Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

chào các bạn.Cho tôi hỏi khi bạn có một niệm khởi lên thì nó tồn tại mãi hay một lúc sau nó lặng.nếu nó là của ta,thì phải không diệt.Nếu có diệt,thì bạn làm cách nào cho không diệt.Tương tự bạn niệm từ"NAM"vang lên rồi lặng thì bạn mới nói chữ"MÔ"được.Qua 2 ví dụ trên,ta thấy pháp cảnh,pháp âm,...là vô trụ,vô ngã.Do chúng ta mê lầm,khởi ý chấp là của ta.Vậy đề tài nầy xin đóng lại,để thời gian học tu .Thân.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

binh đã viết:
Đầu tiên : Pháp là đối tượng nhận thức của tâm
Câu này sai bét, vì sao ? vì nói như vậy tức là có 2 thứ : tâm và pháp.
Nhưng tâm cũng là một pháp (vô vi).

Nói các pháp đều vô ngã chưa đúng hẳn.
Phật nói là "Các pháp hữu vi đều vô ngã"
đầu tiên nó làm xuất hiện pháp tướng trước
Câu này cũng sai. vì có pháp có tướng (hữu hình), có pháp vô tướng.

Nói tóm lại, chữ Pháp nói chung là để chỉ một cái gì đó.
tâm thực ra bạn đang nói là vọng tâm , nên thấy có tâm mà thực đó cũng là pháp ....Mình cũng chỉ thấy trong kinh Viên giác là duy nhất nói có 1 pháp là tâm thôi ( có thể nói đây là vọng tâm ) còn tâm mình nói thì thế này.
tâm là tâm thể rộng lớn vô biên, vô tận các thế giới nằm trong đó , tâm đó không sắc không hình ngũ nhãn đều chẳng nhìn thấy


còn pháp vô tướng : bạn nói như vậy thì cũng sai ...nếu pháp có tướng hay vô tướng thì tùy vào cách nhìn của bạn.

nếu nói pháp có tướng thì là cách nhìn nhị biên đối đãi ( thế đế ) ,nhưng đã nói pháp có tướng thì có tướng hết, tâm phải thấy tướng pháp mới được định danh ,nếu pháp không có tướng tâm không thể cảm nhận thưa bạn...

nếu nói pháp vô tướng ( thực ra phải nói pháp có 1 tướng là vô tướng ) tức là pháp có tướng là vô tướng là cái nhìn đã diệt mất nhị biên là đệ nhất nghĩa

không có chuyện như bạn nói là " có pháp có tướng , có pháp vô tướng " nếu y theo đệ nhất nghĩa pháp phải vô tướng hết

vì sao chúng ta đang ở hữu tướng mà có thể biết vô tướng ...vô tướng này là giả vì đối đãi nhị biên với hữu tướng mà sanh khởi ...người đạt vô tướng thật thì không thể khỏi một niệm là có tướng hay vô tướng ....tức là người đạt vô tướng không thể khởi ý niệm rằng " mình đạt vô tướng rồi " như vị ala hán chẳng có ý nghĩ mình đắc quả là vậy hay đúng hơn vị này thấy chẳng phải có tướng mà cũng chẳng phải vô tướng
vì nếu thấy có tướng thì vô tướng sẽ lại sanh ( nhị biên pháp này làm pháp kia khởi )
nếu thấy vô tướng thì hữu tướng lại sanh lai ( nhị biên mà )
nếu chẳng thấy tướng thì tướng nào sẽ sanh *( bất tư nghì )
Sửa lần cuối bởi Ma Ba Tuần vào ngày 17/10/14 21:31 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

bạn nói Pháp hữu vi vô ngã thì theo mình là đúng...


Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

Ngã pháp đó không thật vì tâm nhận lầm các pháp không phải ngã mà cho là ngã ( ví dụ chấp thân 4 đại cho là ngã , chấp thọ tưởng hành thức...) ..điên đảo tạo nghiệp nên có luân hồi


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

" như vị ala hán chẳng có ý nghĩ mình đắc quả là vậy hay đúng hơn vị này thấy chẳng phải có tướng mà cũng chẳng phải vô tướng
La Hán có biết mình đắc quả không ?
Nếu biết tức nhiên là có ý nghĩ mình đắc quả.
Chỉ là các vị ấy không chấp vào đắc hay không đắc mà thôi. (Vì biết nó cũng là huyễn)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

binh đã viết:
" như vị ala hán chẳng có ý nghĩ mình đắc quả là vậy hay đúng hơn vị này thấy chẳng phải có tướng mà cũng chẳng phải vô tướng


La Hán có biết mình đắc quả không ?
Nếu biết tức nhiên là có ý nghĩ mình đắc quả.
Chỉ là các vị ấy không chấp vào đắc hay không đắc mà thôi. (Vì biết nó cũng là huyễn)


Vị này thiệt không khởi một niệm nên gọi đắc quả là danh từ của thế gian mà thôi, danh từ đó cũng chẳng thể có được , biết các pháp không thể đắc mới gọi là đắc , đắc cái pháp không đắc còn gọi là vô sở đắc

vì biết các pháp nó vô ngã thì ai ngồi trong đó mà đắc với không đắc nữa


PS pháp như huyễn không phải" là huyễn "


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

pháp như huyễn không phải" là huyễn "
chữ "pháp như huyễn" là một pháp mà Bồ tát chứng đắc.
Nó không có nghĩa là mọi pháp đều như huyễn (chứ không phải là huyễn).

Việc này đức Phật đã xác định rồi :
"Mọi pháp đều là huyễn"

Trong các bài kệ sau có ý này:

Nhất thiết chư pháp
Tất thuộc vô thường,
vô khả thị hổ

mà vô thường tức là vô ngã.
Vô ngã là không có thật.
Không thật có tức là huyễn.

Hoặc bài kệ trong kinh Hoa Nghiêm

Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo

Nếu mọi pháp đều do tâm tạo
Tức là tánh (hay bản chất) của nó là tâm.
và như vậy nó không có bản chất riềng
Vậy nó chẳng có thật
Tức là nó huyễn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

binh đã viết:
pháp như huyễn không phải" là huyễn "
chữ "pháp như huyễn" là một pháp mà Bồ tát chứng đắc.
Nó không có nghĩa là mọi pháp đều như huyễn (chứ không phải là huyễn).

Việc này đức Phật đã xác định rồi :
"Mọi pháp đều là huyễn"

Trong các bài kệ sau có ý này:

Nhất thiết chư pháp
Tất thuộc vô thường,
vô khả thị hổ

mà vô thường tức là vô ngã.
Vô ngã là không có thật.
Không thật có tức là huyễn.
bồ tát có tu hay không tu đắc ....thì pháp vẫn như huyễn thôi , kể cả chư Phật có ra đời hay không pháp tánh nó vẫn như vậy ,

Pháp tánh vốn vậy ( giả danh gọi là như huyễn , như mộng , như dương diệm, như quáng nắng...) trong thiệt tế vốn chẳng thể phân biệt nó...chẳng phải vì đắc pháp môn " pháp như huyễn " mà các pháp mới như huyễn , kể cả có tu hay không tu pháp vẫn như huyễn

có phải NIu tơn có ra đời mới có định luật Vạn vật hấp dẫn ....vì từ trước các vật đã tương tác với nhau như vậy nên biết Pháp tánh cũng thế ..chư Phật có ra đời hay không Pháp tánh vẫn thường trụ


còn bạn vẫn khẳng định " Pháp là huyễn " ...thì nếu bạn tìm được câu " Pháp là huyễn " trong bất cứ bộ kinh Phật thuyết nào ...mình xin nhận làm đệ tử của bạn...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Một bài kệ trong kinh sách nói

Nhất thiết chư pháp
Giai tòng tâm sanh
Tâm vô sở sanh
Pháp vô sở trụ.

Nghĩa

Hết thảy các pháp
Đều do tâm sanh
Nếu tâm không sanh
Pháp không chỗ trụ.

Như vậy thì biết
Nếu tâm có sanh, tức vọng tâm.
Nếu vọng tâm không sanh
thì pháp cũng không có.

Điều này chứng tỏ các pháp đều là huyễn,
đều do vọng tâm mà hiện.

Các bài kệ trên cũng đều có ý đó, chỉ là không nói đến câu "các pháp đều là huyễn" mà thôi.
Xem trong các kinh Phuơng Đẳng như Niết Bàn,Bát Nhã xem, có thể có câu đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

@bình

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

Bát nhã thì mình đọc nhiều rồi.....đảm bảo không có " Pháp là huyễn "

ví dụ : pháp là huyễn bạn không chỉ rõ dc nhưng nếu bạn cần mình cho bạn 10 trích dẫn trong kinh có nói " Pháp như huyễn '


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang có nói:
  • Nhất thiết hữu vi pháp
    Như mộng, huyễn, bào ảnh
    Như lộ, diệc như điển
    Ưng tác như thị quán
Như vậy có được gọi là "Pháp như huyễn" không!? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Ma Ba Tuần
Bài viết: 75
Ngày: 29/08/13 01:32
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Daklak

Re: Vô Ngã và chỉ có . . . Vô Ngã !

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ba Tuần »

Tìm được 1 câu " pháp là huyễn ' hay "pháp là mộng , ảnh...." trong kinh phật .....mình xin nhận người đó là sư phụ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách