Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Vanthuy-dochanh
Bài viết: 63
Ngày: 10/10/13 02:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TlPh

Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vanthuy-dochanh »

Tại hạ là người sơ cơ mới bik chút Phật pháp, nên có một vài thắc mắc hy vọng có đạo hữu nào tinh thông Tam tạng giải đáp giùm chút nghi ngờ này! Tại hạ muốn hỏi vài điều trong kinh Lăng Nghiêm:
1) Các tỳ kheo ăn 5 thứ tịnh nhục, ấy đều là do thần lực Phật hóa sanh, ko co mang căn. Vậy xin cho hỏi khi xưa các tỳ kheo được thí chủ dâng cúng các thứ thịt, vậy thì các tỳ kheo ăn đó là ăn cái gì vậy?
2) kinh nói: "tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức thị Niết Bàn". Tổ Huyền Giác cũng có nói "thật tánh vô minh tức Phật tánh", thế ấy thì chẳng hỏi vô minh cùng Niết Bàn, nay chỉ xin hỏi lập tri cùng vô kiến thì lại là sao?
Mong chỉ giáo!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vanthuy-dochanh đã viết:Tại hạ là người sơ cơ mới bik chút Phật pháp, nên có một vài thắc mắc hy vọng có đạo hữu nào tinh thông Tam tạng giải đáp giùm chút nghi ngờ này! Tại hạ muốn hỏi vài điều trong kinh Lăng Nghiêm:
1) Các tỳ kheo ăn 5 thứ tịnh nhục, ấy đều là do thần lực Phật hóa sanh, ko co mang căn. Vậy xin cho hỏi khi xưa các tỳ kheo được thí chủ dâng cúng các thứ thịt, vậy thì các tỳ kheo ăn đó là ăn cái gì vậy?
2) kinh nói: "tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức thị Niết Bàn". Tổ Huyền Giác cũng có nói "thật tánh vô minh tức Phật tánh", thế ấy thì chẳng hỏi vô minh cùng Niết Bàn, nay chỉ xin hỏi lập tri cùng vô kiến thì lại là sao?
Mong chỉ giáo!
1. Thời xưa Phật dạy đi khất thực trì bình, tâm tâm luôn chánh niệm, không ngó đông tây, ai bỏ vô cái gì cũng không biết, bởi không khởi phân biệt, khi ăn cũng chánh niệm, củng chẳng khởi phân biệt là ngon dở, thịt hay chay. Thời nay thì không được như xưa!

Chỉ có người tham tổ sư thiền hoặc mai mới còn làm được như thế. Như ngài Lai Quả thời cận đại, khi ăn cơm do công phu tham thiền khán thoại đầu miên mật nên không biết mình đang cầm bát cơm. Vài tháng sau ngài nghe tiếng chuông bản buổi chiều hoát nhiên buông xuống gánh nặng ngàn cân mà minh tâm kiến tánh.


2. Thấy bằng cái thấy, nghe bằng chính cái nghe, không khởi phân biệt thì chính là thấy nghe bằng tánh giác. Nếu lại đưa cái ý thức phân biệt ở trước sự vật thì đó là cái thấy nghe sai lầm, nên hành động sai lầm, vì vậy gọi là góc vô minh. Cái mái Vi Tính vốn không tên gọi, nay lập tên gọi rồi chấp vào tên ấy thì gọi là tri kiến lập tri. Cái cây vốn không màu xanh vàng đỏ, chỉ do thức phân biệt xanh vàng đỏ, đấy là cái thấy không đúng sự thật, bị ý thức đứng trước che lấp nên không thấy được thực tại vạn pháp.

Vô Kiến tức là không bị ý thức, biến kế sở chấp đánh lừa, không nhìn vạn pháp qua lăng kính của tình thức hư vọng. Chứ không phải là đui mù không thấy. Thấy mà thấy bằng tánh giác trí huệ chiếu soi, không phải bằng ý thức lăng xăng phân biệt chấp trước.

Vô là thể tịch nhiên của tự tánh
Kiến là dụng chiếu soi của tự tánh

Như mặt hồ phẳng lặng có thể chiếu soi rõ mọi bóng hình.

Như ngài Hương Hải Thiền Sư viết:

"Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàng thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vanthuy-dochanh
Bài viết: 63
Ngày: 10/10/13 02:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TlPh

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vanthuy-dochanh »

Đạo hữu trả lời rất hay, tại hạ thật ko ý kiến, nhưng vẫn chưa đúng cái tại hạ muốn hỏi, xin xem lại và chỉ giáo thêm! Chân thành cảm ơn!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vạy xin cho hỏi khi xưa các tỳ kheo được thí chủ dâng cúng các thứ thịt, vậy thì các tỳ kheo ăn đó là ăn cái gì vậy
?

Ngày xưa các thày Tỳ kheo đi khất thực (xin ăn), ai cho cái gì thì ăn cái nấy, không được lựa chọn. Nhưng đức Phật chỉ cho phép các thày Tỳ Kheo được ăn 5 món thịt là :
- không thấy con vật bị giết.
- không nghe tiếng con vật bị giết.
- con vật bị giết không phải có mục đích để cho mình ăn thịt.
- thịt không ôi, thiu.
- .........
"tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức thị Niết Bàn".
Bổn tâm mình có tánh thấy biết. Nếu thấy biết mà nghĩ là mình thấy biết tức là chấp ngã, nên là gốc của vô minh.
Thấy biết mà không nghĩ rằng mình thấy biết tức không khởi vọng tưởng, đây là Niết Bàn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Thánh_Tri đã viết: 1. Thời xưa Phật dạy đi khất thực trì bình, tâm tâm luôn chánh niệm, không ngó đông tây, ai bỏ vô cái gì cũng không biết, bởi không khởi phân biệt, khi ăn cũng chánh niệm, củng chẳng khởi phân biệt là ngon dở, thịt hay chay. Thời nay thì không được như xưa!

Chỉ có người tham tổ sư thiền hoặc mai mới còn làm được như thế. Như ngài Lai Quả thời cận đại, khi ăn cơm do công phu tham thiền khán thoại đầu miên mật nên không biết mình đang cầm bát cơm. Vài tháng sau ngài nghe tiếng chuông bản buổi chiều hoát nhiên buông xuống gánh nặng ngàn cân mà minh tâm kiến tánh.


2. Thấy bằng cái thấy, nghe bằng chính cái nghe, không khởi phân biệt thì chính là thấy nghe bằng tánh giác. Nếu lại đưa cái ý thức phân biệt ở trước sự vật thì đó là cái thấy nghe sai lầm, nên hành động sai lầm, vì vậy gọi là góc vô minh. Cái mái Vi Tính vốn không tên gọi, nay lập tên gọi rồi chấp vào tên ấy thì gọi là tri kiến lập tri. Cái cây vốn không màu xanh vàng đỏ, chỉ do thức phân biệt xanh vàng đỏ, đấy là cái thấy không đúng sự thật, bị ý thức đứng trước che lấp nên không thấy được thực tại vạn pháp.

Vô Kiến tức là không bị ý thức, biến kế sở chấp đánh lừa, không nhìn vạn pháp qua lăng kính của tình thức hư vọng. Chứ không phải là đui mù không thấy. Thấy mà thấy bằng tánh giác trí huệ chiếu soi, không phải bằng ý thức lăng xăng phân biệt chấp trước.

Vô là thể tịch nhiên của tự tánh
Kiến là dụng chiếu soi của tự tánh

Như mặt hồ phẳng lặng có thể chiếu soi rõ mọi bóng hình.

Như ngài Hương Hải Thiền Sư viết:

"Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàng thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm"
tangbong tangbong tangbong
Bài này đạo hữu Thánh_Tri trả lời thật đúng pháp. cafene


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Vanthuy-dochanh đã viết:Đạo hữu trả lời rất hay, tại hạ thật ko ý kiến, nhưng vẫn chưa đúng cái tại hạ muốn hỏi, xin xem lại và chỉ giáo thêm! Chân thành cảm ơn!
Kính đạo hữu Vanthuy-dochanh!
Bởi vì căn cơ mỗi người lợi độn khác nhau nên tùy theo sự mà nói có "vô minh" hay "niết bàn" để dẫn nhập vào đạo. Như ngài Huyền Giác lúc chưa ngộ thì sao nói được câu "thật tánh vô minh tức Phật tánh", nếu không nhờ tổ Huệ Năng khai thị thì chẳng biết bao giờ mới nói được như vây nữa.


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Vanthuy-dochanh
Bài viết: 63
Ngày: 10/10/13 02:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TlPh

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vanthuy-dochanh »

Chư vị đạo hữu đều trả lời rất đúng pháp, tại hạ ko có ý kiến! Nhưng thiết nghĩ ý tứ tại hạ muốn hỏi có phần khác một chút! Nên mình mới xin phép chư vị đạo hữu chỉ dạy thêm! Còn chỗ của bạn quansat nói thì mình ko phải hỏi về điều đó! Mọi chỉ dạy của chư vị đạo hữu từ cạn đến sâu mình đều xin ghi nhận và chân thành cảm niệm công đức! Nhưng ko biết có vị nào mở rộng lòng từ chỉ giáo thêm nữa để cho mình thêm mở mắt!
Như câu 1, ý mình hỏi chẳng phải ở chỗ ngũ tịnh nhục mà nhằm vào chỗ thần lực chư Phật hóa sanh, như vậy tỳ kheo khi ăn là ăn cái gì đó?
Còn ở câu 2 mình sử dụng câu của tổ Huyền Giác nhằm phá bỏ chỗ biệt lập của 2 thái cực vô minh và Niết Bàn nhằm làm sáng tỏ nghĩa lập tri và vô kiến!
Cho nên mình vẫn hy vọng 1 câu trả lời đúng như ý nguyện của mình! Xin cảm ơn sự quan tâm của tất cả các vị!
Sửa lần cuối bởi Vanthuy-dochanh vào ngày 10/10/13 21:02 với 1 lần sửa.


Vanthuy-dochanh
Bài viết: 63
Ngày: 10/10/13 02:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TlPh

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vanthuy-dochanh »

Xin thưa thêm cùng chư vị đạo hữu là tại hạ đưa ra câu hỏi ở đây ko nhằm để thách thức mà chỉ muốn cùng nhau làm sáng tỏ vấn để, để thêm ít nhiều kinh nghiệm trên đường tu! Nên tại hạ rất mong sự ủng hộ của chư vị! Xin chư vị chứng minh và liễu tri cho!


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Như câu 1, ý mình hỏi chắc phải ở chỗ ngũ tịnh nhục mà nhằm vào chỗ thần lực chư Phật hóa sanh, như vậy tỳ kheo khi ăn là ăn cái gì đó?
Còn ở câu 2 mình sử dụng câu của tổ Huyền Giác nhằm phá bỏ chỗ biệt lập của 2 thái cực vô minh và Niết Bàn nhằm làm sáng tỏ nghĩa lập tri và vô kiến!
Cho nên mình vẫn hy vọng 1 câu trả lời đúng như ý nguyện của mình! Xin cảm ơn sự quan tâm của tất cả các vị!
Câu 1:
Chỉ áp dụng cho thời Phật còn tại thế Tỳ Kheo có thể ăn vì đến nơi hoang vắng không có người thì các vị tỳ kheo có thể ăn động vật đã chết. Phật dùng thần lực biến ra con vật đó chứ không phải các vị Tỳ Kheo thật sự ăn thịt.

Câu 2:
Tổ Huyền Giác cũng có nói "thật tánh vô minh tức Phật tánh"
có nghĩa: cái tánh chân thật của vô minh là Phật tánh.
Căn bản Phật tánh không có vô minh bởi vì mê nên mới có vô minh.
Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh như nhau nhưng khác nhau là Giác và Mê.
Giác gọi là Phật, Mê gọi là chúng sanh.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Vanthuy-dochanh
Bài viết: 63
Ngày: 10/10/13 02:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TlPh

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vanthuy-dochanh »

À mình xin lỗi mình viết sai, mình nói là ý chẳng ở chỗ ngũ tịnh nhục, mà chỉ nói ở chỗ từ thần lực Phật hóa ra. Như trong kinh Pháp Hoa nói: "tình cùng vô tình đồng viên chủng trí" hay như ngài Vân Môn có nói:"Cổ Phật cùng cột cái tương ưng" hay "khắp đại địa đều là thuốc" là dùng để chỉ ý này vậy! Mong chư vị tỏ rõ!
Còn câu 2 thì tại hạ chẳng hỏi việc bên mê ngộ chỉ hỏi ở chỗ dung thông của lập tri và vô kiến. 2 cái tuy có khác nhưng phải chăng là "đường xưa lối tẻ không 2 dòng" chăng? Rất mong xét kỹ! Và cũng xin chân thành cảm ơn câu trả lời của đh hoasencoitinh!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vanthuy-dochanh đã viết:Tại hạ là người sơ cơ mới bik chút Phật pháp, nên có một vài thắc mắc hy vọng có đạo hữu nào tinh thông Tam tạng giải đáp giùm chút nghi ngờ này! Tại hạ muốn hỏi vài điều trong kinh Lăng Nghiêm:
1) Các tỳ kheo ăn 5 thứ tịnh nhục, ấy đều là do thần lực Phật hóa sanh, ko co mang căn. Vậy xin cho hỏi khi xưa các tỳ kheo được thí chủ dâng cúng các thứ thịt, vậy thì các tỳ kheo ăn đó là ăn cái gì vậy?
2) kinh nói: "tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức thị Niết Bàn". Tổ Huyền Giác cũng có nói "thật tánh vô minh tức Phật tánh", thế ấy thì chẳng hỏi vô minh cùng Niết Bàn, nay chỉ xin hỏi lập tri cùng vô kiến thì lại là sao?
Mong chỉ giáo!
Câu 1:

Trước nói việc hình tướng 5 tịnh nhục là:

1. Không nghe vật kêu khi chết
2. Không thấy vật bị giết chết
3. Không biết người ta giết vật là cho mình ăn

Đó gọi là Tam Tịnh Nhục. Nếu cộng thêm
4. Thức ăn con vật ăn dư
5. Con vật tự chết rồi mới ăn

Tổng cộng là Ngũ Tịnh Nhục.

Nhưng dù là nói thế hễ ăn thịt thì có dính liếu nhân quả, chỉ là nặng hay nhẹ mà thôi.


Tiếng lên hiểu sâu xa hơn thì: Không thể y kinh giải nghĩa bởi tam thế phật quan.

Theo Phá Tướng Luận ở trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất của Trúc Thiên dịch:
Còn ăn cũng có năm thứ ăn:

- Một là ăn thức vui của pháp - pháp hỷ thực - đó tức là y giữ chánh pháp, vui mừng vâng làm.

- Hai là ăn thức ngon của thiền - thiền duyệt thực - đó tức là trong ngoài lọc sạch, thân và tâm vui đẹp.

- Ba là ăn thức ăn của niệm - niệm thực - đó tức là thường niệm chư Phật, tâm và miệng hợp nhau.

- Bốn là ăn thức ăn của nguyện - nguyện thực - đó tức là trong lúc đứng, đi, nằm, ngồi luôn phát nguyện lành.

- Năm là ăn thức ăn của giải thoát - giải thoát thực - đó tức là tâm thường thanh tịnh, chẳng nhuốm bụi tục. Ăn năm món ăn ấy gọi là giữ giới chay lạt.

Người nào không ăn năm món ăn thanh tịnh như trên, mà cứ rêu rao là trai giới, thì không đâu có được... Ðó chỉ là phá chay. Mà đã phá thì sao rằng phước được?

Kẻ mê trong đời không ngộ được lẽ ấy, thả lỏng thân tâm, làm đủ việc dữ, ham muốn bốn tình chẳng chút thẹn thùng. Chỉ dứt có ăn ngoài mà tự coi là chay lạt, thật không đâu có được

Theo thiển ý của tôi thì:

5 thứ tịnh nhục ở đây không phải là đồ ăn rau thịt, mà ý nghĩa ở đây là:

Thấy bằng chính cái thấy
Nghe bằng chính cái nghe
Ngữi bằng chính cái ngữi
Nếm bằng chính cái nếm
Xúc bằng chính cái xúc

Vậy ăn đây gọi là "thiền duyệt vi thực". (Yếu Chỉ Kinh Lăng Nghiêm là nhắm vào Sáu Căn nên giải thích như thế nầy thì hợp với ý và nội dung Kinh Lăng Nghiêm)

Không có mạng căn nghĩa là không có ý thức xen vào, bởi có thì "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn".

Thân lực của Phật ở dây dụ cho cái dụng của Tánh Giác (Phật) nơi mình.

Sở dĩ thấy bằng thấy, nghe bằng nghe là do Tánh Giác tịch mà chiếu soi, cho nên gọi là thần lực Phật (tánh giác) hóa sanh (chiếu soi thấy nghe hay biết qua các căn, không phụ thuộc vào ý thức (không mạng căn).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Nếu đh Vanthuy-dochanh truy cho tới cùng thì vọng càng thêm vọng. Khi Giác rồi thì tự mình mới có thể tỏ rõ, không cần phải hỏi han ai khác.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách