Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Là Sách Của Đạo Giáo Không Phải Kinh Phật.

Không Có Tổ Tịnh Độ Nào Dạy Người Tu Tịnh Độ Đọc Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Kinh Phật Rất Nhiều Không Đọc Lại Đọc Sách Ngoại Đạo Đây Là Nhân Lạc Vào Tà Kiến

Muốn Hiểu Nhân Quả Nghiệp Báo Thì Đọc Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Thủ Lăng Nghiêm' Kinh A Hàm



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang không đọc sách thì đừng có đánh tầm bậy tầm bạ vô khiến nỗi mắc phải quả báo đau khổ sau này là phải đọa địa ngục vì đoạn mất pháp thân huệ mạng của người khác
http://niemphat.net/thanhhien/anquangdaisu.htm
ông biết Văn Xương Đế Quân là ai không hả; ~x(

Trích từ Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục này:
10. Các sách vở nên đọc



* Thuật rộng nguyện luân, giảng sâu xa duyên khởi thì chỉ có mình kinh Vô Lượng Thọ. Chuyên giảng về pháp quán cũng như dạy rõ các nhân vãng sanh thì chỉ có mình Thập Lục Quán Kinh (kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật). Hai kinh trên đây pháp môn rộng lớn, đế lý tinh vi, kẻ độn căn đời mạt thật khó thể được lợi ích.

....................................

* Sách Cảm Ứng Thiên giảng thẳng [vào vấn đề], là sách do bậc đại thông gia soạn, lời chú giải thuần dùng văn bạch thoại, chỉ đọc qua một lượt, sẽ tự hiểu rõ ý nghĩa. Lúc con cái còn nhỏ, rất nên bảo chúng đọc sách này để nhờ sách này răn dạy con cái mình, tương lai chúng ắt sẽ được thọ dụng chân thật hòng gỡ bỏ mối lo cho mình.




14. Lời tựa sách Cảm Ứng Thiên Trực Giảng
(năm Dân Quốc 17 - 1928)

Con người tánh vốn lành, do đối cảnh chạm duyên nhưng chẳng ra sức kiểm điểm, xem xét, cho nên khởi lên các chấp trước tốt - xấu, đủ mọi thứ tình kiến khiến bản tánh bị mai một, đều luôn là như thế. Do vậy, những vị thánh nhân thời cổ vị nào cũng để lại ngôn giáo, mong cho con người hành theo để trở lại [thuần thiện như] thuở ban đầu. Những lời dạy ấy tuy nhiều, nhưng chẳng ngoài “cách vật trí tri, làm sáng tỏ Minh Đức, ở yên nơi sự tốt lành tột cùng” mà thôi.
Trong chữ “cách vật” vừa nói đó, “cách” (格) giống như “cách đấu” (格鬬: trừ khử, chiến đấu), giống như một người chống lại muôn người; “vật” (物) là phiền não, vọng tưởng, mà cũng là cái được gọi là “nhân dục” (lòng ham muốn của con người) trong cõi đời. Chiến đấu với lòng nhân dục vọng tưởng phiền não, ắt một phen phải đầy đủ ý chí chẳng khiếp nhược thì mới có hiệu quả thật sự. Nếu không, tâm bị chuyển theo vật, làm sao trừ khử vật cho được? “Trí” (致) có nghĩa có là thúc đẩy, mở rộng đến cùng cực. “Tri” (知) chính là lương tri “yêu thương cha mẹ, kính trọng anh” sẵn có của chúng ta, chứ không phải do dạy dỗ, do học hành rồi mới có. Nhưng thường nhân trong xử sự thường ngày, nếu chẳng phản tỉnh, soi xét, kiểm điểm, thì từ đấy sẽ bị vật chuyển, chắc là lương tri “yêu thương cha mẹ, kính trọng anh” ấy cũng bị mất đi, còn mong chi thúc đẩy lương tri ấy đến cùng cực để đối phó khắp vạn sự, hàm dưỡng tự tâm nữa ư? Do vậy, thánh nhân muốn con người làm sáng tỏ Minh Đức, ở yên nơi chỗ tốt lành tột cùng, bèn dạy con người chỗ thực hiện đầu tiên chính là trước hết phải khởi sự từ cách vật trí tri. Công phu vừa nói ấy mầu nhiệm không chi hơn được!
Nhưng muốn cho thường nhân y theo đó tu trì, phải có khuôn phép đã hoàn chỉnh thì mới dễ được lợi ích. Ngũ Kinh, Tứ Thư đều là những khuôn phép đã hoàn chỉnh, nhưng do lời lẽ mênh mông, lại còn rải rác trong các sách, chẳng được tập hợp lại chia theo từng loại, hơi khó để bắt chước theo. Kẻ chưa đọc nhiều sách càng chẳng thể nhờ vào đâu để vâng theo những khuôn mẫu ấy. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thâu tóm những lý lẽ tột cùng “thuận theo [chánh đạo] thì tốt lành, trái nghịch thì xấu, phước thiện, họa dâm”, thốt ra lời nghị luận rung trời rúng đất, mắt nhìn vào, tâm kinh hãi: “Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Kẻ làm lành sẽ đắc thiện báo nào? Kẻ làm ác sẽ mắc ác báo nào?” đều thấy rõ cội nguồn sáng tỏ như xem ngọn lửa, nhưng kẻ ngu chẳng chịu làm lành, cứ mặc tình làm ác! Ấy là vì cái tâm tự tư tự lợi xui khiến như thế. Nay biết: Kẻ tự tư tự lợi đâm ra sẽ đánh mất lợi ích lớn lao, mắc họa ương lớn lao, há dám chẳng gắng sức lương thiện để mong họa diệt, phước nhóm ư? Do vậy, bèn nói rằng: Sách này tạo lợi ích cho con người cũng sâu xa lắm. Vì thế, bậc Đại Nho thời cổ phần nhiều đều ngầm tu tập theo sách này.
Đời Thanh, ông Bành Ngưng Chỉ ở Trường Châu phụng hành sách này từ bé, đến lúc vinh hiển đậu kỳ thi Đình, đạt đến địa vị Thượng Thư rồi, vẫn hằng ngày đọc sách này, lại còn đem tặng người khác, ghi tựa đề là Nguyên Tể Tất Độc Thư (sách phải đọc của Trạng Nguyên, Tể Tướng). Lại còn giải thích rằng: “Chẳng có nghĩa là đọc sách này liền có thể làm Trạng Nguyên, Tể Tướng, mà nghĩa là Trạng Nguyên, Tể Tướng nhất quyết không thể không đọc sách này!” Sự nêu tỏ ý nghĩa ấy có thể nói là thấu triệt đến tột bậc! Nhưng “người nhân thấy là nhân, kẻ trí thấy là trí”, đều tùy theo tánh chất của từng người. Sách này luận đến tột cùng thì chỉ có thể thành tiên. Nếu dùng đại Bồ Đề tâm để thực hành sẽ có thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, đoạn Tam Hoặc, chứng Pháp Thân, viên mãn phước huệ, thành tựu Phật đạo; huống hồ cứ khăng khăng nơi những quả báo nhỏ nhoi trong cõi trời người như thành tiên ư?
Sách này được chú giải rất nhiều, chỉ có bản Tiên Chú của Nguyên Hòa Huệ Đống đời Thanh tinh xác, sâu xa, rộng rãi, thông suốt nhất, tiếc rằng nếu chẳng phải là hạng học rộng sẽ không thể đọc nổi! Kế đến là bộ Vựng Biên quả thật là bản hay nhất để người nhã, kẻ tục đều cùng xem được, nhưng đàn bà, trẻ nít không thông thạo chữ nghĩa lắm thì vẫn khó thể lãnh hội được. Chỉ có mỗi một cuốn Trực Giảng là có thể lợi ích trọn khắp, lời văn tuy nông cạn, dễ hiểu, nhưng từ ngữ thật hay đẹp, giản dị nhưng không thô thiển, dễ cảm động con người nhất. Cư sĩ Hương Đào bỏ ra một ngàn đồng ấn hành để lưu thông rộng khắp. Cũng có những người cùng chí hướng đều giúp sức, nguyện cho cuốn sách này được [phổ biến] trọn khắp vũ trụ, ngõ hầu người người tu Thập Thiện, nhà nhà tôn sùng hiếu đễ. Biết họa - phước chỉ do con người tự chuốc lấy, thiện hay ác đều có báo ứng thì có ai còn chịu làm ác để chuốc họa nữa đây? Phong tục ấy vừa được lưu hành thì điều thiện sẽ có thiện báo: Lễ nghĩa, nhân nhượng sẽ hưng thịnh, can qua vĩnh viễn chấm dứt, nhân dân yên vui, thiên hạ thái bình. Nguyện những ai có tài lực hay trí lực hoặc in rộng rãi sách này để lưu truyền, hoặc thuyết pháp để giảng diễn khiến cho những kẻ chưa đánh mất bản tánh sẽ càng thêm thuần chân, kẻ đã mất bản tánh sẽ mau khôi phục cái tánh ban đầu. Hành vi ấy có công đức há thể diễn tả được ư?

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstucbien/aqvstb.htm
Tập tin đính kèm
Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Đại Sư
yinguang.jpg (35.36 KiB) Đã xem 1734 lần


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Nằm Ở Đâu Trong Đại Tạng Kinh Xin DH nguynlinhtam Chỉ Ra?

Kinh Luật Luận Của Phật Dạy Có Rất Nhiều Giảng Rõ Ràng Nhân Quả Nghiệp Báo.

Xin DH nguynlinhtam Nói Cho Biết Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Là Do Phật Thuyết, Hay Bồ Tát , Tổ Nào Viết Ra?

Xin DH nguynlinhtam Nói Cho Biết Văn Xương Đế Quân Là Phật, Bồ Tát, A La Hán, Duyên Giác, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thái Thượng cảm ứng thiên tức nhiên không phải kinh sách Phật giáo rồi.

Sao bây giờ nhiều người đạo khác vào đây giảng đạo thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên không phải là Kinh Sách Phật Giáo.

Ấn Quang Đại Sư là người Xuất Gia theo Phật giáo chuyên tu Tịnh Độ.

Nhưng thấy đời, người ta làm ác thì nhiều, chẳng biết làm thiện. Nên mới tùy thuận chúng sanh ở Trung Quốc mà "PHƯƠNG TIỆN" diều dắc từ từ mới đầu khuyên họ đọc Thái Thượng Cảm Ứng Thiên để cho họ hiểu làm ác sẽ gặp ác, làm lành sẽ gặp lành mà biết làm lành lánh dữ.

Sao đó mới khuyên họ Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.


Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thâu tóm những lý lẽ tột cùng “thuận theo [chánh đạo] thì tốt lành, trái nghịch thì xấu, phước thiện, họa dâm”, thốt ra lời nghị luận rung trời rúng đất, mắt nhìn vào, tâm kinh hãi: “Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Kẻ làm lành sẽ đắc thiện báo nào? Kẻ làm ác sẽ mắc ác báo nào?” đều thấy rõ cội nguồn sáng tỏ như xem ngọn lửa, nhưng kẻ ngu chẳng chịu làm lành, cứ mặc tình làm ác! Ấy là vì cái tâm tự tư tự lợi xui khiến như thế. Nay biết: Kẻ tự tư tự lợi đâm ra sẽ đánh mất lợi ích lớn lao, mắc họa ương lớn lao, há dám chẳng gắng sức lương thiện để mong họa diệt, phước nhóm ư? Do vậy, bèn nói rằng: Sách này tạo lợi ích cho con người cũng sâu xa lắm.
Nhưng “người nhân thấy là nhân, kẻ trí thấy là trí”, đều tùy theo tánh chất của từng người. Sách này luận đến tột cùng thì chỉ có thể thành tiên. Nếu dùng đại Bồ Đề tâm để thực hành sẽ có thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, đoạn Tam Hoặc, chứng Pháp Thân, viên mãn phước huệ, thành tựu Phật đạo; huống hồ cứ khăng khăng nơi những quả báo nhỏ nhoi trong cõi trời người như thành tiên ư?

Nếu có thể nơi Kinh Điển Phật dạy mà hiểu rõ một cách tường tận về lý Nhân Quả thì không cần phải đọc sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.

Hơn nữa, có lẽ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên chỉ thích hợp với người Trung Quốc, mà không thích hợp cho người Việt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đây Là Lời Tổ Ấn Quang Nói Về Sác Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Nhưng tâm lượng của phàm phu hẹp nhỏ, có lẽ không lãnh hội được những lẽ nhân quả lớn lao đã nói trong kinh. Hãy dùng những điều thiển cận trong thế gian để làm phương tiện lãnh hội những điều thù thắng ấy. Chẳng hạn như đối với bài Âm Chất Văn của Văn Xương Ðế Quân, sách Thái Thượng Cảm Ứng v.v... xin hãy đọc kỹ, suy xét tường tận, làm theo, thì ai nấy đều là lương dân, người người đều có thể liễu sanh thoát tử.
Vì Kinh Phật Quá Sâu Xa Lại Dùng Từ Ngữ Cổ Mà Người Bình Thường Ít Học Khó Hiểu (Nên Nhớ Thời Ngài Ấn Quang Đa Số Dân Trung Hoa Không Biết Chử) Nên Ngài Ấn Quang Mới Dạy Đọc Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Để Làm Lành Tránh Ác.

Kinh Phật Dạy Nhân Quả Nghiệp Báo Rõ Ràng Còn Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Tột Chỉ Là Dạy Tu Thành Tiên.

Các Trời Còn Bị Đoạ Luân Hồi Nói Chỉ Là Tiên Còn Thua Trời Rất Xa.

Muốn Hiểu Nhân Quả Nghiệp Báo Thì Nên Đọc Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Kinh Ưu Bà Tắc Giới



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

CÁC BẠN CÓ BIẾT LÀM NỀN MÓNG CẤT NHÀ 100 TẦNG NHƯ BÊN MĨ CHƯA VẬY NẾU BIẾT RỒI THÌ ĐỪNG CÓ ĐỌC SÁCH NÀY NẾU KHÔNG THÌ HÃY ĐỌC TÔI ĐỌC HAY KHÔNG TÔI KHÔNG NÓI GÌ NỮA


Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Nằm Ở Đâu Trong Đại Tạng Kinh Xin DH nguynlinhtam Chỉ Ra? ĐẠO GIÁO.KINH PHẬT TẠNG KINH DẠY: ĐỆ TỬ PHẬT TRƯỚC KHÔNG HỌC TIỂU THỪA SAU KHÔNG HỌC ĐẠI THỪA KHÔNG PHẢI ĐỆ TỬ PHẬT. BẠN BIẾT TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC KHÔNG HỌC TIỂU THỪA KHÔNG VÌ TIỂU THỪA NẰM TRONG ĐỆ TỬ QUY VÀ CẢM ỨNG THIÊN RỒI HỌC CHI NỮA



Xin DH nguynlinhtam Nói Cho Biết Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Là Do Phật Thuyết, Hay Bồ Tát , Tổ Nào Viết Ra? VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN LÊN CHÙA HOẰNG PHÁP MÀ MUA HÍC

Xin DH nguynlinhtam Nói Cho Biết Văn Xương Đế Quân Là Phật, Bồ Tát, A La Hán, Duyên Giác, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn?

TÔI KHÔNG BIẾT:Ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Sức phương tiện đó như thế nào?"

Phật bảo Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán-Thế-Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp. .......

Người đáng dùng thân Duyên-giác đượcc độ thoát, liền hiện thân Duyên-giác mà vì đó nói pháp.

...
Người đáng dùng thân Phạm-vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm-vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đế-Thích được độ thoát, liền hiện thân Đế-Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Đại-tự-tại-thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại-tự-tại-thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên-đại-tướng-quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên-đại-tướng-quân mà vì đó nói pháp.

.....Người đáng dùng thân Trưởng-giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng-giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư-sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư-sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể-quan được độ thoát, liền hiện thân Tể-quan mà vì đó nói pháp.

.......Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng-giả, Cư-Sĩ, Tể-quan, Bà-la-môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng-nam, đồng-nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng-nam, đồng-nữ mà vì đó nói pháp.

........
Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.

Quán-Thế-Âm đại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô-úy, cho nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị "Thí-vô-úy".


BẠN NGHĨ ĐỨC KHỔNG TỬ LÀ AI, VUA NGHIÊU THUẤN LÀ AI, BỐ ĐẠI HÒA THƯỢNG LÀ AI, CHÚA GIÊ SU LÀ AI, PHẬT LÀ AI,VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN LÀ AI?
TÙY CHÚNG SANH TÂM ỨNG SỞ TRI LƯỢNG. NGƯỜI ẤN ĐỘ THÍCH GIẢI THOÁT, NGƯỜI TRUNG QUỐC THÍCH THÁNH HIỀN, QUÂN TỬ, NGƯỜI TÂY THÌ TIN THƯỢNG ĐẾ ĐẦU LÀ 1 ĐÓ MÀ
ĐỨC KHỔNG TỬ DẠY NGŨ THƯỜNG TỨC LÀ NGŨ GIỚI
CHÚA DẠY MƯỜI ĐIỀU GIỐNG NHƯ THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO


BẠN NGHĨ HỌ LÀ AI:http://tinhkhongphapngu.net/chi_tiet_tac_pham/?id=360
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... ang-02.wmv
DÙNG IDM KHÔNG NGHE KHÔNG ĐƯỢC VÌ BẠN KHÔNG HIỂU


Nam Mô A Di Đà Phật
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Bạn nguylinhtam chú ý! Ở đây là diễn đàn Phật pháp , không bàn pháp của ngoại đạo...

Tất nhiên ngoại đạo cũng dạy điều tốt, Nhưng chúng ta quy y Phật rồi thì chỉ nên nghe lời Phật dạy, kinh Phật thuyết.

Phật dạy về hiếu đã có các kinh dạy như Vu lan, địa tạng... không cần phải học ở đạo khác.

kính mong các thầy điều hành viên xóa các bài vi phạm nội quy diễn đàn . >:D<


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Nếu thích bàn ngoại đạo thì xin mời đi tìm chỗ khác .

Xin đọc kĩ nội quy rồi hãy tham gia diễn đàn.

viewtopic.php?f=4&t=435


_()_
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Nằm Ở Đâu Trong Đại Tạng Kinh Xin DH nguynlinhtam Chỉ Ra? ĐẠO GIÁO.KINH PHẬT TẠNG KINH DẠY: ĐỆ TỬ PHẬT TRƯỚC KHÔNG HỌC TIỂU THỪA SAU KHÔNG HỌC ĐẠI THỪA KHÔNG PHẢI ĐỆ TỬ PHẬT. BẠN BIẾT TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC KHÔNG HỌC TIỂU THỪA KHÔNG VÌ TIỂU THỪA NẰM TRONG ĐỆ TỬ QUY VÀ CẢM ỨNG THIÊN RỒI HỌC CHI NỮA
DH Có Biết Là DH Đang Phỉ Báng Phật Pháp Hay Không.

DH Có Biết Giáo Lý Tiểu Thừa Nói Về 4 Thánh Đế, 12 Nhân Duyên Nằm Trong Hệ Kinh A Hàm .

DH Có Biết Hệ Kinh A Hàm Dạy Tu Chứng Thánh Quả A La Hán, Duyên Giác Hay Không?

Chổ Nào Trong Sách Cảm Ứng Thiên Dạy Về 4 Thánh Đế, 12 Nhân Duyên Để Tu Chứng Thánh Quả A La Hán, Duyên Giác?

DH Muốn Nói Sách Cảm Ứng Thiên Cao Hơn Lý 4 Thánh Đế, 12 Nhân Duyên Trong Kinh A Hàm Của Phật Dạy?

Bậc A La Hán, Duyên Giác Ra Khỏi 3 Cõi Là Thầy Của Trời Người, Là Bậc Có Thể Nhận Được Sự Cúng Dường Của Tất Cả Trời Người Trong 3 Cõi.

Trời Đại Phạm Thiên Chủ Của Sắc Giới, Trời Tha Hóa Tự Tại Thiên Chủ Của Dục Giới Còn Phải Kính Lễ Bậc A La Hán, Duyên Giác Nói Chi Là Tiên Còn Phụ Thuộc Trời Đạo Lợi Trong Dục Giới.

Giáo Lý Trong Sách Cảm Ứng Thiên Là Hữu Lậu Thiện Là Pháp Thế Gian Sanh Diệt.

Giáo Lý Trong Kinh A Hàm Là Vô Lậu Thiện Là Pháp Xuất Thế Gian

Xin DH nguynlinhtam Nói Cho Biết Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Là Do Phật Thuyết, Hay Bồ Tát , Tổ Nào Viết Ra? VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN LÊN CHÙA HOẰNG PHÁP MÀ MUA HÍCH
KC Không Hỏi DH Là Sách Bán Ở Đâu KC Chỉ Hỏi Là Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Là Do Phật Thuyết, Hay Bồ Tát, Tổ Nào Viết Ra?
TÔI KHÔNG BIẾT
Không Biết Thì Phải Y Theo Kinh Luật Luận Của Phật DạyLàm Chuẩn.

Bồ Tát Thị Hiện Độ Sanh Dù Hiện Các Loại Thân Nhưng Vẫn Dạy Đúng Với Phật Pháp Trừ Phi Là Hiện Nghịch Hạnh

Nhưng Bồ Tát Chỉ Hiện Nghịch Hạnh Với Người Tu Tập Cao Mà Thôi.


Vậy Thiên Ma Ba Tuần Chủ Cõi Dục Giới Trá Hình Mạo Xưng Là Phật Dạy Xằng Bậy Thì DH Cũng Tin Theo Sao?

Những Kinh Phật Mà KC Đã Nói Như Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Kinh Đại Bảo Tích Thì Không Nghe DH Nhắc Đến Mà DH Chỉ Khen Quyển Sách Cảm Ứng Thiên.

DH Nói Tu Mình Theo Phật Mà Không Chịu Y Theo Kinh Luật Luận Của Phật Dạy Lại Y Theo Sách Của Ngoại Đạo Thì Rất Là Lạ.

THỜI PHẬT THIÊN MA BA TUẦN CÒN HÓA THÀNH HÌNH PHẬT ĐẾN GẠT NGÀI A NAN CHÍNH VÌ VẬY MÀ ĐỨC PHẬT DẠY BẤT LUẬN LÀ AI HIỆN HÌNH TƯỚNG GÌ MÀ DẠY TRÁI KINH LUẬT LUẬN THÌ ĐỀU KHÔNG PHẢI LÀ CHÁNH PHÁP



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

VÌ MUỐN CHO NGƯỜI HỎI ĐÊ62 MUC NÀY ĐƯỢC THÀNH TỤ SỰ TU TẬP NÊN TÔI MUỐN ĐĂNG MỤC NÀY
KIMCANG BẠN XEM TỨ A HÀM TRONG ĐẠI TẠNG KINH CÓ PHẢI DẠY NGŨ GIỚI VÀ THẬP THIỆN NHIỀU NHẤT KO. BẠN CÓ BIẾT VÌ SAO DÂN TỘC TRUNG HOA TỒN TẠI HƠN 5000 NĂM LỊCH SỬ KO.
quang_tam3ông ĐỪNG NÓI THẾ NỮA TÔI BUỒN TÔI VÌ NGHE LỜI CỦA ẤN TỔ VÀ HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG DẠY NÊN TÔI ĐỌC SÁCH CẢM ỨNG THIÊN THÔI MỖI CÂU TÔI ĐĂNG TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY LÀ TRÍCH LỤC LỜI DẠY KHÔNG PHẢI DO TÔI TỰ ĐÁNH VÔ ĐÂU
CĂN BẢN TU TẬP CHO CÁC NIỆM PHẬT ĐƯỜNG của Tịnh Tông Học Hội
http://tinhtonghochoi.net/hoat-dong/nen ... u-tap.html
Một niệm Phật đường tu tập theo cương lĩnh của Tịnh Tông Học Hội dưới tinh thần hướng dẫn của Hòa Thượng Tịnh Không cần hội đủ các điều sau:

Các liên hữu phải
1. Cần tu tập dựa trên 3 nền tảng:
a. Đệ Tử Quy
b. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
c. Thập Thiện Nghiệp Đạo
d. Nếu là tu sĩ, thì phải cần thêm Sa Di Luật Nghi

2. Nương theo Ngũ Khoa Tịnh Độ. Năm bộ kinh điển để đọc tụng, tham cứu là:
a. Quán Vô Lượng Thọ
b. Phật Thuyết A Mi Đà Kinh
c. Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh
d. ĐạI Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương
e. Vãng Sanh Luận

3. “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ chuyên tu” theo như quy tắc của ngài Lý Bỉnh Nam.



BẠN BIẾT ẤN QUANG LÀ AI TÁI LAI KO? NẾU NÓI NHƯ KIM CANG VÀ QUANG_TAM3 THÌ THÁI THƯỢNG CẢM UNG THIÊN LÀ SÁCH NGOẠI ĐẠO KHÔNG CHO ĐỌC THÌ HAI VỊ HOẰNG DƯƠNG TỊNH TÔNG KHUYÊN ĐỌC LÀM GÌ
KHÔNG CẦN NÓI NỮA ĐÂU. MÌNH DƯA LINK KIMCANG KO NGHE THÌ KHÔNG HIỂU TÔI NÓI GÌ ĐÂU: http://tinhkhongphapngu.net/chi_tiet_tac_pham/?id=360

http://niemphat.net/Luan/anquangvs/lysunhanqua.htm
Khi đọc sách tôi có thói quen coi trang ghi bản quyền trước hết, khi coi xong tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, Ấn Tổ in những cuốn An Sĩ Toàn Thư, Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Liễu Phàm Tứ Huấn nhiều nhất; tôi thử tính nhẩm số lượng của ba cuốn này cũng phải hơn ba triệu bộ, vào thời đại đó [số lượng] này làm cho người ta vô cùng ngạc nhiên. Lúc đầu tôi cũng chẳng hiểu, một vị Tổ Sư của Tịnh Ðộ Tông chúng ta [tại sao lại làm như vậy]. Liễu Phàm Tứ Huấn chẳng thuộc sách nhà Phật, chẳng phải là kinh Phật, kể như là sách của Nho giáo; Cảm Ứng Thiên và Âm Chất Văn thuộc Ðạo Giáo; ngoài An Sĩ Toàn Thư còn hai thiên Vạn Thiện Tiên Tư, Dục Hải Hồi Cuồng; hai thiên này chuyên giảng về Kiêng Sát, Kiêng Dâm; Thiên cuối cùng là Tây Quy Trực Chỉ nhằm khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ; [Tại sao ngài] in [những sách này] nhiều như vậy? Tôi nghĩ suốt mấy ngày mới hiểu được dụng ý khổ nhọc của Tổ sư.

Muốn cứu vãn xã hội hiện nay, năm nay cách năm bảy mươi bảy đã hai mươi năm, trải qua khoảng thời gian dài như vậy trong xã hội ngày nay chúng ta thể hội vô cùng rõ ràng, chân chánh biết nếu dùng Phật pháp để cứu vãn thế gian, dùng Nho giáo để cứu thế gian thì không kịp nữa. Cũng vào thập niên bảy mươi, Bác sĩ Thang Ân Tỷ nói với Trì Ðiền Ðại Tác ở Nhật Bản rằng trong thế kỷ 21 chỉ có Học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Ðại Thừa mới có thể giải quyết vấn đề xã hội. Lúc ông nói câu này mọi người cảm thấy rất ngạc nhiên, nhưng hai mươi năm sau nhìn thử xã hội hiện nay thì thiệt đúng như vậy. Chúng ta thử suy nghĩ kỹ xem, Ấn Quang đại sư còn cao minh hơn. Phật pháp Ðại Thừa và Nho Giáo đích thực có thể giải quyết vấn đề, nhưng hai thứ này quá cao siêu, nếu muốn tu học tối thiểu cũng phải mất mười năm, sau mười năm cái thế giới này biến đổi thành như thế nào ai cũng chẳng dám nói, thế nên Ấn Tổ đặc biệt đề xướng Nhân Quả, chúng ta càng nghĩ thì càng có đạo lý.

Nếu con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lý và sự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi. Tại sao vậy? Khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác thì họ tự nhiên sẽ cân nhắc cẩn thận, được vậy thì họ có thể cứu mình, cứu nhà mình, cứu xã hội, cứu quốc gia, cứu thế giới, từ đó chúng ta mới chân chánh thể hội được dụng ý khổ nhọc của Tổ Sư. Hết thảy đạo lý thế gian và xuất thế gian không vượt ngoài tâm tánh, hết thảy các sự tướng chẳng ra ngoài nhân quả, cho nên tâm tánh và nhân quả có thể bao gồm hết thảy pháp thế và xuất thế gian. Những năm gần đây, bắt đầu từ năm 1977 tôi rời khỏi Ðài Loan, hoằng pháp tại nước ngoài, trạm đầu tiên là ở Hương Cảng, bao nhiêu năm nay đi đến rất nhiều quốc gia, địa phương, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người trong mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, người Trung Quốc, người ngoại quốc cũng rất nhiều. Tôi hỏi họ muốn phát tài không? Muốn chứ, không ai chẳng muốn phát tài cả! Muốn có thông minh trí huệ không? Muốn. Muốn khoẻ mạnh sống lâu không? Muốn chứ. Bất kể quốc tịch chúng ta bất đồng, chủng tộc khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, ba thứ kể trên đều là sự ham muốn chung, chẳng có người nào chẳng mong cầu, chẳng nghĩ tưởng đến. Vậy thì làm sao mới có thể đạt được? Cho nên người ta tìm đủ mọi phương pháp, thủ đoạn, nói tóm lại đều là lợi mình hại người, dùng bất cứ thủ đoạn gì cũng vì muốn đạt được mục đích này. Như vậy là sai lầm, lý và tâm tánh trái ngược nhau, sự và nhân quả trái ngược nhau, có thể mong cầu được chăng? Chẳng được.





THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN LÀ DO VĂN XƯƠNG VIẾT RA. BẠN CHƯA ĐỌC CUỐN THIỆN THƯ NÀY THÌ KHÔNG HIỂU GÌ ĐÂU
http://chuahoangphap.com.vn/books.php?b ... 139&id=279
Vài nét về về sách nhân quả báo ứng

Tập “Văn Xương Đế Quân Thái Thượng Cảm Ứng” là một cuốn “Thiện Thư” lưu truyền từ rất xa xưa, về sau có người nương theo nguyên tác, thêm bớt một vài nơi rồi đổi tên thành “Âm Chất Quả Báo”, từ đó càng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Năm 270 Dương lịch, vào triều nhà Tấn ở Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên có vị Đại sĩ tên là Trương Á viết ra cuốn sách Thái Thượng Cảm Ứng để khuyến dạy người đời, thế là cuốn sách được lưu truyền từ đó. Đến đời nhà Đường, Hy Tông hoàng đế đã từng sắc phong Trương Á là Tấn Vương, dân gian thì lại tôn xưng là Văn Xương Đế Quân, đền thờ đầu tiên của Văn Xương Đế Quân là ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. Cuốn “Thiện Thư” này được lưu truyền liên tục trong các triều đại từ Tấn, Ngụy, Tề, Lương, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Cảm tạ thiện tâm chư vị nhân sĩ của các triều đại đã ấn tống phổ biến sách này, bởi vì nhờ đó mà cuốn sách còn lưu truyền được đến ngày nay. Trên đây là thuật lại lịch sử của cuốn sách, qua đó cũng có thể nhận thấy được giá trị của nó như thế nào. Biết bao các bậc hiền nhân quân tử của các thời đại đã dùng sách này giáo dục con em bỏ ác làm lành, dân gian thì đa phần ấn tống sách này và dùng nó làm vật truyền gia, thật đúng là mọi người tích thiện con cháu hiền lương. Bậc làm cha mẹ ai cũng kỳ vọng con mình trở thành chí sĩ hiền nhân, cuốn sách “Thiện Thư” này có thể làm cho con cái tu dưỡng nhân cách bỏ ác làm lành, công hiệu còn hơn cả vạn lời giáo huấn của cha mẹ. Sách này lưu truyền đã hơn một ngàn bảy trăm năm, nay vì muốn cho nó được tiếp tục lưu truyền hậu thế, nên kính cẩn đề xướng ấn tặng, kính mong chư vị thiện hữu tri thức niệm tình chỉ giáo.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

KIMCANG BẠN XEM TỨ A HÀM TRONG ĐẠI TẠNG KINH CÓ PHẢI DẠY NGŨ GIỚI VÀ THẬP THIỆN KO
Tứ A Hàm Kinh Không Chỉ Dạy 5 Giới 10 Thiện Mà Còn Dạy Về Sự Thành Hoại Của Thế Giới, 3 Cõi Chúng Sanh, 4 Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, 4 Quả Thánh Thanh Văn Và Duyên Giác.

Ở Đâu Trong Sách Cảm Ứng Thiên Nói Về Những Điều Đó?

DH Chắc Chưa Đọc 4 Bộ Kinh A Hàm Mà Chỉ Do Nghe Lại Nên Không Biết Kinh A Hàm Dạy Điều Gì.

Sách Cảm Ứng Thiên Là Sách Thế Gian Dạy Hữu Lậu Thiện Mà DH Đem So Với Kinh A Hàm Thật Là Như Lấy Đất Bụi Mà Đem So Với Vàng Ròng.

Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Đức Phật Nói Chỉ Khi Có Phật Ra Thì Mới Giảng Rốt Ráo 10 Thiện Nghiệp Đạo.

Sách Cảm Ứng Thiên Có Dạy Hay Không?

quang_tam3 ông đừng nói như thế nữa tôi đọc sách cảm ứng thiên là do nghe lời của Ấn Quang đại sư và hòa thượng Tịnh Không
Đây Là Lời Tổ Ấn Quang Nói Về Sách Cảm Ứng Thiên
Nhưng tâm lượng của phàm phu hẹp nhỏ, có lẽ không lãnh hội được những lẽ nhân quả lớn lao đã nói trong kinh. Hãy dùng những điều thiển cận trong thế gian để làm phương tiện lãnh hội những điều thù thắng ấy. Chẳng hạn như đối với bài Âm Chất Văn của Văn Xương Ðế Quân, sách Thái Thượng Cảm Ứng v.v... xin hãy đọc kỹ, suy xét tường tận, làm theo, thì ai nấy đều là lương dân, người người đều có thể liễu sanh thoát tử.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách