Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Ngọc Bạch
Bài viết: 2
Ngày: 25/10/13 01:39
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tân Vạn, Biên Hòa, Đồng Nai

Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngọc Bạch »

xin cho hỏi, tôi đọc tụng Kinh Địa Tạng, phẩm thứ 12, thấy có phần 6 Tiên Vong Được Phước, như tôi mất cha từ nhỏ, đi xem bói ai ai cũng nói có 1 người đàn ông theo độ tôi nhiều lắm, đó là cha tôi, nhưng cha tôi mất từ lúc tôi lọt lòng, nên khi ngủ tôi chưa bao giờ mơ thấy cha, nhưng họ hàng tôi thì ai ai cũng gặp trong mơ, và nói cha tôi rất linh, tôi cũng biết vậy vì mỗi khi tôi xin cha phù hộ việc gì, thì y như rằng việc đó được như mong cầu, nay tôi đọc kinh Địa Tạng, thấy có nói về việc muốn biết thân quyến của mình sanh vào chốn nào thì "trong 21 ngày, chuyên lòng chiêm lễ hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ Tát và niệm lấy danh hiệu ngài đủ số 1 muôn biến, sẽ đặng Địa Tạng Bồ Tát hiện vô biên thân, mách cho người đó rõ nơi cõi cuả hàng thân quyến sớm khuất kia đã sanh về. Hoặc trong giấc mộng, Địa Tạng Bồ Tát hiện sức thần thông lớn, tự dắt người đó đến các thế giới thấy hàng quyến thuộc." Rất đúng với lòng mong cầu của tôi, nhưng tôi thắc mắc, một muôn biến là bao nhiêu biến của mình, 1.000 biến chăng? Vậy xin quý vị đồng tu giải thích cho tôi được tường tận. Xin cám ơn :)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Tốt nhất là bạn đừng nên đi xem bói nhiều, nhằm khi họ nói sai, bịa đồn thổi 1 vài điều rồi tin vào thì có ích gì, tuy trong lời họ không phải là không có lời nào tốt, nhưng tổn nhiều hơn lợi.

1 muôn biến tức là 10000 biến. Nhưng đâu nên chấp trước nhất định là số biến như thế ấy!
21 ngày cũng đâu phải là nhất định số ngày ấy!
Người nghiệp chướng nhẹ thì cảm ứng số ngày ít hơn, người nghiệp nặng thì có thể cả tháng, cả năm cũng chưa cảm ứng như thế.
Tùy theo mức độ chí thành và cung kính của mỗi người mà cảm được Thánh ứng.
Ở chỗ này bạn phải nên chú ý đến lời đức Phật dạy:
chuyên lòng chiêm lễ hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ Tát và niệm lấy danh hiệu ngài đủ số 1 muôn biến
Hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát trong thế gian chính là: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự các bậc thầy (hiếu kính), từ tâm không giết hại, tu thập thiện nghiệp.
Bạn chuyên lòng làm theo các pháp như trên, rồi nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát thì nhất định có ngày cũng sẽ cảm ứng đến ngài hiện thân đến bên bạn như trong Kinh đã nói.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Bạch Ngọc.
Sự linh ứng của Kinh Địa Tạng
"trong 21 ngày, chuyên lòng chiêm lễ hình tượng của ngài Địa Tạng Bồ Tát và niệm lấy danh hiệu ngài đủ số 1 muôn biến, sẽ đặng Địa Tạng Bồ Tát hiện vô biên thân, mách cho người đó rõ nơi cõi cuả hàng thân quyến sớm khuất kia đã sanh về. Hoặc trong giấc mộng, Địa Tạng Bồ Tát hiện sức thần thông lớn, tự dắt người đó đến các thế giới thấy hàng quyến thuộc."
như thế nào thì tôi không rõ.
Nhưng sự linh ứng của Kinh Pháp Hoa với lời nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát :
"Thế Tôn! Nếu đời sau, sau năm trăm năm trong đời ác trược, hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, người cầu tìm, người thọ trì, người đọc tụng, người biên chép, mà muốn tu tập kinh Pháp Hoa này, thời trong hai mươi mốt ngày, phải một lòng tinh tấn, mãn hai mươi mốt ngày rồi, con sẽ cưỡi tượng trắng sáu ngà, cùng vô lượng Bồ-tát vây quanh, dùng thân mà tất cả chúng sanh ưa thấy, hiện nơi trước người đó để vì nói pháp chỉ dạy cho lợi ích vui mừng cũng lại cho chú Ðà-la-ni."
Thì tôi có chứng.
Quả thật, Phật và Bồ Tát không nói sai.
Vấn đề là bạn có đủ niềm tin và quyết tâm để làm việc đó không thôi.
Nếu bạn không đủ niềm tin thì chắc chắn bạn không niệm Địa Tạng Vương Bồ Tát đủ một vạn biến.
Nếu bạn không đủ quyết tâm thì bạn không thể niệm Địa Tạng Vương Bồ Tát liên tục trong hai mươi môt ngày.
Còn cái quan trọng nhất là lúc niệm Phật hay Bồ Tát thì phải nhất tâm, lúc đó mới có sự linh ứng.
Chúc bạn linh ứng với bổn nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát


new member
Bài viết: 4
Ngày: 01/12/13 06:03
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vĩnh lộc A-Bình Chánh,tpHCM

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi new member »

hihi! Kinh Địa Tạng

"Diệt tội chướng: Sau khi người bịnh đó mạng chung thời thời dầu cho từ trước có tội vạ nặng nhẫn đến năm tội Vô-Gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh vào đâu cũng thường nhớ biết việc đời trước…..
Huống nữa là người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác vẽ đắp, người đó khi thọ quả báo chắc đặng nhiều lợi lớn….
Này Phổ Quảng Bồ Tát! Vì thế nên, nếu ông thấy có người nào đọc tụng kinh này, cho đến chỉ trong một niệm khen ngợi kinh này, hoặc là có lòng cung kính đối với kinh, thời ông cần phải dùng trăm nghìn phương chước khuyến hóa người đó, phát lòng siêng năng chớ đừng thối thất, thời có thể được trăm nghìn muôn ức công đức không thể nghĩ bàn ở hiện tại và vị lai…."
-->Có 5 đại tội là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm Phật chảy máu, làm chia rẽ chư Tăng. Thế nên ai mà cứ thực hiện 5 đại tội này rồi thọ trì Kinh Địa Tạng, biên chép Kinh, vẽ hình Địa Tạng…thì hết tội. Phản Chánh Pháp như vậy mà được sao? Phản pháp luật của quốc gia mà được sao? Phản nhân quả như vậy mà được sao? Đó là chưa nói đến thời Phật tại thế là chưa có chữ Viết, giấy mực thì làm gì Phật bảo là “chép Kinh”, khuyến khích biên chép, thiệt sự là Kinh dỏm rồi chứ còn gì nữa. Chối cãi nào được. Nó bảo như vậy là mục đích làm cho nó càng lan truyền nhiều hơn trong dân chúng, để cho những sư được ngồi mát ăn bát vàng từ các tín đồ nhẹ dạ, cả tin cúng dường . Cái tượng Địa Tạng cầm cái trượng là 1 trong 18 loại binh khí của thiếu lâm Trung Quốc đó (qua Trung Quốc thì bị chế biến, xào nấu thêm), chứ Ấn Độ thời Phật làm gì mà có cái trượng đó. Hiểu ra chưa? “Được trăm nghìn muôn ức công đức không thể nghĩ bàn ở hiện tại và vị lai” là hứa lèo, hứa láo, lừa gạt. Kinh cũng có câu “không thể nghĩ bàn” vì chúng sợ người ta suy tư, phân tích ra giả dối của chúng nên chặn họng người khác lại bằng vũ khí tự vệ “không thể nghĩ bàn”. lừa dối thì phải vậy chứ. Ai gieo nhân thì có ngày gặt quả. Địa Tạng là ai mà tạo ra nhân quả thiện cho người khác? Nếu làm được thì Phật Thích Ca và chư Thánh đã làm rồi, đâu cần biểu tượng Địa Tạng không có thật làm. Xạo quá lố, nổ bom dữ dội. Vô số người Việt bái lạy cái tượng vô tri vô giác là sao? Là do tham dục (Tập Đế) mà ra. Tứ Diệu Đế hiển hiện một cách chính xác như vậy đó chứ. Thế nên, có ai bênh vực Kinh Địa Tạng này thì chắc chắn người đó sống bằng cái nghề hèn mọn là “trộm cướp của bố thí” của chúng sanh để nuôi cái mạng hạ liệt, còn không là một người u mê khó dạy bảo. Ai mà cãi thì sẽ bị rơi vào một trong 3 thái độ sau đây: “Người ấy bị Ta khéo cật vấn, nạn vấn, thảo luận như vậy, không có chỗ nào, không có trường hợp nào, ngoài cách dựa vào một trong ba thái độ như sau: Hoặc là tránh né về vấn đề với một vấn đề khác, sẽ hướng dẫn câu chuyện ra ngoài đề tài chính, hay tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, và bất mãn hay im lặng, hoang mang, rụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói gì, như du sĩ Sarabha.” (Tăng Chi Bộ, Chương 3, 5-7)

Cái câu ngu si như thế này mà ai cũng xưng tụng là mật nghĩa thâm sâu: “khi nào địa ngục hết sạch chúng sanh (không còn ai) thì Ta (Bồ Tát Địa Tạng) mới thành Phật”. Câu này là cái câu đần độn, tối nghĩa, lừa gạt chứ hay ho gì. Giải thích: nhân quả không bao giờ dừng, không ai có khả năng làm đứng lại luật luật nhân quả được cho nên địa ngục không bao giờ hết chúng sanh. Nếu cứu được hết chúng sanh thì Phật Thích Ca và các vị A la hán nhập Niết Bàn làm chi. Hễ ai vô minh thì vào địa ngục, ai không tu đúng Chánh Pháp là vào địa ngục, ai chưa thực hành Tứ Niệm Xứ là vào địa ngục. Những cái tên hoang tưởng, ngu si với tham dục chưa dứt hồi xưa mới nghĩ ra Địa Tạng, chứ người có Chánh Trí thì làm sao mà phát khởi hoang tưởng Địa Tạng trong tâm. Thế nên, ai mà được Địa Tạng cứu từ Địa Ngục lên đây, khai báo cho moï nguoi biết coi? Đừng có phản lời Phật: “Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.”


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào New Member.
Trong bài viết trên của bạn tôi thấy bạn viết :
"thời Phật tại thế là chưa có chữ Viết, giấy mực thì làm gì Phật bảo là “chép Kinh”, khuyến khích biên chép."
Tôi thật sự choáng vì nhận định của bạn.
Vì nếu nhận định của bạn đúng thì nhiều Kinh điển Đại Thừa bị phủ nhận (Không phải chỉ riêng Kinh Địa Tạng), do không phải từ Kim Khẩu của Đức Bổn Sư thuyết ra.
Bạn có chứng cứ gì không khi viết như trên ?
Tôi tham khảo trên mạng thấy có bài viết sau :
Kinh điển Phật Giáo
Tác giả: Chính Hạnh
Địa chỉ bài viết : http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin171.htm
Tôi trích dẫn đoạn viết sau :

"Những bài pháp đức Phật thuyết trãi qua 45 năm hoằng hóa của ngài, đã không được ghi lại bằng văn tự từ lúc Phật đương thời cho đến mấy thế kỷ sau khi ngài nhập diệt, không phải lúc đó Ấn độ chưa có chữ viết, thật ra kinh Vệ Ðà của Bà La Môn đã được ghi chép bằng chữ Phạn từ trước thời đức Phật.
Những đại đệ tử của Phật như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên trước kia ở phái San Xa Dạ thuộc Lục Sư ngoại đạo, mỗi người có đến 100 đệ tử, cũng đại đệ tử như Ðại Ca Diếp vốn thuộc dòng dõi Bà La Môn, còn những vị vương tử khác thuộc dòng dõi Sát Ðế Lợi như A Nan, A Na Luật, Nan Ðà, Ma Ha Nam ... dĩ nhiên những người đó làu thông chữ nghĩa Sanscrit, nhưng kinh điển đã không được ghi chép vì theo Tạng Luật của nhiều bộ phái còn ghi lại sự kiện sau đây: "Bấy giờ có hai anh em Bà La Môn xin xuất gia theo Phật. Họ yêu cầu Ngài cho phép họ tụng, đọc những lời Ngài dạy theo kiểu tụng đọc kinh điển Vệ Ðà mà họ đã quen đọc, họ cũng yêu cầu sử dụng tiếng Sanscrit và sắp xếp câu văn thế nào cho hoa mỹ như cách hành văn của Sanscrit trong kinh điển ấy ".


Ngoài ra tại địa chỉ http://thanhtra.edu.vn/danh-muc/detail/ ... trien.html
Có bài viết như sau (Tôi trích đoạn) :

Những yếu tố cho thấy sự phát triển của văn hóa Ấn Độ :
Chữ viết, văn học
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này ...
Tử tưởng tôn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain và đạo Xích.
Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)...Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN ), giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN - đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN - nay)
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn.


Nếu hai bài viết trên là có thể tin cậy được. Thì lập luận của bạn :
"thời Phật tại thế là chưa có chữ Viết, giấy mực thì làm gì Phật bảo là “chép Kinh”, khuyến khích biên chép."
là lập luận không đúng.

Nếu bạn có chứng cứ chính xác, tin cậy được là thời Đức Phật chưa có chữ viết, mong bạn chia sẻ.


old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

Những nghiên cứu mới đây của học giả Salomon cho thấy rằng không có chữ viết vào thời Đức Phật. Nhưng chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là chữ viết Brahmi (Prakrit) và chữ viết Karosthi xuất hiện sau này vào thời đại vương triều Maurya của vua Asoka. Theo bằng chứng ghi lại của sử gia Hy Lạp, ông Megasthenes (250-290 trước CN) đã ghi rõ là không hề có chữ viết vào thời kỳ đầu của triều đại Maurya và sự thất bại liên tục của những nhà khoa học trong nỗ lực tìm kiếm bằng chứng về chữ viết tồn tại vào thời tiền Maurya trước Vua Asoka. Tuy vậy, những bằng chứng đó cũng vẫn chưa đủ kết luận được điều gì. Mặc dù sau đó, chữ viết đã bắt đầu được dùng để ghi chép lại những chỉ thị, lời dạy, nhưng nó không được phổ biến rộng rãi. Nền giáo dục lúc bấy giờ vẫn nhấn mạnh vào tư duy của trí nhớ, thuộc nhiều và nhớ lâu. Vì thế, một điều rõ ràng là truyền thống truyền miệng đã tiếp tục hình thành là tập quán chính đề truyền thừa Giáo Pháp Phật Giáo. Nhưng nhà sư vẫn bắt buộc phải thuộc nhớ Giáo Pháp ngay cả sau khi chữ viết đã ra đời và có khả năng ghi chép lại kinh. Chẳng hạn như cho đến tận hôm nay, những tu sĩ theo Phật Giáo Nguyên Thủy ở Miến Điện vẫn đọc tụng thuộc lòng kinh điển các Giáo Pháp.
Mặc dù các trường phái, bộ phái khác đã bắt đầu dùng tiếng Phạn hay pha trộn tiếng Phạn để làm ngôn ngữ truyền thừa, nhưng trường phái Trưởng Lão bộ chính thống (ngày nay được cho là Phật Giáo Nguyên Thủy) vẫn nghiêm ngặt giữ tiếng Pali. Vì thế, những tu sĩ của Trưởng Lão Bộ rất tinh thông trong việc đọc tụng kinh điển bằng tiếng Pali, cùng với khả năng thuộc nhiều, nhớ lâu của họ, như là một kỹ năng truyền thống được nhấn mạnh phát triển ở Ấn Độ từ thời cổ xưa đến tận sau này trong giáo dục. Nhiều nhóm tu sĩ khác nhau phụ trách việc thuộc, nhớ, và tụng đọc những phần khác nhau của Tam Tạng Kinh Tipitaka, vì vậy vấn đề sẽ không phải là quá khó khăn khi tất cả họ cùng nhau tụng đọc lại toàn bộ Tam Tạng Kinh Tipitaka bằng cách kết hợp lại khả năng thuộc nhớ của nhiều nhóm. Trong văn học kinh điển Pali, chúng ta sẽ thấy rất nhiều từ ngữ mô tả về những tu sĩ, vì những phần hay phạm vi của Tam Tạng Kinh mà những nhóm tu sĩ khác nhau đó “chuyên trì” hay thuộc, nhớ, tụng đọc, chẳng hạn như:
1) Suttantika: Thầy hay Pháp Sư về Kinh tạng (Sutta Pitaka)
2) Vinaya-dhara: Thầy hay Pháp Sư về Luật tạng (Vinaya)
3) Matika-dhara: Thầy hay Pháp Sư về matika hay Diệu Pháp tạng (Abhidhamma)
4) Digha-bhanaka & Majjhima-bhanaka: Thầy hay Người chuyên trì tụng về Trường Bộ kinh (Digha-Nikaya) & Trung Bộ kinh (Majjhima –Nikaya).
Điều này hoàn toàn xác minh được rằng những bậc Trưởng Lão (Tỳ kheo) vào những ngày xa xưa đó đã phát triển được một hệ thống truyền thừa tập thể một cách khoa học như vậy cho nên đã có thể gìn giữ nguyên vẹn giáo điển Tam Tạng Kinh trong trí nhớ của các Ngài.
Nhiều bậc Trưởng Lão trong số đó là những A-la-hán, và theo định nghĩa của Phật, là những người “hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh” đã không còn dính vào dục vọng, điều xấu ác và vô minh (tham, sân, si). Và với Tâm thanh tịnh, các Ngài rõ ràng càng có thêm khả năng tập trung để học, tụng, thuộc và ghi vào trí nhớ những Lời Dạy của Đức Phật.
Vì vậy, ngày ấy các Ngài đã có thể bảo đảm rằng những Lời Dạy của Đức Phật được bảo tồn, gìn giữ một cách kiên trung và truyền thừa cho những thế hệ con cháu sau này và chúng ta.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Gần đây tôi có xem và nghe một số Video Clip của một Giảng sư, Giảng sư này cũng đưa ra lập luận rằng Kinh Địa Tạng là do người Trung Quốc chế ra, với một số điểm lập luận tương tự như bạn New Member.
Ngoài ra, Giảng sư này còn cho rằng Kinh Điển Đại Thừa (Tịnh Độ Tông, Mật Tông) là do các Sư Tổ (hay Thánh Tăng) chế ra, không phải là Kinh do Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thuyết. Do đó, các Bồ Tát cũng là được chế ra nốt, không có thật.
Trên đời chỉ có duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni !
Thật sự là khi nghe điều này, tôi thấy hoảng hốt, choáng váng.
Nếu như Giảng Sư này nói là đúng, thì từ xưa đến nay các chùa lập tượng Phật A Mi Đà, Phật Dược Sư ..., tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí ... chỉ để làm đẹp thôi sao? Những Phật tử thành tâm lễ bái, niệm tụng các vị Phật và Bồ tát nói trên là việc ngớ ngẩn ? Những câu chuyện kể về những người được vãng sinh Tịnh Độ là chuyện ba lăng nhăng ?
Bình tâm suy ngẫm lại vấn đề trên, tôi thấy quan điểm của Giảng Sư này là thiếu sáng suốt.
Nhân chủ đề này có bài viết tương đối liên quan, tôi muốn chia sẻ một số quan điểm của tôi.
Đành rằng, trong các Kinh điển Paly (được nhiều người coi là Kinh Nguyên Thủy, là Kinh duy nhất đáng tin cậy) không thấy Đức Bổn Sư giới thiệu cụ thể một vì Phật nào. Nhưng trong các Kinh điển này, tôi không thấy Đức Bổn Sư khẳng định hay nói rằng mình là Phật duy nhất.
Trong
Kinh Tương Ưng 2 Thiên Nhân Duyên
Chương I Tương Ưng Nhân Duyên-Đại Phẩm Thứ Bảy
Người Dịch : Hòa Thượng Thích Minh Châu
Có đoạn Kinh sau :
"Ví như, này các Tỷ-kheo, một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Người ấy đi theo con đường ấy, trong khi đi theo con đường ấy, người ấy thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao với thành lũy đẹp đẽ.
Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy báo cáo với vua hay vị đại thần: “Chư tôn hãy biết, trong khi đi ngang một khu rừng, một chặng núi, tôi thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao, với thành lũy đẹp đẽ. Thưa các Tôn giả, hãy xây dựng lại ngôi thành ấy”.
Rồi này các Tỷ-kheo, vị vua hay vị đại thần cho xây dựng lại ngôi thành ấy. Và ngôi thành ấy, sau một thời gian lớn lên và trở thành một thành phố phồn vinh, thịnh vượng, đông đúc, tràn đầy người ở.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Đây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Con đường ấy, này các Tỷ-kheo, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy ..."
Tại đoạn Kinh văn này, ta hiểu ra, ngoài Đức Bổn Sư còn có các vị Chánh Đẳng Giác khác.
Như vậy không thể khẳng định Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật duy nhất.
Do vậy, nhờ chính đoạn Kinh văn trên trong Phật Giáo Nguyên Thủy mà ta biết rằng ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu ni còn có các Đức Phật khác.
Vậy lập luận rằng chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật duy nhất đã được bác bỏ.
Ngoài ra, về vấn đề không tồn tại các Bồ Tát thì cũng lập luận tương tự. Đức Bổn Sư trong Kinh điển Paly cũng không khẳng định mình trước đây là vị Bồ Tát duy nhất, do đó việc tồn tại các Bồ Tát khác là việc đương nhiên.
Vậy việc Giảng Sư nêu ra lập luận ở trên là thiếu sáng suốt.
Mong rằng những ai đã nghe đoạn Video Clip trên không vì thế mà hoang mang, dao động đối với Phật Pháp Đại Thừa.
Mạn bàn về sự xuất hiện và tính minh bạch của Kinh điển Đại Thừa.
Nếu coi rằng các Kinh Điển Đại Thừa chỉ xuất hiện khoảng năm sáu trăm năm sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn, vậy do ai viết ?
Tôi đưa ra ý kiến sau đây để các bạn tham khảo
Ta thấy, tại thời Đức Phật tại thế, số lượng phật tử được Đức Thế Tôn giảng dạy và chứng quả rất nhiều . Nếu chỉ cần một số vị trong các vị này, tái sinh lại cõi Ta Bà, tu tập chứng quả A La Hán, thì nhờ Túc Mạng Minh, họ có thể nhớ được nhiều đời nhiều kiếp của mình từ đại cương tới chi tiết. Do đó, viết ra những Kinh Điển này.
Còn Kinh điển Đại Thừa có phải là ngụy tạo không ?
Tôi thấy để chứng minh được điều này, cách tốt nhất là lấy thực tiễn là thước đo.
"Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá chân lý"
Thực tiễn cụ thể ở đây là gì ?
Đó là thành quả của những vị tu chứng.
Ví dụ Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm v.v... hay các Phật tử được vãng sinh về Tịnh Độ v.v...
Đó chính là những hình ảnh trung thực, sống động về tính chính thống của Phật Giáo Đại Thừa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng : Có vô lượng, vô biên thế giới.
Tất nhiên trong các thế giới đó có cái có sự sống (chúng sanh),
Mà có chúng sanh tất sẽ có phiền não, đau khổ.
Có chúng sanh đau khổ tất sẽ có Phật ra đời để cứu độ.

Kết luận : Theo khoa học thì có vô số chư Phật ở khắp mười phuơng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Tôi thường nói, không nên hiểu kinh đại thừa bằng ngôn từ bóng bẩy hay chấp vào nghĩa đen. Nếu hiểu theo chữ nghĩa thì không trúng với tư tưởng Đại Thừa, sẽ lầm lạc.

2. Địa Tạng là dụ cho Đất Tâm nơi mỗi chúng sanh, nói cách khác là một danh từ khác để diễn tả Tự Tánh.

3. Địa ngục chúng sinh là dụ cho tâm của những người nào đầy ác độc, tranh dành, thù hận, ganh ghét đố kỵ, v.v... tâm mà chứa đầy những điều không sấu xa tội lỗi thì là tâm đau khổ, nên dụ cho địa ngục nhiều khổ đau cực hình.

4. Do vậy Phật dạy trong Kinh Địa Tạng, phải quay về chiêm ngưỡng lễ bái niệm Địa Tạng, nghĩa là quay về nương tựa với Đất Tâm Rộng Lớn (Phật Tính) nơi chính mình. Không phải chiêm ngưỡng lễ bái niệm bằng hình tướng mà mình hiểu theo văn tự nghĩa đen đâu nhé, nhiều người hiểu lầm nghĩa đen rồi cho Kinh Địa Tạng là mê tín là làm tội lỗi gì rồi cái bái lạy là hết tội, hiểu vậy là sai lầm, vậy mà có rất nhiều người hiểu sai làm sai rồi nên khiến người ta chê cười Phật Pháp. Phải biết Quay trở về nương tựa Tự Tánh mình cần phải có phương pháp tham thiền mới được.

5. Câu: "Địa ngục bất không thệ không thành phật, địa ngục vị không phương chứng Bồ Đề". Nghĩa là sao?

Câu ấy có nghĩa là khi cái tâm mình con lăng xăng sinh khởi đầy niệm ác độc tranh dành, thù hận, ganh ghét độ kỵ v.v... thì những tâm sấu ấy nó che mất Tự Tánh Giác (Đất Tâm Địa Tạng) nơi mình, cho nên nếu một ngày không độ tận hay làm sạch các tâm chúng sanh ấy thì chưa thể thành Phật (thấy được Đất Tâm Địa Tạng). Còn khi nào không còn các tâm chúng sanh đó nữa, hay độ tận các tâm ấy rồi thì tự tánh sẽ tự hiển bài, tức là chứng Bồ Đề.

Còn hiểu lầm theo nghĩa đen thì sẽ hoan mang không trúng vào đâu rồi sanh kiến giải bình luận phỉ báng Phật Pháp tạo thêm tội tam đồ mà thôi.

Các vị hãy tu đi, tham thiền rồi thì từ từ sẽ hiểu lời Kinh Đại Thừa dạy. Chứ không tu không tham thiền, dù tri thức phàm phu mà so lường lời nói của bậc thánh thì sao mà được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

Đạo phật là đạo của sự thật,khoa học,...có nói có, không nói không chứ không có chuyện lập lờ,nghĩa bóng đen lẫn lộn,đánh cấp khái niệm.... như thế được !


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

old member đã viết:Đạo phật là đạo của sự thật,khoa học,...có nói có, không nói không chứ không có chuyện lập lờ,nghĩa bóng đen lẫn lộn,đánh cấp khái niệm.... như thế được !
Ông nói vậy thì chỉ hiểu một phần mà không hiểu toàn bói cục.

Văn học Ấn Độ thật bóng bảy với đầy nghĩa ẩn dụ, bởi Phật Pháp là đạo học chứ không phải triết học, huống nữa tâm tánh thì siêu tình tuyệt lý làm sao dùng từ thế gian mà diễn tả trong khi nó vượt ngoài thế gian? Giống như một thành phố mình chưa đến bao giờ, có người đi đến đó rồi kể lại, thì người kể lại làm sao kể cho mình hiểu? Chỉ có thể dùng những từ ngữ bản xứ, những đồ vật bản xứ để ví dụ diễn tả thôi. Đó gọi là "Ngón tay chỉ trăng". Người nghe phải nương những gì diễn tả bằng ngôn ngữ mình để hiểu, nhưng cũng không chấp thật vào đó bởi chừng nào tận mặt đến thành phố đó thì mới rõ ràng được. Như chái chôm chôm chẳng hạng, một người chưa từng thấy chôm chôm được nghe kể về chôm chôm, thì người kể phải dùng danh từ bản xứ để tạm diễn tả, nó có vỏ long bọc bên ngoài, nó màu đỏ khi chính v.v... giống như trái "..." bản xứ mà có long.

Hơn nữa tâm tánh thì không hình không tướng cùng khắp mười phương. Cái không hình không tướng ấy làm sao mà diễn tả cho đặng, nên dùng "Địa Tạng" (Đất Tâm dung chứa mọi thứ) mà ví dụ. Tất cả mọi thứ trên đời không ngoài tâm mà có nên kinh nói "Nhất thiết duy tâm tạo". Vậy con người ai ai cũng biết đất là cái gì, và đất bao la dung chưa mọi vật, cây cỏ hoa lá, các loài vật đều do đất mà sinh. Cho nên ví dụ thế thì ai ai cũng hiểu được.

Khái niệm cũng là giả lập, đã giả lập thì đâu đúng, mình lại chấp vào khái niệm thì đã sai lầm.

Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật nầy không phải do bộ não thức phần mà hiểu được. Bởi dùng trí thức thế gian mà hiểu thì đó là tri thức thế gian, chẳng phải Trí Bát Nhã của Tự Tánh Hàm Tạng Địa Tạng.

Khoa học có giới hạng của nó, bởi vì chỉ có thể triển khai khám phá những gì thuộc tương đối. Phật Pháp thì vượt ngoài tương đối, nên Khoa học không đến được. Chỉ có thể giúp giải thích hiện tượng vật lý của mọi sự vật mà không thể giúp được ở phần Tâm Tánh.

Khoa học là hướng ngoại tìm cầu. Nên miên viễn rời xa chân lý. Nhân duyên trùng trùng vô thủy vô chung, biết bao giờ mới hết?

Trong khi Phật Pháp là xoay vào trong tâm mình mà nhận lấy. Xong nói là xoay vào trong mà cũng không phải trong, bởi tâm tánh thì không hạng buộc ở trong, ở ngoài, ở giữa.

Vài hang mong hàng giả liễu tri.
Bảo Trọng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Ngọc Bạch đã viết: Rất đúng với lòng mong cầu của tôi, nhưng tôi thắc mắc, một muôn biến là bao nhiêu biến của mình, 1.000 biến chăng? Vậy xin quý vị đồng tu giải thích cho tôi được tường tận. Xin cám ơn :)
Một muôn biến = 10.000 biến đạo hữu à!

Nếu ĐH tin tưởng vào Bổn Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng thì cứ vậy tinh tấn, chí thành mà thực hành. Hễ nghe lời ai nói khiến cho lòng tin vào Bổn nguyện của Bồ Tát Địa Tạng bị lung lay, hoặc sanh tâm ngờ vực, thối tâm thì đừng bao giờ nghe theo họ nhé. cafene Có vài vị họ không tin vào Bồ Tát, lại có vài vị không tin vào sức cứu độ của tha lực, hoặc lại có vị chấp lý bỏ sự...! Tốt nhất đừng nghe theo mấy vị đó.

Nếu trì tụng được 10.000 biến thì quá là tốt, hoặc là ĐH tin tưởng, chí thành được như nguyện của mình. Hoặc do công đức trì tụng chí thành ấy mà cứu được người thân mình, hoặc do công đức ấy mà tự chuyển hóa tham, sân, si của chính mình, nên lúc đó Tâm an nhiên tự tại, biết tùy duyên và không còn mong cầu được thấy điều chi nữa, vì biết rõ lúc ấy cần làm gì để tốt cho thân nhân quá cố, tốt cho chính bản thân mình. Dù là kết quả như thế nào cũng đều tốt. cafene Đừng nghe ai xỉa xói mà nản nha. :D


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách