Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

naul23567
Bài viết: 11
Ngày: 30/11/13 05:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không biết

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi naul23567 »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Phật nói:"Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các thầy cần hiểu ví dụ cái bè, chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp". (Kinh Ví Dụ Con Rắn)
Cần phải nhận thấy rằng Chánh Pháp của Đức Phật như một chiếc bè lớn chở các đệ tử của ngài từ xưa đến này vượt qua dòng sông sanh tử.
Đức Phật nói ngài là bậc A La Hán vô song, ngài có thể đọc được suy nghĩ của các thánh đệ tử A La Hán nhưng các thánh đệ tử lại không thể đọc được suy nghĩ của ngài. Đức Phật nói: "Trên trời dưới trời, Ta là bậc tôn quý hơn cả...”, có vị thánh đệ tử nào của Đức Phật dám nói thế không? Như vậy các bậc A La Hán phải tu pháp môn gì để được như Đức Phật??? Không phải là Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn đó sao?
Mạo muội.
Nam mô A Di Đà Phật.


naul23567
Bài viết: 11
Ngày: 30/11/13 05:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không biết

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi naul23567 »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Niệm Phật đến "Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ." là như thế nào? Nếu tri theo thập nhị nhân duyên thì xác thân con người hiện tại không phải là quả của vô minh từ nhiều kiếp sao? Vậy thì dựa vào gì đễ được quả giải thoát, dựa vào báo thân đầy tham, sân, si, phiền não sao? Không, dựa vào bản tâm thanh tịnh thường còn, niệm Phật đến chổ nhất niệm, tức là trở về với chính bản tâm của mình, nhận lại bản tâm mình, vì sao vẫn còn mê mờ không chịu hiểu?
Nam Mô A Di Đà Phật.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Old and New.
"Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân,quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ."
Câu này không tối nghĩa đâu, đây là một giai đoạn quan trong tiến trình niệm Phật, nhờ có nó mà bạn nhập vào được tính Viên Giác.
Câu này chỉ thực hành được khi đã đạt được Bất Niệm Tự Niệm.
Bất Niệm Tự Niệm là trạng thái tự nhiên trong đầu ta xuất hiện sáu chữ Hồng danh Nam Mô A Mi Đà Phật. Hay nói nôm na là trong đầu ta như có cái đài, nó cứ phát ra Nam Mô A Mi Đà Phật mà ta không hề chủ động, không hề tác ý.
Lúc này ta bắt đầu tác ý "chăm chú lắng nghe" sáu chữ Nam Mô A Mi Đà Phật này. Tức là "Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật".
"chăm chú lắng nghe" như thế nào ?
Để chăm chú lắng nghe được thì ta điều tâm sao cho sao cho sáu chữ Hồng danh này bật lên thật to. Như kiểu ta tăng Volume cái đài.
Sau khi điều chỉnh được Volume rồi thì tập trung lắng nghe từng câu ("mỗi câu rõ ràng"), sau đó lắng nghe từng chữ ("mỗi niệm phân minh"), tức là tập trung lắng nghe chữ Nam ra chữ Nam, Chữ Mô ra chữ Mô ...
Chăm chú lắng nghe tới mức "Quên cả thân,quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ."
Cái này cũng không khó lắm, ví như ta ham cái gì đó thì ta quên hết cả trời đất chung quanh.
Ngày trước tôi ham chơi Game, Tết đến chỉ ngồi chơi Game. Quên cả Tết, quên cả khách khứa, quên cả ăn ... rồi có người mắng tôi, mày không cần Tết chỉ cần chơi Game thôi à, thì mới ngộ ra là mình đang chơi Game.
Kinh Niệm Phật Ba La Mật rất thích hợp với căn cơ của chúng ta (Phàm Phu). Do Kinh này Phật và các Bồ Tát giảng Pháp Môn Niệm Phật cho Trưởng Giả Diệu Nguyệt. Trưởng giả Diệu Nguyệt là Ưu Bà Tắc, tức là hàng cư sỹ tại gia, giữ năm giới cơ bản.
Theo tôi, Kinh Niệm Phật Ba La Mật là kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông. Tham cứu và Thực hành được một phần trong Kinh này cũng đảm bảo được cấp Visa vãng sanh sang Tây Phương Cực Lạc.


old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

naul23567 đã viết:Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Phật nói:"Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các thầy cần hiểu ví dụ cái bè, chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp". (Kinh Ví Dụ Con Rắn)
Cần phải nhận thấy rằng Chánh Pháp của Đức Phật như một chiếc bè lớn chở các đệ tử của ngài từ xưa đến này vượt qua dòng sông sanh tử.
Đức Phật nói ngài là bậc A La Hán vô song, ngài có thể đọc được suy nghĩ của các thánh đệ tử A La Hán nhưng các thánh đệ tử lại không thể đọc được suy nghĩ của ngài. Đức Phật nói: "Trên trời dưới trời, Ta là bậc tôn quý hơn cả...”, có vị thánh đệ tử nào của Đức Phật dám nói thế không? Như vậy các bậc A La Hán phải tu pháp môn gì để được như Đức Phật??? Không phải là Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn đó sao?
Mạo muội.
Nam mô A Di Đà Phật.
Thánh A la hán là bậc đã đạt được quả vị Vô Học A la hán. Ở thế gian (còn tại thế), so với Đức Thế Tôn thì bất kỳ vị A la hán nào (xưa và nay) cũng là đệ tử, với quan niệm dân gian là thầy (Đức Thế Tôn) và trò (các Thánh A la hán). Ở mức siêu thế, mức đã đạt Vô Ngã (nhấn mạnh đã tu chứng đạt Vô Ngã) và Vô Học (không còn gì nữa để mà học) thì các vị ấy không còn là thầy trò nữa (danh xưng tạm bợ làm gương cho thế gian), các vị ấy không còn là ai nữa vì các vị ấy đã đạt Vô Ngã rốt ráo rồi nên không bao giờ còn có tâm như Thiện Hữu naul23567 so sánh ai cao, ai thấp (giữa Thế Tôn và các vị A la hán). Các vị ấy chứng nghiệm Vô Vi (Niết Bàn) bất sinh, bất diệt, chiến thắng mọi hữu vi của Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới). Thiện Hữu naul23567 đừng giải thích theo tưởng tri tùm lung, làm kẹt giải thoát cho bao thế hệ ,tự mình gây ra Nghiệp Chướng ,Cộng Nghiệp Xấu khi cố tình hạ thấp thánh quả ALAHAN ...
@Thiện Hữu naul23567 : điểm này không đúng sự thật , điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi! thật sorry!
Chứng minh: trong “Tương ưng bộ kinh, Thiên Uẩn, IV. Các Vị A-La-Hán”
Phật có giảng rõ như sau về phẩm hạnh, địa vị tối thượng:
1) An lạc, bậc La-hán,
Họ không có khát ái,
Ngã mạn khéo chặt đứt;
Lưới si bị phá rách. (diệt tận gốc Vô Minh, không cần phải tu gì thêm nữa)
2) Họ đạt được bất động,
Tâm viễn ly ô trược,
Không nhiễm trước thế gian,
Bậc Phạm thiên vô lậu.
3) Họ biến tri năm uẩn.
Do hành bảy Chánh pháp.
Bậc Chân nhân tán thán,
Con đích tôn chư Phật. (tu theo Chánh Pháp và thành Phật ngay hiện tại)
4) Ðầy đủ bảy món báu,
Ba học đều thành tựu,
Bậc đại hùng du hành,
Ðoạn tận mọi sợ hãi.
5) Ðầy đủ mười uy lực, (đầy đủ 10 Như Lai lực)
Bậc Long tượng Thiền định.
Họ tối thắng ở đời,
Khát ái được đoạn tận.
6) Thành tựu vô học trí,
Thân này thân tối hậu,
Cứu cánh của Phạm hạnh,
Ðạt được không nhờ ai. (tự thân nỗ lực đạt được nhờ giáo pháp đã học từ Phật Thích Ca)
7) Ðối các tưởng, không động,
Giải thoát khỏi tái sanh,
Ðạt được điều phục địa,
Họ chiến thắng ở đời.
8) Thượng, hạ cùng tả, hữu.
Họ không có hỷ lạc,
Họ rống sư tử rống,
Phật vô thượng ở đời!
các vị A la hán đệ tử là 1 vị Phật đầy đủ phẩm chất như Thế Tôn.Hãy đọc rõ để thấy: vị A la hán đệ tử tu theo Chánh Pháp (do Đức Thế Tôn khám phá) chính là một vị Phật y chang như Đức Thế Tôn.
tangbong tangbong tangbong kinhle
Sửa lần cuối bởi old and new vào ngày 15/12/13 23:43 với 2 lần sửa.


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

Thiện Hữu naul23567 nói :
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Niệm Phật đến "Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ." là như thế nào? Nếu tri theo thập nhị nhân duyên thì xác thân con người hiện tại không phải là quả của vô minh từ nhiều kiếp sao? Vậy thì dựa vào gì đễ được quả giải thoát, dựa vào báo thân đầy tham, sân, si, phiền não sao? Không, dựa vào bản tâm thanh tịnh thường còn, niệm Phật đến chổ nhất niệm, tức là trở về với chính bản tâm của mình, nhận lại bản tâm mình, vì sao vẫn còn mê mờ không chịu hiểu?

Nam Mô A Di Đà Phật.
==>Đọc đoạn này mình thấy quen quen ,sao mà giống " dựa vào Atman để trở về với Brahman" quá ta! tâm thức luôn liên tục sanh diệt,biến đổi (Vô thường) từng sát-na do duyên sanh duyên diệt nên không có cốt lổi (Vô Ngã) thì làm gì có " bản tâm thanh tịnh thường còn" (Ngã) đây thiện hữu!
@Thiện Hữu naul23567 : điểm này không đúng sự thật , điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi! thật sorry!
-Chứng minh :

12) Nầy các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"
- Thưa không, bạch Thế tôn.
13 - 15) - Thọ... Tưởng... Các hành...
16) Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường, bạch Thế tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch Thế tôn.
- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cắi nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"
- Thưa không, bạch Thế tôn.

(Trích 1 đoạn từ Kinh Vô Ngã Tướng)
http://www.budsas.org/uni/u-kinhvnt-tn/kvnt-tn-1.htm
tangbong tangbong kinhle


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
naul23567
Bài viết: 11
Ngày: 30/11/13 05:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không biết

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi naul23567 »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Bạn là một phật tử điều đó rất may mắn, trong khi nhiều chúng sanh khác ngụp lặn trong luân hồi sanh tử. Kiến giải của bạn làm cho bạn an lạc, kiến giải của tôi làm cho tôi an lac.
Đức Phật nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Vậy Đức Phật ngộ cái gì để thành Phật, quay lại cái gì để thành Phật, chúng sanh dựa vào cái gì để thành Phật?
Khi một ly nước đã đầy rồi thì có đổ thêm bao nhiêu nước cũng ra ngoài thôi. Nên chúng ta chấm dứt tranh luận tại đây. Chúc bạn an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật.


old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

Vậy Đức Phật ngộ cái gì để thành Phật, quay lại cái gì để thành Phật, chúng sanh dựa vào cái gì để thành Phật?
"Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác
Ðến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Và lúc ấy tri kiến và tuệ giác phát sanh đến Như Lai (nanadassana) -- Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn sinh tồn nào khác nữa."

(Kinh Chuyển Pháp Luân, Tương Ưng Bộ)
hay kinh Pháp Cú -Phẩm Phật Đà-câu 191 :

Biết khổ, nguyên nhân khổ,
Biết khổ bị tiêu tan,
Biết tám chi thánh đạo
Đường đi tới niết bàn
.


hay kinh Pháp Cú -Phẩm Đạo-câu 273 và 274 :

273.Bốn câu, lý thù thắng
Đạo thù thắng, tám chi
Cụ nhãn, bậc thù thắng
Pháp thù thắng, dục ly.
274.Chỉ con đường như vậy
Có thể làm các ngươi
Tri kiến được thanh tịnh
Ác ma phải xa rời.


==> Đó chính là thực hành Tứ Niệm Xứ thông qua Bát Chánh Đạo-Đạo Đế đó Thiện Hữu. chính là dùng Chánh Niệm soi vào Thân Tâm (tóm tắt của Thân Thọ Tâm Pháp) của mình để mà giác ngộ ra Sự Thật Tứ Diệu Đế với Khổ Tập (Nguyên Nhân Khổ) là 12 Nhân Duyên. Đức Phật dạy :
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

@Nippon : đó là trạng thái vô thức hay niệm Phật Vô thức ,tình trạng mất kiểm soát tâm (mà dân gian thường gọi là "hiện tượng giọt nước tràn ly" )không phải là dấu hiệu tốt vì nằm ngoài lời dạy của Bậc Đạo Sư (Phật Thích Ca)! thử lấy 1 ví dụ :thời gian trước tôi rất thích đá bóng và cả ngày đá 4,5 trận kg biết mệt,khi tối về trong giấc ngũ chân tôi cứ đá loạn xạ mất kiểm soát như đá bóng ấy!(trạng thái vô thức) , đức Phật dạy rõ trong kinh Pháp Cú : ý tạo tác,ý phải làm chủ...hay trích từ Tăng Chi Bộ-cội rễ của sự vật :
- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Old and New
Trạng thái vô thức trong ví dụ đá bóng của bạn chẳng liên quan gì tới việc Niệm Phật này cả.
Do bạn đá bóng nhiều, các hoạt động này được Lục nhập lưu trữ lại trong A Lại Da. Đến tối, do đá bóng nhiều nên mệt quá, bạn rơi vào vô thức (Mất kiểm soát của ý thức), chủng tử trong A Lại Da khởi tác dụng và hoạt dụng trong Mạt Na Thức, Mạt Na Thức thuộc về Hành uẩn, do đó tiếp tục khởi tác dụng làm chân bạn đá loạn xạ. Hoạt động này cũng tương tự hoạt động của những người mắc chứng nói mê.
Còn việc Niệm Phật mà tôi để cập ở trên là trạng thái hoàn toản tỉnh thức, tỉnh thức ở trong Thiền.
Lúc này thức không đặt vào "Tôi đang niệm Phật" , không đặt vào sáu chữ Hồng Danh mà đặt vào cụ thể từng đối tượng của sáu chữ Hồng Danh đó.
Ví dụ như khi chơi Game, nhắm bắn vào một đối tượng, đầu tiên là bạn phải hướng súng vào đối tượng đây. Khi đã hướng được súng bắt được đối tượng đấy một cách chắc chắn, bạn tiếp tục tìm mục tiêu trên cơ thể đối tượng, bắn vào đầu hay bắn vào chân. Đây là hoạt động không phải là vô thức, mà là thức hoạt động ở mức cao độ hơn.
Tốt nhất là để hiểu được những trạng thái này thì phải thực tu, thực chứng.
Kinh điển chỉ là phương tiện, dùng phương tiện để đạt mục tiêu chứ phương tiện không phải là mục tiêu.


old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

@nippon :
-cuối cùng sau khi giảng giải 1 hồi thiện hữu cũng đã khẳng định :
nippon nói :"Còn việc Niệm Phật mà tôi để cập ở trên trạng thái hoàn toản tỉnh thức, tỉnh thức ở trong Thiền." (1)

-còn trích trong kinh niệm phật ba la mật : mục số 4
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-1 ... n-tam.html
"...Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.

Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.
Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.
Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.
Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.
Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.
Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.
Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.
Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.
Lìa bỏ ngã và ngã sở.
Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.
Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật"
(2)
đối chiếu (1) và (2) :
(1)nippon nói : niệm phật là thiền
(2) kinh trên nói : lìa bỏ thiền định là chân chánh niệm Phật
===>lập luận của thiện hữu với kinh trên rất là mâu thuẫn và trái ngược nhau hoàn toàn rồi ! ./..,.,
chưa kể là : đạt niết bàn chưa mà dám lìa bỏ niết bàn (trên) ! thật là .... 8->
@Thiện Hữu Nippon : điểm này không đúng sự thật , điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi! thật sorry! timeeeout
Đức Phật dạy Niệm Phật chân chính :
Sự tưởng niệm một bậc Giác Ngộ là tưởng niệm Đức Hạnh hay Công Đức của Phật.Đó là cách diễn tả sự chánh niệm lấy những Đức Hạnh của Đức Phật làm đối tượng.Đó là phương thức đầu tiên trong Bốn Phương Thức Thiền Phòng Hộ, ba phương thức thiền kia là:
1- Phát triển tình thương yêu, lòng nhân ái: để xua tan sự Sân hận, ác ý.
2-Sự gớm ghiếc của cơ thể: để xua tan dục vọng.
3-Chánh niệm về Cái Chết: để xua tan tánh tự mãn và làm khởi sinh sự thúc giục về tâm linh
-Muốn tưởng niệm những Đức Hạnh của Phật trước tiên nên đọc tụng những đức hạnh để làm quen với những đối tượng. Khi sự tập trung trở nên tốt hơn, thì có thể chuyển từ việc tụng niệm bằng miệng qua việc chánh niệm trong tâm. Khi sự tập trung đã được sâu sắc hơn, thì tâm sẽ an định vào những đức hạnh đó thay vì tâm tập trung vào những lời tụng đọc như trước. Vì vậy, nên biết rõ trọn vẹn ý nghĩa của những đức hạnh của Đức Phật để mang lại lợi ích việc tụng niệm, vì tưởng niệm Phật cần phải dựa vào lòng tin thành tín và sự hiểu biết rõ ràng.
Theo truyền thống trước kia, có Chín Đức Hạnh Của Đức Phật, Chín Đức Hạnh hay còn gọi Chín Công Hạnh hay Chín Danh Hiệu mang tên của Chín Đức Hạnh cao thượng nhất. Chín Đức Hạnh của Đức Phật thường được đọc tụng theo truyền thống đó là:

“Iti pi so Bhagava, 1-Araham, 2-Sammasambuddho, 3-Vijja carana sampanno, 4-Sugato, 5-Lokavidu, 6-Anuttaro purisadamma sarathi, 7-Sattha deva-manussanam, 8-Buddho, 9-Bhagava ti”.
“Như vậy, Người, Đức Thế Tôn là 1-bậc A-la-hán, 2-bậc Toàn Giác, 3-bậc Có Đủ Trí Tuệ và Đức Hạnh, 4-bậc Thoát Ly Khéo Léo,5- bậc Hiểu Rõ Thế Gian,6-bậc Thuần Phục Con Người, 7-Thầy của trời và người, 8-Phật và 9-Thế Tôn”.

kinhle kinhle kinhle


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Thật đau lòng khi các Thầy Tổ xưa kia cả đời tu hành chân chánh, bao nhiêu tâm huyết để lại cho thế hệ sau tu hành giải thoát luân hồi lại bị bác bỏ, nói Kinh Đại Thừa Phật thuyết là giả mà lời nói xuyên tạt này phần lớn không phải là Tăng. Tôi thì chùa Nam, Bắc tông gì cũng từng đến học Pháp chẳng có Vị nào như thế, Phật Giáo Nguyên Thủy ở một Tịnh Xá tôi từng đến vẫn còn đi khất, chỉ dùng cơm trước ngọ mà là cơm chay, cũng tu Thiền (các Sư ngồi thiền ngoài trời đó, Vị nào cũng ốm da rám nắng mà khỏe) mà vẫn tụng Kinh Đại Thừa, niệm Phật A Di Đà đó, tụng niệm cho người mất và việc thờ cốt ở Tịnh Xá không nhận một chút tiền cúng dường nào, không có mê tín đốt tiền vàng mã, cúng sao giải nạn gì hết.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 tiên vong được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Old and New.
Bạn xem lại nội dung tôi viết :
"Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân,quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ."
Câu này không tối nghĩa đâu, đây là một giai đoạn quan trong tiến trình niệm Phật ... Câu này chỉ thực hành được khi đã đạt được Bất Niệm Tự Niệm."

Có thể bạn chưa hiểu cụ thể các giai đoạn trong tiến trình hạ thủ công phu Niệm Phật.
Tiến trình Niệm Phật này được chia thành các bước chính như sau :
1. Bất Niệm Tự Niệm.
2. Sự Nhất Tâm Bất Loạn
3. Lý Nhất Tâm Bất Loạn
4. Thực tướng Niệm Phật.
Giai đoạn tôi đang nói đến là giai đoạn sau khi đã đạt được bước 1. Bất Niệm Tự Niệm.
Giai đoạn này nếu so sánh với Tứ Thiền thì vẫn ở khu vực của Sơ Thiền (Còn Tầm còn Tứ)
Sau bước này, mới vào được Định. Khi vào Định rồi thì mới
Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.
Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.
Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.
Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.
Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.
Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.
Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.
Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.
Lìa bỏ ngã và ngã sở.
Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.


Old and New viết :
@Thiện Hữu Nippon : điểm này không đúng sự thật , điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi, việc này không xảy ra giữa chúng tôi! thật sorry!
Tôi không hiểu câu này bạn muốn truyền tải nội dung gì ?
Điểm nào không đúng sự thực, điểm nào không chính xác.
Việc nào không có giữa chúng tôi, việc nào không xảy ra giữa chúng tôi ?
Chúng tôi mà bạn nhắc đến ở đây là những ai ?
Hình như câu trên bạn bắt trước ai đó (Tôi không muốn nhắc tên ở đây), không phải là là lời nói của bạn.
Thật sự là tôi thấy bạn có nhiều động niệm. Tôi khuyên bạn nên tu thiền vì thiền đối trị với động niệm. Còn không, quả thật tôi thấy bạn nặng về hý luận.
Sửa lần cuối bởi Nippon vào ngày 19/12/13 08:40 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]35 khách