Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

hoasenmaimai đã viết:Khi mà mình chưa đồng Giác như Chư Phật thì mình vẫn còn lệ thuộc vào thế giới " Nhị nguyên " , vì vậy tu ở trong lòng nhưng đối với bên ngoài vẫn bình thường , khiêm tốn đức độ .

Tu ở trong lòng thế nào ? đó là nguyện được Giác ngộ giải thoát như Chư Phật , đó cũng là ý nguyện độ sanh của Chư Phật .

Khiêm tốn đức độ để làm gì ? làm gương mẫu cho đời , chẳng phải mình giỏi là mình hơn người khác đó không phải là suy nghĩ của người Phật tử .
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa đạo hữu hoasenmaimai

Có quan điểm thế này, Phật tính là bản tính chân thiện của con người, như Mạnh tử đã từng nói: "Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Tức là, khi vừa mới lọt lòng mẹ, chúng ta đều có "bản chất thiện". Nhưng khi lớn lên, do bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, như: giáo dục từ trường học và gia đình, sách báo, phim ảnh, văn hóa xã hội, tư duy của cộng đồng...Một số thói hư và tật xấu đã làm thay đổi và làm con người biến chất

Trong Phật giáo, người ta không chỉ nhìn nhận "bản chất thiện" như là cội gốc để tìm kiếm, khôi phục lại; mà người ta còn chú trọng nhìn nhận "bản tính tự nhiên của con người". Nói cách khác, đó là "nhân chi sơ tính tự tánh". Tức là, đi tìm lại "bổn lai diện mục" thông qua các phương thức như thiền định. "Bổn lai diện mục" và "bản chất thiện" rất khác nhau

Khi nói đến "bản chất thiện", tức là còn câu dẫn đến cặp phạm trù Thiện-Ác. Hoặc như Tu tử nói "Nhân chi sơ tánh bổn ác", tức là con người sanh ra đã có tính ác. Dù là "bản tính ác" hay "bản tính thiện" khi vừa sanh ra, thì các quan điểm này đều dựa trên 2 thái cực của Nhị nguyên. Người học phật thường quan niệm rằng, "chúng ta tồn tại ngày hôm nay, với hình thù này, với các nghiệp báo đời trước do nhân đã gieo trồng". Tuy nhiên, ruộng gieo trồng đều chứa 2 loại quả: Đó là quả tốt và quả xấu. Trên thực tế, chúng ta đều gieo cả nhân tốt và nhân xấu. Không ai gieo nhân xấu cả, và cũng không ai gieo nhân tốt cả. Cho nên, thế giới sẽ không có người cực ác, hoặc người cực thiện.Từ đó, kết luận rằng: "Nhân chi sơ phải là lưỡng thiện-ác", tức là khó thể xác định một người là cực thiện hay ác. Khi nói đến nhị nguyên của Thiện Ác, Đức Thế Tôn không cho rằng: "Một người sẽ đạt đến cảnh giới cực ác và hết thuốc chữa"cũng như không cho rằng: "Một người đạt đến cảnh giới cực thiện và không cần tu". Một người dầu là kẻ đại gian ác thì anh ta cũng có thể cải tạo được.Bởi lẽ, ruộng của anh ta vẫn còn trái ngọt, trái tốt. Trong quá khứ của một người luôn có gieo 2 loại nhân. Tương tự như vậy, một người dầu là kẻ đại từ bi nhưng không thể nói anh ta sẽ không tạo ác trong kiếp này. Khi công đức nhiều thì xu hướng tạo nghiệp ác sẽ có khả năng tương đối cao.Do đó, việc tu tập giải thoát là cần thiết.

Con người luôn quan tâm đến lợi dưỡng cho bản thân. Dù là lợi dưỡng nhỏ nhặt hoặc vi tế nhất, như là chứng quả vị Như Lai, hoặc thoát khỏi luân hồi sanh tử...Mục đích cũng vì muốn bản thân "sướng", càng làm cho cái bản ngã lớn và khó chứng đắc. Như thiện hữu đã nói


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hư Danh đã viết:Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa đạo hữu doccoden đã có khởi tâm như vậy.
Việc tu học và thiền định là để đi tìm lại phật tính

Nếu ta nói tất cả mọi loài đều có Phật tính thì đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có Phật tính. Nếu ta nói tất cả mọi loài không có phật tính thì việc tu học và thiền định sẽ không còn giá trị. Vậy dù ta nói tất cả mọi loài có hoặc không có phật tính, hoặc là đức giáo hoàng cũng có phật tính; hoặc là việc tu học và thiền định sẽ không còn giá trị
Hư Danh cũng biết quan điểm của doccoden là đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có Phật tính. Nó sai chỗ nào? :-w
Duyên Khởi đã viết:Gởi bác doccoden, theo DK nghĩ rằng Phật tính thì mỗi loài, mỗi vật đều có, không cần phải trải qua tu học hoặc rèn luyện bằng các phương thức như Thiền Định chẳng hạn(em nói rèn luyện ở đây là rèn luyện của người phật tử nha!)
Việc tu học của người đệ tử phật là đi tìm lại chính cái phật tính đó. Cho nên dù bác hỏi phật tính là gì thì cũng chẳng ai có thể trả lời cho bác bằng một câu trả lời chuẩn xác được(Chỉ có bậc giác ngộ mới trả lời được thôi)
Còn Tánh Phật là sự hiểu biết sau khi đã giác ngộ và đã trở thành bản chất trong con người đó(về mặt thuật ngữ không thể diễn tả hết được)
Cái gì không biết thì đừng có tin làm chi :D


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thật hoan hỷ thay khi có một bậc thiện tri thức đã khởi tâm như vậy
Vấn đề này đã được tranh luận từ khắp các diễn đàn phật giáo và ngày xưa cũng là đề tài tranh luận sôi nổi của các giáo sỹ Bà-La-môn cùng với hàng trăm quan điểm. Với tầm kiến thức hạn hẹp, ngu tui chỉ sưu tập lại một vài quan điểm được cho là thú vị như sau:

Chúng ta đều biết về ngồn gốc của Phật giáo và ngày xưa, các giáo sỹ Bà-La-Môn thường hay đấu khẩu, hay đấu thiền với hàng tăng ni phật tử. Thẩm chí, trong hàng đề tử phật, cùng có nhiều người xuất thân từ Bà-La-Môn. Cho nên, chuyện mà tôi sắp nói ở đây không thể bị liệt vào việc công kích bất kỳ giáo phái nào hay vi phạm nội quy của diễn đàn.

Quan điểm 1:
Thời, này thiện hữu, có một số vị học giả cho rằng: Phật tính vốn là "Thường". Trong khắp vũ trụ bao la này, không thể tìm ra một thứ mà không có Phật tính.

Như trong ví dụ của ngu tui: "Nếu ta nói tất cả mọi loài đều có Phật tính thì đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có Phật tính"

Quan điểm 2:
Thời, này thiện hữu, có một số vị kịch liệt lên án cái gọi là "Thường của Phật Tính". Theo họ, trong thế giới này, có tồn tại Phật tính nhưng lại trang trải không đều nhau, có những loài có phật tính nhiều hơn, có những loài có phật tính ít hơn và cục đá không có phật tính

Khi nói đến giáo hoàn Phanxico, thì nên đề cập đến : "Ông ta có phật tính hay không? Nếu có Phật tính, thì nhiều hay ít?". Trong trường hợp ông ta không có phật tính thì chẳng nên hỏi : "Tại sao ai cũng có mà ông ta không có?". Vì vậy, câu nhận định của ngu tui có thể sai trong trường hợp ông ta không có một chút phật tính nào.

Quan điểm 3:
Thời, này thiện hữu, các vị này thuộc vào trạng thái vô vi. Bất luận ta có chấp nhận Phật tính là thực hữu hay không thì nó vẫn tồn tại hoặc là không tồn tại. Việc tồn tại hoặc không tồn tại của nó tùy thuộc vào sự chấp nhận hoặc không chấp nhận của chính bản thân người phát biểu.

Nếu Phanxico cho rằng : "Ông ta có phật tính" thì không ai được phép phủ nhận điều đó. Nếu Phanxico không chấp nhận mình có phật tính thì không ảnh hưởng đến việc có tồn tại hoặc không tồn tại của Phật tính

Quan điểm 4:
Thời, các vị này theo trường phái danh tự. Vũ trụ vốn không có tên, do người đặt mới có. Tên không nói lên bản chất của nó. Dùng tên để phân biệt. Vì tâm còn phân biệt nên phiền não. Phật tính là tên gọi để chỉ về nó, lôi kéo nó vào cuộc tranh luận. Dù ai thắng, dù ai thua. Phật tính vốn là chính nó. Ngay cả khi nó chẳng tồn tại, thì nó cũng là chính nó trong phạm vi danh tự mà người đó đã đặt ra.

Quan điểm 5:
Thời, các vị này theo chủ thuyết thượng đế: "Nếu có Phật tính vậy thì phải có người làm ra nó?"

Quan điểm 6:
Các vị này theo chủ thuyết vô thượng đế: "Phật tính vốn không ai làm ra. Nó chính là tự nhiên"

Quan điểm 7:
Thuyết vận động. Phật tính không sanh ra và cũng không mất đi. Chúng vận động không ngừng. Vì chúng vận động nên chúng còn mãi. Chủ thuyết này cũng không công nhận có bàn tay sắp đặt của thượng đế. Ngược lại, thuyết thượng đế, lại cho rằng có bàn tay tạo ra( Ví dụ như các ngài phạm thiên chẳng hạn)

Quan điểm 8:
Học thuyết về Phật Tính cũng Vô Thường . Phật tính có sanh và có diệt . Có kế thừa một chút thuyết vận động không ngừng nhưng các vị theo trường phái này cho rằng: CÓ MỘT VÀI THỜI ĐIỂM mà Phật tính bị diệt. Sau đó, phật tính được tái lập lại. Điều đó giải thích vì sao có một số thứ KHÔNG CÓ PHẬT TÍNH, ví dụ: Hòn đá chẳng hạn

Quan điểm 9:
Học thuyết tính nhân. Phật tính chỉ nên đề cập đối với các loại chúng sanh hữu tình, còn chúng sanh vô tình thì không có phật tính. Trong khi đó, quan điểm số 8 thì cho rằng đó chỉ là giai đoạn mà Phật tính bị diệt. Sau đó, sẽ được tái lập lại thông qua các hình thức như: hóa sanh, thai sanh,...

Đây là 9 quan điểm thường gặp. Tất nhiên, còn rất nhiều...chỉ tạm thời như vậy

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hư Danh đã viết:Lành thay, thật hoan hỷ thay khi có một bậc thiện tri thức đã khởi tâm như vậy
Vấn đề này đã được tranh luận từ khắp các diễn đàn phật giáo và ngày xưa cũng là đề tài tranh luận sôi nổi của các giáo sỹ Bà-La-môn cùng với hàng trăm quan điểm. Với tầm kiến thức hạn hẹp, ngu tui chỉ sưu tập lại một vài quan điểm được cho là thú vị như sau:
..............
Phàm khi tranh luận điều gì thì điều trước tiên các bên tranh luận phải thống nhất nhau là đang cùng nói về cái gì. Sau đó mới tranh cãi xem nó có hay không,đâu, đặc điểm ra sao, v.v...Như những quan điểm mà Hư Danh liệt kê ở trên thì thấy họ chưa thống nhất nhau là đang nói cùng một đối tượng nào, thành ra cảnh tượng "ông nói gà bà nói vịt" :D Chỉ có Quan điểm 4 là đề cập đến điều đầu tiên: nói về cái gì!

Cũng như khi nhìn một đoàn xe chạy, thì trước tiên phải xác định chiếc xe nào trước, sau đó mới tranh cãi xem xe đó sẽ chạy đi đâu, tốc độ bao nhiêu...Chưa gì mà đã cãi nhau ỏm tỏi lên kiểu như "xe sẽ chạy về phía tây chứ không phải phía đông", hóa ra mỗi người đang nói về một chiếc xe khác nhau :))


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay thật hoan hỷ thay thiện hữu doccoden
Trong 9 cái quan điểm, 9 cái xe. Thiện hữu hãy chon ra một quan điểm mà thiện hữu thấy cần phải làm rõ.


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hư Danh đã viết:Lành thay thật hoan hỷ thay thiện hữu doccoden
Trong 9 cái quan điểm, 9 cái xe. Thiện hữu hãy chon ra một quan điểm mà thiện hữu thấy cần phải làm rõ.
Cũng như ví dụ về những chiếc xe đang chạy trên đường, cần phải thống nhất là nói chiếc xe nào trước tiên, sau đó mới tranh cãi chuyện tiếp theo là chiếc xe đó chạy hướng nào, nhanh chậm ra sao... Cũng vậy, khi bàn về Phật tánh, trước tiên những người tham gia tranh luận cần phải thống nhất nhau nó có nghĩa là gì. Chỉ sau khi đồng quan điểm nó là gì rồi thì sau đó mới tranh luận xem nó là tự hữu hay có sinh diệt, nó có ở đâu và có đặc điểm ra sao...

Như dcd đã nói, chỉ có quan điểm 4 là chỉ ra Phật tánh có nghĩa là gì. Đó chính là cái cần phải làm rõ. Nếu mọi người đồng ý với quan điểm đó thì mới có thể bàn luận tiếp, còn nếu không đồng ý thì tranh cãi ngay ở điểm đó. Những quan điểm khác còn lại hóa ra khác biệt nhau là do mỗi người hiểu Phật tánh khác nhau :D Người thì bảo nó có mỏ nhọn, móng vuốt sắc,...người thì bảo không phải vậy, nó có mỏ dẹt, chân có màng bơi được,...Thì ra là do "ông nói gà bà nói vịt" :))

---------------

Nếu dcd không nhớ lầm thì khái niệm "phật tánh" ra đời sau này, thời PG đại thừa, chứ không phải lúc Phật còn tại thế ;)


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thừa đạo hữu doccoden

Tiểu thừa hầu như không nhắc đến Phật tính. Tuy nhiên, tư tưởng này(ngu tui nói là tư tưởng đang còn tranh luận này) xuất hiện trong một số giáo phái tại ấn độ và bản thân người đệ tử phật với những từ ngữ tương đương. Mãi đến khi Đại Thừa ra đời mới bắt đầu thừa nhận. Cũng vì vậy, mà Tiểu Thừa cho rằng Đại Thừa mới là ngoại đạo. Bởi lẽ, khi Phật giáo còn thịnh hành thì rất nhiều người Ba la môn đã cải đạo và mang theo tư tưởng của họ vào phật giáo.Vì đang còn tranh luận nên chưa chính thức thừa nhân và định nghĩa một cách rõ ràng. Theo đó có rất nhiều luận điểm(như tui đã nêu) nằm trong 365 tôn giáo lớn nhất tại ấn độ ngày xưa. Đây chỉ là vấn đề lịch sử. Ngày nay, các giáo phái, tông phái Phật giáo đã tuyên bố không còn phân biệt Tiểu Thừa hay Đại thừa nữa. Cho nên, ta có thể hãnh diện bởi sự dung hòa tư tưởng của nhiều pháp môn
Còn chuyện Phật giáo được truyền vào Trung quốc theo chính sách Tam giáo đồng quy, khiến cho một số tư tưởng giáo lý phật bị méo mó nhiều, không còn phản ánh đúng sự thật và bị ảnh hưởng bởi nho giáo. Nghe nói sau này sẽ dung hợp giữa Phật Giáo và Cơ Đốc giáo nữa thành một tôn giáo của thế giới nữa...Ngu tui chỉ biết cười, bởi lẽ đệ tử phật sẽ phải công nhận Chúa Jesu là một bậc đạo sư đã giác ngộ.
Cái gì càng dễ hiếu thì nó sẽ không bao giờ đúng. Tôn giáo cũng vậy


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Con người sinh ra ai cũng có những bản năng sẵn có, như bản năng sinh dục-sinh sản, bản năng hưởng thụ, bản năng sinh tồn-tranh giành thức ăn... Nếu không được giáo dục rèn luyện thì con người sẽ hoàn toàn sống theo bản năng tự nhiên. Cái bản năng tự nhiên này có thể gọi là "nhân chi sơ tính bản ác", hay gọi là MA TÁNH vậy. Thế nên, PHẬT TÁNH có sẵn hay không thì tôi không biết, nhưng chắc chắn MA TÁNH đều có sẵn trong mỗi chúng ta. Do vậy trên đời này mới có một sự thật hiển nhiên là người tốt thì ít kẻ xấu thì nhiều, tu tập thì ít hưởng thụ giải đãi thì nhiều, Giác ngộ thì ít Vô minh thì nhiều,Thánh nhân thì ít tiểu nhân phàm phu thì nhiều! :-w

Tuy nhiên, MA TÁNH này cũng vô thường, không phải là bất biến. Vậy nên chúng sinh mới có hy vọng tinh tấn tu hành thoát chấp ngã vô minh, đoạn trừ các kiết sử bất thiện để giác ngộ giải thoát. Mà bước đầu tiên trên con đường gian nan đó chính là có được sự khiêm hạ để nhìn thẳng vào sự thật là MA TÁNH còn hiện diện trong ta, bản tánh tham sân si từ vô lượng kiếp còn đang ngấm ngầm sai sử ta vậy! B-)


karma
Bài viết: 70
Ngày: 06/01/14 18:55
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: karma

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi karma »

karma có đọc được một số câu chuyện có thật về những đứa trẻ bị lạc trong rừng được chó sói hoặc khỉ nuôi, khi lớn lên thì chúng không có chút NHÂN TÁNH nào mà chỉ có THÚ TÁNH mà thôi, dù sau này đã được đưa trở về với thế giới loài người! timeeeout timeeeout


"Tự Mình, Điều Ác Làm
Tự Mình Làm Nhiễm Ô,
Tự Mình Ác Không Làm
Tự Mình Làm Thanh Tịnh.
Tịnh, Không Tịnh Tự Mình,
Không Ai Thanh Tịnh Ai !
"
( Kinh Pháp Cú )
phi ngã
Bài viết: 29
Ngày: 27/03/14 05:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi phi ngã »

tangbong
Sửa lần cuối bởi phi ngã vào ngày 26/08/14 17:06 với 1 lần sửa.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hư Danh đã viết: Theo đó có rất nhiều luận điểm(như tui đã nêu) nằm trong 365 tôn giáo lớn nhất tại ấn độ ngày xưa. Đây chỉ là vấn đề lịch sử.
Ở đâu nói có 365 tôn giáo lớn nhất tại ấn độ? :D
Chánh Tín đã viết:Con người sinh ra ai cũng có những bản năng sẵn có, như bản năng sinh dục-sinh sản, bản năng hưởng thụ, bản năng sinh tồn-tranh giành thức ăn... Nếu không được giáo dục rèn luyện thì con người sẽ hoàn toàn sống theo bản năng tự nhiên. Cái bản năng tự nhiên này có thể gọi là "nhân chi sơ tính bản ác", hay gọi là MA TÁNH vậy. Thế nên, PHẬT TÁNH có sẵn hay không thì tôi không biết, nhưng chắc chắn MA TÁNH đều có sẵn trong mỗi chúng ta. Do vậy trên đời này mới có một sự thật hiển nhiên là người tốt thì ít kẻ xấu thì nhiều, tu tập thì ít hưởng thụ giải đãi thì nhiều, Giác ngộ thì ít Vô minh thì nhiều,Thánh nhân thì ít tiểu nhân phàm phu thì nhiều! :-w

Tuy nhiên, MA TÁNH này cũng vô thường, không phải là bất biến. Vậy nên chúng sinh mới có hy vọng tinh tấn tu hành thoát chấp ngã vô minh, đoạn trừ các kiết sử bất thiện để giác ngộ giải thoát. Mà bước đầu tiên trên con đường gian nan đó chính là có được sự khiêm hạ để nhìn thẳng vào sự thật là MA TÁNH còn hiện diện trong ta, bản tánh tham sân si từ vô lượng kiếp còn đang ngấm ngầm sai sử ta vậy! B-)
PHẬT TÁNH theo Chánh Tín hóa ra là THIỆN TÁNH? :D


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Không lạy ai ngoài Bậc Đạo Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Thưa ĐH doccoden, ở đây tôi không bàn luận về PHẬT TÁNH, tôi chỉ khẳng định là một số bản năng tự nhiên và các kiết sử bất thiện, mà tôi gọi là MA TÁNH luôn sẵn có trong mỗi chúng sinh. Khiêm hạ thừa nhận cái sai xấu của mình để quyết tâm tu sửa là một trong những bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới giác ngộ giải thoát.

Cái quyết định để chúng sinh có được giác ngộ giải thoát hay không là công phu tu sửa bản thân theo đúng Bát Chánh Đạo, đoạn trừ các kiết sử bất thiện từ vô lượng kiếp như Đức Phật đã dạy, chứ không phải là suốt ngày tự hào rằng trong mình có sẵn PHẬT TÁNH mà không hành đúng lời Phật dạy thì cũng chẳng đem lại lợi ích gì đâu! 8->


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách