Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

bandsawsk5 đã viết:
Nói như chữ in đỏ thì có đúng không nhỉ ? Phật tử chúng ta cho đi không cần nhận lại , đánh giặc ác nhưng không cần danh tiếng cho mình , vậy có phải Phật tử chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt không ?

Mong các bạn trả lời giúp cho bandsaw , vì bandsaw cũng rất muốn được nổi tiếng ? Mà nghĩ đi nghĩ lại thì thấy dục vọng danh tiếng này cũng không có gì là sai lắm , chỉ có cái là tự làm khổ mình thôi ?

Vậy nên mọi người cho mình hỏi có nên dục vọng danh tiếng không ? Nếu không thì tại sao ?
:D
Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt
Giả như bạn lập công, làm nên chuyện lớn. Thì sao? Bạn đạt được mục đích. Rồi sao nữa? Cái danh có khiến bạn sống thọ hơn 100 năm? Nếu danh càng to, thọ càng cao mà thêm tuổi thọ thì ráng mà kiếm công danh cho lớn, sống cho dai. Đằng này, danh có lớn, thì vẫn đến thọ mạng, vẫn chết như nhau. Thậm chí danh to, phước đến, phước đến thì phước giảm, tăng điều kiện tạo nghiệp, thậm chí chết còn sớm hơn người thường. :D

Vậy chạy theo danh lợi được gì? Ờ, ngó bộ chắc sống sướng hơn 1 tí, được người nể trọng thêm 1 tí. Rồi sau khi chết thì sao? Sẽ phải trả nghiệp với những gì mình tạo tác như 1 thằng khố rách áo ôm khác. Còn cái DANH lưu truyền trên thế gian kia, có lợi gì cho mình nữa đâu? Cùng lắm lưu truyền cao lắm mấy trăm năm, mấy ngàn năm, rồi hết, nhưng ngặt nỗi mình có biết cái danh đó của mình đâu, mình đã sống kiếp khác rồi. Chỉ là hư danh thôi, chẳng lợi ích gì.

Vậy rốt cuộc ra đi cũng chỉ mang theo nghiệp mà thôi.

Học Phật, là bỏ cái lợi nhỏ, thu cái lợi lớn. Người tu Phật chân chính mà thành tựu, thì không cần DANH, thì vẫn được nể trọng, kính phục. Không những con người tôn kính, mà trời, người, quỷ, thần muôn loài đều tôn kính. Không cần lợi, mà phước đức thọ dụng mãi không hết, không cần trang điểm mà tự có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, không cần sức nước hoa mà tiếng thơm muôn đời, không những một hành tinh (thế giới) này mà vô vàn những hành tinh và cõi nước khác trong khắp vũ trụ...

Lợi Danh với non sông, nghĩ đến ai cũng thích. Đó là chuyện bình thường. Nhưng Tu theo Phật, là từ bỏ những lợi nhỏ, để đạt được mục đích lớn hơn. Điều này, cần tâm lượng rộng lớn. Còn chỉ nghĩ có được mảnh đất nhỏ nhỏ nơi hành tinh này, nghĩ được có mấy mươi năm trong đời, thì sẽ lại bị lợi danh trong đời trói buộc, ngăn cản bước chân ta đạt mục đích PHÁP GIỚI VŨ TRỤ rộng lớn. Đó là chưa đề cập đến sự vô thường và đau khổ kèm theo trong quá trình tìm cầu danh lợi nơi đây nha.

Hii, do bạn bị vướng cái muốn chứng tỏ danh, nên mình dùng ngôn ngữ hơi nặng về danh. :D tangbong
Nhưng trên đây chỉ là nói về TÂM, thân thì khác bạn à.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

Cảm ơn chị puca đã trả lời :D
:D :D :D :D :D
Sửa lần cuối bởi bandsawsk5 vào ngày 05/11/14 22:36 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Hòa Thượng Tuyên Hóa

HỌC PHẬT THÌ ÐỪNG THAM DANH LỢI

(Vạn Phật Thành ngày 15 tháng 3 năm 1977)



Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững trên mặt đất (cước đạp thực địa), không được mưu đồ hư danh.

Ham thích hư danh thì chẳng ích lợi gì cho việc tu Ðạo. Muốn làm những việc "hữu thực vô danh" thì không được tham cầu chuyện "hữu danh vô thực"; nghĩa là không tham cầu cái danh giả dối, có tiếng mà không có miếng. Còn như làm những việc chân thật được biểu hiện ra ngoài thì được gọi là "hữu thực vô danh"!

Các vị đừng nên tham cầu cái hư danh; mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều phải chân thật. Lòng tâm chân thật, làm việc chân thật, chính là bản sắc của tín đồ Phật Giáo. Tâm mình sung mãn đạo đức, học vấn và trí huệ thì lúc đó mới gọi là có bản lãnh!

Ðừng tham cái danh hão, đừng thích cái lợi giả của thế gian; nếu không thì cũng giống như "cánh hoa giả" chẳng bao giờ có thể sinh "quả" thật được. Ðó là điểm hết sức quan trọng, mong các vị chú ý!


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

SUY NGẪM VỀ DANH LỢI

Thích Pháp Từ - Nguyễn Tân Như Ân

Nguồn: Chùa Hoằng Pháp - Tp Hồ Chí Minh - Việt Nam


Khi xem danh lợi là điều nhất quyết phải đạt được bằng mọi cách thì ta không có được hạnh phúc, an lạc. Vì không có an lạc nên ta mới tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài, ở phía ngũ dục và danh lợi. Ta không khác gì con thiêu thân lao vào lửa danh lợi để tận hưởng cảm giác sung sướng nhất thời rồi tự chết bằng chính ngọn lửa danh lợi đó. Không phải ta không biết chạy theo danh lợi là sai, là đau khổ. Nhưng vì ta không có hạnh phúc thật sự và nhu yếu được đứng trên đầu thiên hạ trong ta quá lớn nên ta đành phải làm nô lệ cho danh lợi...


Tiếng khen, địa vị, lợi dưỡng luôn là điều mà ai ai cũng muốn có. Dường như đã trở thành một niềm vui thú vị của con người dù biết rất rõ khi đạt được, phần lớn ta mất tự do, bị nó chi phối, đau khổ.

Người tu, tiêu chuẩn mà người đời thường đặt cho, trước nhất phải là người buông bỏ danh lợi. không theo quyền hành, chức tước. Nhưng không phải người tu nào cũng có thể thực hiện tiêu chuẩn đó. Nếu ta không dành thời gian để quán chiếu, chiêm nghiệm cũng như nhìn sâu vào bản chất của danh lợi thì dứt khoát sẽ là nô lệ của nó.

Là một học Tăng nhưng tôi cũng là một học sinh. Khi đóng vai trò của một học sinh, dù muốn hay không, tôi cũng bị lôi vào vòng thắng thua bởi tài năng của tôi có phần trội hơn chúng bạn. Rồi những cuộc thi học sinh giỏi khiến tôi lao tâm không ít. Không chỉ tốn thời gian và sức lực cho việc “văn ôn, võ luyện” mà tôi còn bị chi phối, kéo vào vòng xoáy hơn thua với những học sinh có năng lực hơn. Điều này làm tôi đau khổ rất nhiều, vì tôi đã phụ lại chí nguyện xuất gia ban đầu cũng như đánh mất tiêu chuẩn căn bản của một người tu: buông bỏ danh lợi.

Khi xem danh lợi là điều nhất quyết phải đạt được bằng mọi cách thì ta không có được hạnh phúc, an lạc. Vì không có an lạc nên ta mới tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài, ở phía ngũ dục và danh lợi. Ta không khác gì con thiêu thân lao vào lửa danh lợi để tận hưởng cảm giác sung sướng nhất thời rồi tự chết bằng chính ngọn lửa danh lợi đó. Không phải ta không biết chạy theo danh lợi là sai, là đau khổ. Nhưng vì ta không có hạnh phúc thật sự và nhu yếu được đứng trên đầu thiên hạ trong ta quá lớn nên ta đành phải làm nô lệ cho danh lợi. Vì thế, ta khẳng định có hạnh phúc hay không chính là mấu chốt của việc ta có chạy theo hay buông bỏ được danh lợi.

Tuy nhiên, ta rất dễ lầm việc chạy theo danh lợi và phát triển năng lực của cá nhân. Khi tranh tài với các học sinh tại các kỳ thi học sinh giỏi, bắt buộc tôi và những học sinh khác phải ra sức rèn luyện, nỗ lực học tập không ngừng nhằm đạt được kết quả cao nhất và giật được những giải nhất, nhì, ba là cái đích mà chúng tôi hướng tới. Việc treo giải như thế có tác dụng kích thích học sinh gia công học tập và nhờ đó, năng lực, tài năng của học sinh được nâng cao, phát triển. Đó là tác dụng của những kỳ thi học sinh giỏi. Nhưng hầu hết, tất cả những học sinh tham gia các cuộc tranh tài đều không nghĩ như thế. Họ hướng ngoại, quyết đạt được giải, quyết hơn những học sinh trường khác và rồi những tâm niệm danh lợi có dịp bùng phát. Và luôn luôn, họ viện cớ tham gia các kỳ thi học sinh giỏi để khẳng định bản thân, phát triển năng lực, nhưng thực chất là thỏa mãn danh lợi.

Không chỉ nhầm lẫn việc phát triển cá nhân, ta cũng thường che lấp tâm danh lợi bằng nhiều mục đích khác. Người Phật tử làm việc phước thiện cốt để được tiếng thơm, để được quý thầy, các sư cô khen ngợi, người đó đang vướng vào danh lợi. Các thầy, các sư cô nếu xem chuyện giảng kinh, thuyết pháp, công tác Phật sự là nơi khẳng định bản thân, để thiên hạ biết về tài năng của mình, đó không còn là Phật sự nữa mà là Ma sự. Bởi lẽ, tâm danh lợi, hơn thua đã chi phối toàn bộ các hoạt động đó. Và công tác Phật sự chỉ là cái cớ để ta thỏa mãn cái bản ngã, tâm danh lợi không hơn không kém của mình.

Làm thế nào để biết ta đang vướng vào danh lợi?

Không có hạnh phúc, an lạc, không có tình thương, hiểu biết thì ta đang vướng vào vòng danh lợi. Trong nhà không có hạnh phúc, chắc chắn ta sẽ đi tìm những thú vui bên ngoài. Cũng thế, trong tự thân không có hạnh phúc, không có pháp lạc thiền duyệt bằng sự tu tập chánh niệm, tỉnh thức thì ta sẽ hướng ngoại để tìm những niềm vui thế gian vô thường nhằm khỏa lấp, trốn tránh những khổ đau trong tự tâm. Và danh lợi cũng như các món dục khác luôn là những thứ cám dỗ có thể khiến ta “táng thân, thất mạng” trong tích tắc.

Khi vướng vào danh lợi, ta bị cuốn vào trong vòng xoáy của hơn thua. Một khi đã ở trong vòng xoáy đó, nhất định ta luôn có sự căm thù, ganh ghét, phân biệt. Tâm thức đầy tràn những tâm hành tiêu cực có thể dẫn ta đến chuyện oán hận, bạo động. Ta hoàn toàn đánh mất tình thương trong mình. Thắng thua chỉ là thước đo trong cuộc chơi. Nhưng trong cuộc đời, thắng thua không có chỗ đứng. Tình thương giữa người và người, lòng hiểu biết giữa tâm hồn và tâm hồn mới là điều quan trọng nhất. Có tình thương trong trái tim, ta là người tự do, danh lợi không có chỗ đứng. Mất tình thương trong người, ta là người danh lợi.

Đó là dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá ta có chạy theo danh lợi, bị danh lợi nhấn chìm hay không.
Danh lợi là một khúc xương khô và kẻ danh lợi, nếu nói thẳng, không khác gì một con chó đói. Con chó chạy theo khúc xương khô và cứ thế gặm nhấm mãi mà vẫn không thấy no. Nhưng con chó vẫn tiếp tục nhai khúc xương. Vì lẽ, làm như thế cơn dãi dịch tiết của nó được thỏa mãn chút phần.

Đó là hình ảnh mà Đức Phật dùng để ví dụ cho người chạy theo ái dục cũng như danh lợi. Khúc xương khô, trong trường hợp này là danh lợi. Chỉ cần nhìn tâm thức trong một ngày, ta có thể biết mình có vướng vào danh lợi hay không. Ta như con chó đói khát gặm khúc xương khô trong ví dụ của Đức Phật. Những suy nghĩ, tư duy của ta lúc nào cũng có khuynh hướng mơ tưởng về tiếng thơm, lời khen. Ta khao khát được thể hiện tài năng trước đám đông. Ta muốn thiên hạ biết về mình bằng một ánh mắt kính trọng, nể phục. Ta hoàn toàn giao phó thân mạng, tâm thức mình cho những hình ảnh đẹp mà đầy hư ảo đó để rồi đê mê một cách sung sướng. Rõ ràng với một tâm hành như thế, ta là một người chạy theo danh lợi.

Kẻ chạy theo danh lợi, quyền bính, bao giờ cũng muốn đứng trên đầu thiên hạ và không bao giờ chấp nhận mình là kẻ đến sau. Hẳn nhiên, y không bao giờ muốn gần gũi những kẻ mà y cho là thua kém, không xứng tầm với mình. Do đó, nếu thấy ta không thể gần gũi hoặc khó chịu khi thấy những người thấp kém hơn về một phương diện nào thì ta đã là nô lệ cho danh lợi.

Có những môn học tôi giỏi hơn chúng bạn ở đời cũng như những bạn đồng tu. Nếu tôi lấy cái giỏi đó làm thước đo để lựa chọn bạn cũng như phân biệt kẻ giỏi người dở, thì tôi là người chạy theo danh lợi. Đời sống của tôi được làm bằng chất liệu danh lợi. Vô hình trung, tôi là kẻ cô đơn, tự cho mình đứng cao hơn người để rồi phải sống trong thế giới chỉ có một mình, vừa là chủ vừa là khách.

Ta còn phân biệt, phân chia, kỳ thị trên thước đo kẻ giỏi người dở tức là ta đang vướng vào danh lợi. Cũng vì tự cho mình hơn người nên người chạy theo danh lợi không có cơ hội học hỏi thêm nữa. Người tự do là người mỗi ngày luôn học được một điều mới, luôn có được những khám phá tuy nhỏ nhoi nhưng đầy ắp niềm phúc lạc của học hỏi. Người danh lợi cho mình hơn người nên đánh mất rất nhiều cơ hội học hỏi. Ta chỉ hơn người kia về một phương diện trong cuộc sống nhưng ở phương diện khác, ta làm sao có thể bằng? Nhân vô thập toàn, ta không thể nào hơn người ở tất cả các phương diện. Do đó, muốn nhận biết mình trở thành người danh lợi hay chưa thì hãy nhìn vào đời sống thường nhật của mình.

Nếu thấy mỗi ngày ta luôn học hỏi từ mọi người ta gặp gỡ thì ta đang là một con người tự do. Nếu mỗi ngày, kiến thức ta vẫn thế, cái thấy của ta vẫn như cũ, ta không hề mở mang trí óc để biết thêm về thế giới thì ta là người danh lợi.

Làm thế nào để biết ta đang bị danh lợi chi phối bằng những mục đích trá hình khác?

Ta phải nhìn kỹ tâm của mình trong đời sống thường nhật. Làm phước thiện, Phật sự là điều rất tốt và nếu nghĩ tới những công tác đó, ta luôn thấy hình ảnh cá nhân được đề cao mà không nghĩ đến mục đích chính đáng của các công tác từ thiện thì những chuyện phước thiện, Phật sự đang là tay sai của danh lợi. Làm phước thiện mà nghĩ đến cảnh được chư tôn đức, các thầy, các sư cô khen ngợi biểu dương, hoặc đi thuyết pháp mà toàn nghĩ đến hình ảnh ngồi thuyết pháp sáng tỏa rực rỡ trong chúng hội thì đó là sự trá hình của danh lợi dưới hình thức là làm phước thiện, Phật sự. Ta không nghĩ tới mục đích chính của công tác đó là giúp cho người bớt khổ, tuyên dương chánh pháp để mọi người tu tập và chuyển hóa.

Làm bất cứ việc gì mà ta luôn nghĩ đến cảnh mọi người biết đến mình bằng sự kính trọng thì ta đang bị danh lợi chi phối bằng những mục đích trá hình khác.

Làm thế nào để thoát khỏi danh lợi?

Căn cứ trên những nguyên nhân khiến ta trở thành người danh lợi thì ta sẽ biết cách thoát khỏi lợi danh. Sở dĩ người tu, kể cả xuất gia lẫn tại gia, vướng vào vòng danh lợi là vì người đó không tìm được niềm vui trong sự tu tập. Họ đang gặp vấn đề trong sự hành trì đối với pháp môn mà họ đang tu tập. Chính vì không có niềm vui trong sự tu tập nên họ hướng ngoại để tìm tiếng thơm, lời khen, tuyệt ảnh ảo để tìm những cảm xúc khoái lạc nhất thời thay thế cho niềm pháp lạc đã mất. Người tu, thoát khỏi danh lợi, không khó. Chỉ cần tìm được niềm vui ngay trong khi thực tập thì danh lợi không lôi cuốn ta được.

Hạnh phúc của người tu là gì? Đừng dài dòng, hạnh phúc của người tu là tu. Hạnh phúc của người xuất gia là gì? Chính là xuất gia. Do đó, ta phải nếm được pháp lạc trong khi tu tập, phải tận hưởng niềm hạnh phúc của sự thực tập, hành trì. Nhờ đó, ta có thảnh thơi, có tình thương. Đó là gia tài quý nhất của một người tu.

Trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, Tổ Trúc Lâm Đại Sĩ có nói: “Kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” nghĩa là “người tu Phật yêu chuyện đọc kinh xem luận, cho nếp sống thanh thản còn quý giá hơn cả hoàng kim”. Đó là sự tự do của người tu và Thiền sư Nhất Hạnh bình luận rất sâu sắc: “Điều mà người tu phải thực hiện trước tiên là đạt tới sự thảnh thơi của tâm, điều đó còn quý hơn cả vàng, quý hơn cả bạc, quý hơn tất cả những thứ như công danh lợi dưỡng”. Ta có sự thảnh thơi, tình thương, hiểu biết trong ta hay chưa? Thực tập được tiêu chuẩn này là ta cũng đủ sức để thoát khỏi danh lợi.

Ở trường học, tôi là một học sinh giỏi văn. Nhưng chưa chắc tôi giỏi toàn diện. Giỏi là giỏi cái gì? Và dĩ nhiên cũng có cái tôi không giỏi. Do đó, tôi luôn luôn đặt mình trong thế người học hỏi. Tôi chăm chú quan sát, lắng nghe tất cả những người tôi tiếp xúc. Tôi nhìn từng cử chỉ, từng hoạt động, cố gắng nhận biết rõ ràng tài năng cũng như khuyết điểm của họ để so sánh đối chiếu với tài năng của mình. Nhưng lạ một điều, những người tuy gọi là quá quen thuộc nhưng mỗi lần quán sát, lắng nghe họ, tôi vẫn thấy trong họ những điều hay hơn tôi mà tôi chưa hề biết.

Luôn luôn đặt mình trong tư thế của người học hỏi đối với tất cả mọi người dù người đó yếu kém, thua thiệt ta về một phương diện nào đó là cách thoát khỏi danh lợi rất dễ thực tập và có nhiều hạnh phúc.

Trong một cuộc đua, bao giờ ta cũng bị cuốn vào vòng hơn thu. Ta dễ có ác cảm với người tranh đua với mình. Và ta rất ngây ngô khi phủ nhận toàn bộ tài năng của họ. Vì ta cho họ là đối thủ của mình. Ta chỉ nhìn khuyết điểm của họ và đạp đổ tất cả tài năng trong họ. Nhưng với sự thực tập này, ta dễ dàng thoát ra khỏi vòng hơn thua đó. Và cuối cùng, ta đi vào trong thế giới của sự học hỏi điều tốt và gạn lọc khuyết điểm. Như thế, còn đâu hơn thua, mà một khi hơn thua không còn thì danh lợi chỉ là bọt nước thôi!
Khi thấy mình thua kém người trong tư thế người học hỏi, ta rất dễ có thiện cảm với người đó. Ta rất dễ gần gũi họ hơn để hiểu thêm con người của họ. Ta có thêm rất nhiều người bạn và với bất cứ người bạn nào, ta cũng thấy trong họ một người thầy và ta luôn luôn phải học hỏi. Nhờ đó, ta sống trong khung cảnh của tình người, tình bạn và ta dễ dàng thoát khỏi sự phân biệt, chia rẽ của những người danh lợi. Trong trường hợp này, tình người sẽ xóa tan đi danh lợi.

Ta sống bằng tình người, bằng tình bạn hay đang sống bằng danh lợi?

Khi tôi nói những điều này, nhiều người sẽ cho rằng tôi phản đối việc có danh lợi. Tôi không phản đối danh lợi. Tôi chỉ phản đối những tâm niệm hẹp hòi, ích kỷ, tự cao tự đại khi con người có danh lợi. Chư vị Hòa thượng vẫn được mọi người tặng cho những tiếng khen, những giải thưởng lớn. Nhưng tâm niệm của chư vị không bao giờ đặt nặng phải có những lời tặng, giải thưởng đó. Các Ngài hoàn toàn đặt tâm niệm của mình vào việc hoằng pháp lợi sanh, giúp nước độ đời. Danh lợi lúc đó là hệ quả tất yếu cho những công tác độ sanh không biết mệt của các Ngài. Các Ngài không cho danh lợi là hạnh phúc của mình mà hoàn toàn an trụ trong hạnh phúc của sự thực tập, của sự hành trì. Và các Ngài không bị xem là người danh lợi mà luôn được xem là người tự do.

Có danh lợi chưa hẳn ta là người danh lợi. Chỉ khi nào ta xem hạnh phúc của danh lợi là hạnh phúc quan trọng nhất của mình thì ta mới là người danh lợi. Nếu có danh lợi mà ta không xem nó là hạnh phúc của mình, hoàn toàn sống trong niềm hạnh phúc của pháp lạc, của sự tu tập Phật pháp. Lúc này, ta đích thực là người tự do với tất cả ý nghĩa của con người thoát khỏi danh lợi.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

bandsawsk5 đã viết:Chào mọi người ! ^^

Mọi người cho mình hỏi :

Tại sao theo đạo Phật thì dục vọng danh tiếng ( nổi tiếng tên tuổi ) là dục vọng xấu ? Có phải vì dục vọng danh tiếng sẽ làm cho chúng ta khổ cho nên đó là dục vọng ác không ạ ?

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có ghi 10 năm vồ ruộng tuy dài đằng đẳng nhưng vô danh tiểu tốt , không ai biết đến tên tuổi . Còn 1 trận đánh Tây tuy thời gian ngắn nhưng tiếng vang còn mãi , sống phải có tên tuổi thì cuộc sống mới có ý nghĩa .

Nói như chữ in đỏ thì có đúng không nhỉ ? Phật tử chúng ta cho đi không cần nhận lại , đánh giặc ác nhưng không cần danh tiếng cho mình , vậy có phải Phật tử chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt không ?

Mong các bạn trả lời giúp cho bandsaw , vì bandsaw cũng rất muốn được nổi tiếng ? Mà nghĩ đi nghĩ lại thì thấy dục vọng danh tiếng này cũng không có gì là sai lắm , chỉ có cái là tự làm khổ mình thôi ?

Vậy nên mọi người cho mình hỏi có nên dục vọng danh tiếng không ? Nếu không thì tại sao ?
A-Trước tiên, vì ta là người, nên ta bị vật chất chi phối, nên ta phải tranh đấu để có lợi danh. Từ nhỏ, còn ở học đường, ta đã phải chăm chỉ học hành, để khỏi thua sút chúng bạn, để cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng. Cha mẹ ta luôn ở cạnh ta, để giáo dục ta về mọi mặt, mong sao cho ta nên người tốt và hữu dụng mai sau. Lớn lên, vì nhu cầu vật chất gia tăng, rồi theo thiên nhiên, ta phải tạo dựng gia đình của riêng ta, nên ta cần phải có tiền để chi dụng, do đó ta phải cố gắng tranh đua để sao cho có danh và lợi. Nhưng điều quan trọng là: Cách tạo ra danh, lợi đó phải cho minh chính, dù ở địạ vị, hoàn cảnh nào cũng vậy. Một người thợ ngay thẳng, đáng kính trọng hơn một ông quan tòa tham nhũng. Một người làm thương mại ngay thẳng, thì dù nhỏ bé đến đâu, cũng có giá trị hơn một người đầu cơ, tích trữ hoặc gian thương, làm hại dân, hại nước.

Trên đường Lợi Danh, ta phải biết dừng chân đúng lúc. Ví dụ: khi thấy muốn thành công trong một công việc nào đó, mà phải làm người khác thiệt hại, thì ta phải dừng ngay. Nếu ta là người biết suy tư, thì ta sẽ nhận thấy: Cuộc đời là sân khấu, mà ta là diễn viên. Lên sân khấu, mà không đóng nổi vai trò của mình, thì quả thật là diễn viên dở vậy. Mỗi vai trò mình đóng, đó là 1 kiếp luân hồi, nay nếu mình làm sai, hoặc quá đáng, chắc chắn sẽ bị quả báo, không sớm thì muộn vậy. Ví dụ: Một người làm con bất hiếu, làm sao mong sinh được con cái hiếu đễ. Một người chuyên đi lừa đảo người khác, làm sao giữ được của ấy làm giầu, làm sao tránh khỏi bị thiên hạ chê cười.

Tóm lại, những công việc ta làm, những lợi danh ta có, không những hữu ích cho cá nhân, gia đình ta, mà phải lợi ích cho nhân quần, xã hội nữa.

B- Sau này, khi tóc đã hoa râm, tức đã quá nửa cuộc đời, thì ta phải biết tiến hóa chính bản thân ta. Ta phải tiến về bản thể thần minh của ta. Bản thể thần minh này, ai cũng có. Nếu ở nơi người quá tham vật dục, thì nó bị sẽ lu mờ. Nhưng, nếu biết tỉnh ngộ, mà dừng chân lại kịp thời, rồi tu trì, ăn năn, làm việc thiện, để bù đắp lại, may ra còn kịp. Để tâm suy tư, ta sẽ nhận thấy đời sống hiện đại của ta đang tiến về phía thần minh. Ví dụ:

Nhờ sự tiến hóa của khoa học, ta có thể dùng điện thoại mà nói với ngưởi khác, dù xa cách trùng dương, một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn là ta muốn giao tiếp với thần minh. Một cuốn băng VIDEO nhỏ bé. cũng thâu được hết sự việc của một triều đại, chiếu lên hình ảnh to nhỏ được như ý muốn. Máy bay giúp con người vượt qua muôn dặm, v.v... Nhưng đồng thời, khoa học đã chế tạo ra khí cụ chiến tranh ghê gớm như bom nguyên tử, khinh khí, hơi ngạt, vi trùng, v.v... như vậy còn tai hại hơn Trời giáng bệnh dịch xuống cho nhân loại. Tiếc rằng, Khoa Học tiến quá nhanh, mà Đạo đức lại thụt lùi, tạo ra biết bao gia đình khổ não, dở khóc, dở cười.

Chúng ta, là những người học Phật, nếu để tâm suy tư thì sẽ hiểu Phật dễ dàng, và nếu tất cả mọi người, trong hành động nhiều ít đều có Phật, thì Đạo đức sẽ theo kịp Khoa Học vậy. Và theo tôi, NGÀY TẬN THẾ KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY NHÂN LOẠI BỊ TIÊU DIỆT, MÀ LÀ NHÂN LOẠI ĐÃ TIẾN HÓA VỀ MỌI MẶT ĐỂ LÊN BẰNG THẦN MINH.


Sự tận thế đó, theo tôi chỉ là ám chỉ con người của vật dục, xấu xa, tội lỗi, ngu dốt, không còn duy trì, bành trướng được nữa, vì con người của khôn ngoan, tài giỏi, đạo đức, đã dần dần lấn át, thay thế nó. Khoa học tiến nhanh, là để đáp ứng nhu cầu cho con người, vì con người sinh sản quá nhanh, nhưng đến một lúc nào đó con người sẽ sinh sản có chừng mực, hoặc sinh sản tùy theo ý mình muốn, và tuổi thọ sẽ tăng lên (vì khôn ngoan hơn, nên biết giữ gìn hơn). Lúc ấy hạt giống Đạo Đức trong con người sẽ nẩy mầm và phát triển nhanh chóng để theo kịp với Khoa Học.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

bandsawsk5 đã viết:Chào mọi người ! ^^

Mọi người cho mình hỏi :

Tại sao theo đạo Phật thì dục vọng danh tiếng ( nổi tiếng tên tuổi ) là dục vọng xấu ? Có phải vì dục vọng danh tiếng sẽ làm cho chúng ta khổ cho nên đó là dục vọng ác không ạ ?

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có ghi 10 năm vồ ruộng tuy dài đằng đẳng nhưng vô danh tiểu tốt , không ai biết đến tên tuổi . Còn 1 trận đánh Tây tuy thời gian ngắn nhưng tiếng vang còn mãi , sống phải có tên tuổi thì cuộc sống mới có ý nghĩa .

Nói như chữ in đỏ thì có đúng không nhỉ ? Phật tử chúng ta cho đi không cần nhận lại , đánh giặc ác nhưng không cần danh tiếng cho mình , vậy có phải Phật tử chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt không ?

Mong các bạn trả lời giúp cho bandsaw , vì bandsaw cũng rất muốn được nổi tiếng ? Mà nghĩ đi nghĩ lại thì thấy dục vọng danh tiếng này cũng không có gì là sai lắm , chỉ có cái là tự làm khổ mình thôi ?

Vậy nên mọi người cho mình hỏi có nên dục vọng danh tiếng không ? Nếu không thì tại sao ?

Lành thay, thật lành thay khi có vị thiện tri thức khéo quán sát và vui vẻ như vậy;

Thời này thiện hữu, khi một người xuất gia thì họ chẳng còn tên gọi. Họ biết rõ điều đó khi họ dấn thân vào chốn cửa Phật. Cái tên gọi gắn liền với "bãn ngã"; tức là "cái tôi" có liên hệ mật thiết với ý niệm về "quyền sở hữu", cái này của tôi, cái kia là của tôi, nhà cửa này, tài sản này là của tôi, vợ con của tôi, trách nhiệm đó của tôi, đất nước này của tôi...Ai đụng vào thì tôi phải chống trả, bảo vệ, giành lại bằng bất cứ giá nào. Do đó, cái gốc của "quyền sở hữu" bắt đầu từ "của tôi",(ý niệm về bản ngã). Tham, Sân, Si (tức là Tham lam, hận thù, ngu si) đều bắt đầu từ "của tôi"(bãn ngã)
Bởi vậy, người muốn tu hành giải thoát phải lìa bỏ ý niệm về "cái tôi", nên danh tiếng, danh dự không còn quan trọng, nó chỉ có ý nghĩa duy nhất là :"để gọi";"để kêu"; "để nhận biết" và "để phân biệt" người này với người kia. Vì vậy, Phật tử đúng là những người VÔ DANH

Thời này thiện hữu, khi một người xuất gia thì họ chẳng màn danh vị, công hầu, chức tước.Họ biết rõ điều đó khi dấn thân vào chốn Thiền môn.Vì danh hầu, tước vị chẳng khác nào là một tổ ong đầy mật. Tuy nó ngọt lịm, thơm lừng nhưng rất nguy hiểm. Có thể đọa vào địa ngục bất cứ lúc nào.Người có tước vị càng cao thì một lời nói, hay một hành động có thể tổn hại đến nhiều người.Người kém phước báo nhưng lại tham lam tước vị thì họ sẽ hành động tạo ác để đạt được.Dù là người đầy phước báo hay kém phước báo đều có khả năng tạo nghiệp bất thiện.Vì thế, Phật tử nên là những người TIỂU TỐT

Nam mô a di đà Phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
slaz8
Bài viết: 22
Ngày: 18/06/15 05:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: chưa quy y có được gọi là phật tử không?

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi slaz8 »

bandsawsk5 đã viết:Chào mọi người ! ^^

Mọi người cho mình hỏi :

Tại sao theo đạo Phật thì dục vọng danh tiếng ( nổi tiếng tên tuổi ) là dục vọng xấu ? Có phải vì dục vọng danh tiếng sẽ làm cho chúng ta khổ cho nên đó là dục vọng ác không ạ ?

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có ghi 10 năm vồ ruộng tuy dài đằng đẳng nhưng vô danh tiểu tốt , không ai biết đến tên tuổi . Còn 1 trận đánh Tây tuy thời gian ngắn nhưng tiếng vang còn mãi , sống phải có tên tuổi thì cuộc sống mới có ý nghĩa .

Nói như chữ in đỏ thì có đúng không nhỉ ? Phật tử chúng ta cho đi không cần nhận lại , đánh giặc ác nhưng không cần danh tiếng cho mình , vậy có phải Phật tử chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt không ?

Mong các bạn trả lời giúp cho bandsaw , vì bandsaw cũng rất muốn được nổi tiếng ? Mà nghĩ đi nghĩ lại thì thấy dục vọng danh tiếng này cũng không có gì là sai lắm , chỉ có cái là tự làm khổ mình thôi ?

Vậy nên mọi người cho mình hỏi có nên dục vọng danh tiếng không ? Nếu không thì tại sao ?
Chào bạn.
Nói Phật tử là những người vô danh tiểu tốt là không đúng. Mà phải nói phật tử chân chính là những người không màng danh lợi hay không cầu danh lợi.
Tại sao?
1/ vì mục đích của người xuất gia là cầu đạo giải thoát, và mong muốn được giải thoát. Mà muốn đạt được điều này thì phải ly dục, đã ly dục thì không cần đến danh sắc.
2/ Danh không phải là điều quan trọng nhất và không do mình muốn là có, mà do cộng đồng xung quanh đánh giá, nó thuộc về nghiệp, theo lý nhân quả thì danh lợi sẽ tự trổ quả nếu đủ duyên. Do đó phật tử cũng có rất nhiều người được cộng đồng đánh giá cao hay gọi nôm na là nổi tiếng, chỉ có điều bản thân người đó có muốn thọ nhận hay không. Ví Dụ như Phật Hoàng Trần Nhân Tông vậy, khi đã làm vua là đỉnh cao của danh vọng, thế mà vẫn quy y cầu đạo. Điều này chứng tỏ danh không quan trọng).
3/Nói thêm: câu nói của Nguyễn Công Trứ " là nam nhi đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông" Câu nói này không đơn thuần chỉ cầu danh lợi, câu này hàm chứa sự hi sinh bản thân mình vì mọi người vì sông núi giang sơn. Là người chúng ta đã làm gì cho núi sông, cho mọi người... Đây là một tư tưởng lớn mang ý nghĩa xa thân nhiều hơn là cầu danh cho cái tôi nhỏ bé vị kỷ. Tư tưởng này gần bằng tư tưởng "Thí "trong Bồ Tát Đạo.
Đây là ý kiến riêng mong chỉ giáo


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Phật tử có phải chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính các bạn.
chào bạn bandsanwsk5.

Đã 3 năm rồi bạn thế nào!
Nhiều tiêu đề tôi cũng tham gia viết được chút ít suy nghĩ thiển cận của riêng mình. Nhưng với bạn, tôi không tài nào viết ra được!
Câu bạn đã đặt dấu hỏi tôi xin mượn xài đỡ cái "DẤU HỎI" vào câu tôi viết này (Xin gởi đến bạn làm qua lưu niệm vậy!):

NGÀI THÍCH CA MÂU NI (CŨNG TỪNG LÀ PHẬT TỬ) CÓ VÔ DANH TIỂU TỐT KHÔNG!?
Nếu bạn trả lời rằng không! (Nghĩa là THÍCH CA MÂU NI DANH TIẾNG LẪY LỪNG THIÊN HẠ!) thì xin bạn cho tôi mượn xài luôn "DẤU HỎI" này nha!

Bạn đừng buồn nha, tôi chỉ mượn xài đỡ không có lấy luôn đâu.
Dạ, thân mến chào bạn.
Tôi đi nhá .(Nếu bạn không hài lòng xin bạn gởi qua email: [email protected])


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách