NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

VANTHIEN
Bài viết: 37
Ngày: 29/06/08 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: VNN

NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi VANTHIEN »

NAM MO DAI BI QUAN THE AM BO TAT
NAM MO DAI BI QUAN THE AM BO TAT


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

mình mún tất cả các bạn giải thích cho mình hỉu chấp trước là gì , nói cho đầy đủ luôn cho mình hĩu . >:D<


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

"Thôi là hết anh đi đường anh
Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi" (lời nhạc của Lam Phương)

Mới nghe qua ta liền có cảm giác như hiện diện đâu đây 1 cuộc chia ly đầy nước mắt!.
Có phải cuộc chia ly nào cũng buồn hết không?
Buồn thật nếu lòng mình còn "dính" với cái gì đó.
Tôi thích uống cafe nhiều đường, hôm nào ít đường thì tôi thấy đắng như thuốc bắc, chẳng ngon lành gì!. Tôi thích uống cafe ít đường, hôm nào nhiều đường thì tôi thấy ngọt như chè, ngán ngược! Âu cũng bởi cái "dính" với 1 tiêu chuẩn nào đó mà lòng luôn phiền não.

Nếu lòng mình không "dính" với 1 cái gì đó thì sao?.
"Gió theo lối gió, mây đường mây"

Trong cuộc sống, nếu có thể thì nên tạo thành cách nghĩ: “nếu có- rất tốt, không có cũng không sao” như vậy có thể chuyển khổ thành vui, sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.
Khi thấy được các pháp thế gian là vô thường, là không cố định, không có chút giá trị đích thực nào thì tức khắc ta dể dàng không dính chấp chúng và trở về nơi trú ngụ thật sự của mình. . Bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản và đau khổ trước sự đến đi liên hồi của mọi sự vật trên thế gian - dầu vui hay buồn.
Ở đây cũng nên có chút lưu ý là "dinh chấp" khác với "sự liên hệ". Những người trong gia đình hay bạn bè có sự liên hệ gần với ta hơn những người khác. và vì gần nhau hơn nên dể dính hơn và buồn - vui cũng đậm đà hơn. Nên sử dụng quan hệ gần gủi nầy để thanh tịnh mình và người.
(T*T*)


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Tỉnh Thức đã viết:
Trong cuộc sống, nếu có thể thì nên tạo thành cách nghĩ: “nếu có- rất tốt, không có cũng không sao”

Xin hỏi:
1/Làm như vậy có phải là chấp trước không? hay là định dùng "Chấp trước" diệt "chấp trước"?

Tỉnh Thức đã viết:
Khi thấy được các pháp thế gian là vô thường, là không cố định, không có chút giá trị đích thực nào. . .

Xin hỏi:
1/Nếu nói pháp thế gian là không có chút giá trị đích thực nào. Vậy cái gi là "giá trị đích thực? Dùng tiêu chuẩn gì để đo cái giá trị đích thực ấy?

Mô Phật, vì nhu cầu tu học nên đã hỏi. nếu có chi thất thố xin vui lòng tha thứ cho.


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Góp ý cùng tre gai :

1/ Con người là 1 sinh vật xã hội, cuộc sống cá nhân không tồn tại 1 cách hoàn toàn độc lập mà luôn trong tương quan với môi trường xung quanh. Mỗi pháp luôn liên hệ với các pháp khác như cái lưới của vua trời Đế Thích. “Nhất ba tài động, vạn ba tùy”.
2/ Riêng cá nhân Tinhthuc không ngoại lệ. Mình có quá nhiều các mối nối với các pháp khác, mà theo ngôn ngử tin học gọi là các “hyperlink”. Khó mà có thể nhận biết tất cả các hyperlink nầy.
3/ Căn trần xúc nhau liền hiện khởi các yếu tố liên quan như buồn, vui, giận, ghét…hay trung tính. Hiện khởi thế nào là do sự huân tập của từng cá nhân riêng biệt. Người không thường nhìn lại mình rất dể bị các yếu tố liên quan sai sử mà mất khả năng tự chủ vốn có. Chợt thấy lại người đã từng hại mình, tâm sân giận liền xuất hiện và nhiều hành động không khéo có thể xuất hiện tiếp theo.
Nếu mình đã gở được cái hyperlink đó, tức là cái “chấp trước” đó, hành động tiếp nối có thể sẽ khéo hơn. Oán oán không vương thì thanh lương, đâu thể gọi là dùng chấp trước bỏ chấp trước.
4/ Nói thêm là mình không chấp trước ân oán củ, nhưng không phải là không có kinh nghiệm về kẻ đã từng hại mình. Nhưng hành động trong sự bình tâm sẽ khéo hơn là bị cái tham,sân, si sai sử.
5/ Các pháp thế gian vốn NHƯ, người chấp là thực, là thường thì hành động của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi cái quan điểm là thực, là thường ấy. Tôi có 1 tài sản nào đó, tôi đấu tranh để nó không mất mà phải luôn tăng trưởng. Một biến cố không thuận lợi xuất hiện, tôi mất tất cả tài sản và kết quả tiếp theo là buồn, lo,…đến phát điên chẳng hạn. Mức độ nặng nhẹ tùy sự tham chấp sâu đến mức nào.
Các pháp thế gian vốn NHƯ, người chấp là ảo mộng, là không giá trị nên có thể khởi sinh tâm bỏ mặc, không bảo quản..Và kết quả có thể là vô dụng về mặt xã hội.
6/ Đã chấp, dù bất kỳ quan điểm nào cũng đều không tự do. Nên có câu “không chấp là đạo”. Chử đạo ở đây hàm nghĩa tự do, giải thoát.
7/ Người mù do không thấy nên có thể đi sai đường. Người sáng thấy nên có lời hướng dẩn rẻ trái, rẻ phải, đi thẳng…. Nếu người mù chấp vào 1 món như rẻ trái chẳng hạn, thì hẳn là không an toàn rồi. Pháp môn đối trị đôi khi rất cần thiết.
8/ Mỗi cá nhân thường có trong lòng mình 1 thang giá trị. Thang giá trị nầy không ai giống ai hết. Có kẻ nặng về tiền, nên cho rằng tiền là tất cả. Có người nặng về nhân nghĩa nên cho rằng “ Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim”. Vậy cái gì là giá trị đích thực? – Mỗi người tự xem lại mình !
9/ Mùa nào đẹp nhất trong năm?
Xuân hửu bách hoa, Thu hửu nguyệt.
Hạ hửu lương phong, Đông hửu tuyết
Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu
Tiện thị nhân gian hảo thời tiết. (quên tác giả)

Và 1 bài thơ khác
Ngài Long Tế Hoà thượng ngộ được lý "vô trụ" của kinh Bát Nhã, nên có làm bài tụng rằng:
Nguyên văn (dịch âm)
Tâm cảnh đốn tiêu dung
Phương minh sắc dữ không
Dục thức bổn lai thể
Thanh sơn bạch vân trung

Dịch nghĩa
Không còn chấp tâm và cảnh
Mới ngộ được lý sắc, không
Muốn biết bổn lai bản thể
Kìa, mây trắng với non xanh.
Ít lời góp ý cùng bạn. Mình cũng còn chấp dính nhiều thứ lắm. Không tỉnh biết thì đành chịu thôi. Giả dụ có tỉnh biết nhưng chắc gì có thể vượt qua ngay, thậm chí biết mà còn cố phạm nửa. Người tu hành cần phải có đại hùng, đại lực, đại từ bi là vậy. Ở đây TT muốn nhấn mạnh thêm về vai trò của ý chí trong việc thẩm định lại giá trị sống của mỗi chúng ta.
(T*T*)


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tỉnh thức đã viết:"Thôi là hết anh đi đường anh
Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi" (lời nhạc của Lam Phương)

Mới nghe qua ta liền có cảm giác như hiện diện đâu đây 1 cuộc chia ly đầy nước mắt!.
Có phải cuộc chia ly nào cũng buồn hết không?
Buồn thật nếu lòng mình còn "dính" với cái gì đó.
Tôi thích uống cafe nhiều đường, hôm nào ít đường thì tôi thấy đắng như thuốc bắc, chẳng ngon lành gì!. Tôi thích uống cafe ít đường, hôm nào nhiều đường thì tôi thấy ngọt như chè, ngán ngược! Âu cũng bởi cái "dính" với 1 tiêu chuẩn nào đó mà lòng luôn phiền não.

Nếu lòng mình không "dính" với 1 cái gì đó thì sao?.
"Gió theo lối gió, mây đường mây"

Trong cuộc sống, nếu có thể thì nên tạo thành cách nghĩ: “nếu có- rất tốt, không có cũng không sao” như vậy có thể chuyển khổ thành vui, sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn.
Khi thấy được các pháp thế gian là vô thường, là không cố định, không có chút giá trị đích thực nào thì tức khắc ta dể dàng không dính chấp chúng và trở về nơi trú ngụ thật sự của mình. . Bạn sẽ không còn bị dao động, chán nản và đau khổ trước sự đến đi liên hồi của mọi sự vật trên thế gian - dầu vui hay buồn.
Ở đây cũng nên có chút lưu ý là "dinh chấp" khác với "sự liên hệ". Những người trong gia đình hay bạn bè có sự liên hệ gần với ta hơn những người khác. và vì gần nhau hơn nên dể dính hơn và buồn - vui cũng đậm đà hơn. Nên sử dụng quan hệ gần gủi nầy để thanh tịnh mình và người.
(T*T*)

Đáng khen cho tinhthuc ngay chỗ "nếu có- rất tốt, không có cũng không sao", dây là chỗ đối cảnh vô tâm. Ít người nhận ra được chỗ này.

Nhưng xét đi cũng xét lại, chỗ này có phải chỗ sau cũng của đạo không? Hay còn cái gì tiếp theo!

Người ta đến đây thì gọi là quá hay... quá tốt, tâm ít còn nhiều động với các pháp, gần nhu Bát Phong Suy Bất động.

Như MHBN tự xét chỗ này vẫn chưa rốt ráo. Tại sao? Vì hình như có một cái vi tế để làm tâm không bị nhiễm ô, đó là chỗ bất động như như của Pháp Thân Thanh Tịnh. Nến Hành giả hành trì chỗ này dám chắc khó mà sanh các tâm trước tình, cảnh. Tâm đã yên lặng như mạt Hồ Thu. Nhưng liệu xét khi đối cảnh có dám sanh tâm (dụng độ) mà vẫn như bất động được không? Nghĩa là dám tiêp nhận các nhiễu động của nghiệp thức chúng sanh mà luôn tĩnh lặng thường như sanh các trí sáng suốt mà thấu đáo nhân quả, thấu đáo chân lý để dẫn dắt chúng sanh ra bể khổ chăng? Đối với khổ đau thọ nhận nơi thân tâm mà tâm chẳng nhiễu loạn, nhưng đối với sự đau khổ, hạ nhục mắng nhiết, đánh đập... Khổ sở chúng sanh mà biết thọ nhận, biết đau khổ y như chúng sanh đó thọ nhận không, biết các tâm đó mà không nhiều loạn tâm, khi ấy dũng mãnh bước vào địa ngục độ sanh, bước vào chão lữa cứu người, khởi tâm từ bi vô hạn trước sự thống khổ chúng sanh mà chúng sanh thọ nhận như bản thân thọ nhận được hay không?

caunguyen caunguyen caunguyen


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Re: Ma Ha Bát Nhã
1/ "nếu có- rất tốt, không có cũng không sao". Đây được dùng trong 1 ngữ cảnh nhất định, không hẳn là vô tâm. Người có tính dể dãi hay trong các trường hợp không quan trọng lắm, người ta có thể hành xử theo cách nầy. Nơi vô tâm phải có tâm sở niệm, định, tuệ và tính chất tuệ không còn trong đối đãi có/không. Người vô tâm không rơi vào “tác, chỉ, nhậm, diệt”.
Một người có hành xử như trên nhưng đôi khi tâm vi tế của họ là “mặc kệ, sao cũng được” “sá gì, ba cái nhỏ nhỏ”.
Khó lấy tướng để biết tâm.

2/ “Tâm đã yên lặng như mặt hồ thu”. Chổ nầy rất dể hiểu lầm. Thế nào gọi là “Tâm yên lặng”?. TT thấy có nhiều người tọa thiền kha khá, các niệm tưởng tạm dừng, hành giả rơi vào 1 trạng thái lặng lẻ 1 lúc. Họ lầm tưởng đây là cứu cánh, phát sinh vui thích…Người định sâu hơn, các trạng thái hỷ, lạc tế nhị khó nhận hơn, lại lầm tưởng đó là Niết Bàn. Từ đó cuồng ngôn lộng ngử…Sự yên lặng nầy chỉ là cảnh giới nhất thời do duyện định. Chổ nầy cũng không phải là vô tâm theo nghĩa của con nhà thiền.

3/ Vậy vô tâm là gì?.

4/ Dù có hiểu gì qua các cách giải thích khác nhau cũng không bằng sống được với. Muốn sống được với….thì phải hạ thủ công phu. Giới định tuệ là đầu con đường.

4/ Mừng gặp bạn ở VL, ngày xưa có lúc mình sống ở đó. Chúc an lạc (T*T*)__(())__


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tỉnh thức đã viết:Re: Ma Ha Bát Nhã
1/ "nếu có- rất tốt, không có cũng không sao". Đây được dùng trong 1 ngữ cảnh nhất định, không hẳn là vô tâm. Người có tính dể dãi hay trong các trường hợp không quan trọng lắm, người ta có thể hành xử theo cách nầy. Nơi vô tâm phải có tâm sở niệm, định, tuệ và tính chất tuệ không còn trong đối đãi có/không. Người vô tâm không rơi vào “tác, chỉ, nhậm, diệt”.
Một người có hành xử như trên nhưng đôi khi tâm vi tế của họ là “mặc kệ, sao cũng được” “sá gì, ba cái nhỏ nhỏ”.
Khó lấy tướng để biết tâm.

2/ “Tâm đã yên lặng như mặt hồ thu”. Chổ nầy rất dể hiểu lầm. Thế nào gọi là “Tâm yên lặng”?. TT thấy có nhiều người tọa thiền kha khá, các niệm tưởng tạm dừng, hành giả rơi vào 1 trạng thái lặng lẻ 1 lúc. Họ lầm tưởng đây là cứu cánh, phát sinh vui thích…Người định sâu hơn, các trạng thái hỷ, lạc tế nhị khó nhận hơn, lại lầm tưởng đó là Niết Bàn. Từ đó cuồng ngôn lộng ngử…Sự yên lặng nầy chỉ là cảnh giới nhất thời do duyện định. Chổ nầy cũng không phải là vô tâm theo nghĩa của con nhà thiền.

3/ Vậy vô tâm là gì?.

4/ Dù có hiểu gì qua các cách giải thích khác nhau cũng không bằng sống được với. Muốn sống được với….thì phải hạ thủ công phu. Giới định tuệ là đầu con đường.

4/ Mừng gặp bạn ở VL, ngày xưa có lúc mình sống ở đó. Chúc an lạc (T*T*)__(())__


Hì hì, mấy chỗ mà tinhthuc nói đến, MHBN chẳng bàn, vì những chỗ đó không phải chỗ Thiền Tông nói đến. Những gì MHBN muốn nói chỗ chỗ cứu cánh không phải chỗ "hành trì rồi mới có", những chỗ hành trì không phải sở ngộ của tâm, đó chỉ là tâm hành chẳng phải tâm ngộ. Tất cả phải bằng sở ngộ mới rốt ráo (Sở Ngộ: nghĩa là ngay bình thường nhận thức ra cái xưa nay vốn vẫn có chẳng phải mất đi bao giờ, xua nay nó vẫn thế vẫn đang dùng vẫn rốt ráo...)... Còn Tâm hành là do hành trì mà được (khá nhiều người đem công án Thiền làm sở hành - để đạt đựoc cảnh giới này hay kia - mà đâu ngờ công án là để giải quyết cho nhận thức về tâm, không phải sở hành).

Còn việc công phu Thiền Định chỉ đóng vai trò phụ cho nhận thức về tâm, nhằm giúp cho cái nhận thức đã nhận ra càng tỏ rõ ràng đầy đủ, không thể bảo công phu là Thiền Định được, mà chỉ có thể bảo công phu để định tâm là phương thuốc trị bệnh không thải Thiền Tông - Cứu Cánh Rốt Ráo.

Nếu tham đắm công phu Thiền định mà quên đi việc tìm cái "Cứu Cánh Rốt Ráo" thì càng nguy hơn, vì khi đó năng lực Công Phu Thiền nó sẽ giúp trổ Thần Thông, càng đi sâu vào thì Thần Thông càng mạnh, càng ngày càng khó nhận ra chỗ cứu cánh rốt ráo. Mà như thế thì sau khi bỏ thân xác này sẽ về các tầng trời hửong phước, thậm chí rơi vào cảnh giới Tha Hóa Tự Tại là Ma Dân, hay Ma Vương nơi ấy.


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

TT cũng đồng ý với bạn về chổ công phu thiền định chỉ đóng vài trò phụ (nhưng cũng khá cần thiết đó và nếu ta đừng quá tham chấp nó).
Còn cái chổ "Tất cả phải bằng sở ngộ mới rốt ráo (Sở Ngộ: nghĩa là ngay bình thường nhận thức ra cái xưa nay vốn vẫn có chẳng phải mất đi bao giờ, xua nay nó vẫn thế vẫn đang dùng vẫn rốt ráo...)" mà bạn đã nói thì TT lại không bàn. Nếu bạn tu tập công án, thì như người xưa nói, cứ tham đi. Nếu niệm Phật thì cứ niệm Phật đi, Nếu chỉ quán...thì cứ nổ lực theo pháp môn của mình đi.
Mô tả cái QUẢ liệu có cần thiết không, nếu ta không tạo NHÂN.
"Những gì MHBN muốn nói chỗ chỗ cứu cánh không phải chỗ "hành trì rồi mới có""
Thực tình mình không hiểu bạn lắm ở câu nầy. Cổ đức nói nó vốn sẳn, "Thủy giác" cũng là "Bản giác". Mấy ai nhận được nó liền mà chẳng cần công phu tu tập. Qua sông bỏ bè, nhưng không bè lấy gì qua sông.
Và cũng có lẻ trình độ của TT chỉ có thế. Nếu có gì cao thâm, xin được bạn chỉ giáo. __(())__


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Mới đây mà được tinhthuc phản hồi thật quý vô cùng :D .

Đúng vậy khi ta tạo nhân mới được quả.
tỉnh thức đã viết:...
"Những gì MHBN muốn nói chỗ chỗ cứu cánh không phải chỗ "hành trì rồi mới có""
Thực tình mình không hiểu bạn lắm ở câu nầy. Cổ đức nói nó vốn sẳn, "Thủy giác" cũng là "Bản giác". Mấy ai nhận được nó liền mà chẳng cần công phu tu tập. Qua sông bỏ bè, nhưng không bè lấy gì qua sông.
...
Quả thật vậy thủy giác và bản giác vốn là "xưa nay chưa từng đổi". Nhưng chỗ công phu tu tập lại là chuyện phải bàn, vì sao vì đó chính là của ngõ vào đạo, nhưng công phu như thế nào lại là chuyện mà xưa nay nhiều người bàn luận thì nhiều nhưng chỗ rốt ráo thì chẳng được bao nhiêu. Bởi Thuyền là phương tiện giúp nhận đựoc "xưa này nào có đổi", nhưng ta chưa hiểu chiếc thuyền đó sử dụng như thế nào thì việc chúng ta chèo vô phương hướng trong đêm tối thì quả phí công quá. Vì công phu & liễu nghĩa kinh điển tuy nhiều con đường như chung quy là nhận ra ngay chố chính mình đang đã có như Phật Tổ.
Nhưng nói qua sông thì bỏ bè thì MHBN lại không tán đồng, vì khi đã được thuyền rồi thì thuyền này đưa ta đến nơi, khi qua được bờ rồi, đã hiểu rồi thì vẫn lái con thuyền đó để đưa tiếp người qua sông. Nên việc dùng bè là phương tiện đưa mình quá sông, thì chính thuyền ấy ta đã hiểu đã biết thì phải biết chở thêm người qua sông, chứ nếu qua sông bỏ thuyền thì MHBN không tán đòng luận điểm này lắm.

Cho nên công phu cứ việc công phu, khám phá cừ việc khám phá, muôn ngàn pháp môn đều là do tâm tạo, nhưng trước tiên phải hiểu con thuyền đó chở đến đâu, đi như thế nào đã, càng ngày thì ta biết nhiều chiếc thuyền như thế, càng biết sử dụng các chiếc thuyền đó như thế nào (đó là dụng độ của hàng Đại Bồ Tát, Chư Phật đã làm). Chứ chèo mà chẳng biết mình đi đâu thì uổng quá hay chỉ biết một chiếc mà không biết chiếc khác thì việc độ sanh còn giới hạn ít nhiều...
Còn chỗ cao thâm thì MHBN cũng thấy mình cũng như bạn chẳng khác, nên việc bảo cao thâm thì quả thật MHBN xin nhường lại cho rất nhiều người trên đây. :D

:D :D


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Quote : "nhưng công phu như thế nào lại là chuyện mà xưa nay nhiều người bàn luận thì nhiều nhưng chỗ rốt ráo thì chẳng được bao nhiêu".
- Ý bạn nói là người bàn luận thì nhiều mà người đến chổ thì ít chứ gì? - Đúng thế!. Ngay Thế Tôn đưa ra 8 vạn 4 ngàn pháp môn nhưng người ngộ đạo và chứng đạo có mấy ai . TT cũng đang tu tập, bất giác còn nhiều lắm !. Hơn nửa tiên đức xưa chỉ Khai, Thị thôi, còn NGỘ, NHẬP là chuyện của chúng ta mà.
Quote : "chứ nếu qua sông bỏ thuyền thì MHBN không tán đòng luận điểm này lắm.".
- Câu nầy cũng đồng nghĩa với "ngón tay chỉ trăng" , Đã thấy trăng rồi thì cần gì đến ngón tay chỉ nửa. Nếu "CHẤP" ngón tay là trăng thì lầm, CHẤP thuyền là nơi đến cũng sai. Người đạt đạo tùy căn cơ đối tượng mà sử dụng các pháp môn sai khác vẫn không ngoài đưa người nghe đến chổ lợi ích. Bây giờ các Ngài vẩn có thể sử dụng lại phương tiện củ hoặc sáng tạo nhiều phương tiện khác tùy quốc độ.
- Quote: "Chứ chèo mà chẳng biết mình đi đâu thì uổng quá hay chỉ biết một chiếc mà không biết chiếc khác thì việc độ sanh còn giới hạn ít nhiều.."
- Bạn nói rất đúng, chèo mà không biết sẽ đi về đâu thì thật uổng phí cái công chèo. Bạn biết mình muốn đi đâu chớ?.
Các pháp môn trong đạo Phật ít nhiều hổ trợ nhau, nhưng các bậc tiền hiền có dạy nếu ta ôm đồm quá nhiều pháp môn thì e rằng không có cái nào thuần thục. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh mà.
Và nếu bậc tu hành nào đó đạt đạo thì TT không nghỉ là họ thiếu phương tiện độ sanh đâu. Họ biết xuất/ xử, biết nói/ nín... và cách nào cũng hợp lẻ. Dù sao thì mình cũng chưa đến chổ nầy phải không?. Lo gì chuyện đạt đạo rồi mà không biết thuyết pháp.


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]42 khách