Thân Trung Ấm

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chết - Thân Trung Ấm - Tái Sinh

Theo Phật giáo, mỗi chúng sinh đều có ba thân: thân tiền ấm, thân trung ấm và thân hậu ấm. Thân tiền ấm là thân thể vật chất hiện tại. Thân trung ấm là thân sau khi chết, đang ở trong khoảng thời gian tìm kiếm một thân khác tương ứng để nương gá. Thân hậu ấm là thân đời sau, khi đã tái sanh vào một cảnh giới khác.Thích Nguyên Liên

========== kinhle kinhle kinhle :-? :-? :-? =P~ =P~ =P~ ==========

Có một số bạn đạo có hỏi? - về các nghi vấn của thân trung ấm phải làm sao hiểu cho thật logic, trung lập với các kinh Hán tạng và kinh Pali tạng Phật Giáo nói chung.


" Hỏi: Vấn Đề Tái Sinh và Thân Trung Ấm. Chúng ta cần nhin rõ trước quan điểm này, để không có những lầm lạc, giống như người đời thường cho rằng có linh hồn trong cơ thể, ý nghĩ này đã bám sâu vào trong tâm, sâu vào trong tủy của mọi người. Qua thời gian, quan kiến đó nó cứ được lặp đi, bồi đắp vào tới nổi dày như vách núi vậy.
Như thế cái nhìn và hiểu làm sao? để có thể đúng chân lý, mà không có sự ảo tưởng?"


=========
Nghi vấn 1: Nói về Thân Trung Ấm được các Thầy Tổ sau này giảng dạy (có thể soạn tác). Thân Trung Ấm có nhiều điều hơi mang tính huyền ảo và không thấy Đức Phật giảng dạy hay nói đến vấn đề lưu trú của thức trong 49 ngày trong Tạng Kinh.
=========
Nghi vấn 2: Theo như học thuyết Bắc Tông cho rằng con người có Thân Trung Ấm sau khi chết?
Thân Trung Ấm là trạng thái thần thức rời khỏi thể xác và cứ trú một nơi nào đó trong giai đoạn 49 ngày. Sau đó thần thức đó lang thang vô định, có lúc quanh quẩn bên cạnh người thân, lúc này có thể người đó chưa nhận ra được mình đã chết, có thể sau một thời gian họ nhận thấy mình đã chết và tiếp đó đến sự hồi tưởng lại quá khứ và tùy theo Nghiệp mà đi đến nơi thích hợp.
=========
Nghi vấn 3: Thân Trung Ấm cũng cho rằng người Cực Thiện và Cực Ác không đi qua giai đoạn này. Chỉ những người có tội báo trung trung hay không rơi vào như trên thì sẽ đi vào Trung Ấm.
=========
Nghi vấn 4: Thần thức sẽ tồn tại dưới dạng nào trong thời gian sau khi chết ?
Theo thuyết Bắc Tông giảng Thân Trung Ấm: không thể hình dung được, điều này cho rằng không khác gì trần tục cho rằng con người có một linh hồn bất biến duy chuyển qua từng kiếp sống?

Điều này cũng chống đối lại một luật Vô Thường mà Đức Phật đã minh định, khi thần thức đó cứ tồn tại và tự giữ được trạng thái đó trong liên tục trong 49 ngày mà không hề thay đổi. Đức Phật đã dạy dù bất cứ vật gì là hữu tri hữu giác hay vô tri vô giác, thấy hay không thấy trong đời sống này không có gì là đứng yên hay không chịu thay đổi cả. Thức có thể giống như điện trong dây dẫn, vậy nơi Thân Trung Ấm, thức đó dạng nào để cảm thọ và thấy được người thân? (cần câu trả lời)

Giả thuyết thứ hai về thần thức sau khi chết: Theo như Phật Giáo Nguyên Thủy, không làm sao có một cái linh hồn như thế, khi sinh khí trong cơ thể con người tắt mất, thần thức ngừng ở thân xác này là đã ở vào trong một bào thai hay một nơi phù hợp với Nghiệp, không làm sao có trạng thái trung gian để thức đó lưu trú, vì như mặt trời lặn nơi này là mặt trời mọc ở một nơi khác (việc mặt trời lặn nơi này không có nghĩa là chờ đợi một thời gian rồi mới trồi lên lại, mà do trái đất quay vòng mặt trời mà thế), tức như khi có một người chết ở đây là có một sự sinh ở nơi khác, hiểu sâu hơn là khi thức vừa dừng ở cơ thể này là (tinh trùng - buồng trứng - thức tái sinh mới) đã hợp ở nơi khác.

=========
Nghi vấn 5: Sự lưu trú của Thân trung ấm ?

Nếu như có 49 ngày để cho thần thức lưu trú, lúc này mỗi ngày người chết trên thế gian là một con số không kể xiết, khi đó thì sẽ có 49 ngày chừa ra thì trong lục đạo chỉ trong một ngày thôi sẽ giảm thiểu một con số loài người không thể thể hình dung được, và liên tiếp 49 cứ nhân lên (bội số) vậy thì chỉ vài ngày thôi là con người, con vật, các cõi khác đã không tồn tại và mất đi sự cân bằng.
Chỉ nói về người thôi thì đã khó trả lời rồi, thì mỗi ngày bao nhiêu con heo, con bò, con cá….. chết để khắp toàn cầu có thịt để ăn → chỉ một ngày thôi loài cá đã tiệt diệt vì thức chưa kịp tái sinh, vì chờ đợi 49 ngày. Xét lại động vật – con người, chúng đều có các cảm thọ như đau đớn, nóng, lạnh… và được cấu tạo từ mô tế bào, thịt xương… như con người chúng ta, thì nếu ta cho rằng con người có thức xuất ra thì loài cá có khác gì, động vật nó là loài bậc thấp, con người là loài vật bậc cao có khả năng tư duy, nhưng loài vật vẫn nằm sự vận hành của vũ trụ, cũng có thức lưu trú (hiểu là 1 chúng sinh), như lớp có bậc thấp đến cao vậy. Như vậy khi thức loài vật đi ra thì chúng chịu tội gì , có rơi vào thân trung ấm không? trong đời sống ngắn ngủi ấy để đi đến nơi thích hợp tái sinh sẽ mất bao lâu? (Tư duy khó tìm được câu trả lời)

Đều nữa là, vậy thì người chánh trực sau khi hết tuổi thọ trên Chư Thiên phải tái sinh trở lại nơi đau khổ hơn do đã hưởng thụ hết phước báu nên nghiệp xấu xưa trổ sanh. Ngược lại người ở chốn địa ngục cũng thế. Vậy thì có đi qua Trung Ấm Không?

Giả thuyết thứ hai: Khi thức kết thúc ở thân thể này là đã ở vào một nơi tái sinh khác phù hợp Nghiệp của mình. Ví như một con cá, nếu như nghiệp sinh vào loài cá còn thì, khi vừa bị giết, thức diệt, thức mới khởi sanh vào một buồng trứng của cá mẹ khác (khi tinh trùng vừa đi vào buồng trứng + thức này, do năng lực nghiệp tạo). Đức Phật nói: khi cha mẹ đến với nhau, không ngay thời kỳ người mẹ mang thai, đồng thời không có thức hiện diện thì chủng tử không được hình thành (noãn bào). Khi cha mẹ đến với nhau, thời gian thích hợp người mẹ mang thai, không có thức hiện diện, chủng tử cũng không hình thành. Khi cha mẹ đến với nhau, ngay thời kỳ phù hợp cho Bà Mẹ mang thai, có thức hiện diện hợp thời, chủng tử sẽ hình thành.

=========
Nghi vấn 6: Lúc nào Thân trung ấm đi Tái Sinh?

Theo học thuyết Thân Trung Ấm, khi thức tưởng nhận thấy mình chết, nếu chưa tìm được nơi tái sinh thì cứ bảy ngày chết lại 1 lần, rồi hồi tưởng đến việc xưa để đi theo nghiệp (điều này chúng ta khó mà minh định được), tại sao lại phải 7 ngày chết một lần nếu chưa tìm được nơi tái sinh thích hợp? Theo điều này chờ đợi ngẫu nhiên ư? (Đức Phật đã bác bỏ sự ngẫu nhiên [blind chance]) Vậy thì khi tinh trùng người cha và chân châu người mẹ có đợi chờ thức đó hiện diện không? Khi thức tưởng lang thang vô định thì biết nơi nào là phù hợp để đầu thai? Nếu tự do chọn lựa thì thế gian sẽ không bao giờ còn cảnh khổ (điều này cũng chống đối với định luật Nghiệp Quả), nếu không tự do chọn lựa thì cái gì buột thức lang thang vô định đó và làm sao để tìm nơi thích hợp? Có chăng trong khi lang thang vô định đó có hiểu và cố giữ định tâm thì sẽ đến nơi tái sinh tốt lành?

Giả thuyết thứ hai: Cho rằng bất cứ chúng sanh nào trong 6 cõi, khi hết tuổi thọ liền tái sinh vào một nơi chốn thích hợp ngay, vì tất cả chu trình trong vũ trụ này hoạt động một cách máy móc và đều theo một chu trình nhất định, luôn tương hợp, nếu nghĩ kỹ thì chúng ta thấy nó phù hợp đến nỗi rất là kỳ lạ mà ta không thể tưởng tượng được. Điều này có thể kinh nghiệm trên Nghiệp và hoàn cảnh sống là thấy rõ thực tế bằng thân chứng nhận.

Để bảo toàn chu trình quay của vũ trụ, chu trình ấy tiếp diễn liên tục không có ngừng nghỉ, tức ta thấy mọi vạn vật trong đời sống không bao giờ ngừng lại nó sẽ tiếp tục tiến triển, vì thế Phật Giáo cho rằng mọi vạn vật thì “đang trở thành”, cụm từ này hiểu sâu là không có trạng thái dừng nghỉ. Xét điều này rất thực tế giống như loài muỗi, (khi ở một nơi thích hợp do duyên tạo hay hiểu là nghiệp của chúng sanh phù hợp loài muỗi), loài muỗi sẽ đẻ trứng, sau một thời gian trứng đó nở ra rồi làm loài muỗi. (vòng tuần hoàn ấy liên tiếp, nếu ngừng nghỉ thì có thể loài muỗi đã tuyệt diệt) hay loài bướm, loài bướm đẻ trứng → (nở thành) sâu → nhộng → bướm (tiến trình này có dứt không?), do tiến trình này liên tục nên sự hình thành dòng đời và loài bướm vẫn tồn tại. Vậy tại sao lại có sự chờ đợi để thọ thai?

Giải đáp thông thường các nghi vấn hiện có trong "Tạng thư sống chết" của dịch giả cố Ni Sư Trí Hải. Và "Thân Trung Ấm của dịch giả Thích Nguyên Liên".

Ngoài ra Quí vị thiện hữu tri thức hiểu biết sâu về Thân Trung Ấm, xin chia sẽ dưới đây. Theo một khái niệm tư duy thì con người ai cũng muốn biết cái mà mình chưa biết đó là:

" Trước khi sanh mình là ai ? và Sau khi chết tôi sẽ về đâu? ".

Cũng như người đời có 3 đại hỉ: Mừng thứ nhất: Sanh ra đời; Chung thân đại hỉ thứ hai; Sau khi chết được mồ yên mã đẹp.

Những người học đạo cư sĩ hay tu sĩ cũng điều nghĩ tương ưng và muốn biết cũng như vậy:

Rất vui khi hiểu được tiền kiếp mình là ai, hoan hỉ thứ hai hiện tại mình đã xuất gia. Và sau cùng có được "Giải thoát". (Thoát ly kiếp luân hồi sanh tử.)

====================================
Trong các tích chuyện tài liệu sưu tập như là:

- Chuyện cậu bé đáng thương chết trước bậc thềm, tái sinh ngay lên Chư Thiên (kinh Pháp Cú)

- Chuyện Tùy Kheo tham luyến áo cà sa, làm thân bọ ngay trên các bộ Y (kinh Pháp Cú)

- Vị Hoàng Hậu nói dối vua, mang tâm ân hận đã tái sinh vào địa ngục trong 7 Ngài. Khi Đức Vua hỏi Đức Phật, Ngài chưa muốn trả lời, sau 7 Ngài thọ khổ nơi địa ngục lại sinh lên Chư Thiên, khi đó Ngài mới nói cho Đức Vua biết (Tam Tạng Kinh)

- Chuyện chú chó tham luyến

- Các tích truyện ngạ quỷ trong trong Tam Tạng Kinh

- Đại Đức Na Tiên có minh định vấn đề này:

- Vậy là trẫm đã hiểu. Sự tái sanh của chúng sanh, dầu ở cảnh giới nào, đều xảy ra trong một niệm, chẳng có xa gần, sau trước!

- Đúng thế, tốc lực tâm đều bằng nhau. (Câu 74 - Thời gian tái sanh)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chúng ta có thể hiểu các quan điểm hơn nếu biết sự khác biệt giữa thức và thần thức; thức là cái tạo nghiệp còn thần thức là nghiệp quả

lấy ví dụ cây cung bắn ra các mũi tên, cây cung là thức tạo nghiệp và các mũi tên là nghiệp quả; lúc chết là lúc cây cung gãy và mũi tên cuối cùng đang bay đến mục đích nào đó là thần thức

thức không rời thân xác khi chết vì nó không còn sinh khởi và thần thức cũng không rời thân xác vì nghiệp quả là các ảnh hưởng vừa hướng kỷ vừa hướng tha của thức tạo nghiệp; chẳng hạn khi mình đánh người khác thì nghiệp quả là sự giận dữ của người đó (hướng tha) và cú đánh của người đó tặng mình (hướng kỷ)

nếu chúng ta nghĩ thần thức như mũi tên bay đến mục đích nào đó thì sự duyên một chúng sinh mới của thần thức đó có thể tức khắc hay cần thời gian đều hợp lý cả
" Trước khi sanh mình là ai ? và Sau khi chết tôi sẽ về đâu? ".
"ai" và "tôi" là các pháp sinh khởi với thân/căn và thức; thân và thức hết sinh khởi thì các pháp đó không sinh khởi, chẳng có từ đâu và đến đâu, đủ duyên thì hiện hết duyên thì hết hiện

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nghi vấn 1: Nói về Thân Trung Ấm được các Thầy Tổ sau này giảng dạy (có thể soạn tác). Thân Trung Ấm có nhiều điều hơi mang tính huyền ảo và không thấy Đức Phật giảng dạy hay nói đến vấn đề lưu trú của thức trong 49 ngày trong Tạng Kinh.
Dẫn chứng Các Kinh Luận Giảng Nói Về Thân Trung Ấm:

-Kinh Trung Ấm thượng. –Kinh Niết Bàn 27-34. –Kinh Tạp A Hàm 25. –Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ 57. -Luận Đại Tỳ Bà Sa 70. -Luận Câu Xá 8. -Luận Thành Duy Thức Thuật Ký 6.-Luận Thuận Chánh Lý 21. -Phật Hoá Thân Diệu Giác (vào cảnh giới Trung Ấm) http://www.tangthuphathoc.net/troniemva ... udotta.htm

Sau khi đặt câu hỏi! Đức Phật có giảng về Thân Trung Ấm trong thời Ngài còn thị hiện ở cõi Ta bà này "có hay không"? - Thưa, có thể có Thân Trung Ấm, vì hiện tại chúng ta chưa chết nên không biết. Cho hợp logic với câu trả lời: Duy nhứt chúng ta đọc lại các kinh, và cũng đừng so sánh cái tri tuệ tư duy theo khoa học. Nói tới Thân trung ấm tức là chúng ta đã đi sâu vào vấn đề tâm linh.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

hlich đã viết:tangbong

chúng ta có thể hiểu các quan điểm hơn nếu biết sự khác biệt giữa thức và thần thức; thức là cái tạo nghiệp còn thần thức là nghiệp quả

lấy ví dụ cây cung bắn ra các mũi tên, cây cung là thức tạo nghiệp và các mũi tên là nghiệp quả; lúc chết là lúc cây cung gãy và mũi tên cuối cùng đang bay đến mục đích nào đó là thần thức

thức không rời thân xác khi chết vì nó không còn sinh khởi và thần thức cũng không rời thân xác vì nghiệp quả là các ảnh hưởng vừa hướng kỷ vừa hướng tha của thức tạo nghiệp; chẳng hạn khi mình đánh người khác thì nghiệp quả là sự giận dữ của người đó (hướng tha) và cú đánh của người đó tặng mình (hướng kỷ)

nếu chúng ta nghĩ thần thức như mũi tên bay đến mục đích nào đó thì sự duyên một chúng sinh mới của thần thức đó có thể tức khắc hay cần thời gian đều hợp lý cả
" Trước khi sanh mình là ai ? và Sau khi chết tôi sẽ về đâu? ".
"ai" và "tôi" là các pháp sinh khởi với thân/căn và thức; thân và thức hết sinh khởi thì các pháp đó không sinh khởi, chẳng có từ đâu và đến đâu, đủ duyên thì hiện hết duyên thì hết hiện

:)
Người thiện hữu đặt ra các câu hỏi này, đã hiểu rất sâu về Thân Trung Ấm!

Hiện tn đã tìm trong kinh sách và nghiên cứu kỷ lưỡng trước khi trả lời sau cho hợp. (Bằng vào các thực chứng, tư duy, hay tâm linh. Logic trong kinh điển, hay sự chứng minh vào thiền định.v.v.)


Nhưng cũng rất cảm ơn đ/h chia sẽ ít nhiều về Thân trung Ấm.
thức là cái tạo nghiệp còn thần thức là nghiệp quả
Có phải ý đ/h nói "Thức" là cái Danh sắc tạo tác bởi ngũ uẩn !

Còn Thần thức là nghiệp quả thì điều này, chưa rõ lắm đ/h xin dẩn chứng một hoặc hai thí dụ?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Có phải ý đ/h nói "Thức" là cái Danh sắc tạo tác bởi ngũ uẩn !
không phải, danh sắc chính là cá nhân; cá nhân tạo nghiệp; nói thức là cái tạo nghiệp vì thức dẫn đầu các pháp
Còn Thần thức là nghiệp quả thì điều này, chưa rõ lắm đ/h xin dẩn chứng một hoặc hai thí dụ?
mình đã dẫn chứng ví dụ cây cung và mũi tên; cây cung là thức, mũi tên là nghiệp quả sắp thành; cây cung gãy là sự chết tức thức không còn nhưng mũi tên còn bay là nghiệp quả sắp thành tiếp nối sự luân lưu trong lục đạo

luận tạng pali gọi thức là citta và thức quả là vipāka citta; thức tái sinh là vipāka citta chứ không phải citta

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẫn bài tham khảo này của một bạn đạo:
Có phải ý đ/h nói "Thức" là cái Danh sắc tạo tác bởi ngũ uẩn !
Còn Thần thức là nghiệp quả thì điều này, chưa rõ lắm đ/h xin dẩn chứng một hoặc hai thí dụ?
Theo tôi hiểu đoạn trên của đ/h HLich rõ ràng lắm rồi. Chỉ cần đ/h suy nghiệm trên Chánh Tư Duy là hiểu ngay. Tôi nói thử cho đ/h xem có hợp lý không?

Khi tôi viết về “Thức” và “Thần Thức”, do viết vội mà viết không rõ. Phải dùng từ “Thần Thức” là hợp nhất trong toàn bài. Vì đoạn tôi viết chỉ nói đến giai đoạn bắt đầu đời sống mới, sự liên kết giữ đời sống quá khứ và tương lai nên không thể dùng từ “Thức” được. Thức có nghĩa là tri thức, sự nhận thức, kiến thức, ý nghĩa của hiểu biết…. còn Thần Thức như Danh (Danh Sắc thuộc về Thập Nhị Nhân Duyên) hay là Tâm có thể hiểu.
3. Thức: Mang hàm nghĩa là thức nối tiếp, thức tái sinh (chỉ thức trôi trãi liên tục và liên kết đời sống quá khứ và tương lai) chứ không phải là một linh hồn trường cửu nào cả. Đây là yếu tố do Hành dẫn đến. Do chính những hành động có sự ô nhiễm của tham, sân, si đã tạo Nghiệp quả và nghiệp của chúng sanh đó chưa được gột sạch, nên năng lực của Nghiệp đã khiến cho Thức Tái Sinh tiếp tục đi vào bào thai người mẹ và tiếp diễn cuộc luân hồi cho việc thụ lãnh nghiệp quả đã tạo đó.
Thức → Danh Sắc

4. Danh Sắc: Danh Sắc hay còn được gọi là tâm (trạng thái thuộc về ý thức, ý niệm…) và thân (thân thể vật lý). Yếu tố này do duyên Thức dẫn đến. Khi Thức tái sanh liên hợp với tinh trùng khi đi vào buồng trứng người mẹ hợp thời, tạo nên một phôi và rồi phát triển dần nên đứa bé (tức được hiểu là lúc tinh trùng vào trong Chân Châu (buồng trứng) người mẹ + thức hiện diện hợp thời → hình thành nên chủng tử [Danh Sắc]). Cụm từ Danh Sắc bao hàm nên sự tượng hình đứa bé trong bụng người mẹ và phát triển thành một con người, chỉ thân thể vật lý và tâm thức thụ cảm, hiểu sâu nhất chính là xác thân ngũ uẩn.
Danh Sắc → Lục Căn
Về ví dụ: Thức ví thân cây cung có nghĩa là ý nghĩa trong đầu có ô nhiễm, cung bay tức là chỉ tạo ra nghiệp. Thần Thức do năng lực nghiệp mà tiếp tục xuất hiện trong thai bào. Vì thế Thức và Thần Thức khác nhau. Hình như ý đ/h hlich muốn truyền đạt thế. (Trích dẫn bài tham khảo này của một bạn đạo)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Thức và Thần Thức khác nhau. Hình như ý đ/h hlich muốn truyền đạt thế
vâng, chữ "thức" mà chúng ta thường nói đến là lục thức (nhãn thức ... ý thức) còn "thần thức" là một dạng của thức thứ tám theo duy thức

trong duy thức, thức thức tám được gọi là thức dị thục, chữ dị thục này dịch từ chữ phạn vipāka (giống chữ pali), còn bảy thức trước được gọi là chuyển thức; thức dị thục thì có tính chất sở huân, các chuyển thức thì có tính chất năng huân; cặp từ năng huân/sở huân thì cũng tương tợ cặp từ tạo nghiệp/nghiệp quả

trong 12 nhân duyên, "thức duyên danh sắc" có thể được hiểu theo hai cách,

nếu hiểu theo sự tương tục từ kiếp này sang kiếp khác thì "thức" đây là "thần thức" (chỉ là thức thứ tám) làm duyên cho sự bắt đầu của một chúng sinh mới

nếu hiểu theo sự tương tục của hiện kiếp thì "thức" đây là cả tám thức làm duyên cho đời sống của một chúng sinh

nếu chúng ta phân biệt được thức và thức quả, hay cái tạo nghiệp và nghiệp quả, thì chúng ta có thể thấy được sự tương tục luân lưu trong lục đạo mà không cần đến một khái niệm linh hồn hay tương tự như là "thức rời thân xác"

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

hlich đã viết:tangbong
Thức và Thần Thức khác nhau. Hình như ý đ/h hlich muốn truyền đạt thế
vâng, chữ "thức" mà chúng ta thường nói đến là lục thức (nhãn thức ... ý thức) còn "thần thức" là một dạng của thức thứ tám theo duy thức

trong duy thức, thức thức tám được gọi là thức dị thục, chữ dị thục này dịch từ chữ phạn vipāka (giống chữ pali), còn bảy thức trước được gọi là chuyển thức; thức dị thục thì có tính chất sở huân, các chuyển thức thì có tính chất năng huân; cặp từ năng huân/sở huân thì cũng tương tợ cặp từ tạo nghiệp/nghiệp quả

trong 12 nhân duyên, "thức duyên danh sắc" có thể được hiểu theo hai cách,

nếu hiểu theo sự tương tục từ kiếp này sang kiếp khác thì "thức" đây là "thần thức" (chỉ là thức thứ tám) làm duyên cho sự bắt đầu của một chúng sinh mới

nếu hiểu theo sự tương tục của hiện kiếp thì "thức" đây là cả tám thức làm duyên cho đời sống của một chúng sinh

nếu chúng ta phân biệt được thức và thức quả, hay cái tạo nghiệp và nghiệp quả, thì chúng ta có thể thấy được sự tương tục luân lưu trong lục đạo mà không cần đến một khái niệm linh hồn hay tương tự như là "thức rời thân xác"

:)
trong duy thức, thức thức tám được gọi là thức dị thục, chữ dị thục này dịch từ chữ phạn vipāka (giống chữ pali), còn bảy thức trước được gọi là chuyển thức; thức dị thục thì có tính chất sở huân, các chuyển thức thì có tính chất năng huân; cặp từ năng huân/sở huân thì cũng tương tợ cặp từ tạo nghiệp/nghiệp quả
Có nghĩa rằng thần thức của người cận tử nghiệp sẽ thọ sanh ngay hay vào các cõi lành nếu tu thiện. Và vào các cõi ác, vì làm quá ác.

Còn những người lúc cận tử nghiệp, mà thức lúc đó không làm thiện, không làm ác thì đi vào cõi "Vô hình" Thân trung ấm?

Còn những người chết yểu, như chiến tranh, bảo lục, tai nạn. Thì thần thức họ sao ?


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Có nghĩa rằng thần thức của người cận tử nghiệp sẽ thọ sanh ngay hay vào các cõi lành nếu tu thiện. Và vào các cõi ác, vì làm quá ác.
Trong Kinh nói có 2 trường hợp không qua giai đoạn Trung Ấm.

Người tu chứng Vô Sắc Giới Định = Tứ Không Định.

Vì cõi Vô Sắc Giới không có thân chỉ có thức.

2-Người tạo nghiệp Vô Gián Địa Ngục đó là:

Giết Cha, Giết Mẹ, Giết A La Hán, Làm Thân Phật Chảy Máu, Phá Hòa Hiệp Tăng.

Lại trong Mật Giáo thì ngoài 5 tội Vô Gián Địa Ngục nói trong Hiển Giáo thì còn có các tội Vô Gián Địa Ngục đó là:

Hủy Báng Bổn Sư Truyền Pháp Quán Đảnh.
Giết Bổn Sư Truyền Pháp Quán Đảnh.

Bởi vì tất cả căn lành đã bị hết sạch lúc đó nên không vào Trung Ấm.
Còn những người lúc cận tử nghiệp, mà thức lúc đó không làm thiện, không làm ác thì đi vào cõi "Vô hình" Thân trung ấm?
Đây là đa phần chúng sanh.
Còn những người chết yểu, như chiến tranh, bảo lục, tai nạn. Thì thần thức họ sao
Thì cũng vào Trung Ấm rồi tùy nghiệp mà thọ sanh..



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Còn những người lúc cận tử nghiệp, mà thức lúc đó không làm thiện, không làm ác thì đi vào cõi "Vô hình" Thân trung ấm?"

Đây là đa phần chúng sanh
vâng mình cũng đồng ý với đ/h kimcang

cụm từ "không qua giai đoạn Trung Ấm" không có nghĩa không có thần thức mà có nghĩa là thần thức đã duyên cho sự thành của một chúng sinh mới trong một khoảng thời gian cực ngắn

như đ/h Thien Nhan nói, thân trung ấm thì vô hình vì nó là thần thức (thức thứ tám) và thức (tất cả tám thức) thì không có tướng của sắc thanh hương vị xúc

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thien Nhan"]
Có nghĩa rằng thần thức của người cận tử nghiệp sẽ thọ sanh ngay hay vào các cõi lành nếu tu thiện. Và vào các cõi ác, vì làm quá ác.
Thần thức của mọi người sau khi chết thì liền thọ sanh vào cõi lành nếu tu thiện, vào cõi ác nếu tạo nhân sấu ác. Chứ không cần phải cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp là cái nghiệp trổ quả lúc lâm chung nó đến bất ngờ. Như mình đang sắp chết, có người làm rớt một vật gì đó lên thân mình, mình cảm giác thấy đau vào nỏi sân lên. Thì ngay lúc đó liền vào cõi tam ác đạo. Nhưng nếu không có cận tử nghiệp, mà mình một đời làm ác, thì lúc lâm chung bao nhiêu việc ác nhiều thiện ít một đời hiện ra, mình nhìn và chấp vào một cái hình bóng nào đó thì liền thọ sanh đời khác. Như quây số, số 1 dụ cho thiện, số 2 dụ cho ác. Trong 10 số, có 7 số 2, mà chỉ có 3 số 1, thì nó quây một vòng trong, thì cơ hội mình thấy và chấp chọn vào số 2 nhiều hơn số 1. Do vậy làm ác nhiều trong đời ắc sẽ dễ bị đọa vào đường ác.

Do vậy Kinh Pháp Cú dạy:

"Đừng làm các điều ác
Vân làm các điều lành
Giữ Tâm Ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật"


Xong, đọa ở nơi đường ác không phải đọa nơi nào khác, mà chính đọa ở trong tâm mình. Giống như đọa ở trong giất mộng vậy, giống như người ngủ mộng hoài không tỉnh, bởi không có thân để tỉnh, chỉ là thức tâm hoạt động mãi trong vọng tưởng, rồi vọng thấy có cột đồng, vọng thấy mình là người ôm cột đông, mình có cảm giác đau đớn, vọng thấy có thú dữ ăn thịt, vọng thấy mình bị ăn thịt v.v... toàn là vọng tưởng chấp trước.

Còn những người lúc cận tử nghiệp, mà thức lúc đó không làm thiện, không làm ác thì đi vào cõi "Vô hình" Thân trung ấm?
Lúc chết mà không khởi niệm thiện, không khởi niệm ác, thì đâu phải là cận tử nghiệp.
Do vậy phải nói là "Còn những người lúc lầm chung, mà ...." chứ không phải "Còn những người lúc cận tử nghiệp ...."

Không phải là không thiện không ác thì vão cõi vô hình gọi là cái thân trung ấm.

Đọa làm loài quỷ ma, cũng là thân trung ấm, nhưng bị biến dạng theo nghiệp và tâm tưởng.

Chỉ có làm người, làm súc sanh có thân thể vật chất thì mới không còn gọi là thân trung ấm nữa.
Còn những người chết yểu, như chiến tranh, bảo lục, tai nạn. Thì thần thức họ sao ?
Chết yểu khác
Chết vì chiến tranh khác
Chết vì bảo lục thiên tai khác.

Mỗi cái chết đều khác. Không thể gom lại một thứ được.

Chết vì chiến tranh thì chắc chắn là đọa trong đường ác rồi, đặc biệt là đọa làm ngạ quỷ vất vưỡn mà người đời gọi là ma, là hồn. Do vậy Phật mới vì lòng từ bi, mà dạy loài quỷ từ nay đừng giết vật để ăn nữa, mà chiều tối đến hãy đến nơi có Chư Tăng cư ngụ, họ sẽ thí thực cho mà ăn. Do vậy mà chùa buổi chiều thường thí thực, và không rửa chén vì sợ động chén quỷ đói nó nghe tiếng nó phải chịu khổ vì đói, tội nghiệp nó.

Người đời cho đi lính chiến tranh là tốt vì bảo vệ đất nước v.v... nhưng đó chỉ là cái cớ để khiến con người nghe theo mà cầm súng đạn đánh giặt. Chứ theo Phật thì làm việc đó là tạo nghiệp sấu, bởi giết người và làm cho mình sân hận thêm là việc tối kỵ.

Bởi người đi lính đời trước có gieo nghiệp chiến tranh rồi, nên đời nầy phải sanh vào thời chiến loạn, phải làm lính chiến trường.

Tôi nói vậy thì sẽ có người giận, nhưng đó là sự thật.

Chiến Tranh Việt Nam lúc xưa đã là điển hình rồi, người Việt chết 3 triệu người, người Mỹ 58,000 người. Vong hồn vất vưỡn ở việtnam của những người chết trong chiến tranh việt nam hiện vẫn còn! Tôi nói vong hồn vất vưỡn là nói theo tiếng bình dân, còn nói theo Phật Pháp là ở loài ngạ quỷ đấy!

Mỗi mỗi đều có nhân quả cả.

Như vậy tôi khuyên mấy bác đã từng đi lính, bây giờ già rồi phải buông bỏ tất cả, một lòng học và hành Phật Pháp để giải thoát và giác ngộ. Đừng nhớ việc xưa, đừng ôm hận thù hằng trong lòng nữa, sẽ không có tốt cho tâm thức mình, bởi nó sẽ là cái nhân cho cái quả của tương lai.

Tôi không dám khuyên ba tôi việc nầy, bởi biết ông sẽ la tôi và không tin việc nầy, khiến ổng sân hận thêm thôi. Nhưng ở đây ai cũng có hiểu biết Phật Pháp chút chút, nên tôi dám mở lời khuyên như vậy.

Mong thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thân Trung Ấm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

cụm từ "không qua giai đoạn Trung Ấm" không có nghĩa không có thần thức mà có nghĩa là thần thức đã duyên cho sự thành của một chúng sinh mới trong một khoảng thời gian cực ngắn
Chúng sanh tạo nghiệp 5 nghiệp vô gián địa ngục hay chúng sanh tu chứng Tứ Không Định của Vô Sắc Giới thì liền thọ sanh mà không đi vào giai đoạn Trung Ấm.

Chúng sanh tu chứng Tứ Không Định thì không có Thân Trung Ấm vì là liền sanh vào cõi Vô Sắc Giới. Vô Sắc Giới chỉ có thức mà không có thân cho nên là không qua giai đoạn Trung Ấm.

Chúng sanh tạo nghiệp 5 nghiệp vô gián địa ngục thì căn lành đời đó liền tiêu hoại hết là Quả Báo Quyết Định cho nên là liền sanh vào địa ngục a tỳ.

Giai Đoạn Trung Ấm thì chúng sanh có Thân Trung Ấm, Thân Trung Ấm 7 ngày thì diệt rồi lại có Thân Trung Ấm mới như vậy đủ 49 ngày.

Thân Trung Ấm không phải là ma hay là ngạ quỷ bởi vì Thân Trung Ấm chưa vào trong số 6 đường chúng sanh.

Giai Đoạn Trung Ấm là cảnh giới riêng biệt như trong Kinh Trung Ấm có nói rõ.

Nói đến a tỳ địa ngục thì thấy việc thanh niên giết cha mẹ ở VN thật là đáng thương bởi vì trừ phi thanh niên đó tu tập tinh tấn vượt bực thì mới có thể giảm bớt phần tội nghiệp chứ 5 tội vô gián dịa ngục mà làm đến 2 thì dù có Phật hiện đời cũng khó cứu.

Trong Kinh có nói là có các việc khiến không thể đắc đạo quả trong đời:

Tạo 5 tội nghịch, giết bổn sư, hủy báng Hiền Thánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách