Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

-Mang tính sự thật : 4 chân lý về khổ .(Kinh "ví dụ con rắn" đức phật khẳng định 45 năm thuyết pháp ta chỉ nói đến sự "khổ và diệt khổ"-->Giao Phap cua Phat kg vuot ra ngoai Tu Dieu Đe)...
-Mang tính khoa học : diệt khổ 1 cách khoa học, đạt Niết bàn 1 cách khoa học,tung giai doan cu the(7 giai doan trong kinh Tram xe) = con đường Bát Chánh Đạo = con đường Giới-Định-Tuệ (là con đường duy nhất)...hihi! tangbong baibaibai
-them 1 ti : Ai ma quan niem thoi Mạt Phap van nguoi tu hanh dac dao chi có 1 người đó rất thiếu trách nhiệm và rất ẩu thả trong suy xét. Giáo Pháp thật sự của Đức Phật rất dễ thực hành và rất dễ “thấy” kết quả qua từng giai đoạn(7 gd ) có thể kiểm chứng ngay, nó rất cụ thể chứ không trừu tượng khó hiểu như nhiều người đã không biết !


old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

@ nippon :
- về chùa lập tượng : bản thân các tượng này kg có tội tình chi quan trọng là phát triển các đức tính và các hạnh Balamat đại diện cho "hình tượng" đó!
- vãng sanh : câu chuyện vãng sanh là vấn đề 1 chiều ,logic hơn thì câu chuyện trên chấp nhận phải mang tính 2 chiều !
ví dụ : tôi chưa từng qua Mỹ nhưng tôi dám khẳng định là "nước Mỹ là có thật" vì có rất nhiều người qua đó(1 chiều) và về lại việt Nam (1 chiều nửa ) .Vãng sanh Tây Phương hiển nhiên được Chấp Nhận khi điều này được thực hiện 1 cách 2 chiều!
note: xét khía cạnh sự thật chứ kg xét khía cạnh hình tượng,phương tiện (nghĩa bóng) ...còn bàn luận về hình tượng,phương tiện thì chân lý "SƯỚNG ĐẾ" ở tây Phương thì ôi thôi...sẽ thấy được nó phản lại Chân Lý "tứ diệu đế" của Đức Thế Tôn như thế nào?
"Này các Tỳ kheo, những Sa môn và Bà la môn nào không hiểu biết như thật “Ðây là khổ”, không hiểu biết như thật “Ðây là khổ nhân”, không hiểu biết như thật “Ðây là khổ diệt”, không hiểu biết như thật “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt” thời này các Tỳ kheo, những Sa môn và Bà la môn ấy không được ta thừa nhận là Sa môn trong hàng Sa môn hay Bà la môn trong hàng Bà la môn, và các tôn giả ấy, ngay trong đời này, cũng không tự mình chứng đạt thắng trí và an trú trong sự thành tựu mục đích của Sa môn và Bà la môn."
(Tiểu Bộ Kinh – Samanabramana Sutta – Sa môn chân chánh – Phật Thuyết Như Vậy, Thích Minh Châu dịch Việt)”


old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 659,kinh Đại Bát Niết Bàn)
-hãy chứng minh "niệm phật vãng sanh tây phương trong Tịnh độ là thực hành Bát Chánh Đạo" và "Phật a di đà đang ở tây phương cực lạc" 1 cách logic ,khoa học (sử dụng ngay trong kinh điển PM tịnh độ nhé!) .chứ thực sự ngay trong kinh điển tịnh độ đã bác bỏ và làm lưu mờ Bát Chánh Đạo 1 cách rõ ràng như thế nào!

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA
Con xin thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn,
Ngài là Bậc Alahán cao thượng, Ðấng Chánh Biến
kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi old member vào ngày 14/12/13 19:56 với 2 lần sửa.


old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

@ thánh tri:
thánh tri nói : "Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật nầy không phải do bộ não thức phần mà hiểu được. Bởi dùng trí thức thế gian mà hiểu thì đó là tri thức thế gian, chẳng phải Trí Bát Nhã của Tự Tánh Hàm Tạng Địa Tạng. "

--->quan kiến sai lầm ,ẩu thả ,không suy xét...gây chướng ngại to lớn trong đạo phật, cho phật tử tu học, cho sự giác ngộ cho chúng sanh. vì sự thật thì có biết bao nhiêu phật tử chân chính trên hành tinh này thực hành và trãi nghiệm tứ diệu đế (và hoàn tất việc chứng đạo ngay trong kiếp này thông qua từng giai đoạn cụ thể,rõ ràng...)khi họ tiếp nhận và thực hành bát chánh đạo... ,đầu tiên họ kg phải là phật thánh gì gì mà là nhửng con người bằng xương bằng thịt bình thường cơ mà !sao lại bảo kg thể hiểu đươc! chẳng lẽ khi thành phật mới hiểu sao?
-mục đích chân chính của tham thiền la đễ lảnh ngộ sự khổ va diệt khổ (tứ diệu đế) thấy rõ tập đế là lý 12 nhân duyên là nguyên nhân gây khổ đau để hướng về niết bàn thông qua thực hành đạo đế BCD
-Chứng minh :
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.
(Kinh Trường Bộ-kinh Đại Bát Niết Bàn)
-->Rõ ràng Đức Phật đã khẳng định rằng chân lý (Bát Chánh Đạo) phù hợp cho bất cứ ai và mọi thời. Nếu thực hành cố gắng, sống chân chánh theo Chánh Pháp thì "thời đại này không vắng những vị A La Hán
Sửa lần cuối bởi old member vào ngày 14/12/13 21:27 với 1 lần sửa.


old member
Bài viết: 13
Ngày: 12/12/13 05:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old member »

@ nippon :
"thời Phật tại thế là chưa có chữ Viết, giấy mực thì làm gì Phật bảo là “chép Kinh”, khuyến khích biên chép."
Kinh điển là những lời dạy của Đức Phật, được bảo lưu bằng trí nhớ hoặc bằng văn bản. Trong thời Đức Phật, kinh điển chưa xuất hiện trong hình thức văn bản mà được lưu giữ bởi năng lực ghi nhớ của chư Tăng. Thậm chí, sau khi Đức Phật diệt độ, với cuộc kiết tập kinh điển quy mô do ngài Maha Kassapa tổ chức tại Rājagaha, thì kinh điển vẫn chưa được ghi lại bằng văn bản....
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-1 ... i-the.html


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Thánh Tri nói
"Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật nầy không phải do bộ não thức phần mà hiểu được."
Theo tôi câu này Thánh Tri nói chưa hết nghĩa và chưa chính xác.
Nên sửa câu này lại thành thế này :
"Đạo Phật (Tứ diệu đế, Duyên khởi, Bát chánh đạo, Lý nhân quả ...) đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật này không phải do bộ não thức phần mà chứng được".
Còn nếu nói như trên
"Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật nầy không phải do bộ não thức phần mà hiểu được."
Thì người nghe có cảm giác Thánh Tri loại bỏ chức năng của não thức trong tiến trình thâm nhập Phật Đạo.
Nếu (Phàm phu như tôi) không dùng não thức (Đọc kinh, suy ngẫm nội dung trong các Kinh) thì không thể nào thâm nhập được Phật Đạo.
Tôi ví dụ thế này :
Người bình thường không dùng mắt thường (Tượng chưng cho não thức) mà thể thấy được các phân tử, nguyên tử. (Tượng chưng cho Đạo Phật). Nhưng cũng với cặp mắt này cộng thêm kính hiển vi điện tử (Tượng trưng cho Phật pháp trong các Kinh điển) thì có thể thấy được rõ ràng sự hoạt động, tính tương tác hay các hoạt dụng của phân tử nguyên, nguyên tử.
Ngoài ra, não thức tuy có thể chưa giúp ta chứng được đạo. Nhưng não thức cũng giúp ta cảm nhận được đạo.
Ví dụ như khi ta thấy một người cố tình thực hiện một hành động tội ác, sớm hay muộn, dù muốn hay không muốn người đó vẫn phải trả giá cho tội ác của mình. Đó là lý nhân quả mà ta cảm nhận được.
Cho nên nếu loại bỏ não thức phần khỏi tiến trình thâm nhập Phật Đạo là thiếu Lôgic. Trong tiến trình thâm nhập Phật pháp, não thức phần này sẽ được chuyển hóa, đó là tiến trình chuyển Thức thành Trí.
Chuyển tiền ngũ thức thành Thành Sở Tác Trí.
Chuyển Ý thức thành Diệu Quán Sát Trí
Chuyện Mạt Na thức thành Bình Đẳng Tính Trí.
Chuyển A Lại Da thức thành Đại Viên Cảnh Trí.
Tứ trí này theo tôi hiểu là Trí Bát Nhã mà Thánh Tri nói đến.
Nhưng theo tôi, hình như câu này của Thánh Tri cũng không chính xác
"Trí Bát Nhã của tự tánh Hàm Tạng Địa Tạng"
Câu này hình như theo khuynh hướng thuyết Ngũ Hành, Địa (Hành Thổ) bao dung chứa đựng tất cả các hành khác. Còn Phật Giáo Đại Thừa chỉ ra Như Lai Tạng mới là nơi lưu xuất tất cả các Đại (Thất Đại : Địa đại, Hỏa đại, Phong đại, Thủy đại, Không đại, Kiến đại, Thức đại).
Do vậy câu :
"Trí Bát Nhã của tự tánh của Hàm Tạng Địa Tạng"
Mà nên sửa lại
"Trí Bát Nhã thuộc tự tánh Như Lai Tạng."
Vậy câu của Thánh Tri :
"Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật nầy không phải do bộ não thức phần mà hiểu được.Bởi dùng trí thức thế gian mà hiểu thì đó là tri thức thế gian, chẳng phải trí Bát Nhã của tự tánh Hàm Tạng Địa Tạng "
Nên sửa lại :
"Đạo Phật đúng là đạo của lẽ thật. Nhưng lẽ thật này không phải do bộ não thức phần mà chứng được. Muốn chứng được thì phải chuyển thức thành trí, với Trí Bát Nhã của tự tánh Như Lai Tạng sẽ chứng được Đạo Phật."


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Trả lời Old Member :
Hãy chứng minh "Niệm phật vãng sanh tây phương trong Tịnh độ là thực hành Bát Chánh Đạo""Phật a di đà đang ở tây phương cực lạc" 1 cách logic ,khoa học (sử dụng ngay trong kinh điển PM tịnh độ nhé!) .chứ thực sự ngay trong kinh điển tịnh độ đã bác bỏ và làm lưu mờ Bát Chánh Đạo 1 cách rõ ràng như thế nào!
1. "Niệm phật vãng sanh tây phương trong Tịnh độ là thực hành Bát Chánh Đạo"
Tôi thấy thế này :
Chánh kiến - Chánh tư duy - Chánh ngữ .
Chánh nghiệp - Chánh mệnh - Chánh tinh tấn
Chánh Niệm - Chánh định
Là tám pháp thực hành được lưu xuất ra khi tâm thức thực sự đã được chuyển hóa.
Tâm thức thực sự được chuyển hóa khi nào ?
Chỉ khi dần dần vượt qua được được khối khổ, chứng được tứ diệu đế.
Đức Bổn Sư khi chứng đạo, đầu tiên Đức Bổn Sư thuyết tứ diệu đế với năm anh em Ngài Kiều Trần Như. Nhưng chúng ta nên biết là năm anh em Ngài Kiều Trần Như đã cùng tu tập với Đức Bổn Sư một thời gian rất dài, họ đã có một nền tảng căn cơ rất tốt, do đó khi Đức Phật nói Tứ Diệu Đế thì họ chứng đạo.
Còn với chúng ta thời nay, đại đa số đều chưa chứng đạo, chỉ là ở mức ngộ Đạo hoặc hơn một tý.
Do đó để thực sự thực hành Bát Chánh Đạo là phải chứng đạo.
Niệm Phật là pháp môn dành cho mọi căn cơ. Do là Pháp môn nên Niệm Phật là phương tiện.
Chi tiết cụ thể tác dụng của phương tiện này là 48 lời Nguyện của Đức Phật A Mi Đà.
Nhưng theo tôi, quan trọng hơn hết là Niệm Phật sẽ được Phật gia trì. Do đó Niệm Phật sẽ nhận được Phật lực.
Có người thắc mắc tại sao thời Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, có nhiều người chứng đắc quả A La Hán. Còn ngày nay, họa hoằn lắm mới có một vài vị đắc quả A La Hán. Tôi nghĩ đơn giản là khi Phật còn tại thế, Phật âm thầm, trực tiếp gia trì lực cho những người tu tập, nên rất nhiều người được đắc quả.
Ngày nay, khi Đức Bổn Sư đã nhập niết bàn, nếu không nương vào Pháp Môn Niệm Phật để nhận được Phật lực gia trì thì khó có thể chứng được.
Do đó, tôi thấy Pháp Môn Niệm Phật là pháp môn huân tập để nhận được Phật lực gia trì, khi được Phật lực gia trì thì người tu tập sẽ tiến nhanh trên con đường tu tập. Dần dần sẽ chứng ngộ và thực hành Bát Chánh Đạo ung dung tự tại ngay tại thế gian này.
2. "Phật a di đà đang ở tây phương cực lạc"
Để chứng được Phật A Mi Đà đang ở Tây Phương cực lạc theo tôi chỉ có một cách duy nhất. Nương pháp Niệm Phật, vào sâu trong thiền định, âm thầm chứng nhập với 48 lời Nguyện của Đức Phật A Mi Đà. Trong đó tôi thấy lời nguyện thứ 32 :
"Giả sử khi tôi thành Phật
Từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác."

Là dễ chứng nhập nhất.
Pháp môn Niệm Phật là pháp môn cơ bản mà tôi cũng đã nghiên cứu và thực hành một thời gian, cũng có một số kinh nghiệm về Pháp Môn này. Lúc nào thích hợp tôi sẽ mở chủ đề về Phương Pháp Niệm Phât, mời các bạn tham gia.
Gần đây tôi mở chủ đề Giải Mã Kinh Pháp Hoa, đang viết dở, bỗng nhiên nghe Clip của một Giảng Sư phản bác Đại Thừa, nói rằng Phật A Mi Đà và các Bồ Tát là do Đại Thừa chế ra, đâm hoảng. Nhưng nay bình tâm suy sét lại, thấy Đại Thừa và Tiểu Thừa về căn bản đều có chung nội dung, bổ xung tốt cho nhau, đều là lời Phật dạy. Do đó thời gian tới tôi có thể viết tiếp. Mong các bạn tham gia và cho ý kiến về chủ đề Giải Mã Kinh Pháp Hoa của tôi.


old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

Thiện hữu Binh nói:
"Theo khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng : Có vô lượng, vô biên thế giới.
Tất nhiên trong các thế giới đó có cái có sự sống (chúng sanh),
Mà có chúng sanh tất sẽ có phiền não, đau khổ.
Có chúng sanh đau khổ tất sẽ có Phật ra đời để cứu độ.

Kết luận : Theo khoa học thì có vô số chư Phật ở khắp mười phuơng."


Thiện hữu Thánh_Tri nói :
"...Khoa học có giới hạng của nó, bởi vì chỉ có thể triển khai khám phá những gì thuộc tương đối. Phật Pháp thì vượt ngoài tương đối, nên Khoa học không đến được. Chỉ có thể giúp giải thích hiện tượng vật lý của mọi sự vật mà không thể giúp được ở phần Tâm Tánh.

Khoa học là hướng ngoại tìm cầu. Nên miên viễn rời xa chân lý. Nhân duyên trùng trùng vô thủy vô chung, biết bao giờ mới hết?..."

==> 2 Thiện Hữu này lại mâu thuẩn với nhau rồi!
Sửa lần cuối bởi old and new vào ngày 15/12/13 19:18 với 1 lần sửa.


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bát chánh đạo gồm :
Chánh kiến - Chánh tư duy - Chánh ngữ .
Chánh nghiệp - Chánh mệnh - Chánh tinh tấn
Chánh Niệm - Chánh định.

Khi niệm Phật, ta tin tưởng vào chư Phật, tức là có chánh kiến.
Khi niệm Phật, tâm không nghĩ bậy, tức là chánh tư duy
Khi niệm Phật, miệng không nói dối, không nói bậy, tức là chánh ngữ
Khi niệm Phật, không tạo ác nghiệp, tức là chánh nghiệp.
Khi nệm Phật , không dùng thủ đoạn để sinh sống, tức là chánh mệnh
Khi niệm Phật, tức là đang tinh tiến, là chánh tinh tiến
Khi niệm Phật, trong tâm chỉ có Phật, tức là chánh niệm.
Do nhất tâm niệm Phật, nên nhập vào chánh định.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

thiện hữu thật chính xác !bản thân chính mình (và thiện hữu )cũng vậy có thể khẳng định Niệm Phật chính là "thực hành bát chánh đạo" tuy nhiên :
trích từ kinh niệm phật ba la mật -phẩm 1 -duyên khởi -mục số 4 :
4-. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả. Sao gọi là lìa bỏ ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.

Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.

Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.

Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.

Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.

Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.

Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.

Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.

Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.

Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.

Lìa bỏ ngã và ngã sở.

Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.

Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-1 ... n-tam.html
==>thì làm sao gọi là "thực hành bát chánh đạo" (dòng gạch dưới) 8->


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phương pháp mà bạn đề ra như bài trên là dành cho những người "Thượng căn" thực hành.
Những người đã chứng ngộ thiền mới thực hành được. Vì tất cả những cách trên đều dẫn về Bát nhã (Trí tuệ) giảỉ thoát.
Còn chúng ta đều không phải bực Thượng căn nên áp dụng cách niệm Phật của bài trên nữa là được rồi.
Hai phương pháp niệm Phật này không chống trái nhau, chỉ là tùy theo trình độ của người tu học mà áp dụng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

"Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác
Ðến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Và lúc ấy tri kiến và tuệ giác phát sanh đến Như Lai (nanadassana) -- Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn sinh tồn nào khác nữa."

(Kinh Chuyển Pháp Luân, Tương Ưng Bộ)
==>Thiện hữu Binh thấy không? Đức Phật và các Thánh A la hán đều đã chứng nghiệm Tứ Diệu Đế rốt ráo. Các vị nào chứng nghiệm Tứ Diệu Đế rốt ráo thì đều là Phật.
Bậc thượng căn nào lại "Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo ".......chưa kể "lìa bỏ luôn niết bàn,giải thoát....,trì giới luật...."
chứng Niết Bàn chưa mà dám tuyên bố lìa bỏ Niết Bàn nhỉ?
thậm chí "Pháp dành cho bậc thượng căn" gì mà dùng từ ngữ "tối" nghĩa như thế này thế :
Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ. 8->


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách