huyễn thuật Ma-đăng-già dùng thần chú Ta tì ca la tiên Phạm thiên bắt A-Nan, ép làm chuyện dâm dục. Dựa kề vuốt ve khiến A-Nan sắp hủy phạm giới thể.
Như Lai biết A-Nan bị dâm thuật kia gia hại nên thọ trai xong liền trở về. Vua cùng các quan đại thần trưởng giả cư sĩ đều theo Phật, mong được nghe pháp yếu.
Khi ấy, trên đảnh Thế Tôn phóng ra trăm đạo hào quang vô úy quý báu sáng rỡ. Trong hào quang hiện ra hoa sen báu nghìn cánh, trên đó có hóa thân Phật đang ngồi kiết già, tuyên thuyết thần chú.
Đức Phật dạy ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú đến cứu A-Nan, khiến tà chú liền bị tiêu diệt, rồi dẫn A-Nan và con gái Ma Đăng Già về chỗ Phật.
A-Nan đảnh lễ Đức Phật, hối hận từ vô thỉ đến nay, chỉ một hướng thích học rộng nhớ nhiều, nên chưa được toàn vẹn đạo lực. Nay A-Nan ân cần cung kính thỉnh Phật truyền dạy pháp tu xa-ma-tha (chỉ), tam-ma (quán) và thiền-na (thiền) là phương tiện vi diệu ban đầu của mười phương các đức Như Lai đã tu tập mà chứng được bồ-đề.
Khi ấy có hằng hà sa Bồ Tát, các vị Đại A La Hán, Bích Chi Phật… trong khắp mười phương, đều mong mỏi được nghe. Tất cả ngồi im lặng chờ nghe lời Phật chỉ dạy.
Khi ấy trong hội chúng, Đức Thế Tôn duỗi cánh tay màu vàng xoa đảnh A-Nan, nói với A-Nan cùng đại chúng: “Có pháp tam-ma-đề, gọi là Đại Phật ̉đảnh Thủ Lăng Nghiêm vương, đầy đủ vạn hạnh, là pháp môn trang nghiêm vi diệu mà mười phương Như Lai đều từ đó lưu xuất, nay ông nên nghe kỹ.”
A-Nan đảnh lễ, cung kính lắng nghe lời dạy từ bi của Thế Tôn.
7 VẤN ĐÁP VỀ TÂM
Đức Phật bảo A-Nan: “Ông với Như Lai là anh em cùng một dòng họ, khi mới phát tâm tu tập trong giáo pháp của Như Lai, ông thấy điểm thù thắng nào mà từ bỏ ân ái sâu nặng thế gian để xuất gia?”
A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn, do con thấy ba mươi hai tướng tốt thù thắng vi diệu tuyệt vời của Như Lai, hình thể sáng chói trong suốt như ngọc lưu ly.”
Con thường tự suy nghĩ những tướng tốt này không phải do ái dục mà sanh ra.
Sao vậy? Vì dục khí thì thô nặng và dơ bẩn. Từ sự uế tạp và thối tha ấy giao hợp với nhau tạo thành một thứ tinh huyết hỗn tạp. Từ đó không thể sinh ra một thân thể thù thắng thanh tịnh, sáng chói vi diệu như khối vàng tía này. Do đó mà con khá́t ngưỡng, theo Phật xuất gia.
Đức Phật nói: “Lành thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra chân tâm thường trụ, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói cong vạy.
1. CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN
A-Nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như Lai, Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì?
A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”
Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?
A-Nan thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, tất cả mười loài dị sinh ở trong thế gian đồng cho rằng tâm ở trong thân. Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai, cũng nằm ở trên mặt.”
Nay con quan sát các căn thô phù của tứ trần này, chỉ ở trên mặt con. Và cũng quán sát như vậy, thức tâm thực là ở trong thân con.
Đức Phật bảo A-Nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai, ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?”
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, giảng đường thanh tịnh nhiều tầng rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc. Còn rừng Kỳ Đà đúng là ở bên ngoài giảng đường.
Đức Phật bảo: A-Nan, nay đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai, rồi thấy đại chúng. Như thế nhìn ra ngoài, con thấy được rừng cây.
Đức Phật bảo A-Nan: A-Nan, khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.
Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng. Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai, mà thấ́y được vật bên ngoài không?
A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn, ở trong giảng đường, không thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”
Đức Phật bảo A-Nan Này A-Nan, ông cũng như vậy. Tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng, ấy thật là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì trong thân ông. Liệu có nơi nào thấy được trong thân trước rồi sau mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng?
Dù chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị… nhưng móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập, lẽ ra phải biết rõ. Tại sao chẳng biết? Nếu đã không biết chuyện bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?
Thế nên phải biết, ông nói tâm hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.
2. CHẤP TÂM Ở NGOÀI THÂN
A-Nan cúi đầu đảnh lễ bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con đúng là ở ngoài thân.”
Tại sao? Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân. Cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.
Nghĩa này chắc đã rõ ràng, không có gì nghi ngờ và hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Như thế không biết có đúng chăng?
Đức Phật bảo A-Nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ Đà. Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ khưu, khi một người ăn, các người khác có no không?”
A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn, không thể. Tại sao? Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả A La Hán, nhưng thân mạng không đồng. Làm sao một người ăn mà tất cả đều no được?
Đức Phật bảo A-Nan: “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết, và những gì thân biết thì tâm không thể biết.”
Nay Như Lai đưa cánh tay đâu la miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt chăng?”
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật bảo A-Nan: Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”
Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.
3. CHẤP TÂM Ở TRONG MẮT
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy, vì chẳng thấy bên trong, nên tâm con chẳng phải ở trong thân. Vì thân tâm đều biết nhau, mà chẳng rời nhau nên tâm con chẳng phải ở ngoài thân. Nay con suy nghĩ, biết nó ở tại một chỗ.
Đức Phật hỏi: “Nay ở nơi nào?”
A-Nan thưa: “Do tâm rõ biết này chẳng biết những gì bên trong, mà lại thấy được những thứ bên ngoài. Như con suy xét, thì nó núp bên trong con mắt.”
Ví như có người lấy chén lưu ly úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại. Khi mắt thấy được, liền theo đó có sự phân biệt.
Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong, là vì nó ở trong con mắt. Nhưng nó vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, là vì tâm núp sau con mắt.
Đức Phật bảo A-Nan: Như ông vừa nói, tâm núp sau con mắt, như con mắt núp sau chén lưu ly. Vậy người kia sau khi úp chén lưu ly lên mắt mà xem thấy núi sông, thật có thấy chén lưu ly không?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn: Đúng thế, khi người ấy úp chén lưu ly lên mắt, thật có thấy chén lưu ly.
Đức Phật bảo: “Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén lưu ly, thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?”
Nếu thấy được mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy. Như vậy chẳng thành nghĩa tùy thấy. Còn nếu chẳng thấy con mắt thì tại sao ông lại nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly?
Thế nên phải biết, ông nói cái tâm hiểu biết suốt khắp núp trong con mắt giống như con mắt nấp sau chén lưu ly. Điều đó vô lý.
4 .CHẤP TÂM Ở TRONG NGOÀI THÂN
A-Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con có suy nghĩ như vậy: thân thể con người, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt ở ngoài. Nơi tạng phủ thì tối, nơi khiếu huyệt thì sáng.
Nay con đối trước Phật, mở mắt thấy sáng, gọi là thấy bên ngoài, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy bên trong. Nghĩa ấy đúng chăng?
Đức Phật bảo A-Nan: Khi ông nhắm mắt thấy tối, bóng tối có sẵn ở trước mắt ông hay sao? Nếu có sẵn trước mắt ông thì bóng tối ấy là ở trước mắt ông, sao lại nói ở là bên trong?
Nếu thật ở bên trong thì khi ông vào trong nhà tối không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng hay đèn thì bóng tối trong phòng ấy là từ tam tiêu và ngũ tạng của ông hay sao? Còn nếu nó chẳng có trước mắt ông thì làm sao có nghĩa thấy?
Nếu bỏ qua cái thấy bên ngoài, mà cho rằng con mắt hướng vào bên trong nên thấy tối, thì khi nhắm mắt thấy tối, gọi là thấy trong thân. Vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy được khuôn mặt?
Nếu chẳng được thấy mặt thì chẳng có cái thấy bên trong. Nếu thấy được mặt thì cái tâm rõ biết này và con mắt phải ở ngoài hư không, làm sao ở phía trong được?
Nếu ở ngoài hư không thì nó chẳng phải là tự thể của ông, thế nay Như Lai thấy được mặt ông. Như Lai cũng là thân của ông hay sao?
Trong trường hợp đó, khi mắt ông biết thì thân ông vẫn không biết. Ắt là ông cho thân và mắt đều biết, thì phải thành hai cái biết. Tức là một thân của ông có thể thành hai vị Phật.
Thế nên phải biết, khi ông nói thấy tối là thấy trong thân, điều ấy vô lý.
5. CHẤP TÂM Ở CHỔ HÒA HỢP
A-Nan thưa: Con thường nghe Đức Phật dạy tứ chúng, do tâm sinh nên các pháp sinh, do pháp sinh nên các thứ tâm sinh.
Nay con suy nghĩ, thì cái thể của suy nghĩ ấy thực là tâm con, tùy chỗ hoà hợp, tâm theo đó mà có, chẳng phải ba chỗ trong, ngoài và ở giữa.
Đức Phật bảo A-Nan: Nay ông nói do pháp sanh nên các thứ tâm sanh, tùy chỗ hòa hợp, tâm tùy theo đó mà có. Tâm ấy nếu có tự thể, chắc là không có chỗ hòa hợp. Nếu không có tự thể mà hòa hợp thì cũng giống như giới thứ mười chín hòa hợp với trần thứ bảy. Nghĩa ấy không đúng.
Nếu tâm có tự thể, khi ông lấy tay gãi trên thân thì tâm ông có nhận ra cái biết từ bên trong thân ra, hay do ngoài thân mà có? Nếu từ trong thân ra thì phải trở lại thấy trong thân. Nếu từ ngoài vào thì trước hết phải thấy được mặt của ông.
A-Nan thưa: Thấy là ở con mắt, còn cái biết nơi tâm thì không phải do mắt, tâm thấy là không hợp lý.
Đức Phật bảo: Giả sử như mắt có thể thấy thế khi ông ở trong nhà, cái cửa có thể thấy được chăng? Cũng thế, khi người chết, mắt họ vẫn còn, lẽ ra vẫn còn thấy được vật. Nếu thấy được vật, sao gọi là chết?
Lại nữa A Nan, nếu tâm hiểu biết của ông có tự thể, thì có một thể hay nhiều thể? Nó ở nơi thân ông là khắp cả thân hay chẳng khắp cả thân?
Nếu tâm chỉ có một thể thì khi ông lấy tay gãi một chỗ trên thân thì lẽ ra các nơi khác trên thân đều có cảm giác. Nếu tất cả thân phần đều có cảm giác, thì chỗ gãi không nhất định. Nếu chỗ gãi nhất định thì nghĩa tâm có một thể là không hợp lý.
Nếu có nhiều thể thì thành ra có nhiều người. Vậy thể nào là của ông?
Nếu ở khắp thân thì như đã nói trước đây, nếu chẳng khắp thân thì khi ông xoa đầu rồi sờ chân, nếu đầu biết thì chân phải không biết. Nhưng trường hợp này không đúng với ông.
Thế nên phải biết, tùy chỗ hòa hợp, tâm theo đó mà hiện hữu là không hợp lý.
6. CHẤP TÂM Ở CHÍNH GIỮA
A-Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, con được nghe khi Thế Tôn cùng với ngài Văn Thù Sư Lợi và các vị pháp vương tử bàn về nghĩa thực tướng. Thế Tôn nói: Tâm chẳng phải ở trong, cũng không phải ở ngoài.
Theo con suy nghĩ, nếu tâm ở bên trong mà không thấy được vật bên trong, còn ở ngoài thì tâm và thân chẳng biết nhau. Vì tâm không biết ở trong, nên nghĩa ở trong không hợp lý. Vì thân tâm biết nhau, nên nói tâm ở ngoài cũng chẳng phải. Nay vì thân tâm biết nhau, và lại cũng không thấy được bên trong, nên tâm chắc chắn ở giữa.
Đức Phật bảo: Ông nói tâm ở giữa, chỗ ấy hẳn là không phải bỗng dưng mà có, hoặc không có vị trí nhất định. Nay ông phải xét kỹ, điểm giữa ấy là nơi nào? Là tại cảnh bên ngoài, hay là ở trên thân?
Nếu điểm giữa ấy ở nơi thân, khi ở một bên thân thì chẳng phải là ở giữa. Nếu ở giữa thân thì đồng như ở trong thân. Nếu điểm giữa là nơi cảnh, thì điểm ấy nêu ra được hay không nêu ra được? Nếu không nêu ra được thì đồng như không có, còn nêu ra được thì điểm ấy không có vị trí nhất định.
Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu để làm điểm giữa, nếu nhìn từ phương Đông thì cây nêu ở phía Tây, nếu nhìn từ phương Nam thì cây nêu ở phía Bắc. Tiêu điểm đã không rõ ràng thì tâm ông cũng thành rối loạn.
A-Nan thưa: Con nói điểm giữa, chẳng phải là hai thứ ấy. như Thế Tôn dạy, mắt gặp sắc trần, duyên sanh nhãn thức. Mắt thì có phân biệt, còn sắc trần thì vô tri. Thức phát sinh trong khoảng giữa ấy, đó chính là tâm con.
Đức Phật bảo: Tâm ông nếu ở khoảng giữa căn và trần, vậy tâm thể ấy gồm cả hai bên, hay không gồm cả hai bên?
Nếu gồm cả hai bên thì căn trần lẫn lộn. Trần thì không biết, căn thì có biết, hai thứ đối lập nhau. Chỗ nào gọi là điểm giữa? Gồm cả hai bên cũng không được, vì không phải có biết và cũng không phải không có biết, tức là không có thể tánh. Điểm giữa ấy lấy gì làm tướng?
Thế nên phải biết tâm ở chặng giữa là không có lý.
7. CHẤP TÂM Ở CÁI KHÔNG DÍNH MẮC
A-Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, xưa nay con thấy Phật cùng bốn vị đệ tử lớn là ngài Đại Mục Kiền Liên, Tu bồ-đề, Phú-lâu-na, Xá-lợi-phất cùng chuyển pháp luân. Đức Phật thường nói: tâm tánh hiểu biết phân biệt không phải ở trong, không phải ở ngoài, không phải ở chặng giữa, đều không có nơi chỗ. Hết thảy đều không dính mắc, đó gọi là tâm. Vậy cái không dính mắc của con có được gọi là tâm chăng?
Đức Phật bảo A-Nan: Ông nói bản tánh của tâm hiểu biết phân biệt này đều không ở tại đâu cả. Vậy các vật có hình tướng trên thế gian như hư không và các loài thủy, lục, không, hành… tất cả các vật. Cái dính mắc mà ông nói đó là hiện hữu hay không hiện hữu?
Nếu không hiện hữu thì đồng như lông rùa sừng thỏ. Sao gọi là không dính mắc?
Nếu đã có cái không dính mắc thì không thể gọi là không. Không tướng thì không. Chẳng không thì phải có tướng. Có tướng thì phải có chỗ nơi, làm sao lại nói là không dính mắc?
Thế nên phải biết tất cả cái không dính mắc mà gọi là tâm hiểu biết, là không có lý.
VỌNG TÂM – TÂM PHÂN BIỆT
Khi ấy A-Nan ở trong đại chúng, đứng dậy bày vai áo bên phải, đầu gối bên phải quỳ xuống đất, chắp tay cung kính bạch Phật:
Con là em nhỏ nhất của Thế Tôn. Nhờ Thế Tôn thương yêu, nay tuy con đã xuất gia, nhưng vẫn còn ỷ lại lòng yêu thương của Thế Tôn, do đó chỉ được đa văn mà chưa được quả vô lậu. Nên con không thể chiết phục được chú thuật Ta-tỳ-ca-la, bị nó xoay chuyển và sa vào nhà dâm, tất cả chỉ vì không biết chỗ quy hướng chân tâm.
Cúi mong đức Thế Tôn mở rộng lòng từ, thương xót chỉ dạy cho chúng con, pháp tu thiền định (xa-ma-tha), khiến cho hàng nhất-xiển-đề và miệt-lệ-xa thoát khỏi tà kiến.
Sau khi thưa thỉnh, A-Nan gieo năm vóc xuống đất, cùng toàn thể đại chúng kính cẩn đứng trông chờ được nghe lời chỉ dạy của Đức Phật.
Khi ấy từ trên cửa mặt (khoảng giữa hai chân mày) của Đức Thế Tôn phóng ra các thứ hào quang. Các hào quang ấy sáng chói như trăm ngàn mặt trời.
Sáu điệu chấn động khắp các cõi Phật. Mười phương cõi nước như số vi trần đồng thời hiện ra. Do oai thần của Phật, khiến các thế giới vi trần ấy hợp thành một cõi. Trong các cõi nước ấy, các vị Đại Bồ Tát ở nơi quốc độ của mình đều chắp tay lắng nghe lời Phật dạy.
Đức Phật bảo A-Nan: Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo thành các giống nghiệp như chùm hạt ác-xoa.
Những người tu hành không thành được đạo vô thượng bồ-đề, mà chỉ thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma…
Đều do không biết hai món căn bản, nên tu tập sai lầm. Họ cũng như người nấu cát mà mong thành cơm. Dù có trải qua nhiều kiếp như vi trần nhưng rốt ráo vẫn không thể đạt được những gì mong muốn.
Những gì là hai món căn bản?
A-nan, một là căn bản sinh tử, từ vô thỉ, chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh nhận làm tự tánh.
Thứ hai là nguyên thể thanh tịnh của bồ đề niết bàn từ vô thỉ. Đó chính là cái thức tinh nguyên minh của ông. Hiện nay hay sinh khởi các duyên bị ông quên mất.
Do các chúng sinh bỏ quên tánh bản minh này, tuy trọn ngày mình sử dụng nó mà chẳng tự biết, nên bị trôi lăn oan uổng trong các cõi.
A-Nan, nay ông muốn biết con đường tu tập thiền định, với ước nguyện được thoát khỏi sinh tử, tôi lại hỏi ông. Như Lai đưa cánh tay sắc vàng lên, co năm ngón tay lại rồi
Đức Phật hỏi: A-Nan, Ông có thấy chăng?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, con có thấy.
Đức Phật hỏi: Ông thấy cái gì?
A-Nan đáp: Con thấy Như Lai đưa cánh tay lên và co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm và mắt của con.
Đức Phật hỏi: Ông lấy cái gì để thấy?
A-Nan thưa: Cả đại chúng và con đều thấy bằng mắt.
CHẤP SUY NGHĨ PHÂN BIỆT LÀM TÂM
Đức Phật bảo A-Nan; Như ông vừa trả lời, nói rằng Như Lai co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm và mắt ông. Mắt ông có thể thấy được, nhưng ông lấy gì làm tâm để cho nắm tay sáng chói chiếu vào?
A-Nan thưa: Đức Phật gạn hỏi tâm ở chỗ nào, nay con dùng tâm suy xét cùng tột để tìm kiếm. Con cho rằng chính cái biết suy nghĩ tìm kiếm ấy là tâm con.
Đức Phật bảo: Sai rồi A-Nan, đó chẳng phải là tâm ông.
A-Nan giật mình, rời chỗ ngồi, đứng dậy chắp tay bạch Phật: Đó chẳng phải là tâm của con, vậy thì nó là gì?`
Đức Phật bảo A-Nan: Đó là sự tưởng tượng những tướng giả dối của tiền trần, nó làm mê mờ chân tánh của ông. Do từ vô thỉ đến nay, ông nhận giặc này làm con, bỏ mất tánh nguyên thường nên phải chịu luân hồ̀i.
A-Nan bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, con là em của Phật, vì tâm kính yêu Phật nên con xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai mà còn trải qua nhiều quốc độ như cát sông Hằng, thừa sự chư Phật và thiện tri thức. Phát tâm đại dõng mãnh, làm tất cả những pháp sự khó làm là đều vận dụng tâm này. Dù con có hủy báng Phật pháp, rời bỏ thiện căn, cũng do tâm này.
Nay Đức Phật chỉ rõ cái ấy không phải là tâm, thì con thành ra không có tâm, như gỗ như đá, vì ngoài cái hay biết ấy ra, con chẳng còn gì khác nữa. Sao Như Lai lại bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong đại chúng ai cũng nghi hoặc. Cúi xin Đức Phật rủ lòng từ bi chỉ dạy cho những người chưa được giác ngộ.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn chỉ dạy cho A-Nan và cả đại chúng, muốn cho tâm họ được vô sanh pháp nhẩn. Từ nơi toà sư tử, Đức Phật xoa đầu A-Nan rồi
Đức Phật bảo rằng: Như Lai thường nói các pháp phát sinh đều do từ tâm biểu hiện. Tất cả nhân quả và thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có thể tánh.
A-Nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt …
Khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh. Cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
Huống gì bản tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là bản chất của tất cả mọi tâm niệm mà tự nó lại không có thể tánh hay sao?
Nếu ông chấp chặt tánh phân biệt hiểu biết, cho đó là tâm, thì tâm này khi rời tất cả sắc thanh, hương, vị xúc, thì tâm ấy phải riêng có toàn tánh. Như ông nay nghe pháp của Như Lai, đó là nhân âm thanh mà có sự phân biệt. Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trần vẫn còn.
Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm. Nhưng ông phải suy xét chính chắn, nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm ông.
Nếu tánh phân biệt này khi rời hẳn tiền trần mà không còn tự thể thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần. Trần ấy chẳng phải là thường trụ, khi nó biến diệt thì cái tâm ấy cũng như lông rùa sừng thỏ. Ắt pháp thân ông cũng đồng như đoạn diệt. Ai là người tu chứng vô sanh pháp nhẫn?
Lúc ấy A-Nan cùng toàn thể đại chúng đều im lặng, ngơ ngác.
Đức Phật bảo A-Nan: Tất cả mọi người tu học trong thế gian, mặc dù nay đã được cửu thứ đệ định, nhưng không hết sạch mê lầm, thành bậc A La Hán, đều do vì chấp vào vọng tưởng sinh diệt, lầm cho đó là tính chân thực. Thế nên nay ông tuy được học rộng nghe nhiều mà chưa thành thánh quả.
A-Nan nghe rồi đau xót khóc lóc, gieo năm vóc sát đất, quỳ xuống chắp tay bạch Phật. Từ khi con phát tâm xuất gia theo Phật, chỉ biết ỷ lại vào oai thần của Phật. Con thường nghĩ rằng, khỏi phải nhọc công tu hành làm gì, hy vọng Như Lai sẽ ban cho con chánh định. Con không tự biết thân và tâm của Phật và con chẳng thay thế cho nhau được. Vậy nên con tự đánh mất bản tâm, tuy thân đã xuất gia mà tâm chẳng nhập đa. Con như người cùng tử bỏ cha trốn đi.
Ngày nay mới biết, tuy được nghe Phật pháp nhiều, nếu chẳng tu hành thì cũng như chưa nghe. Như người chỉ nói đến thức ăn, rốt cục chẳng được no bụng.
Bạch Thế Tôn, nay chúng con đều bị trói buộc bởi hai thứ chướng ngại, do chẳng biết tâm tánh vốn thường hằng vắng lặng. Cúi mong Như Lai thương xót kẻ nghèo cùng cơ cực, làm phát khởi tâm nhiệm mầu sáng suốt, mở bày mắt đạo cho chúng con.
TÁNH THẤY CHẲNG PHẢI LÀ MẮT
Khi ấy từ chữ vạn ở trên ngực Như Lai phóng ra hào quang báu, ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc, chiếu sáng đồng thời suốt khắp mười phương thế giới chư Phật nhiều như số vi trần. Hào quang ấy rót xuống trên đảnh các đức Như Lai ở các cõi Phật trong khắp mười phương. Xoay về soi đến A-Nan và toàn thể đại chúng.
Rồi Đức Phật bảo A-Nan: Nay Như Lai vì ông dựng lập pháp tràng lớn khiến cho tất cả chúng sinh khắp mười phương đạt được tâm tánh trong sạch, sâu kín nhiệm mầu và đạo nhãn thanh tịnh.
A-Nan, trước đây ông đã trả lời rằng thấy nắm tay chói sáng. Vậy nắm tay này nhân đau mà có? Làm sao nắm tay trở nên sáng chói? Ông lấy cái gì để thấy?
A-Nan thưa: Thân của Phật như vàng diêm-phù-đàn sáng ngời như núi báu, do đức tính thanh tịnh sinh ra, vậy nên có hào quang chói sáng. Con thật đã dùng mắt xem thấy năm ngón tay Phật co lại thành nắm tay, đưa lên cho mọi người xem.
Đức Phật bảo A-Nan: Hôm nay Như Lai chân thật nói với ông, những người có trí cần phải dùng ví dụ mới được khai ngộ.
A-Nan, ví như nắm tay của Như Lai, nếu không có bàn tay thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có mắt thì ông không thể thấy. Áp dụng ví dụ nắm tay của Như Lai và cái thấy từ mắt ông có giống nhau chăng?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, đúng như vậy. Nếu không có mắt thì không thành cái thấy. Nếu đem ví dụ nắm tay của Phật so với cái thấy từ mắt của con, nghĩa ấy như nhau.
Đức Phật bảo A-Nan: Ông nói giống nhau, nghĩa ấy không đúng. Sao vậy? Nếu một người không có tay thì hẳn nhiên là không có nắm tay, nhưng những người mù, chẳng phải họ hoàn toàn không có cái thấy.
Bởi tại sao? Ông thử ra đường hỏi những người mù mắt: Ông thấy gì không?
Các người mù chắc chắn sẽ đáp: Nay tôi chỉ thấy một màu tối đen trước mắt, ngoài ra không thấy gì khác. Theo nghĩa ấy mà quán xét thì đã rõ, người mù thấy màu tối đen phía trước, chứ cái thấy của họ đâu có thiếu mất.
A-Nan thưa: Cái duy nhất mà người mù có thể thấy được trước mắt là màu tối đen. Sao có thể gọi là thấy được?
Đức Phật bảo A-Nan: Có gì khác nhau giữa màu tối đen mà người mù thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, đúng vậy. Hai màu tối đen, một do người ở trong phòng tối thấy và một do người mù thấy không có gì khác nhau.
Đức Phật bảo: A-Nan, nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen khi bỗng dưng được sáng mắt lại, thấy được đủ loại sắc tướng, ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi người ở trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn tối đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra nên gọi đèn thấy là đúng hơn.
Nếu cái thấy do đèn thì đèn đã có được cái thấy, nên chẳng gọi là đèn; và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông?
Thế nên phải biết, đèn làm hiển lộ các vật thể. Còn cái thấy đó là do ở mắt, chứ không phải đèn. Khi mắt nhận rõ các vật thể thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.
Mặc dù A-Nan và đại chúng được nghe đức Phật chỉ dạy như vậy, nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng, mong Như Lai dùng lời từ bi chỉ dạy thêm. Nên đứng chắp tay, lắng lòng trông chờ Đức Phật thương xót chỉ bày.
Khi ấy, Đức Thế Tôn duỗi cánh tay đâu-la miên sáng chói, xoè năm ngón tay, bảo A-Nan cùng toàn thể đại chúng:
Khi mới thành đạo, Như Lai đến vườn Lộc uyển, có dạy cho năm anh em tỷ khưu A-nhã Kiều-trần-như cùng ông và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sinh bị mê hoặc bởi khách trần phiền não nên chẳng được giác ngộ, chẳng chứng quả A La Hán. Lúc đó các ông nhân đâu mà được khai ngộ, thành tựu quả vị thánh?
Rồi A-nhã Kiều-trầ̀n-na đứng dậy bạch Phật: Nay hàng trưởng lão trong đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là Giải. Nhờ ngộ được nghĩa hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.
Bạch Thế Tôn, như người du khách dừng chân nghỉ lại một quán trọ bên đường để ngủ qua đêm hoặc chỉ ăn một bữa. Khi việc lưu trú hoặc ăn uống đã xong, họ liền chuẩn bị hành lý lên đường, không ở lại nữa. Nếu họ thật là người chủ thì chẳng phải đi đâu.
Như thế mà suy sét, người chẳng dừng nghỉ lâu gọi là khách, người dừng trụ lâu gọi là chủ. Do không dừng trụ, nên có nghĩa là khách.
Lại như khi mưa vừa mới tạnh, mặt trời lấp lánh trên cao, tia sáng chiếu vào nhà thông qua khe cửa, làm hiện rõ các hạt bụi trong hư không. Bụi trần lay động, còn hư không thì yên lặng.
Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không lay động là trần. Do lay động mà có nghĩa là trầ̀n.
Đức Phật bảo: Đúng như thế!
Khi ấy ở trong đại chúng, Như Lai co năm ngón tay lại, co rồi lại mở, mở rồi lại co.
Đức Phật hỏi A-Nan rằng: – Nay ông thấ́y gì?
A-Nan thưa: Con thấy bàn tay bách bảo luân của Như Lai, xoè ra nắm lại giữa hội chúng.
Đức Phật bảo A-Nan: Ông thấy tay Như Lai xoè ra nắm lại trong đại chúng, đó là tay Như Lai xoè ra nắm lại, hay cái thấ́y của ông có xoè ra nắm lại?
A-Nan thưa: Bàn tay báu của Thế Tôn có xoè nắm trong đại chúng, con thấy bàn tay của Như Lai tự xoè ra nắm lại, chớ chẳng phải tánh thấy của con có xoè nắm.
Đức Phật hỏi: Cái nào động, cái nào tịnh?
A-Nan thưa: Bàn tay Phật không dừng nghỉ. Còn tánh thấy của con còn chẳng có ý niệm về sự yên tĩnh, làm sao còn có động?
Đức Phật đáp: Đúng như vậy!
Bấy giờ từ trong lòng bàn tay, Như Lai phóng ra một đạo hào quang báu chiếu đến vai bên phải của A-Nan.
A-Nan liền quay đầu qua bên phải để nhìn.
Đức Phật lại phóng hào quang khác qua phía vai bên trái.
A-Nan liền quay đầu về bên trái để nhìn.
Đức Phật bảo A-Nan: Nay đầu ông tại sao lay động?
A-Nan thưa: Con thấy Như Lai phóng đạo hào quang báu chiếu vào vai bên phải rồi vai bên trái của con, nên đầu con tự lay động.
Đức Phật bảo: A-Nan, khi ông nhìn hào quang của Như Lai, đầu ông xoay qua hai bên vai, thì đầu ông động hay cái thấy của ông động?
A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, chính đầu con động, bởi tánh thấy của con còn không có ý niệm dừng chỉ, làm sao có động?
Đức Phật nói: Đúng như vậy!
Khi ấy Đức Phật lại bảo khắp đại chúng: Giả sử có người khác gọi cái động là trần, cái không dừng trụ gọi là khách.”
Các ông lưu ý rằng chính đầu của A Nan dao động chứ cái thấy không dao động. Các ông cũng để ý rằng tay Như Lai có co mở, chứ cái thấy không co mở.
Tại sao nay các ông vẫn còn nhận cái động làm thân và nhận các cảnh làm hiện thể? Nên từ đầu đến cuối, các ông ở trong niệm niệm sinh diệt. Các ông bỏ mất chân tánh, làm những việc điên đảo. Đã đánh mất tâm tánh chân thật rồi, còn nhận vật làm chính mình, nên chính mình bị trôi lăn theo vòng lưu chuyển.
--QUYỂN 2
TÁNH THẤY KHÔNG SANH DIỆT
Khi ấy A-Nan và cả đại chúng nghe Phật chỉ dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thủy đến nay quên mất bản tâm, nhận lầm bóng dáng duyên trần phân biệt. Hôm nay được khai ngộ, như trẻ thơ khát sữa bỗng gặp được mẹ hiền, liền chắp tay lễ Phật.
Mong được nghe Như Lai chỉ bày cái chân vọng hư thực và phát minh tánh sinh diệt cùng không sinh diệt nơi thân tâm.
Khi ấy vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: “Xưa khi chưa được Đức Phật chỉ dạy, con gặp nhóm Ca-chiên-diên Tỳ-la-chi-tử, cả hai đều nói rằng thân nầy sau khi chết sẽ mất hẳn, gọi là niết-bàn. Con nay tuy được gặp Phật nhưng còn hồ nghi. Làm sao để phát huy thực chứng tánh không sinh không diệt nơi tâm nầy. Nay hàng hữu lậu trong đại chúng đều mong được nghe điều ấy. ”
Đức Phật bảo: “Đại vương! Ngay nơi thân ông đang tồn tại, nay Như Lai hỏi ông: Thân thịt nầy của ông có giống như thân kim cương bất hoại hay sẽ bị biến hoại?”
Vua Ba-tư-nặc thưa: Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay, rốt cục rồi sẽ bị biến hoại.
Đức Phật bảo: “ Đại vương! Ông chưa từng diệt, làm sao biết mình sẽ biến diệt?”
Vua Ba-tư-nặc thưa: Bạch Thế Tôn! Cái thân biến hoại vô thường của con hiện nay tuy chưa từng diệt, nhưng con thấy trước mắt, từng niệm dời đổi mãi không dừng, như lửa tàn thành tro, dần dần tiêu tan. Vì tàn hoại không dừng, nên con biết chắc thân nầy sẽ diệt mất.
Đức Phật nói: “Đại vương, đúng như vậy!”
Đại vương, nay ông tuổi đã già yếu, dung mạo so với lúc trẻ như thế nào?
Vua Ba-tư-nặc thưa: Bạch Thế Tôn! Xưa khi con còn bé, da dẻ tươi nhuận, đến tuổi trưởng thành, khí huyết sung mãn, nay tuổi đã già, hình sắc cũng theo đó già yếu khô gầy, tinh thần không còn sáng suốt, tóc bạc mặt nhăn, sống chẳng còn bao lâu. Làm sao có thể so sánh với khi còn trẻ mạnh.
Đức Phật bảo: Đại vương! Thân thể của ông đâu phải già liền?
Vua Ba-tư-nặc thưa: “Bạch Thế Tôn, nó âm thầm thay đổi, con thật chẳng biết, lạnh nóng đổi dời, cho đến ngày nay.”
Vì sao? Lúc hai mươi tuổi, tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sắc mặt đã già hơn lúc mười tuổi. Đến khi ba mươi tuổi lại già hơn khi hai mươi tuổi. Nay đã sáu mươi hai tuổi, so với lúc năm mươi tuổi, rõ ràng lúc năm mươi tuổi cường tráng hơn.
Bạch Thế Tôn! Con thấy nó âm thầm dời đổi, tuy cái già nua nầy thay đổi trong vòng mười năm. Nếu con suy nghĩ kỹ hơn, chẳng những nó thay đổi trong khoảng một kỷ, hai kỷ, mà thực ra nó thay đổi trong mỗi năm; chẳng những nó thay đổi trong từng năm, mà thực ra nó thay đổi trong từng tháng; chẳng những nó thay đổi trong từng tháng, mà thực ra nó thay đổi trong từng ngày.
Chiêm nghiệm thật sâu, quán sát thật kỹ, thấy nó thay đổi trong từng sát-na, trong từng mỗi niệm, không hề dừng nghỉ. Thế nên con biết thân nầy cuối cùng phải chịu sự biến đổi và hoại diệt.
Đức Phật bảo: “Đại vương, ông thấy sự biến hóa thay đổi không dừng, nên biết thân mình hoại diệt. Vậy ngay chính khi hoại diệt ấy, ông có biết trong thân cái gì không hoại diệt chăng?”
Vua Ba-tư-nặc chắp tay bạch Phật: “Thật con chẳng biết.”
Đức Phật bảo: “Nay tôi sẽ chỉ cho ông tánh chẳng sinh diệt.”
“Đại vương! Ông thấy nước sông Hằng lúc ông mấy tuổi?”
Vua Ba-tư-nặc thưa: “Khi lên ba tuổi, mẹ con dẫn đến lễ bái Kỳ-bà thiên, có đi qua sông nầy. Con được thấy nước sông Hằng khi ấy.”
Đức Phật bảo: “Đại vương, như ông vừa nói khi hai mươi tuổi thấy mình đã già hơn khi mười tuổi, cho đến khi sáu mươi tuổi, ngày qua tháng lại, niệm niệm đổi dời. Vậy khi ông thấy sông Hằng lúc ba tuổi, so với cái thấy nước sông Hằng lúc mười ba tuổi như thế nào?’
Vua Ba-tư-nặc thưa: “Cái thấy ấy không khác so với khi con ba tuổi, cho đến nay con đã 62 tuổi, cái thấy ấy vẫn không khác.”
Đức Phật bảo: “Nay ông tự cảm thương tóc bạc mặt nhăn, mặt ông nhất định là nhăn hơn lúc trẻ. Vậy cái thấy sông Hằng của ông hiện nay và cái thấy sông Hằng của ông hồi nhỏ có già có trẻ chăng?
Vua Ba-tư-nặc thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy.”
Đức Phật bảo: “Đại vương, mặt ông tuy nhăn, nhưng tánh thấy nầy chưa từng bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi, còn cái không bị nhăn thì chẳng biến đổi.
“Cái biến đổi thì phải bị hoại diệt, cái không biến đổi kia vốn chẳng sinh diệt, làm sao trong ấy nó nhận chịu sự sinh tử của ông?, mà ông còn dẫn lời của ngoại đạo Mạt-già-lê rằng: thân nầy sau khi chết là hoàn toàn mất hẳn.”
Vua nghe lời ấy, tin rằng thân nầy sau khi chết sẽ sinh thân khác, nên vua cùng đại chúng vui mừng đứng phắt dậy, như được điều chưa từng có.
TÁNH THẤY KHÔNG BỊ MẤT

A-Nan từ chỗ ngồi liền đứng dậy, chắp tay quỳ xuống bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu cái thấy nghe nầy thật là không sinh diệt, tại sao Thế Tôn gọi chúng con bỏ quên chân tánh, làm việc điên đảo? Nguyện xin Thế Tôn đem lòng từ bi rửa sạch trần cấu cho chúng con.”
Liền khi ấy Đức Phật buông cánh tay sắc vàng, năm ngón tay chỉ xuống, bảo A-Nan rằng: “Nay ông thấy cánh tay mẫu-đà-la của Như Lai là thuận hay là nghịch?”
A-Nan thưa: “Chúng sinh trong thế gian cho đó là nghịch, riêng con chẳng biết thế nào là thuận, thế nào là nghịch”
Đức Phật bảo A-Nan: “Nếu người thế gian cho đây là nghịch, vậy họ cho thế nào là thuận?”
A-Nan thưa: “Khi Như Lai đưa cánh tay đâu-la miên lên, các ngón tay chỉ lên hư không, đó gọi là thuận.”
Đức Phật liền đưa cánh tay lên rồi bảo A-Nan: “Điên đảo là như thế, lấy đầu làm đuôi. Chúng sinh trong thế gian đều nhìn thấy như vậy.”
Nên biết thân ông cùng với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai, theo đó mà phát minh, thì thân Như Lai gọi là chánh biến tri, còn thân của ông gọi là tánh điên đảo.
“Ông nên quán sát kỹ thân ông và thân Phật, tên gọi điên đảo ấy, chỗ nào là điên đảo?
Khi ấy A-Nan và toàn thể đại chúng chăm chăm nhìn Phật không chớp mắt, không biết nơi thân tâm mình chỗ nào là điên đảo.”
Đức Phật khởi lòng từ bi, thương xót A-Nan và cả đại chúng, nên phát ra lời nói với âm thanh như tiếng hải triều, dạy bảo hội chúng.
Này các thiện nam tử! Như Lai thường nói: “Sắc, tâm, các duyên, các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên, đều do tâm biến hiện.”
Thân tâm ông đều là vật hiện ra từ trong diệu minh chân tinh diệu tâm. Tại sao các ông lại bỏ mất tâm tánh vốn nhiệm mầu sáng suốt ấy, mà nhận cái mê trong ngộ?
Mê muội thành ra có hư không, trong hư không mê muội ấy, kết cái tối tăm thành sắc. Sắc xen tạp với vọng tưởng, nhận tướng vọng tưởng làm thân. Nhóm các duyên dao động bên trong, rong ruổi theo cảnh vật bên ngoài, nhận tướng mờ mịt lăng xăng đó làm tâm tánh.
Một khi đã lầm là tâm thì chắc chắn nhận lầm tâm ở trong thân. Chẳng biết rằng từ sắc thân cho đến núi sông, hư không và thế giới đều là vật ở trong diệu minh chân tâm.
Ví như bỏ đi trăm ngàn biển lớn trong lặng, chỉ nhận một hòn bọt nổi mà cho là toàn thể biển lớn. Các ông là những người trong đám người mê, như cánh tay Như Lai rủ xuống không khác. Như Lai nói các ông thật là đáng thương xót.
A-Nan nghe lời chỉ dạy từ bi cứu độ sâu mầu của Đức Phật, khóc lóc rồi chắp tay bạch rằng: “Tuy con nghe được pháp âm vi diệu của Phật, ngộ được tâm vốn thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trú,”
Song con ngộ được pháp âm của Phật vừa dạy, con cũng dùng tâm phan duyên để nhận biết điều ước mong. Con dù có được tâm nầy, cũng chưa dám nhận là tâm tánh xưa nay hằng có.
“Cúi mong Đức Phật thương xót, tuyên dạy viên âm, nhổ sạch gốc nghi ngờ trong con, để quay về đạo vô thượng.”
Đức Phật bảo A-Nan: “Các ông vẫn còn dùng tâm phan duyên để nghe pháp, thì pháp ấy chỉ là sở duyên, hư vọng, chẳng phải là pháp tánh.”
Như người dùng ngón tay chỉ mặt trăng cho người khác xem, người kia phải nhờ ngón tay mới thấy được mặt trăng.
Nếu lại nhìn ngón tay nhận là mặt trăng, thì người ấy không những quên mất mặt trăng mà còn mất luôn cả ngón tay.
Vì sao? Vì cho ngón tay là mặt trăng sáng. Không những quên mất ngón tay, mà còn không biết đến tối và sáng.
Sao vậy? Vì cho ngón tay là tánh sáng của mặt trăng. Thế là không rõ được tánh sáng và tối. Các ông cũng như vậy.
Nếu lấy cái phân biệt pháp âm của Như Lai làm tâm của ông, thì tâm ấy lẽ ra khi tự tách rời cái phân biệt âm thanh nói pháp, nó phải có tánh phân biệt. Như người khách ngủ trọ trong lữ quán, tạm nghỉ rồi đi, không dừng lại mãi; mà người chủ quán thì chẳng đi đâu, nên gọi là chủ.
Đây cũng như vậy, nếu thật là tâm của ông thì chẳng đi đâu, làm sao rời tiếng lại không có tánh phân biệt?
Thế thì, chẳng những tâm phân biệt các âm thanh, mà ngay phân biệt hình dung của Như Lai, khi rời các sắc tướng, cũng không có tánh phân biệt.
Như thế cho đến cái phân biệt đều không, chẳng phải sắc, chẳng phải không, mà nhóm Câu-xá-ly…lầm cho là minh đế. Rời các pháp trần, không còn tánh phân biệt.
Thì tâm tánh của ông đều có chỗ trả về, vậy lấy gì làm chủ?
CÁI KHÔNG THỂ TRẢ VỀ
A-Nan thưa: “Nếu tâm tánh của con đều có chỗ trả về, thì tại sao Như Lai dạy tâm diệu minh sẵn có ấy không trả về đâu? Cúi mong Như Lai thương xót chỉ bày điều ấy.”
Đức Phật bảo A-Nan: “Vả lại, khi ông thấy Như Lai bằng cái thấy nhiệm mầu sáng suốt của ông, cái thấy ấy tuy chưa phải là diệu tinh minh tâm, mà nó như mặt trăng thứ 2, không phải là bóng của mặt trăng.”
Ông nay hãy lắng nghe, Như Lai sẽ chỉ cho ông cái không thể trả về.
A-Nan, cửa đại giảng đường nầy mở thông về hướng Đông, khi mặt trời lên thì có ánh sáng, giữa đêm không trăng mây mù mờ mịt thì tối tăm. Chỗ có các cửa thì thấy thông suốt. Chỗ có tường ngăn thì thấy bít lấp. Chỗ phân biệt được thì thấy cảnh sở duyên, trong chỗ trống rỗng, toàn là hư không. Cảnh tượng mù mịt khi bụi dấy lên. Mưa tạnh trời quang lại thấy trong lặng.
A-Nan, ông hãy xem các tướng biến hóa nầy, nay Như Lai đều trả về nơi xuất phát của nó.
Thế nào là nơi xuất phát? A-Nan, các tướng biến hóa nầy, sáng trả về cho mặt trời.
Vì sao? Vì nếu không có mặt trời thì không có sáng. Nguyên nhân cái sáng là do mặt trời, nên trả về cho mặt trời. Cái tối trả về cho đêm không trăng; thông suốt trả về cho cửa; ngăn bít trả về cho tường vách; cảnh sở duyên trả về cho phân biệt; trống rỗng trả về cho hư không; mù mịt trả về cho bụi; trong lặng trả về cho trời tạnh. Tất cả mọi vật có trong thế gian đều không ngoài các thứ nầy.
Còn tánh thấy sáng suốt của ông thấy 8 tướng kia, ông muốn trả về đâu?
Vì sao? Vì nếu trả về cho sáng, thì khi chẳng có ánh sáng cũng không thấy tối. Tuy sáng tối mỗi mỗi đều sai khác, nhưng cái thấy không hề sai khác.
Các thứ có thể trả về được, đương nhiên chẳng phải là ông. Cái không trả về được, chẳng phải ông thì là ai?
Vậy nên biết tâm ông vốn nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt mà ông tự mê muội, bỏ mất tánh bản nhiên, đành chịu luân hồi, thường bị chìm đắm trong biển sinh tử. Nên Như Lai cho là đáng thương xót.
A-Nan thưa: “Con tuy biết tánh thấy nầy không trả về đâu. Nhưng làm sao biết nó là chân tánh của con?”
Đức Phật bảo A-Nan: “Nay Như Lai hỏi ông, hiện nay ông chưa chứng quả vô lậu thanh tịnh, nhưng do nương oai thần chư Phật mà thấy được cõi Sơ thiền không ngăn ngại. Còn ông A-na-luật-đà thì thấy cõi Diêm-phù-đề như xem trái am-ma-la trong lòng bàn tay.”
Các vị Bồ Tát…thấy được cả trăm ngàn thế giới. Mười phương Như Lai đều thấy cùng tận các cõi nước thanh tịnh như số vi trần không sót chỗ nào, còn chúng sinh thấy rõ không quá gang tấc.
A-Nan, tôi lại cùng ông xem cung điện của Tứ thiên vương, và xem khắp các loài trong nước, trên đất, trong hư không, tuy có nhiều hình tượng tối sáng khác nhau, nhưng chúng đều là tiền trần phân biệt ngăn ngại.
TÁNH THẤY VÀ VẬT THẤY
Ông nên ngay nơi đó phân biệt cái gì là mình, cái gì là vật. Nay Như Lai để cho ông lựa ra trong cái thấy, cái gì là tâm thể, cái gì là vật tượng.
A-Nan, cùng tột cội nguồn cái thấy của ông, từ cung nhật nguyệt, đều chính là vật chứ chẳng phải ông; cho đến cả bảy ngọn núi bằng vàng, xem xét cùng khắp, tuy phát ra vô số ánh sáng, cũng là vật chứ chẳng phải ông. Lần lần quan sát mây nổi chim bay, gió động bụi mù, rừng cây, núi sông, rau cỏ, người thú, đều là vật chứ chẳng phải ông.
A-Nan, tánh chất của các vật xa gần tuy có sai khác, cũng đều là do tánh thấy thanh tịnh của ông nhìn thấy được. Vậy nên vật thể tự có sai biệt mà tánh thấy chẳng khác, cái tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt nầy chính thật là tánh thấy của ông.
Nếu tánh thấy là vật thì ông cũng có thể thấy được tánh thấy của Như Lai.
Nếu khi cùng thấy sự vật, gọi là thấy cái thấy của Như Lai, vậy khi Như Lai không thấy, sao ông không thấy được chỗ không thấy của Như Lai?
Nếu ông thấy được cái không thấy, thì tự nhiên nó không phải là tướng của cái không thấy kia. Nếu ông không thấy được chỗ không thấy của Như Lai, thì cái thấy rõ ràng không phải là vật, sao chẳng phải ông?
Lại như cái thấy là vật, thì khi ông nhìn thấy vật, ông đã thấy vật thì vật cũng thấy được ông. Thế là thể tánh xen tạp, nên ông với Như Lai cùng cả thế gian đều không an lập được.
A-Nan, như khi ông thấy, thì chính ông chứ chẳng phải Như Lai, tánh thấy trùm khắp đó chẳng phải ông thì ai?
Sao ông tự nghi chân tánh của mình là chẳng chân mà bám vào Như Lai cầu cái chân thật?
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tánh thấy nầy nhất định là con chứ chẳng phải là gì khác, thế khi con và Như Lai xem lầu các bảo điện thù thắng của Tứ thiên vương trong cung nhật nguyệt, cái thấy nầy bao trùm cả cõi Ta-bà. Quay về tinh xá chỉ thấy vườn chùa, nơi giảng đường thanh tịnh thì chỉ thấy hành lang.”
Bạch Thế Tôn, cái thấy nầy như vậy, bản thể của nó trùm khắp cả pháp giới. Nay tại trong phòng thì chỉ khắp một phòng. Vậy cái thấy nầy rút lớn thành nhỏ, hay bị tường vách xen vào giữa làm cho đứt đoạn? Nay con chẳng biết nghĩa ấy như thế nào? Kính mong Như Lai từ bi dạy rõ.
Đức Phật bảo A-Nan: “Tất cả các thứ trong ngoài, lớn nhỏ trên thế gian đều thuộc về tiền trần. Chẳng nên cho rằng cái thấy có co giãn.”
Thí như trong vật hình vuông, ta thấy hư không trong ấy có hình vuông. Nay Như Lai lại hỏi ông, hư không hình vuông được nhìn thấy trong vật vuông ấy là vuông cố định hay vuông không cố định?
Nếu cố định vuông, thì khi ở trong vật tròn, hư không lẽ ra chẳng tròn. Nếu không cố định vuông, thì khi ở trong vật vuông, lẽ ra hư không chẳng phải vuông.
Ông nói chẳng biết nghĩa nầy thế nào. Nghĩa tánh là như vậy. Sao còn hỏi như thế nào nữa?
A-Nan, nếu muốn nhận ra tánh chẳng vuông tròn, thì chỉ cần trừ bỏ cái vuông của đồ vật, thể hư không vốn chẳng vuông; không nên nói phải bỏ đi tướng vuông của hư không.
“Nếu như ông hỏi, khi vào trong nhà, tánh thấy đã rút nhỏ lại, vậy khi ông ngước xem mặt trời, phải chăng tánh thấy đã giãn ra để tiếp xúc với mặt trời? Nếu bị tường vách ngăn ép khiến cho tánh thấy phải đứt đoạn, thì khi xoi một lỗ nhỏ sao không thấy dấu nối? Nghĩa ông nói chẳng đúng.”
Tất cả chúng sinh từ vô thuỷ đến nay, mê mình là vật, lạc mất bản tâm, bị vật xoay chuyển, nên trong ấy xem có lớn nhỏ.
Nếu chuyển được vật, tức đồng Như Lai, Thân tâm tròn đầy sáng suốt, là đạo tràng bất động. Trên đầu mảy lông có thể chứa trọn cả cõi nước trong mười phương.
TÁNH THẤY VÀ CẢNH BỊ THẤY
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tánh thấy nầy nhất định là chân tánh nhiệm mầu của con, thì diệu tánh đó phải ở ngay trước mắt. Tánh thấy đó chắc thật là con, vậy thân tâm con hiện nay là vật gì? Nhưng nay thân tâm con thật có sự phân biệt, còn tánh thấy kia không phân biệt được thân con.”
Nếu thật là tâm con, khiến cho con nay thấy được, thì tánh thấy ấy thật là con, còn thân chẳng phải là con.
Khác nào trước kia Như Lai gạn hỏi: “Vật có thể thấy được con chăng?” Cúi mong Đấng đại từ bi chỉ bày cho kẻ chưa ngộ.
Đức Phật bảo A-Nan: “Nay ông nói cái thấy ở trước mặt ông, nghĩa ấy không đúng.”
Nếu tánh thấy thực sự ở trước mặt ông, và ông thật thấy được, thì tánh thấy nầy đã có chỗ nơi, chẳng phải không chỉ ra được.
Vậy nay Như Lai cùng ông đang ngồi trong vườn Kỳ-đà, xem khắp rừng suối, nhà cửa; xa đến mặt trời mặt trăng, phía trước là sông Hằng. Nay ông đang ở trước toà sư tử của Như Lai, hãy dùng tay chỉ rõ ra các tướng loại ấy: chỗ mát là rừng cây, chỗ sáng là mặt trời, chỗ ngăn ngại là vách, chỗ thông suốt là hư không. Như thế cho đến cỏ cây, mảy lông lớn nhỏ tuy có sai khác, nhưng đã có hình tướng thì đều chỉ ra được.
Nếu nhất định có cái thấy hiện ở trước mắt ông, thì ông phải dùng tay chỉ chính xác cái nào là cái thấy. A-Nan nên biết, nếu hư không là cái thấy, đã thành cái thấy rồi, thì cái gì là hư không? Nếu vật là cái thấy, đã thành cái thấy rồi, thì cái gì là vật?
Ông nên phân tích kỹ càng trong vạn vật, chọn ra tánh thấy vốn thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu, chỉ rõ ra ngã thể cùng các vật kia một cách phân minh không nhầm lẫn.
A-Nan bạch Phật: “Nay con ở trong giảng đường Trùng Các, nhìn ra xa thấy sông Hằng, trên thấy mặt trời mặt trăng. Cái mà tay chỉ ra được và mắt thấy được, thảy đều là vật, chẳng phải là tánh thấy.”
“Bạch Thế Tôn, đúng như lời Phật vừa dạy, chẳng những hàng hữu lậu sơ học Thanh Văn chúng con, cho đến hàng Bồ Tát cũng không thể nào trước các hiện tượng mà chỉ ra được cái thấy khi lìa tất cả vật riêng có tự tánh.”
Đức Phật bảo: “Đúng thế! Đúng thế!”
Đức Phật lại bảo A-Nan: “Như ông đã nói không có cái thấy khi lìa tất cả vật riêng có tự tánh, thì trong tất cả vật ông chỉ ra được chỉ là vật chứ không phải là cái thấy.”
Nay Như Lai lại hỏi ông, ông cùng Như Lai ngồi trong rừng Kỳ-đà lại xem vườn rừng, cho đến mặt trời mặt trăng, các loại vật tượng sai khác, nhất định không có tánh thấy mà ông có thể chỉ ra được. Ông hãy phát minh trong các vật nầy, cái gì chẳng phải là tánh thấy?
A-Nan thưa: “Con thật xem khắp trong rừng Kỳ-đà nầy, không biết trong ấy cái gì chẳng phải là cái thấy.”
Vì sao? Nếu cây chẳng phải là cái thấy thì làm sao thấy được cây? Nếu cây là cái thấy thì sao lại gọi là cây? Như thế cho đến nếu hư không chẳng phải là cái thấy, thì làm sao thấy được hư không? Nếu hư không là cái thấy thì làm sao lại gọi là hư không?
Con lại suy xét kỹ càng, phát minh trong muôn vật, không có cái nào chẳng phải là tánh thấy.
Đức Phật bảo: “Đúng vậy! Đúng vậy!”
Khi ấy những vị chưa chứng quả vô học trong đại chúng, nghe Đức Phật nói lời nầy đều mờ mịt chẳng hiểu nghĩa ấy đầu đuôi như thế nào. Họ đều lo lắng, sợ đánh mất những điều hiểu biết xưa nay.
Như Lai biết đại chúng lo sợ, nên trong lòng thương xót, an ủi A-Nan và đại chúng:
“Các thiện nam tử! Những lời Đấng Vô thượng pháp vương nói đều là lời chân thật, nói những lời như thật, không cuống dối, không hư vọng. Chẳng phải như ngoại đạo Mạt-già-lê dùng 4 thứ luận nghị “bất tử kiểu loạn”. Ông nên chín chắn suy nghĩ, chớ phụ lòng lân mẫn của Như Lai.
VĂN THÙ SƯ LỢI THƯA HỎI
Khi ấy Văn Thù Sư Lợi Pháp vương tử thương xót bốn chúng, từ chỗ ngồi ở trong đại chúng đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, đại chúng đây chưa nhận ra chỗ Như Lai phát minh hai nghĩa ‘phải’ và ‘chẳng phải’ của ‘tánh thấy’ và ‘sắc không’.”
Bạch Đức Thế Tôn, như các hiện tượng sắc không ở trước mắt, nếu là tánh thấy thì đáng lẽ ra phải chỉ được; nếu chẳng phải là tánh thấy thì không thể được nhìn thấy. Nay chẳng biết nghĩa nầy do đâu, nên sinh tâm lo sợ.
Chứ chẳng phải trước đây căn lành mỏng ít. Cúi mong Như Lai từ bi chỉ bày các vật tượng này cùng tánh thấy vốn là cái gì mà trong ấy không có cái ‘phải’ và ‘chẳng phải’?
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi và cả đại chúng: “Mười phương Như Lai và các Đại Bồ Tát khi tự an trụ trong chánh định kia, cái thấy và cảnh bị thấy đều là tưởng tướng, đều như hoa đốm giữa hư không.”
Cái thấy và cảnh bị thấy nầy đều vốn là thể giác ngộ thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Cớ sao trong ấy lại có nghĩa ‘phải’ và ‘chẳng phải’?
Đức Phật đáp: “Cái thấy và cảnh bị thấy nầy đều vốn là thể giác ngộ thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu.”
Này Văn Thù Sư Lợi, nay Như Lai hỏi ông: “Như ông là Văn-thù, lại có đúng là Văn-thù hay chẳng phải là Văn-thù chăng?”
Văn Thù Sư Lợi thưa: Đúng vậy! Bạch Đức Thế Tôn! Con chính là Văn-thù. Chẳng có Văn-thù ‘thật’. Tại sao? Nếu có một Văn-thù khác là Văn-thù ‘thật’, thì sẽ có hai Văn-thù. Nhưng hiện nay chẳng phải con không phải là Văn-thù. Trong ấy thật không có hai tướng ‘phải’ và ‘chẳng phải’.”
Đức Phật bảo: “Tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt nầy, cùng với hư không và tiền trần, cũng lại như vậy.”.
Vốn là chân tâm viên mãn thanh tịnh vô thượng giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu, vọng làm ra sắc không và thấy nghe.
Ví như mặt trăng thứ hai, thì cái nào là mặt trăng thật, cái nào chẳng phải là mặt trăng.
Nầy Văn-thù, chỉ có một mặt trăng chân thật. Trong ấy vốn không có cái nào là mặt trăng thật, cái nào chẳng phải là mặt trăng.
Thế nên nay ông hãy xem cái thấy và trần cảnh cùng các thứ phát minh ra được đều là vọng tưởng, trong ấy không thể chỉ ra nghĩa ‘phải’ và ‘chẳng phải’. Bởi do tánh giác sáng suốt nhiệm mầu ấy, nên khiến ông vượt ra khỏi cái ‘chỉ ra được’ và cái ‘chẳng chỉ ra được’ vậy.
A-NAN CHẤP VÀO TỰ NHIÊN
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu thật như Đấng Pháp vương đã nói, tánh giác duyên khắp 10 phương cõi nước, tánh giác ấy thanh tịnh vắng lặng, thường trú, không sinh không diệt. So với thuyết Minh đế của Phạm chí Ta-tỳ-ca-la, hoặc các thuyết của ngoại đạo Đầu hôi v.v…, nói có một chân ngã trùm khắp cả 10 phương thì có gì sai khác?
Thế Tôn đã từng ở núi Lăng-già, vì ngài Đại Huệ v.v… giảng rộng nghĩa nầy: ngoại đạo kia thường nói tự nhiên, còn Như Lai nói nhân duyên, chẳng phải là cảnh giới của hàng ngoại đạo kia.
Nay con quán sát kỹ, thấy tánh giác vốn tự nhiên, không sinh không diệt, xa lìa mọi hư vọng điên đảo nầy, dường như chẳng phải nhân duyên hoặc tự nhiên của ngoại đạo kia.
Xin Thế Tôn chỉ dạy cho chúng con làm sao để khỏi rơi vào tà kiến, đạt được tâm tánh chân thật giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu.
Đức Phật bảo A-Nan: “Nay Như Lai dùng phương tiện chỉ dạy như vậy, chân thật dạy ông mà ông còn chưa ngộ, lầm cho là tự nhiên.”
A-Nan, nếu chắc là tự nhiên, thì cần phải xét rõ có cái thể tự nhiên chăng.
Ông hãy quán sát trong tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy, lấy gì làm tự thể? Tánh thấy nầy lấy sáng làm tự thể hay lấy tối làm tự thể; lấy không làm tự thể, hay lấy ngăn bít làm tự thể?
A-Nan, nếu lấy sáng làm tự thể, thì đáng lẽ chẳng thấy tối. Nếu lấy không làm tự thể, thì đáng lẽ chẳng thấy ngăn bít. Như thế cho đến lấy các tướng tối làm tự thể, thì khi sáng, tánh thấy phải diệt mất, làm sao thấy được sáng?
A-Nan thưa: “Tánh thấy nhiệm mầu nầy chắc chẳng phải tự nhiên. Nay con phát minh là do nhân duyên sinh. Nhưng tâm vẫn còn chưa rõ. Xin hỏi Đức Như Lai nghĩa ấy như thế nào mới hợp với tánh nhân duyên?”
Đức Phật bảo: “Ông nói nhân duyên, Như Lai lại hỏi ông , nay ông nhân thấy, tánh thấy hiện tiền. Vậy cái thấy nầy nhân nơi sáng mà có thấy hay nhân nơi tối mà có thấy, nhân nơi hư không mà có thấy hay nhân nơi ngăn bít mà có thấy?”
A-Nan, nếu nhân nơi sáng mà có, thì đáng lẽ chẳng thấy được tối. Nếu nhân nơi tối mà có, thì đáng lẽ chẳng thấy được sáng. Như thế cho đến nhân nơi hư không, nhân nơi ngăn bít, cũng đồng như sáng và tối.
Lại nữa A-Nan, cái thấy nầy lại duyên nơi sáng mà có thấy, hay duyên nơi tối mà có thấy? Duyên nơi hư không mà có thấy, hay duyên nơi ngăn bít mà có thấy?
A-Nan, nếu duyên nơi hư không mà có, lẽ ra không thấy chỗ bít lấp; nếu duyên nơi bít lấp mà có, lẽ ra không thấy hư không. Như thế cho đến duyên nơi sáng, duyên nơi tối, cũng đồng như hư không và bít lấp.
Phải biết tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy chẳng phải nhân chẳng phải duyên, chẳng phải tự nhiên, chẳng phải không tự nhiên.
Chẳng phải không tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phải (bất phi), không có cái phải (thị) và chẳng phải (phi thị).
Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp. Nay ông sao ở trong chỗ bỏ mất bản tâm, nhận các danh tướng hý luận thế gian mà vọng khởi phân biệt? Như lấy tay chụp bắt hư không chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao để ông bắt được?
BỐN NGHĨA THẤY & KHÔNG THẤY
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tánh giác nhiệm mầu nầy chẳng phải nhân chẳng phải duyên, tại sao Thế Tôn thường chỉ dạy các tỷ-khưu: tánh thấy gồm đủ bốn thứ nhân duyên, nghĩa là nhân nơi hư không, nhân nơi sáng, nhân nơi tâm, và nhân nơi mắt. Nghĩa ấy như thế nào?”
Đức Phật bảo A-Nan: “Như Lai nói các tướng nhân duyên trong thế gian, chẳng phải là đệ nhất nghĩa.”
A-Nan, nay Như Lai lại hỏi ông, người trong thế gian thường nói: “Tôi thấy được.” Thế nào gọi là thấy? Thế nào là không thấy?
A-Nan thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Người thế gian nhờ có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn mà thấy được mọi vật; nên gọi là thấy. Nếu không có ba thứ ánh sáng nầy thì không thể thấy được.”
Đức Phật bảo A-Nan: Nếu khi không có ánh sáng gọi là không thấy, thì lẽ ra không thấy được tối. Nếu thực thấy tối chỉ vì không có ánh sáng, sao gọi là không thấy?
A-Nan, nếu khi tối, không thấy sáng, mà gọi là không thấy được; vậy đang lúc sáng, không thấy có tối, lẽ ra đều phải gọi là không thấy.
Nếu hai tướng sáng tối tự xâm đoạt nhau, thì tánh thấy của ông trong đó chẳng phải tạm không. Như thế ắt biết trong cả hai trường hợp đều gọi là thấy. Sao gọi là không thấy?
Thế nên A-Nan! Nay ông phải biết,
1. Khi thấy sáng thì cái thấy không phải là sáng,
2. Khi thấy tối thì cái thấy không phải là tối,
3. Khi thấy hư không thì cái thấy không phải là hư không,
4. Khi thấy ngăn bít thì cái thấy không phải là ngăn bít.
Bốn nghĩa đã thành tựu. Ông lại nên biết khi ông thấy (biết) được tánh thấy, thì tánh thấy không phải là cái (bị) thấy. Tánh thấy còn vượt xa cả cái thấy và cái thấy còn không thể bắt gặp tánh thấy được. Làm sao ông còn nói nhân duyên tự nhiên và tướng hòa hợp?
Các ông là hàng Thanh Văn hẹp hòi không hiểu biết, không thông đạt được thật tướng thanh tịnh. Nay Như Lai bảo ông phải biết chiêm nghiệm, không nên trì hoãn trên đường tu đạo giác ngộ nhiệm mầu.
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Như Phật Thế Tôn vì chúng con giảng nói về nhân duyên, tự nhiên và các tướng hòa hợp và chẳng hòa hợp, trong tâm chúng con vẫn còn chưa rõ, mà nay lại nghe thấy được cái thấy chẳng phải là tánh thấy, con càng thêm mê muội.”
Cúi mong Thế Tôn mở rộng lòng từ, ban cho con mắt đại trí huệ, chỉ dạy cho chúng con cách giác ngộ tâm tánh sáng suốt và thanh tịnh. Nói xong, A-Nan buồn khóc rồi đảnh lễ, vâng nhận thánh chỉ.
Khi ấy Thế Tôn thương xót A-Nan cùng đại chúng, đang muốn chỉ dạy pháp đại tổng trì, con đường tu tam-ma-đề vi diệu.
Phật bảo A-Nan: “Ông tuy nhớ giỏi, chỉ có ích cho việc học rộng. Đối với sự quán chiếu vi diệu của pháp xa-ma-tha, tâm ông còn chưa rõ. Nay ông hãy lắng nghe kỹ, Như Lai sẽ vì ông phân biệt khai thị.”
Cũng là giúp cho hàng hữu lậu trong tương lai chứng được quả vị bồ-đề.
A-Nan, tất cả chúng sinh luân hồi trong thế gian, là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sinh, ngay đó mà nghiệp luân chuyển.
HAI THỨ VỌNG KIẾN
Thế nào là hai thứ vọng kiến? Một là biệt nghiệp vọng kiến của chúng sinh. Hai là đồng phận vọng kiến của chúng sinh.
1. THẾ NÀO GỌI LÀ BIỆT NGHIỆP VỌNG KIẾN?
A-Nan, như người thế gian bị bệnh nhặm mắt, ban đêm nhìn đèn sáng, riêng thấy quanh đèn có vòng tròn năm màu bao phủ.
Ý ông nghĩ sao? Đèn sáng ban đêm nầy hiện ra quầng sáng, đó là màu sắc của đèn hay là màu sắc của cái thấy?
A-Nan, nếu màu sắc nầy là của ngọn đèn, thì người không bị nhặm mắt sao chẳng cùng thấy, mà quầng sáng ấy chỉ riêng người nhặm mắt mới thấy? Nếu đó là màu sắc của cái thấy, thì cái thấy đã thành màu sắc, còn người nhặm mắt kia thấy quầng sáng thì gọi là gì?
Lại nữa A-Nan! Nếu quầng sáng nầy rời đèn mà có, thì khi nhìn những vật chung quanh như bình phong, ghế, màn, cũng thấy quầng sáng hiện ra. Nếu rời cái thấy mà có quầng sáng, thì lẽ ra chẳng phải mắt thấy. Tại sao người nhặm mắt mới thấy quầng sáng?
Thế nên phải biết, màu sắc thực là do tại đèn, và cái thấy do bệnh nhặm nên nhìn ra quầng sáng; quầng sáng và cái thấy đều do mắt bị nhặm, chứ cái nhận biết mắt bị nhặm kia thì không bệnh. Rốt ráo chẳng nên nói quầng sáng kia là đèn hay là cái thấy, hoặc trong đó chẳng phải đèn cũng chẳng phải cái thấy.
Ví như mặt trăng thứ hai, chẳng phải là thể của mặt trăng, cũng chẳng phải là bóng của mặt trăng. Vì sao?
Mặt trăng thứ hai là do khi dụi mắt mà thấy có. Những người có trí không nên nói rằng căn nguyên của cái dụi mắt ấy là có hình tướng hay không hình tướng, là rời cái thấy hay chẳng rời cái thấy.
Cũng giống như quầng sáng tạo thành do mắt nhặm. Nay ông muốn gọi cái gì là đèn, cái gì là thấy, huống gì phân biệt không phải đèn, không phải cái thấy?
2. THẾ NÀO GỌI LÀ ĐỒNG PHẬN VỌNG KIẾN?
Này A-Nan! Cõi Diêm-phù-đề nầy trừ biển ra, trong đó đất bằng gồm 3000 châu. Châu lớn ở giữa, bao quát từ đông sang tây, có đến 2300 nước lớn. Ngoài ra các châu nhỏ nằm trong các biển, trong đó có châu gồm hai trăm ba trăm nước, hoặc mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi cho đến năm mươi nước.
A-Nan, lại nếu trong đó, một châu nhỏ chỉ có hai nước, mà riêng người trong một nước cùng chiêu cảm ác duyên, thì tất cả chúng sinh trong nước đó đều xem thấy hết thảy cảnh giới không lành; hoặc họ thấy 2 mặt trời, hai mặt trăng, cho đến thấy nhiều ác tướng như vựng, thích, bội, quyết, tuệ, bột, phi lưu, phụ nhĩ, hồng nghê.
Chỉ có nước nầy thấy, còn chúng sinh nước khác, vốn chẳng thấy cũng chẳng nghe.
A-Nan, nay Như Lai vì ông lấy hai việc đó, kết hợp lui tới để chỉ rõ.
A-Nan, như biệt nghiệp vọng kiến của chúng sinh kia, thấy nơi đèn có quầng sáng hiện ra, tuy giống như là cảnh, nhưng cái thấy đó rốt ráo là do mắt nhặm mà thành. Giống như ông hôm nay dùng mắt xem thấy núi sông, cõi nước và các chúng sinh, đều do cái thấy bị bệnh từ vô thuỷ mà thành.
Mắt nhặm tức cái thấy lao nhọc, không phải do màu sắc tạo ra. Song người biết được mắt nhặm thì cái thấy của họ không bị lầm lỗi.
Cái thấy và cảnh vật bị thấy, như thể có cảnh trước mắt, nguyên là tâm giác ngộ sáng suốt, do phân năng kiến sở kiến mà thành bệnh. Nhận rõ cái thấy sinh khởi từ bệnh nhặm. Chứ bản giác minh tâm rõ biết các duyên thì không bệnh.
Có năng giác sở giác mới thành bệnh. Nếu bổn giác không ở trong bệnh, đây mới thật là nhận ra tánh thấy. Sao còn gọi nó là thấy, nghe, hay, biết?
Thế nên nay ông thấy Như Lai và ông cùng với mười loại chúng sinh trong thế gian, đều do mắt nhặm, chứ không phải cái thấy (biết) mắt nhặm bị bệnh. Tánh thấy chân thật đó không bị nhặm, nên chẳng gọi là thấy.
A-Nan, nếu so sánh đồng phận vọng kiến của chúng sinh với biệt nghiệp vọng kiến của một người.
Một người nhặm mắt cũng giống như người trong cả nước kia. Người thấy quầng sáng là do mắt nhặm mà có. Còn trong nước kia hiện ra những tướng không lành là do cộng nghiệp mà cùng thấy trong đó các điềm ác hiện ra.
Cả hai đều do vọng kiến từ vô thuỷ phát sinh. Giống như 3000 châu trong cõi Diêm-phù-đề, gồm bốn biển lớn và thế giới Ta-bà, cho đến các nước và các chúng sinh hữu lậu trong mười phương, đều là tâm giác ngộ sáng suốt vô lậu nhiệm mầu. Kiến văn giác tri là bệnh duyên hư vọng, khiến hư dối hòa hợp sinh ra, hư dối hòa hợp chết đi.
Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp và không hòa hợp, thì diệt trừ được các nhân sinh tử. Đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt, chính là chân tâm bản giác thanh tịnh thường trú.
A-Nan, tuy trước đây ông đã ngộ được bản giác sáng suốt nhiệm mầu, tánh giác ấy chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tự nhiên, nhưng ông vẫn chưa rõ được cội nguồn của tánh giác ấy vốn chẳng phải hòa hợp và cũng chẳng phải không hòa hợp mà sinh.
A-Nan, nay Như Lai lại lấy tiền trần để hỏi ông. Nay ông còn lấy tất cả vọng tưởng hòa hợp với tánh nhân duyên trong thế gian mà tự nghi lầm rằng chứng được tâm bồ-đề là do hòa hợp mà phát khởi.
Vậy nay tánh thấy thanh tịnh nhiệm mầu của ông là cùng với sáng hòa hợp hay cùng với tối hòa hợp? Là cùng với thông hòa hợp hay cùng với bít hòa hợp?
Nếu cùng với sáng hòa hợp, thì khi ông đang thấy sáng, cái sáng hiện trước mặt, vậy chỗ nào xen lẫn với cái thấy.
Nếu có thể phân biệt được tướng của cái thấy, thì hình tượng của cái xen tạp là thế nào?
Nếu chẳng phải là cái thấy, thì làm sao thấy được sáng? Còn nếu chính là cái thấy, thì làm sao thấy được cái thấy?
Nếu cái thấy cùng khắp, thì chỗ nào hòa với cái sáng?
Nếu sáng cùng khắp thì không thể hòa với cái thấy. Cái thấy đã khác với cái sáng, thì khi xen tạp, ắt phải mất tên gọi của tánh sáng. Cái thấy xen lẫn vào làm mất tánh chất của cái sáng, mà nói hòa với cái cái sáng là không có nghĩa. Đối với cái tối, thông, bít lấp kia cũng lại như vậy.
Lại nữa A-Nan, tánh thấy thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu hiện nay của ông lại hợp với sáng hay hợp với tối? Hợp với thông hay hợp với bít?
Nếu hợp với sáng, thì khi tối đến, tướng sáng đã mất, cái thấy nầy không hợp với tối, thì làm sao thấy tối được?
Nếu khi thấy tối mà không hợp với tối, mà hợp với sáng, thì lẽ ra cũng không thấy được sáng, thì làm sao gọi là hợp với sáng?
Rõ ràng chẳng phải là tối. Đối với cái tối, cái thông, cái bít kia cũng lại như vậy.
A-Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay con suy nghĩ, cái tâm vốn giác ngộ nhiệm mầu nầy, cùng các duyên trần và các tâm niệm nghĩ suy không hòa hợp chăng?”
Phật bảo A-Nan: Nay ông nói tánh giác chẳng phải hòa hợp. Như Lai lại hỏi ông, tánh thấy nhiệm mầu nầy chẳng hòa, là chẳng hòa với cái sáng, hay chẳng hòa với cái tối, chẳng hòa cùng cái thông, hay chẳng hòa với cái bít?
Nếu chẳng hòa cùng cái sáng, thì giữa cái thấy và cái sáng ắt phải có ranh giới. Ông hãy xem kỹ, nơi nào là cái sáng, nơi nào là cái thấy? Nơi đâu là ranh giới của cái thấy và cái sáng?
A-Nan, nếu bên cái sáng, ắt không có cái thấy, thì hai cái chẳng tiếp xúc được với nhau. Cái thấy tự chẳng biết tướng sáng ở đâu thì làm sao thành lập được ranh giới?
Đối với cái tối, cái thông, cái bít kia cũng lại như vậy.
Lại nữa, tánh thấy nhiệm mầu không hòa hợp, là chẳng hợp với cái sáng, hay chẳng hợp với cái tối, là chẳng hợp với cái thông, hay chẳng hợp với cái bít?
Nếu chẳng hợp với cái sáng, thì cái thấy và cái sáng có tánh trái nghịch nhau. Ví như lỗ tai và cái sáng, hoàn toàn không tiếp xúc với nhau được. Cái thấy còn chẳng biết tướng sáng ở đâu. Làm sao phân biệt được rõ ràng nghĩa hợp hoặc không hợp?
Đối với cái tối, cái thông, cái bít kia cũng lại như vậy.
A-Nan, ông còn chưa rõ tất cả các tướng huyễn hóa nơi tiền trần, ngay đó sinh ra, ngay đó diệt mất. Huyễn vọng nên gọi là tướng, nhưng tánh chân thật vốn là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu.
Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Mà ông chẳng biết sinh, diệt, đến, đi, vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn khắp, không lay động. Trong tánh chân thường ấy mà cầu những cái đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

NGŨ ẤM
1. SẮC ẤM
A-Nan, tại sao ngũ ấm vốn là Như Lai tạng, là tánh chân như nhiệm mầu?
A-Nan, thí như có người dùng mắt thanh tịnh để nhìn bầu trời quang đãng, chỉ thấy một khoảng không trong vắt.
Người kia vô cớ nhìn sững chẳng nháy mắt, nhìn lâu phát ra mỏi mệt, nên trong hư không riêng thấy có hoa đốm lăng xăng và tất cả các tướng giả dối không thật.
Nên biết sắc ấm cũng lại như vậy.
A-Nan! Các hoa đốm lăng xăng ấy chẳng phải từ hư không mà đến, cũng chẳng phải từ mắt mà ra.
Đúng vậy, A-Nan. Nếu từ hư không đến, đã từ hư không đến thì phải trở về với hư không. Nếu có ra có vào tức chẳng phải là hư không. Hư không nếu chẳng không thì chẳng dung chứa được tướng hoa đốm sinh diệt kia.
Như thân thể A-Nan thì chẳng dung nạp thêm một A-Nan nào được nữa. Nếu hoa đốm từ mắt mà có, đã từ mắt mà ra thì phải trở về trong mắt.
Nếu tánh của hoa đốm từ mắt mà có, thì lẽ ra nó phải thấy được. Nếu nó thấy được thì khi ra làm hoa đốm giữa hư không, khi trở về nó phải thấy con mắt. Nếu không thấy được, thì khi ra làm mờ hư không và khi trở về phải làm mờ con mắt.
Lại nữa, khi thấy hoa đốm, lẽ ra mắt không mờ. Tại sao khi thấy hư không trong lặng, mới gọi là con mắt trong sáng?
Do vậy nên biết sắc ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
2. THỌ ẤM
A-Nan, ví như có người, tay chân rảnh rang, thân thể điều hòa, bỗng dưng quên mình vì tâm tánh chẳng có gì chống trái nhau. Người nầy vô cớ xoa hai bàn tay giữa hư không, trong lòng bàn tay vọng sanh các tướng trơn, rít, lạnh, nóng.
Nên biết thọ ấm cũng giống như vậy.
A-Nan! Các cảm xúc không thật ấy, chẳng từ hư không mà đến, cũng chẳng từ bàn tay mà ra.
Đúng vậy, A-Nan. Nếu từ hư không đến, đã xúc chạm với bàn tay, sao chẳng xúc chạm với thân? Chẳng lẽ hư không biết chọn lựa nơi chốn để xúc chạm?
Nếu nó đến từ bàn tay thì lẽ ra chẳng đợi hai bàn tay hợp lại mới có. Lại nữa, nếu từ trong lòng bàn tay mà ra thì khi bàn tay hợp lại mới biết có cảm xúc, đến khi hai tay rời nhau thì cảm xúc phải trở vào. Vậy cánh tay, cổ tay, xương tủy lẽ ra phải biết tung tích khi ra vào của cảm xúc.
Còn phải có tâm hay biết, biết khi nó ra, khi nó vào, cho đến phải biết có một vật qua lại trong thân. Đâu cần phải đợi khi hai tay hợp nhau mới gọi là cảm xúc?
Do vậy nên biết thọ ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
3. TƯỞNG ẤM
A-Nan, như có người khi nghe nói đến me chua thì trong miệng nước bọt chảy ra, nghĩ đến khi đứng trên dốc cao thì lòng bàn chân cảm thấy rờn rợn. Nên biết tưởng ấm cũng giống như vậy.
Nên biết tưởng ấm cũng giống như vậy.
A-Nan! cái tiếng chua nầy chẳng từ me sinh ra, chẳng phải từ miệng vào.
Thật vậy A-Nan, nếu từ me sanh ra thì me tự biết nói, đâu cần đợi người nói. Nếu từ miệng mà vào thì tự miệng đã nghe tiếng, đâu cần đến tai nghe. Nếu riêng tai nghe được thì nước bọt nầy tại sao không tiết ra từ lỗ tai ?
Việc nghĩ tưởng mình đứng trên dốc cao cũng giống như vậy.
Do vậy nên biết tưởng ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
4. HÀNH ẤM
A-Nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau.
Nên biết hành ấm cũng lại như vậy.
A-Nan! tánh của dòng nước như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước.
Thật vậy, A-Nan. Nếu nhân hư không mà sinh thì mười phương hư không vô tận sẽ thành dòng nước vô tận. Thế giới tự nhiên sẽ bị chìm đắm.
Nếu do nước mà có thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa, và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau. Nếu dòng nước tức là tánh nước thì khi nước trong lặng, sẽ không còn là thể của nước nữa?
Nếu lìa hư không và nước thì hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước.
Do vậy nên biết hành ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
5. THỨC ẤM
A-Nan, ví như có người lấy một cái bình tần già, bịt kín hai đầu lại, trong đó đựng đầy hư không, đem đi xa ngàn dặm, đến cho nước khác.
Nên biết thức ấm cũng lại như vậy.
A-Nan! Hư không nầy chẳng phải từ phương kia đến, cũng chẳng phải từ phương nầy vào.
Như vậy A-Nan, nếu hư không từ phương kia lại, thì trong bình nầy đã đựng hư không đem đi, thì ở chỗ chiếc bình phải thiếu đi một ít hư không.
Nếu hư không từ phương nầy vào, thì khi mở miệng bình đổ ra, phải thấy hư không đi ra.
Do vậy nên biết thức ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
--
QUYỂN 3
LỤC NHẬP
1. NHÃN NHẬP:
Lại nữa, A-Nan, tại sao lục nhập vốn là tánh chân như nhiệm mầu từ Như Lai tạng ?
A-Nan! Như mắt kia nhìn chăm chú lâu khiến cho mỏi mệt. Con mắt và tướng mỏi mệt đều là bồ-đề. Tướng nhìn sững quá lâu hoá ra mỏi mệt nhân nơi sáng tối, phát ra cái thấy từ trong hai thứ vọng trần kia, thu nạp trần cảnh, gọi là tánh thấy. Tánh thấy nầy rời hai trần cảnh sáng tối kia, hoàn toàn không có tự thể.
Như vậy, A-Nan! phải biết cái thấy đó, chẳng phải do sáng hay tối mà có, chẳng phải từ mắt mà ra, chẳng phải do hư không phát sinh.
Sao vậy? Nếu tánh thấy từ sáng đến, thì cái tối phải theo đó mà biến mất, lẽ ra không còn thấy được cái tối nữa. Nếu tánh thấy từ tối mà đến, thì cái sáng phải theo đó mà biến mất, lẽ ra không còn thấy được cái sáng nữa.
Nếu cái thấy từ mắt sinh ra, ắt hẳn không có sáng và tối. Thế nên cái thấy vốn không có tự tánh.
Nếu cái thấy từ hư không mà ra thì khi nhìn, trước tiên sẽ thấy trần cảnh, khi xoay trở về lại, phải thấy được con mắt. Còn như nếu tự hư không thấy được thì có quan hệ gì đến nhãn nhập của ông?
Thế nên phải biết, nhãn nhập là hư vọng. Vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
2. NHĨ NHẬP
A-Nan, thí như có người lấy hai ngón tay bít chặt hai lỗ tai, do lỗ tai mỏi mệt nên nghe trong đầu phát ra âm thanh. Cả lỗ tai và cái mỏi mệt đều là tánh bồ-đề, do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.
Nhân nơi động tỉnh, phát ra cái nghe từ trong hai thứ vọng trần, thu nạp trần tướng nầy, gọi là tánh nghe. Tánh nghe nầy rời hai trần tướng động tĩnh kia hoàn toàn không có thật thể.
Như vậy, A-Nan! phải biết cái nghe đó, chẳng phải do động hay tĩnh mà có, chẳng phải từ lỗ tai mà ra, chẳng phải do hư không phát sinh.
Sao vậy? Nếu tánh nghe từ tĩnh mà đến thì cái động phải theo đó mà biến mất, lẽ ra không còn thấy được cái động nữa. Nếu tánh nghe từ động mà đến, thì cái tĩnh phải theo đó mà biến mất, lẽ ra không còn biết được cái tĩnh nữa.
Nếu từ tai sinh ra, ắt hẳn không có động và tĩnh. Thế nên tánh nghe vốn không có tự tánh.
Nếu từ hư không mà ra, đã có tánh nghe, tức không phải là hư không nữa; còn nếu hư không tự nghe được, thì quan hệ gì đến nhĩ nhập (nhĩ căn) của ông.
Thế nên phải biết nhĩ nhập là hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
3. TỊ NHẬP
A-Nan, ví như có người bít chặt hai lỗ mũi, bít lâu thành ra mỏi mệt. Trong lỗ mũi nghe có cảm giác lạnh, do cảm giác như vậy mà phân biệt được là thông, là ngăn bít, là rỗng, là đặc; cho đến các mùi hương thơm khí thối, cả cái ngửi cùng tướng mỏi mệt đều là thể tánh bồ-đề, do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.
Nhân nơi hai thứ vọng trần thông và bít, phát ra cái ngửi ở trong, thu nạp các trần tượng đó, gọi là tánh ngửi. Tánh ngửi đó rời hai thứ vọng trần thông và bít kia, hoàn toàn không có tự thể.
Như vậy, A-Nan! phải biết cái ngửi đó, chẳng phải từ thông hay bít mà có, chẳng phải do lỗ mũi mà ra, chẳng phải từ hư không phát sinh.
Sao vậy? Nếu (tánh ngửi) từ cái thông mà đến, thì khi bít, (tánh ngửi) đã tự biến mất rồi, làm sao còn biết được bít. Nếu nhân nơi bít mà có (tánh ngửi), thì khi thông sẽ không còn tánh ngửi. Làm sao biết được các mùi thơm thối?
Nếu (tánh ngửi) từ lỗ mũi sinh ra, hẳn không còn có cái thông cái bít. Nên tánh ngửi như vậy vốn không có tự tánh.
Nếu (tánh ngửi) do hư không mà ra, thì cái ngửi đó phải xoay trở lại ngửi được lỗ mũi của ông. Lại nếu như hư không tự ngửi được, thì có dính dáng gì đến chỗ thu nạp (tị nhập) của ông?
Thế nên phải biết tị nhập là hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
4. THIỆT NHẬP
A-Nan, ví như có người dùng lưỡi liếm mép, liếm mãi sinh ra mỏi mệt. Nếu người đó có bệnh thì thấy có vị đắng, nếu người không bệnh thì thấy có chút vị ngọt. Do những cảm giác ngọt, đắng mà hiện bày tánh nếm, còn khi không động (không liếm mép) thì thường thấy tánh nhạt. Cả tánh nếm và cái mỏi mệt đều là tánh bồ-đề do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.
Nhân hai thứ vọng trần nhạt và ngọt đắng, phát ra cái biết bên trong, thu nạp các trần tượng đó, gọi là tánh biết nếm. Tính biết nếm ấy rời hai thứ vọng trần ngọt đắng và nhạt kia, rốt ráo không có tự thể.
Thật vậy, A-Nan, ông nên biết rằng cái biết đắng, biết nhạt như vậy, không phải từ vị ngọt, vị đắng mà đến; không phải do tánh nhạt mà có; chẳng phải từ lưỡi sinh ra, cũng chẳng phải từ hư không phát sinh.
Sao vậy? Nếu (tánh nếm) từ các vị ngọt đắng mà đến, thì khi nhạt, cái biết nếm đã biến mất rồi, làm sao biết được nhạt? Nếu từ cái nhạt mà ra thì khi ngọt, cái nếm đã biến mất rồi, làm sao biết được hai vị ngọt và đắng?
Nếu (tánh biết nếm) do lưỡi sinh ra, hẳn không có những vị ngọt đắng và nhạt, thì cái tánh biết nếm ấy vốn không có tự tánh.
Nếu (tánh biết nếm) do hư không mà ra, thì hư không tự nếm, chứ không phải lưỡi biết nếm. Lại nữa nếu hư không tự biết, thì có quan hệ gì đến chỗ thu nạp (thiệt nhập) của ông?
Vậy nên biết rằng thiệt nhập là hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
5. THÂN NHẬP
A-Nan, ví như có người dùng bàn tay lạnh chạm bàn tay nóng. Nếu bên tay lạnh thấy lạnh nhiều hơn, thì bên tay nóng sẽ lạnh theo; nếu bên nóng thấy nóng hơn, thì tay bên lạnh cũng thành ra nóng.
Như vậy, do cảm xúc nhận biết khi hợp lại này mà rõ được sự nhận biết lúc rời ra. Nếu cái thế chênh lệch hình thành giữa nóng và lạnh, thì do đó mà phát ra tướng mỏi mệt và có cảm xúc. Cả tánh biết xúc cảm cùng cái mỏi mệt đều là tánh bồ-đề chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.
Nhân nơi hai vọng trần ly và hợp, phát ra cái hay biết ở bên trong, thu nạp các trần tượng nầy, gọi là tánh biết cảm xúc. Tính biết cảm xúc nầy, rời hai vọng trần ly và hợp, trái và thuận kia, rốt ráo không có tự thể.
Như vậy, A-Nan, ông nên biết cái cảm xúc đó không phải từ cái ly, cái hợp mà đến; không phải từ cái trái, cái thuận mà có; không phải do nơi thân (căn) mà ra, cũng không phải do hư không phát sinh.
Sao vậy? Nếu từ cái hợp mà đến thì khi xa lìa, cái biết đã mất rồi, làm sao biết được sự xa lìa? Với hai tướng trái và thuận kia cũng giống như vậy.
Nếu (tánh biết cảm xúc) từ thân thể mà ra, hẳn không có bốn tướng ly hợp trái thuận, thì tánh biết cảm xúc nơi thân của ông vốn không có tự tánh.
Nếu (tánh biết cảm xúc) từ hư không mà ra, thì hư không tự biết, quan hệ gì đến chỗ thu nạp (thân nhập) của ông?
Vậy nên biết rằng thân nhập là hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
6. Ý NHẬP
A-Nan, ví như có người mệt nhọc thì ngủ, ngủ rất sâu rồi thức dậy, nhìn trần cảnh để nhớ lại (những gì đã hiện ra trong giấc ngủ), những gì không nhớ được thì gọi là quên. Các thứ sinh trụ dị diệt điên đảo đó, quen thói thu nạp vào bên trong mà không lẫn lộn nhau. Đó gọi là ý căn. Cả ý căn cùng cái mỏi mệt đều là thể tánh bồ-đề do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.
Nhân nơi hai thứ vọng trần sinh và diệt, nhóm cái biết bên trong. Thu nạp pháp trần bên trong, dòng thấy nghe đi ngược vào trong. Dòng nầy đi vào nơi không cùng tận, gọi là cái ý hay biết.
Cái ý hay biết nầy rời hai trần thức và ngủ, sinh và diệt kia thì rốt ráo không có tự thể. Thật vậy, A-Nan nên biết cái ý căn hay biết như thế, không phải do từ nơi thức, nơi ngủ mà đến; không phải do nơi sinh, nơi diệt mà có; không phải từ nơi ý căn mà ra, cũng không phải từ nơi hư không mà phát sinh.
Vì cớ sao? Nếu (cái ý căn hay biết) từ nơi thức mà đến, thì khi ngủ đã theo cái thức mà diệt rồi, còn lấy cái gì làm cái ngủ? Nếu chắc lúc sinh mới có, thì khi diệt, đã hoá như không có rồi, thì lấy cái gì mà biết là diệt? Nếu do cái diệt mà có, thì khi sinh sẽ không có cái diệt, lấy cái gì mà biết là sinh?
Nếu do ý căn mà ra, thì hai tướng thức ngủ thay đổi lẫn nhau nơi thân thể, nếu rời hai tướng ấy ra, thì cái ý hay biết ấy cũng đồng như hoa đốm giữa hư không, rốt ráo không có tự tánh. Nếu (cái ý hay biết) do hư không mà sinh thì tự hư không ấy biết, có quan hệ gì đến chỗ thu nạp (ý nhập) của ông?
Do vậy nên biết, ý nhập là hư vọng, vốn không phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

THẬP NHỊ XỨ
CÁI THẤY & SẮC TRẦN
Lại nữa, A-Nan, vì sao bản tánh của 12 xứ vốn là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng?
A-Nan, ông hãy xem rừng cây Kỳ-đà và các suối hồ nầy.
Ý ông nghĩ sao. Có phải những sắc trần nầy sinh ra cái thấy, hay cái thấy sinh ra sắc tướng?
A-Nan, nếu cái thấy sinh ra sắc tướng, thì khi thấy hư không chẳng có sắc tướng, lẽ ra tánh thấy sinh ra sắc tướng đã tiêu mất rồi. Đã tiêu mất thì hiển bày rõ hết thảy đều không. Sắc tướng đã không, thì lấy gì rõ bày tướng không? Đối với hư không cũng lại như vậy.
Lại nữa nếu sắc trần sinh ra cái thấy, khi thấy hư không chẳng có sắc tướng, thì cái thấy liền bị tiêu mất. Tiêu rồi thì tất cả đều không, còn ai để rõ được không và sắc tướng?
Do vậy nên biết rằng cái thấy cùng sắc không đều chẳng có nơi chốn. Tức là sắc trần cùng với cái thấy, hai xứ đó đều là hư vọng không thật, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
CÁI NGHE VÀ THANH TRẦN
A-Nan, ông hãy nghe trong vườn Kỳ-đà nầy, khi bữa ăn được bày dọn xong thì đánh trống, đại chúng sẽ nhóm lại khi nghe tiếng chuông. Tiếng chuông trống trước sau theo nhau.
Ý ông nghĩ sao? Như thế là âm thanh đến bên cái nghe, hay cái nghe đến chỗ âm thanh?
A-Nan, nếu như âm thanh đến bên cái nghe, như khi Như Lai khất thực trong thành Thất-la-phiệt, thì ở rừng Kỳ-đà ắt là không có Như Lai, Âm thanh đó đã đến bên cái nghe của A-Nan, thì lẽ ra ông Mục-kiền-liên, ông Ca-diếp đều không cùng nghe được. Huống gì trong đây có đến 1250 sa-môn, một khi nghe được tiếng chuông, họ đều cùng đến trai đường cả.
Lại nếu như cái nghe của ông đến bên âm thanh, cũng như khi Như Lai về ở trong rừng Kỳ-đà rồi, thì trong thành Thất-la-phiệt ắt là không có Như Lai nữa. Vậy khi ông nghe tiếng trống, cái nghe của ông đã đến nơi tiếng trống rồi, thì khi tiếng chuông cùng phát ra, lẽ ra ông không thể nghe được cả hai thứ, huống gì ông còn nghe được cả tiếng voi, ngựa, trâu, dê và nhiều thứ âm thanh khác quanh ông.
Còn nếu (cái nghe) không chạy đi chạy lại, thì cũng không có cái nghe.
Do vậy nên biết rằng cái nghe và âm thanh đều không có nơi chốn; tức cái nghe và thanh trần hai thứ đều là hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
CÁI NGỬI & HƯƠNG TRẦN
A-Nan, ông hãy ngửi mùi hương chiên đàn trong lò, hương ấy nếu đốt đến một thù, thì cả thành Thất-la-phiệt trong khoảng 40 dặm đều ngửi được mùi thơm.
Ý ông nghĩ như thế nào? Mùi hương ấy sinh ra do cây chiên đàn, do nơi mũi ông hay do hư không?
A-Nan, nếu như mùi hương ấy sinh ra do từ mũi ông, nói do mũi sinh ra thì hương phải từ mũi phát ra, mà lỗ mũi không phải là chiên-đàn, làm sao trong mũi lại có hương chiên-đàn? Còn nói rằng ông ngửi được mùi hương thì mùi thơm phải đi vào trong mũi ông. Còn như trong mũi đã phát ra mùi hương, mà nói do mũi ngửi được thì không đúng nghĩa.
Nếu mùi hương sinh ra từ hư không, thì tánh của hư không là thường hằng, nên lẽ ra mùi hương cũng phải thường có, đâu cần phải nhờ đốt gỗ chiên-đàn trong lò mới có mùi hương?
Nếu mùi hương sinh ra từ gỗ chiên-đàn, thì mùi hương ấy nhân đốt mà thành khói. Nếu lỗ mũi ngửi được, thì lẽ ra khói phải xông đến lỗ mũi; làm sao khói đó xông vào không trung chưa được bao xa, mà trong 40 dặm đều ngửi được cả?
Thế nên biết rằng hương trần và cái ngửi đều không có nơi chốn. Tức là nơi phát sinh cái ngửi và hương trần đều là hư vọng, vốn không phải tánh nhân duyên, không phải tánh tự nhiên.
CÁI LƯỠI & VỊ TRẦN
A-Nan, ông thường ở trong chúng, hai thời mang bình bát khất thực. Trong đó, khi gặp tô, lạc, đề hồ, gọi là những món quý.
Ý ông nghĩ thế nào? Vị ấy sinh ra do trong hư không, do nơi lưỡi hay do thức ăn?
Lại nữa A-Nan, nếu vị ấy sinh ra do lưỡi của ông, thì trong miệng ông chỉ có một cái lưỡi; cái lưỡi ấy bấy giờ đã thành vị tô rồi, nếu gặp đường phèn, lẽ ra cái vị phải không thay đổi.
Nếu không dời đổi, thì không được gọi là biết vị. Còn nếu dời đổi, thì lưỡi không có nhiều tự thể, làm sao một lưỡi mà biết nhiều vị được?
Nếu sinh ra do thức ăn, thì thức ăn không có tri giác, làm sao tự biết được vị? Còn nếu thức ăn tự biết, Tức giống như người khác ăn, có dính dáng gì đến ông?
Nếu sinh ra do hư không, thì ông hãy nếm hư không xem nó có vị gì? Nếu hư không có vị mặn, thì nó đã làm mặn cái lưỡi của ông, và cũng làm mặn cái mặt của ông; ắt mọi người trong cõi giới nầy cũng giống như cá biển, đã thường chịu cái mặn, không còn biết thế nào là mặn nữa. Nếu đã không biết nhạt, thì cũng không biết mặn; làm sao được gọi là biết vị?
Vậy nên biết rằng mùi vị và cái lưỡi biết nếm đều là không có xứ sở. Tức là tánh biết nếm cùng với mùi vị, hai thứ đều là hư vọng, không thật; vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
CÁI THÂN & XÚC TRẦN
A-Nan, ông thường mỗi sáng, lấy tay xoa đầu.
Ý ông nghĩ sao? Trong sự biết xoa ấy, lấy gì làm biết cảm xúc? Cái biết ấy do nơi tay hay nơi đầu?
Nếu nó ở nơi tay, ắt là đầu không biết, thì làm sao thành cảm xúc ấy? Còn nếu nó ở nơi đầu, ắt là tay vô dụng, làm sao gọi là cảm xúc được?
Nếu cả đầu và tay, mỗi cái đều có biết; thì A-Nan, một mình ông có đến hai thân.
Nếu đầu và tay đều do một cảm xúc sinh ra, thì tay và đầu lẽ ra chỉ có một tự thể. Nếu chỉ có một tự thể, thì không thành cảm xúc được.
Còn nếu là hai thể, thì cảm xúc do ở đâu? Nếu ở bên năng thì không có bên sở, nếu ở bên sở thì không có bên năng. Không lẽ giữa hư không và ông mà tạo thành cảm xúc?
Vậy nên biết rằng cảm xúc và thân đều không xứ sở. Tức là thân biết cảm xúc và cái cảm xúc, cả hai đều là hư vọng, không thật, vốn không phải tánh nhân duyên, không phải tánh tự nhiên.
CÁI Ý & PHÁP TRẦN
A-Nan, trong tâm ý ông thường duyên với ba tánh: thiện, ác, vô ký; khiến sinh ra các pháp tắc.
A-Nan, nhược tức tâm giả, pháp tắc phi trần, phi tâm sở duyên, vân hà thành xứ?
Nếu rời tâm mà riêng có một chỗ riêng biệt, thì tự tánh của pháp trần là biết hay không biết?
Nếu có biết thì gọi là tâm, nhưng nếu nó khác với ông và không phải là trần cảnh thì cũng như tâm của người khác. Còn nếu nó tức là ông và cũng là tâm, thì làm sao cái tâm nơi ông lại thành hai được?
Lại nếu như không có biết, ly, hợp, lạnh, nóng và tướng hư không, thì nó sẽ ở chỗ nào?
Nay nơi sắc không, chẳng thể nào chỉ nó ra được. Không lẽ trong nhân gian lại có cái ngoài hư không? Chẳng có cảnh sở duyên, thì ý căn do đâu mà lập thành một xứ được?
Vì vậy nên biết pháp trần cùng ý căn đều không có xứ sở; tức ý căn cùng với pháp trần, hai xứ đều là hư vọng, không thật; vốn không phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
THẬP BÁT GIỚI
NHÃN CĂN, SẮC TRẦN & NHÃN THỨC
Lại nữa, A-Nan, thế nào mà 18 giới vốn là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng?
A-Nan, như ông đã rõ, nhãn căn và sắc trần làm duyên, phát sinh nhãn thức.
Thức đó nhân nơi nhãn căn mà sinh ra, lấy nhãn căn làm giới; hay nhân sắc trần mà sinh ra, lấy sắc trần làm giới?
A-Nan, nếu nhân nhãn căn phát sinh mà không có sắc trần và hư không thì không thể phân biệt được. Dù có thức của ông, thì dùng được vào việc gì?
Lại nữa cái thấy của ông, ngoài những sắc xanh vàng đỏ trắng thì không thể biểu hiện được. Vậy do đâu mà lập giới?
Nếu nhân sắc trần sinh ra, khi có hư không thì chẳng có sắc, lẽ ra cái thức của ông phải diệt. Làm sao thức ấy biết được tánh hư không?
Nếu khi sắc tướng biến đổi, ông cũng biết rằng sắc tướng ấy biến đổi. Nhưng cái thức của ông thì không biến đổi, thế do đâu mà giới được lập?
Nếu nhãn thức biến đổi khi sắc trần biến đổi, thì tự nhiên sắc trần không thành giới được. Nếu nhãn thức không biến đổi thì sẽ thường hằng, thức đã từ sắc sinh ra, lẽ ra nó phải không biết được hư không ở đâu.
Giả sử nhãn thức cùng phát sinh từ cả hai thứ nhãn căn và sắc trần, thì khi hợp lại, phải có một điểm nối ở giữa; khi rời ra thì phải còn một điểm tiếp giáp của hai bên. Như thế là thể tánh tạp loạn, làm sao thành giới?
Do vậy, ông nên biết nhãn căn và sắc trần làm duyên, sinh ra giới của nhãn thức. Cả ba chỗ nầy đều không thực có. “Nên cả ba giới của nhãn căn, sắc trần và nhãn thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.”
NHĨ CĂN, THANH TRẦN & NHĨ THỨC
A-Nan, như ông đã rõ, nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra nhĩ thức. Thức nầy do nhĩ căn sinh ra, lấy nhĩ căn làm giới; hay do thanh trần sinh ra, lấy thanh trần làm giới?
A-Nan, nếu nhĩ thức do nhĩ căn sinh ra, mà không có hai tướng động tĩnh hiện tiền, thì nhĩ căn cũng không có cái biết. Mà đã không biết gì, cái biết còn không thành, thì thức có hình tướng gì?
Nếu cho rằng tai nghe, vậy khi không động tĩnh, cái nghe cũng không thành. Làm sao mà lỗ tai, chỉ là hình sắc, tiếp xúc với trần cảnh để được gọi là thức giới. Vậy giới nhĩ thức do đâu mà lập?
Nếu nhân thanh trần mà sinh, thì nhĩ thức cũng nhân thanh trần mà có, ắt không dính líu gì đến cái nghe. Không nghe thì cũng không biết các tướng thanh trần ở đâu.
Giả sử nhĩ thức do thanh trần sinh ra, dù cho thanh trần nhân cái nghe mà có tướng, thì cái nghe lẽ ra phải nghe được nhĩ thức.
Nếu không nghe được nhĩ thức, thì thanh trần không phải là giới của nhĩ thức. Nếu nghe được thì nhĩ thức đồng như thanh trần. Nhĩ thức đã bị nghe, thì lấy gì để biết là nghe được cái thức? Còn nếu không biết, thì rốt ráo cũng như cây cỏ.
Không lẽ thanh trần và cái nghe xen tạp thành giới ở giữa? Không có vị trí của giới ở giữa, thì các tướng trong ngoài làm sao mà lập được?
Do vậy nên biết, nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra giới nhĩ thức. Cả ba chỗ nầy đều không thực có. Nên cả ba giới của nhĩ căn, thanh trần và nhĩ thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.
TỊ CĂN, HƯƠNG TRẦN & TỊ THỨC
A-Nan, như ông đã, tị căn và hương trần làm duyên, sinh ra tị thức rõ. Thức nầy do tị căn sinh ra, lấy tị căn làm giới; hay do hương trần sinh ra, lấy hương trần làm giới?
A-Nan, nếu tị thức nhân tị căn sinh ra, Ông lấy cái mũi thịt có hình tướng như hai móng tay, hay lấy cái tánh biết ngửi khi mũi lay động làm tị căn?
Nếu nhận hình tướng mũi thịt, thì chất thịt là thân căn; thân biết tức là cảm xúc. Đã gọi thân căn thì không phải tị căn, đã gọi là cảm xúc tức là xúc trần đối với thân căn. Vậy tị căn còn không có tên gọi, làm sao lập thành giới?
Nếu lấy cái ngửi biết làm tị căn, thì trong tâm ông lấy cái gì làm cái nhận biết? Nếu lấy mũi thịt làm cái nhận biết, thì cái biết của chất thịt vốn là xúc trần chứ không phải là của tị căn.
Nếu lấy hư không làm cái ngửi biết, thì hư không tự biết, còn xác thịt lẽ ra không biết. Như thế, lẽ ra hư không là ông. Thân của ông mà ông không biết, thì A-Nan hiện nay lẽ ra cũng không tồn tại.
Nếu lấy hương làm cái ngửi biết, thì cái ngửi biết thuộc về hương trần, có can dự gì đến ông?
Nếu các mùi thơm thối sinh ra do tị căn của ông, thì hai mùi thơm thối kia không sinh ra do cây y lan và cây chiên đàn. Mùi hương từ hai cây đó không đi đến mũi ông, ông tự ngửi mũi ông để biết là thơm hay thối. Nếu thối thì không phải thơm, thơm thì không phải thối.
Nếu cả hai mùi thơm thối đều ngửi được cả, thì một mình ông phải có hai tị căn, ở trước tôi hỏi đạo phải có hai ông A-Nan. Vị nào là tự thể của ông?
Còn nếu tị căn là một, thì thơm thối không hai. Thối đã thành thơm, thơm đã thành thối. Hai tánh đó đã không có, giới do đâu mà lập?
Nếu tị thức nhân hương trần mà sinh, thì tị thức đã nhân hương trần mà có. Cũng như con mắt thấy, nhưng không thể nào thấy được chính nó. Tị thức nhân hương trần mà có, lẽ ra không biết được hương trần.
Nếu biết được hương trần, thì không phải do hương trần sinh ra. Nếu không biết được hương trần, thì không phải là tị thức. Hương trần mà không biết có tánh ngửi, thì hương giới không thành. Tị thức mà không biết hương trần, thì giới của nó ắt không phải do hương trần lập nên.
Đã không có thức trung gian thì nội căn ngoại trần cũng không thành, và những điều ngửi biết kia, tất cả đều là hư vọng.
Vậy nên biết rằng tị căn, hương trần làm duyên, sinh ra giới tị thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của tị căn, hương trần, và tị thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng không phải tánh tự nhiên.
THIỆT CĂN, VỊ TRẦN & THIỆT THỨC
A-Nan, như ông đã rõ, thiệt căn và vị trần làm duyên, sinh ra thiệt thức. Thức nầy lại nhân thiệt căn sinh ra, lấy thiệt căn làm giới; hay nhân vị trần sinh ra, lấy vị trần làm giới?
A-Nan, nếu nhân thiệt căn sinh ra, thì trong thế gian, các loại mía (ngọt), mơ (chua), hoàng liên (đắng), muối (mặn), tế tân, gừng quế (cay), đều không có vị. Ông hãy tự nếm lưỡi mình xem là ngọt hay đắng?
Nếu thấy lưỡi đắng, thì lấy gì để nếm được lưỡi? Lưỡi đã không tự nếm được, lấy gì để mà hay biết? Còn nếu lưỡi không đắng, thì vị trần vốn không tự sinh, làm sao mà lập thành giới?
Nếu nhân vị trần sinh ra, thì thiệt thức đã là vị rồi, nó cũng giống như thiệt căn, lẽ ra không tự nếm được. Làm sao còn biết là có vị hay không có vị?
Lại tất cả các vị không phải do một vật sinh ra. Các vị đã do nhiều vật sinh ra, thì thiệt thức cũng phải có nhiều tự thể.
Nếu tự thể của thiệt thức là một và thể đó thật do vị trần sinh ra, thì các vị mặn nhạt chua cay cùng hòa hợp mà sinh ra, các vị khác nhau ấy sẽ biến thành chỉ cùng một vị, lẽ ra phải không có sự phân biệt.
Không có phân biệt thì không được gọi là thức. Làm sao còn gọi là thiệt, vị và thức giới?
Chẳng lẽ hư không sinh ra tâm thức ông?
Nếu thiệt căn và vị trần hòa hợp thì giữa nó vốn không tự tánh. Làm sao giới được sinh ra?
Vậy nên biết rằng thiệt căn, vị trần làm duyên, sinh ra giới thiệt thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của thiệt căn, vị trần, và thiệt thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng không phải tánh tự nhiên.
THÂN CĂN, XÚC TRẦN & THÂN THỨC
A-Nan, như ông đã rõ, thân căn và xúc trần làm duyên, sinh ra thân thức. Thức nầy lại nhân thân căn sinh ra, lấy thân căn làm giới; hay nhân xúc trần sinh ra, lấy xúc trần làm giới?
A-Nan, nếu do thân căn sinh ra, ắt là không có cái biết về hai duyên hợp và ly, thì thân căn còn biết được gì?
Nếu nhân xúc trần sinh ra, ắt không cần đến thân của ông. Lẽ nào không có thân mà biết được hợp ly?
A-Nan, vật thì không biết cảm xúc, thân căn có biết, nên có cảm xúc. Những gì thân biết được chính là xúc trần, những gì biết được về xúc trần chính là thân căn. Đã là cảm xúc thì không phải thân căn, mà đã là thân căn thì không phải cảm xúc.
Cả hai tướng thân căn và xúc trần vốn không có xứ sở. Nếu xúc trần hợp với thân căn, tức là tự thể của thân căn. Còn nếu rời hẳn thân căn, thì cũng như các tướng hư không.
Trong ngoài đã không thành, làm sao mà thức lập được ở giữa? Giữa đã không lập được, thân thức ông sinh ra, do đâu mà lập thành giới?
Vậy nên biết rằng thân căn, xúc trần làm duyên, sinh ra giới thân thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của thân căn, xúc trần, và thân thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng không phải tánh tự nhiên.
Ý CĂN, PHÁP TRẦN & Ý THỨC
A-Nan, như ông đã rõ, ý căn và pháp trần làm duyên, sinh ra ý thức.
Thức nầy lại nhân ý căn sinh ra, lấy ý căn làm giới; hay nhân pháp trần sinh ra, lấy pháp trần làm giới?
A-Nan, nếu nhân ý căn sinh ra, thì trong ý ông, chắc phải có chỗ suy nghĩ mới phát ra được ý ông. Nếu không có các pháp trần, thì ý căn không sinh ra cái gì cả. Rời các pháp trần, ý căn sẽ không có hình tướng, lấy ý thức dùng vào việc gì?
Lại nữa, thức tâm của ông với các thứ suy nghĩ, cùng tánh rõ biết phân biệt, là đồng hay khác? Nếu đồng với ý căn thì nó tức là ý căn. Sao lại do ý căn sinh ra? Nếu khác, không đồng như ý căn, thì lẽ ra sẽ không biết gì. Nếu không biết gì, thì làm sao mà do ý căn sinh ra? Còn nếu có biết, thì làm sao lại phân ra ý thức và ý căn? Chỉ hai tánh đồng và khác mà không thành, thì làm sao lập giới?
Nếu nhân pháp trần sinh ra, thì các pháp trong thế gian, không ngoài năm trần. Ông hãy xem các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc, có tướng trạng rõ ràng đối với năm căn, đều không thuộc về phần thu nhiếp của ý căn.
Nếu ý thức của ông thực là nương nơi pháp trần mà sinh ra, thì nay ông xét kỹ từng pháp xem nó có hình trạng như thế nào.
Nếu rời hẳn các tướng sắc không, động tĩnh, thông tắc, hợp ly, sinh diệt thì rốt ráo không có một pháp nào cả.
Nếu sinh thì các pháp sắc không cũng đều sinh ra, nếu diệt thì các pháp sắc không cũng đều diệt. Các nguyên nhân đã không thành thì cái thức do nó sinh ra sẽ có hình tướng gì? Tướng trạng đã không có thì giới do đâu mà sinh?
Vậy nên biết rằng ý căn, pháp trần làm duyên, sinh ra giới ý thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của ý căn, pháp trần, và ý thức đều vốn không phải tánh nhân duyên, cũng không phải tánh tự nhiên.
TỨ ĐẠI
A-Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, Như Lai thường nói về nhân duyên hòa hợp rằng: Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ ‘đại’ mà phát sinh.
Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào?
Xin Thế Tôn rủ lòng thường xót, chỉ bày cho chúng sinh nghĩa rốt ráo Trung đạo, không còn các điều hí luận.
Bấy giờ Thế Tôn bảo A-Nan rằng: “Trước đây ông nhàm chán các pháp tiểu thừa Thanh Văn Duyên Giác, phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ-đề. Nên nay là lúc Như Lai sẽ chỉ bày cho ông Đệ nhất nghĩa đế.”
Sao ông lại còn đem những nhân duyên vọng tưởng hí luận thế gian mà tự ràng buộc mình?
Ông tuy nghe nhiều, nhưng cũng như người nói tên vị thuốc, mà không phân biệt được thuốc thật ở trước mắt. Như Lai cho là rất đáng thương xót.
Nay ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ vì ông mà chỉ bày tường tận. Và cũng để cho những người tu Đại thừa sau nầy thông đạt thật tướng. A-Nan yên lặng, chờ nghe thánh chỉ của Đức Phật.
A-Nan, như ông đã nói, tứ đại hòa hợp phát ra các thứ biến hoá trong thế gian.
A-Nan, nếu tánh của các đại kia không hòa hợp nhau, thì không thể lẫn lộn với các đại khác. Cũng như hư không, không thể hòa hợp với các sắc tướng.
Nếu tánh của tứ đại là hòa hợp, thì cũng đồng như các thứ biến hoá, trước sau biến thành nhau, sinh diệt nối nhau, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt, như vòng lửa quay tròn chưa hề dừng nghỉ.
A-Nan, như nước thành băng, băng tan thành nước. Ông hãy quán sát tánh của địa đại, thô làm thành đất liền, tế làm thành vi trần, cho đến lân hư trần. Nếu chẻ chất cực vi có sắc tướng vô cùng nhỏ ra làm bảy phần. Càng chẻ lân hư trần đó nữa, thì thật là tánh hư không.
A-Nan, nếu lân hư trần đó chẻ thành hư không, thì nên biết hư không cũng sinh ra sắc tướng.
Nay ông hỏi rằng do hòa hợp mà sinh ra các tướng biến hoá trong thế gian.
Ông hãy xét kỹ lân hư trần nầy, phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới thành? Không lẽ lân hư hợp lại sẽ thành lân hư trần?
Lại nữa, lân hư trần chẻ đã thành hư không được, thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại mới thành cả hư không?
Nhưng nếu khi hợp sắc tướng lại, thì sắc tướng hợp lại, không thành được hư không. Nếu hợp hư không lại, khi hư không hợp lại thì không thành được sắc tướng. Sắc tướng còn chẻ được, chứ hư không làm sao hợp lại được?
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
1. HOẢ ĐẠI
A-Nan, tánh của hoả đại không có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sinh. Ông hãy xem các nhà trong thành khi chưa đến bữa ăn, muốn nhóm bếp thì tay cầm tấm kính đưa trước ánh sáng mặt trời để lấy lửa.
A-Nan, cái gọi là hòa hợp, cũng như Như Lai và ông cùng 1250 tỷ-khưu họp thành một chúng. Chúng tuy chỉ một, nhưng xét từ căn gốc, thì mỗi người đều có thân riêng biệt, đều có tên gọi họ hàng riêng của mình. Như Xá-lợi-phất thuộc dòng Bà-la-môn, ông Ưu-lâu-tần-loa thuộc dòng Ca-diếp-ba, cho đến A-Nan thì thuộc dòng Cồ-đàm.
A-Nan, nếu lửa ấy do hòa hợp mà có, thì khi người kia cầm kính lấy ánh sáng mặt trời, lửa đó từ kính ra, từ bùi nhùi có, hay từ mặt trời mà đến?
A-Nan, nếu lửa từ mặt trời mà có, thì lửa ấy đã đốt được bùi nhùi trong tay ông rồi. Những rừng cây mà có ánh sáng mặt trời đi qua lẽ ra đều bị thiêu cháy cả.
Nếu lửa từ kính mà ra, thì lửa ấy có thể từ kính đốt cháy bùi nhùi, tại sao kính lại không bị chảy? Cho đến tay ông cầm kính còn không thấy nóng, làm sao kính chảy được?
Nếu lửa do từ bùi nhùi bằng ngải cứu sinh ra, thì đâu cần gì đến mặt trời, kính và ánh sáng tiếp xúc với nhau mới sinh được lửa?
Ông hãy suy xét kỹ, kính do tay cầm, mặt trời thì ở trên cao, bùi nhùi bằng ngải cứu thì từ đất sinh ra, vậy lửa từ đâu mà đến đây?
Mặt trời và kính xa cách nhau, không hòa không hợp. Không lẽ lửa chẳng do đâu mà tự có?
Ông vẫn chưa biết trong Như Lai tạng, tánh lửa là chơn không, tánh không là chơn hỏa, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
A-Nan, ông không biết rằng người đời cầm kính ở đâu, thì ở đó phát ra lửa. Khắp pháp giới cầm kính, thì cả pháp giới có lửa. Lửa khắp cả thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
2. THỦY ĐẠI
A-Nan, tánh nước không nhất định, khi dừng khi chảy không chừng. Như trong thành Thất-la-phiệt, các vị tiên Ca-tỳ-la, Chước-ca-la và các vị đại huyễn thuật Bát-đầu-ma, Ha-tát-đa v.v… muốn cầu tinh thái âm để pha chế huyễn dược. Các vị ấy vào đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu phương chư, hứng nước từ mặt trăng.
Nước ấy từ hạt châu mà có, từ hư không ra hay từ mặt trăng đến?
A-Nan, nếu nước từ mặt trăng mà có, thì từ xa mặt trăng có thể làm cho hạt châu ra nước. Những rừng cây mà ánh trăng đi qua, lẽ ra đều phải ra nước. Đã ra nước thì đâu cần đợi có hạt châu mới tiết ra nước được. Còn nếu không ra nước thì rõ ràng nước ấy không phải từ mặt trăng mà có.
Nếu nước từ hạt châu thì trong hạt châu ấy thường chảy ra nước. Sao còn phải đợi mặt trăng lúc nửa đêm?
Nếu nước do hư không sinh ra, hư không vốn chẳng ngằn mé, nước cũng vô cùng. Từ cõi người đến cõi trời, lẽ ra đều phải chìm ngập cả. Làm sao còn có thủy lục không hành?
Ông suy xét thật kỹ, mặt trăng từ trên trời xa, hạt châu do tay người cầm, mâm hứng nước do người sắp đặt. Thế nước từ phương nào mà chảy đến đây?
Mặt trăng và hạt châu cách xa nhau, không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ nước kia chẳng do đâu mà tự có?
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh nước là chơn không, tánh không là chơn thủy, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh. Một nơi cầm hạt châu thì nơi ấy nước chảy ra, khắp nơi cầm hạt châu thì khắp pháp giới có nước. Thủy đại sinh khắp thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
3. PHONG ĐẠI
A-Nan, phong đại không có tự thể, động tĩnh không chừng. Như ông thường chỉnh y để vào trong đại chúng, khi chéo y tăng-già-lê chạm vào người bên cạnh, thì có chút gió phất qua mặt người kia.
Gió nầy do chéo áo ca-sa mà ra, do hư không phát sinh, hay do mặt người kia?
A-Nan, nếu gió phất ra do chéo áo ca-sa, thì ông đã mặc gió, lẽ ra áo ấy phải bay ra rời khỏi thân ông rồi. Nay Như Lai đang giảng pháp, đại chúng thấy y của Như Lai rũ xuống, hãy xem trong đó gió ở chỗ nào? Không lẽ trong y lại có chứa gió?
Nếu gió do hư không sinh ra, thì khi y ông bất động, cớ sao không phất ra gió? Tánh hư không là thường hằng, gió lẽ ra phải thường sinh; khi không có gió, thì hư không phải diệt. Gió biến mất, thì có thể biết được, còn hư không diệt, thì hình trạng sẽ như thế nào? Lại nếu có sinh diệt, thì không gọi là hư không. Đã gọi là hư không, làm sao lại phát ra gió được?
Nếu gió sinh ra do nơi mặt người bị chéo y phất, đã do nơi mặt người kia sinh ra, lẽ ra phải phất lại ông. Sao tự ông chỉnh y mà gió phất ngược lại người kia?
Ông hãy xét kỹ, sửa áo là do ông, mặt thuộc người kia, hư không tịch lặng, không dự vào sự lay động. Vậy gió từ phương nào giong ruổi đến đây?
Tánh gió và tánh hư không khác biệt nhau, chẳng hòa chẳng hợp. Không lẽ tánh gió kia, không do đâu mà có?
Ông vẫn chưa biết trong Như Lai tạng, tánh gió là chơn không, tánh không là chơn phong, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
A-Nan, như một mình ông, khẽ động y áo, gió liền phát ra. Khắp pháp giới đều phất thì cả pháp giới đều có gió. Tánh gió đầy khắp thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
4. ĐỊA ĐẠI
A-Nan, tánh hư không chẳng có hình, nhân sắc tướng mà hiển bày. Như trong thành Thất-la-phiệt, nơi xa bờ sông. Những người thuộc dòng sát-đế-lợi, Bà-la-môn, dòng Tì-xá, dòng Thủ-đà-la hay dòng Phả-la-đọa, dòng chiên-đà-la v.v…, khi dựng nhà mới, họ đào giếng lấy nước. Đào một thước đất, thì có được một thước hư không. Như vậy cho đến đào được một trượng đất, thì có một trượng hư không. Hư không sâu hay cạn là tùy theo đào đất nhiều hay ít.
Hư không đó nhân đất mà ra, nhân đào mà có, hay chẳng do đâu mà tự sinh ra?
A-Nan, nếu hư không ấy vô nhân tự sinh, sao nơi đó chẳng vô chướng ngại, mà chỉ thấy đất, chẳng thấy thông suốt?
Nếu hư không nhân đất mà ra, thì khi đào ra đất, ắt phải thấy hư không vào. Nếu đất ra trước, mà chẳng thấy hư không vào, thì làm sao hư không nhân đất mà sinh ra được?
Còn nếu không ra không vào, thì hư không và đất vốn không khác nhau, không khác tức đồng. Thì khi đất ra, sao hư không chẳng ra?
Nếu nhân đào đất mà có hư không, thì phải đào ra hư không, chứ chẳng đào ra đất. Nếu không nhân đào mà ra, thì đào là ra đất, làm sao thấy được hư không?
Ông nên suy xét thật kỹ, quán sát thật sâu. Việc đào là do tay người, theo phương hướng mà vận chuyển, đất thì theo việc đào mà dời chỗ. Vậy hư không từ đâu mà ra?
Việc đào đất là có thật thể, hư không là vô thể, chẳng có tác dụng gì với nhau, chẳng hòa chẳng hợp. Không lẽ hư không chẳng do đâu mà tự ra?
Nếu hư không đó, tánh tròn đầy trùm khắp, vốn không lay động, thì nên biết hiện tiền hư không và bốn thứ đất, nước, lửa, gió đều gọi là năm đại, tánh thật viên dung, vốn là tánh Như Lai tạng, không sinh không diệt.
A-Nan, tâm ông mê muội, chẳng ngộ được tứ đại vốn là Như Lai tạng. Ông hãy quán sát hư không là ra hay vào, hoặc chẳng ra vào?
Ông hoàn toàn không biết, trong Như Lai tạng, tánh giác là chơn không, tánh không là chơn giác, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới.
“Ứng hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.”
A-Nan, như đào một giếng thì có một giếng hư không. Vậy mười phương hư không cũng lại như thế. Tánh không cùng khắp mười phương, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

KHÔNG, THỨC & KIẾN ĐẠI
A-Nan, kiến giác không tự nhận thức được, nhân các thứ sắc không mà hiện hữu. Như ông nay đang ở trong vườn Kỳ-đà, sớm mai thấy sáng, chiều hôm thấy tối, nếu lúc nửa đêm, trăng tròn thì sáng, không trăng thì tối. Những tướng sáng tối ấy, do cái thấy phân tích ra được.
A-Nan, nếu cái thấy đó cùng với sáng tối và hư không là một thể hay chẳng phải một thể? Hoặc đồng chẳng đồng? Hoặc khác chẳng khác?
A-Nan, nếu cái thấy đó cùng với sáng, tối và hư không vốn là một thể, thì cái sáng cái tối sẽ tiêu diệt lẫn nhau. Khi tối thì chẳng sáng, khi sáng thì chẳng tối. Nếu cái thấy cùng một thể với cái tối, thì khi sáng, cái thấy phải biến mất. Nếu cái thấy cùng một thể với cái sáng, thì khi tối, cái thấy phải biến mất. Đã diệt rồi, làm sao thấy được sáng tối? Còn nếu sáng tối khác nhau, cái thấy thì chẳng sinh diệt, làm sao thành một thể được?
Nếu cái thấy đó không đồng một thể với sáng và tối, thì ngoài cái sáng tối và hư không ra, ông hãy phân tích tánh thấy có hình tướng gì?
Rời cái sáng, tối và hư không ra, tánh thấy đó cũng đồng như lông rùa sừng thỏ. Sáng, tối và hư không, ba cái đều khác biệt, do đâu mà lập thành cái thấy?
Sáng tối nghịch nhau, làm sao nói đồng được. Lìa ba thứ vốn chẳng có, làm sao nói khác được?
Bên hư không, bên cái thấy, vốn không có bờ mé, sao lại chẳng đồng? Thấy cái tối, thấy sáng, tánh chẳng dời đổi, sao lại chẳng khác?
Ông hãy xét cho kỹ, suy gẫm từng chi tiết, quán sát cho tường tận. Sáng là do mặt trời, tối là do đêm không trăng, thông suốt thuộc hư không, bưng bít thuộc đất liền. Như vậy tánh thấy nhân đâu mà ra?
Cái thấy thì có biết , hư không thì chẳng hay biết, chẳng hòa chẳng hợp. Không lẽ tánh thấy chẳng do đâu mà tự có?
Nếu như các sự thấy, nghe, hay, biết, bản tánh viên mãn cùng khắp, vốn không lay động; thì nên biết kiến đại cùng với hư không vô biên chẳng dao động và bốn thứ vốn lay động là địa, thủy, hỏa, phong, gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng, vốn không sinh không diệt.
A-Nan, tánh ông chìm đắm, không ngộ được tánh thấy, nghe, hay, biết của chính ông vốn là Như Lai tạng. Ông hãy xem xét thử tánh thấy, nghe, hay, biết đó là sinh hay diệt, là đồng hay khác, là chẳng sinh diệt, là chẳng đồng chẳng khác?
Ông chưa từng biết, trong Như Lai tạng, tánh thấy là giác ngộ sáng suốt, tánh giác ngộ là cái thấy sáng suốt, vốn tự nhiên thanh tịnh, cùng khắp pháp giới.
Biến hiện tùy theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh. Như ở nhãn căn, cái thấy trùm khắp pháp giới. Tánh biết nghe, ngửi, biết nếm, biết xúc chạm, tánh nhận biết các pháp, có công năng, diệu dụng rõ ràng cùng khắp, viên mãn mười phương pháp giới, đâu có xứ sở.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
A-Nan, tánh của thức đại không có nguồn gốc, duyên theo sáu căn trần hư vọng mà có. Nay ông nhìn khắp thánh chúng trong hội nầy, khi mới dùng mắt xem qua; nhìn chung, chỉ thấy như bóng trong gương, chưa phân tích rõ được.
Rồi trong tâm thức ông, theo thứ tự chỉ ra, đây là Văn-thù, Phú-lâu-na, đây là Mục-kiền-liên, đây là Tu-bồ-đề. Thức nhận biết đó sinh ra do cái thấy, do các tướng, do hư không hay không nhân gì cả mà đột nhiên sinh ra?
A-Nan, nếu thức tánh của ông sinh ra do cái thấy, mà không có bốn tướng sáng tối, cùng sắc không, thì chắc không có được cái thấy. Tánh thấy còn không có, do đâu phát sinh ra thức?
Nếu cái Thức của ông sanh ra do các tướng, chứ không do cái Thấy, thì không thấy được cái sáng cũng chẳng thấy được cái tối. Sáng tối đã không thấy thì cũng không có Sắc Không. Các tướng kia còn không có thì cái Thức do đâu mà phát sanh ?
Nếu thức sinh ra do hư không, chẳng phải sắc tướng, chẳng phải cái thấy. Nếu chẳng phải là cái thấy thì không thể phân biệt, vốn tự không biết được các tướng sáng tối và sắc không. Nếu chẳng có sắc tướng thì sở duyên tự diệt mất, nên kiến văn giác tri chẳng có nơi an lập.
Giữa hai thứ chẳng phải nêu trên, nếu ‘không’ thì tâm thức đồng như chẳng có, nếu ‘có’ thì tâm thức đồng như các vật. Dù cho phát ra tâm thức của ông thì nó sẽ phân biệt được gì?
Nếu thức không do đâu mà phát sinh, tại sao không phân biệt được ánh trăng lúc ban ngày ?
Ông phải suy xét thật kỹ, quán sát thật tường tận. Cái thấy phải nương nhờ con mắt ông, sắc tướng là cảnh của tiền trần. Những gì có tướng mới thành có, chẳng có tướng ắt thành không. Cái thức như vậy, do đâu mà có?
Thức thì linh động, cái thấy trong lặng, chẳng hòa chẳng hợp. Tánh ngửi, tánh nghe và tánh hay biết cũng đều như vậy. Chẳng lẽ tâm thức không do đâu mà có?
Nếu thức ấy chẳng do đâu sinh ra, thì nên biết tác dụng của kiến văn giác tri vốn vắng lặng cùng khắp, tánh chẳng do đâu mà có. Hai đại ấy (thức đại và kiến đại) cùng với hư không, địa, thủy, hỏa, phong, đều gọi là bảy đại, tánh thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng,
A-Nan, tâm ông nông cạn, không ngộ được cái kiến văn, không rõ được cái giác tri vốn là tánh Như Lai tạng. Ông nên quán sát sáu chỗ thức tâm nầy là đồng hay khác, là không hay là có, là chẳng đồng chẳng khác, là chẳng không chẳng có?
Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thức là rõ biết sáng suốt, tánh giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?
Chỉ tùy theo nghiệp mà hiện bày ra, thế gian không biết lầm cho là tánh Nhân Duyên hay tánh Tự Nhiên, đều là sự phân biệt, so lường của thức tâm, chỉ có lời nói, danh tự, toàn không có thật nghĩa.
ĐỐN NGỘ PHÁP THÂN VÀ PHÁT NGUYỆN
Lúc bấy giờ, Ông Anan và cả đại chúng nhờ Phật Như Lai vi diệu chỉ bày, thân tâm rỗng rang, không gì chướng ngại. Cả đại chúng ấy, mỗi người đều tự biết Tâm đầy khắp mười phương. Thấy mười phương không như xem chiếc lá trong bàn tay, tất cảthế gian, hết thảy vật gì cũng đều là Bồ Đề Diệu Minh Nguyên Tâm.
Tâm tánh tròn khắp, trùm chứa cả mười phương cõi nước. Nhìn trở lại cái thân cha mẹ sanh ra, như một hạt bụi trong hư không mười phương, như còn như mất.
Như biển lớn lặng trong, nổi trôi một bọt nước, khởi diệt chẳng màng. Rõ ràng tự biết, vào được cái Tâm nhiệm mầu xưa nay, thường trụ bất diệt. Được cái chưa từng có, bèn chấp tay lễ Phật, đối trước Như Lai, nói lên bài kệ xưng tán bậc Giác Ngộ.
Kính lạy Pháp thân, Báo thân, Ứng thân Phật
Thủ Lăng Nghiêm vương hiếm có trên đời.
Tiêu trừ cho con các vọng tưởng điên đảo từ muôn ức kiếp
Không cần trải qua vô số kiếp mà vẫn được Pháp thân.
Nguyện nay đắc quả thành Bảo vương,
Trở lại độ thoát chúng sanh nhiều như số cát sông Hằng.
Nguyện đem thân tâm này phụng sự vô số cõi,
Thế mới gọi là đền ơn chư Phật.
Cúi xin Ðức Thế Tôn chứng minh cho con,
Trong đời ác ngũ trược con nguyện vào trước,
Nếu một chúng sanh chưa thành Phật,
Quyết không nơi đó tự mình chứng Niết Bàn.
Ðức Phật là đấng đại hùng đại lực đại từ bi,
Cúi xin Ngài dứt trừ các hoặc vi tế cho con.
Khiến con mau đến Vô Thượng Giác,
Mười phương thế giới ngồi cõi đạo tràng.
Hư không kia còn có thể tiêu mất,
Bổn tâm kiên cố không hề lay động.
--
QUYỂN 4
NGUYÊN DO SINH KHỞI TƯƠNG TỤC
Lúc bấy giờ Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử từ chỗ ngồi trong đại chúng liền đứng dậy, bày vai áo bên phải, quỳ gối bên phải xuống đất, chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng: Đấng Thế Tôn đại oai đức, xin ngài hãy vì thương chúng sinh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai.
Thế Tôn thường khen, con là người thuyết pháp bậc nhất. Nay con nghe pháp âm vi diệu của Như Lai, con như người điếc, xa ngoài trăm bước, lắng nghe tiếng muỗi mòng, vốn thực chẳng thấy, huống nữa là nghe.
Tuy Thế Tôn tuyên bày giáo pháp rõ ràng, khiến cho con giải trừ hết nghi hoặc, nhưng nay con vẫn còn chưa tỏ tường nghĩa cứu cánh nầy để đạt đến chỗ không còn nghi hoặc. Bạch Thế Tôn, như A-Nan và các vị tuy đã chứng quả A La Hán, nhưng tập khí hữu lậu chưa trừ sạch được.
Trong chúng hội, con đã chứng được quả vô lậu. Tuy đã sạch các lậu hoặc, nhưng nay nghe pháp âm do Như Lai giảng nói, vẫn còn nhiều nghi nan bối rối.
Bạch Thế Tôn, nếu hết thảy các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v… trong thế gian đều là tánh Như Lai tạng, thanh tịnh bổn nhiên, thì làm sao lại bỗng dưng nổi lên các tướng hữu vi, núi sông đất liền, liên tục trước sau, theo nhau dời đổi?
Lại nữa, Như Lai thường nói bản tánh của đất, nước, lửa, gió vốn là viên dung, bao trùm khắp pháp giới, vắng lặng, thường trú.
Bạch Thế Tôn, nếu tánh của đất đầy khắp, thì làm sao còn chứa được nước? Nếu tánh của nước đầy khắp, thì lửa ắt là không sanh ra được. Lại nữa, Như Lai giải thích làm sao tánh của nước và tánh của lửa đều đầy khắp hư không mà không lấn hại lẫn nhau? Bạch Thế Tôn, tánh của đất là cứng, tánh của hư không là thông suốt; làm sao cả hai tánh nầy đều cùng lúc trùm khắp pháp giới được? Con không biết nghĩa nầy sẽ dẫn đến đâu?
Nguyện xin Như Lai mở lòng đại từ, khai mở mê lầm của con và đại chúng đang bị che mờ như mây. Nói lời ấy xong, năm vóc gieo sát đất, cung kính ngưỡng mong lời dạy từ bi vô thượng của Như Lai.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Phú-lâu-na và các vị A La Hán đã trừ sạch các lậu và chứng quả vô học rằng: “Nay Như Lai khắp vì hội chúng nầy, sẽ chỉ bày tánh thắng nghĩa chân thật trong thắng nghĩa. Khiến cho trong chúng hội nầy, hàng định tánh Thanh Văn cùng tất cả những vị A La Hán chưa chứng được nhân không và pháp không, nhưng có tâm hướng về thượng thừa, đều được pháp tu hành chân chính, chân thực không xao động trong cảnh giới nhất thừa tịch diệt. Ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ vì ông giảng nói.”
Ngài Phú-lâu-na và đại chúng, khâm ngưỡng pháp âm của Phật, im lặng lắng nghe.
Đức Phật bảo: “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”
Ông chẳng thường nghe Như Lai giảng bày, tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu hay sao?
Phú-lâu-na bạch: “Thưa Thế Tôn, con thường nghe Phật chỉ dạy nghĩa ấy.”
Đức Phật bảo: “Ông nói giác minh, có phải là bản tánh sáng suốt (minh), nên gọi là giác; hay ông cho rằng tánh giác đó vốn là không minh, thế nên gọi là minh giác?”
Phú-lâu-na thưa: “Nếu cái không minh đó mà gọi là giác, thì nó chẳng minh được cái gì.”
Phật dạy: “Nếu không có sở minh thì không có minh giác; có sở minh thì chẳng phải là giác, mà không có sở minh thì chẳng phải là minh. Không minh thì lại chẳng phải là tánh giác trạm minh.”
Tánh giác tất là minh, do vọng tưởng mà có ra minh giác. Giác chẳng phải là cái gì cần phải tác động vào mới sáng (sở minh), nhân có minh mà lập ra sở, Đã hư vọng lập ra sở rồi, mới lập nên cái năng hư vọng nơi ông. Thế nên trong cái không giống, không khác, bỗng dưng thành ra có khác.
Khác với cái khác kia, nhân cái khác đó mà lập cái đồng. Đã phát minh cái đồng cái khác rồi, nhân đó lại lập cái không đồng không khác. Rối loạn như vậy, đối đãi nhau sinh ra mệt mỏi. Mệt mỏi lâu dài phát ra trần tướng, tự làm vẩn đục lẫn nhau. Do đó đưa đến khởi phát trần lao phiền não.
Nổi lên thì thành thế giới, lắng đọng thì thành hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Cái không đồng không khác kia, chân thật là pháp hữu vi.
Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mê muội, hai cái đối đãi nhau thành có lay động. Nên có phong luân nắm giữ thế giới. Nhân hư không mà có sự lay động, phát minh ra tánh cứng, thành ra có ngăn ngại. Kim bảo ấy là do minh giác làm nên tánh cứng. Thế nên có kim luân để bảo trì quốc độ.
Biết cái cứng thì thành có kim bảo, rõ biết cái lay động thì khiến cho phong đại phát ra. Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, nên có ánh sáng của lửa (hoả đại) làm tánh biến hoá.
Ngọn lửa xông lên, kim bảo sanh ra tánh ướt. Nên có thủy luân trùm khắp mười phương cõi giới. Lửa thì bốc lên, nước thì sa xuống; giao xen nhau, phát ra thành tánh cứng. Chỗ ướt thành biển lớn, chỗ khô thành gò nổi.
Do nghĩa ấy, nên trong biển lớn kia, thường phát ra ánh lửa; trong đất liền kia, sông ngòi thường chảy.
Thế nước kém thế lửa thì kết thành núi cao. Thế nên khi đập đá núi thì nháng tia lửa, khi nấu thì chảy ra nước. Thế đất kém thế nước, vươn ra thành cỏ cây. Thế nên rừng cây bị đốt thì thành đất, vắt đất ra thì thành nước. Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục.
Lại nữa Phú-lâu-na, vọng tưởng chẳng phải là cái gì khác, chính do giác minh mà hoá ra lầm lỗi. Cái sở minh hư vọng đã lập, thì phạm vi của năng minh cũng không thể vượt qua được. Do nhân duyên ấy, cái nghe không ra ngoài tiếng, cái thấy không vượt khỏi sắc.
Sáu cái vọng sắc hương vị xúc v.v… đã thành lập. Do đó chia ra có thấy nghe hay biết. Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hoá.
Cái thấy phát minh thì sắc phát ra, soi rõ sự thấy thì có cái tưởng. Ý kiến khác nhau thành có cái ghét, cái tưởng đồng nhau thành có luyến ái. Lưu giữ tánh ái thành có chủng tử, thu nạp niệm tưởng thành ra bào thai. Phát sanh sự giao cấu làm hấp dẫn đồng nghiệp. Nên có nhân duyên sanh ra yết-la-lam, át-bồ-đàm v.v…
Thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hoá sanh, tùy theo nghiệp tương ứng. Thai sanh do ái tình mà có. Thấp sanh là do cơ cảm mà hợp lại, hoá sanh do phân ly mà ứng hiện. Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay đổi lẫn nhau. Các loài thọ nghiệp báo cũng theo nhau lên xuống. Do nhân duyên đó mà chúng sinh tương tục.
Phú-lâu-na, tư tưởng thương yêu ràng buộc lẫn nhau, yêu mãi không rời. Thế nên cha mẹ con cháu trong thế gian sanh nhau không dứt. Loại nầy thì lấy tham dục làm gốc.
Lòng tham ái cùng giúp nhau tăng trưởng, tham mãi không dứt. Thế nên các loài noãn sanh, thai sanh thấp sanh, hoá sanh trong thế gian, tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Loại chúng sinh nầy lấy sát và tham làm gốc.
Do người ăn dê, dê chết hoá làm người, người chết hoá làm dê. Như thế cho đến mười loại chúng sinh, sống chết xoay vần, ăn nuốt lẫn nhau. Ác nghiệp cùng tạo ra cho đến vị lai. Loại chúng sinh nầy lấy trộm đạo và tham lam làm gốc.
Ông nợ mạng tôi, tôi trả nợ thân mạng cho ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm ngàn kiếp thường ở trong sinh tử. Ông yêu cái tâm tôi, tôi yêu hình sắc của ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm nghìn kiếp, thường ở trong vòng ràng buộc. Chính ba thứ sát đạo dâm là căn bản. Do nhân duyên đó, nghiệp quả tương tục.
Phú-lâu-na, ba thứ tương tục điên đảo ấy, đều là do tánh sáng hư vọng muốn soi rõ tánh giác. Nhân cái liễu tri mà phát ra cảnh tướng, theo vọng tưởng mà kiến chấp phát sinh. Các tướng núi sông đất liền thứ lớp dời đổi. Do hư vọng nầy mà xoay vần không cùng tận.
Phú-lâu-na bạch: Nếu cái diệu giác dó, vốn bản tánh là diệu minh, cùng với tâm Như Lai không tăng không diệt. Không có cớ gì bỗng nhiên phát sanh các tướng hữu vi, núi sông đất liền. Như Lai nay đã chứng được bản giác diệu không, thế thì núi sông đất liền, các tập khí hữu lậu hữu vi, có còn sanh khởi trở lại hay không?


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

14 CÔNG ĐỨC VÔ ÚY
Bạch Thế Tôn, do con lại dùng vô tác diệu lực và văn huân văn tu kim cang tam muội ấy, và vì con có cùng một lòng bi ngưỡng với tất cả chúng sinh trong lục đạo mười phương ba đời, nên khiến cho chúng sinh, ai đã thể nhập vào thân con, đều có được 14 công đức vô uý.
….
-MƯỜI HAI là viên dung các hiện tượng, con xoay tánh nghe trở về. Nơi đạo tràng bất động mà hòa vào thế gian nhưng không hủy hoại thế giới.
Có thể cúng dường chư Phật Như Lai như số vi trần trong khắp mười phương, con ở bên mỗi Đức Phật làm Pháp vương tử.
Khiến trong pháp giới những chúng sanh không có con, CẦU CÓ CON TRAI, sanh được con trai phước đức trí tuệ.
-MƯỜI BA là, sáu căn của con được viên thông, cái được soi sáng là bất nhị, trùm khắp mười phương phương, thành đại viên kính không Như Lai tàng, con vâng lãnh những pháp môn bí mật của thập phương Như Lai như vi trần không hề thiếu sót,
khiến cho trong pháp giới những chúng sanh không có con, CẦU CÓ CON GÁI, sanh được con gái tướng tốt đoan chính, phước đức dịu dàng, được nhiều người kính quý.
*Quyển 6:
-Kinh Lăng Nghiêm-
====
14 KINDS OF FEARLESSNESS
Also, World Honored One, using this Vajra Samadhi of Becoming Permeated with Hearing and Cultivating Hearing, and using the miraculous strength of effortlessness, because I have a kind regard equally for all living beings in the six paths, I go throughout the ten directions and the three periods of time and cause all living beings who encounter bodies of mine to receive the meritorious virtue of fourteen kinds of fearlessness.
……
-TWELFTH: when matter dissipates and returns to the hearing, then unmoving in the Bodhimanda I can travel through worlds without destroying the appearance of those worlds.
I can make offerings to as many Buddhas, Thus Come Ones, as there are fine motes of dust throughout the ten directions.
At the side of each Buddha I become a Dharma Prince, and I can make it so that childless living beings throughout the Dharma Realm who wish to have sons, are blessed with meritorious, virtuous, and wise sons.

-THIRTEENTH: with perfect penetration of the six senseorgans, the light and what is illumined are not two. Encompassing the ten directions, a great perfect mirror stands in the Empty Treasury of the Thus Come One.
I inherit the secret dharma-doors of as many Thus Come Ones as there are fine motes of dust throughout the ten directions.

Receiving them without loss, I am able to make it so that childless living beings throughout the Dharma Realm who seek daughters are blessed with lovely daughters who are upright, virtuous, and compliant and whom everyone cherishes and respects.

CHAPTER 6
=SURANGAMA SUTRA=


dammaythongdong
Bài viết: 462
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: LINH ỨNG KHI ĐỌC KINH LĂNG NGHIÊM ( SURANGAMA SUTRA) THI ĐẬU CÔNG TY QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

8. VIÊN THÔNG KIẾN ĐẠI
-BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ-

Đại Thế Chí Pháp vương tử cùng 52 vị Bồ Tát cùng tu tập, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng:

Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang. Lúc ấy có 12 Đức Như Lai kế tục nhau thành Phật trong một kiếp. Đức Phật sau cùng hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang, ngài dạy con pháp niệm Phật tam-muội.

Ví như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, thì hai người ấy, dầu gặp cũng không là gặp, dầu thấy cũng không là thấy.

Nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ nhau thật sâu trong tâm niệm, như thế cho đến đời nầy sang đời khác, như hình với bóng, không bao giờ cách xa nhau.

Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ thương con. Nếu con trốn tránh, tuy nhớ, nào có ích gì. Nếu con nhớ mẹ, như khi mẹ nhớ con, thì mẹ con đời đời không cách xa nhau.
Nếu tâm chúng sinh, nhớ Phật, tưởng đến Phật, thì đời nầy, đời sau, nhất định thấy Phật.

Họ đã cách Phật không xa, nên không nhờ vào phương tiện mà được tâm khai ngộ.
Như người xông hương thì thân thể có mùi thơm. Đó gọi là hương quang trang nghiêm.

Bản nhân của con là dùng tâm niệm Phật mà thể nhập vô sanh nhẫn. Nay con trong cõi nầy, tiếp dẫn những người niệm Phật trở về cõi Tịnh độ.

Đức Phật hỏi về viên thông, con do thu nhiếp tất cả sáu căn mà không cần lựa chọn, tịnh niệm liên tục. Đó là phương pháp hay nhất.
--
Quyển 5
- Kinh Lăng Nghiêm
--------
MINDFULNESS
Dharma Prince, Great Strength bodhisattva, together with fifty-two Bodhisattvas of similar rank, arose from his seat, bowed at the Buddha’s feet, and said to the Buddha:

I remember when, as many aeons ago as there are sands in the Ganges, a Buddha called Limitless Light appeared in the world. In that same aeon there were twelve successive Thus Come Ones; the last was called Light Surpassing the Sun and Moon. That Buddha taught me the Buddha-recitation Samadhi.

Suppose there were a person who always remembers someone else, but the someone else he remembers has entirely forgotten about him. If two such people were to meet, even if they were to see each other, they would not take notice. They would not recognize each other.

If two people remember each other until the memory of each is deep, then in life after life they will be together like a form and its shadow, and they will never be at odds.

Out of pity for living beings, the Thus Come Ones of the ten directions are mindful of them as a mother remembers her child. If the child runs away, of what use is the mother’s regard? But if the child remembers his mother in the same way that the mother remembers the child, then in life after life the mother and child will not be far apart.

If living beings remember the Buddha and are mindful of the Buddha, certainly they will see the Buddha now or in the future.

A person who has been near incense will carry a fragrance on his person; it is the same in this case. It is called an adornment of fragrant light.

On the causal ground I used mindfulness of the Buddha to enter into patience with the non-production of dharmas. Now in this world I gather in all those who are mindful of the Buddha and bring them back to the Pure Land.

The Buddha asks about perfect penetration. I would select none other than gathering in the six organs through continuous pure mindfulness to obtain samadhi. This is the foremost method.”

-Chapter 5-
SURANGAMA SUTRA


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách