Định tâm cho buổi công phu

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Chuyện đang công phu mà ngửi được mùi rồi đi tìm hèn gì Alphatran bị lăng xăng, biết thì cũng biết rồi kệ nó luôn, nó tự đến rồi tự đi, đi tìm làm chi cho khổ làm theo lời dạy của chú Battinh khuyên về sáu căn. Sân nổi lên thì nhớ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm niệm Ngài và học hạnh, thực hành luôn hạnh của Ngài Từ-Bi-Hỷ-Xã, Cát Tường thì trải qua mấy vụ sân này nên biết như năm rồi tự nhiên Mẹ bảo mất số tiền lớn mà trong nhà chẳng có ai tham mà số tiền lại để chỗ Cát Tường để ly uống sữa rồi biến mất tiêu dĩ nhiên là bị đổ oan có giải thích cũng thêm um xùm không nhận mình lấy thì tội nghiệp Bố bị đổ oan, em trong nhà nói mỉa Cát Tường tùm lum cho dù người nhà rất thương nhau vì số tiền lớn rất khó làm ra được nên mọi người tức giận là đúng rồi, Cát Tường cũng nhận nhưng cứ khóc hoài oan quá chừng rồi cứ nhớ hình Bố Tát Quán Thế Âm niệm Ngài rồi Cát Tường cũng ký được hợp đồng với số tiền gấp 10 lần số tiền mất và cũng bán được nhà sau này Cát Tường biết là số tiền đó Mẹ làm lẫn lộn và cho Cô trả nợ còn vài khoảng tiền nhỏ khác cũng bị mất cũng đổ cho Cát Tường luôn thôi cũng OK luôn, thực ra là Mẹ cho Cô trả nợ. Cát Tường bị nói oan nhiều cũng Ok luôn, trả nợ được nhiều thì tốt chứ sao, cũng có giận nhưng quán xét nếu mình ở vị trí người đó cũng có thể hiểu lầm nói oan cho người khác thì sao bởi vậy làm gì cũng phải mắt thấy tai nghe mới nói người ta và nghĩ sâu hơn về nhân quả xem như mình từng nói người ta như vậy giờ mình bị như vậy nhớ Bồ Tát nghĩ người đó như Bồ Tát nên im luôn, xóa qua hết tự nhiên một thời gian sau sự thật lồ lộ ra trắng đen rất rõ ràng, ai cũng đáng thương hết kể cả chính mình. Cát Tường lúc mới tham gia diễn đàn thấy nick của Alphatran rất hỗn với người lớn trong diễn đàn và hay nóng tính, nick hoasenmaimai không hiểu sao cả 2 nick đó Cát Tường rất ghét, Cát Tường nói thiệt nhưng giờ cũng hiểu ra rồi chẳng có liên quan gì mình cả tại mình thấy không ưa phân biệt hóa ra ghét người ta từ cái nick mà là trên mạng ảo mới ghê. Cát Tường thấy được cái sai của mình nhiều lắm khi tham gia diễn đàn này.

Cát Tường có xem một đoạn phim quay thực tế chuyến đi tìm Vị Tăng tu trên núi ở Tây Tạng. Một người thanh niên người Tây không có tu tập nhưng ăn chay, ngồi thiền nhưng không phải thiền Phật dạy đó chỉ là yoga, người Tây trẻ đó là nhà ảo thuật, đi trình diễn ai cũng khâm phục, người Tây đó không tin có chuyện ông Tăng chỉ niệm chú là bay lên được và hiếu kỳ nên đi tìm nếu thật sự như vậy thì xin học thuật đó, cũng vất vả lắm người Tây mới tìm gặp được Vị Tăng Già đó, được một điều là người Tây đó đạo Chúa nhưng khi đến nơi đất Phật rất cung kính các Tăng tuy là hơi ngạo mạn khoe tài ảo thuật biến mất mặt trăng, các Tăng mới chỉ đến nơi Vị Tăng Già tu ở trên núi. Lúc gặp Tăng Già người Tây cũng xá lễ, rồi trình diễn tài năng Tăng Già cười vui vẻ và khen người Tây hay quá vì Tăng Già không làm được như vậy làm mặt trăng biến mất, người Tây cứ đòi học thuật bay trên mặt đất làm sao có thể làm được như vậy, Tăng Già bảo tôi không biết làm như vậy ở đây tu không phải để làm như vậy, tôi không biết làm chuyện đó. Nói chuyện một chút Tăng Già bảo cũng sắp tới giờ Tăng công phu (Tu niệm), người Tây xin được ngồi ở đó xem, Tăng cũng cho nhưng bảo người Tây ngồi xa Tăng một chút đừng ngồi gần sát quá (Cả hai đều có ngồi thiền nhưng nhìn Vị Tăng Già hồng hào, vui tươi, khỏe mạnh còn người Tây tuy trẻ nhưng xanh xao lắm, cũng vui cười nhưng có gì đó ghò bó, nặng nề), Vị Tăng ngồi xếp bằng cầm dây chuỗi vừa bắt đầu trì tụng câu chú OM MANI PADME HUM là cả thân người Tăng bay hổng khỏi mặt đất khoảng 0.5m, người Tây thích quá bảo Ngài biết bay hay quá chỉa máy quay vào quay. Xong buổi công phu người Tây cứ hỏi Tăng Già vì thích quá muốn học, muốn làm được như Tăng Già, Tăng cười vui với người Tây và chỉ dạy bảo là người Tây muốn phát triển môn ảo thuật thì nên để mình thoáng thì việc gì cũng sẽ thành công. Cát Tường thấy kính nể Vị Tăng Già đó lắm vì Ngài nói Ngài không biết bay, không làm được các trò ảo thuật, Ngài tu không phải để biết làm những chuyện đó rồi cứ cười vui trò chuyện.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

hoasenmaimai đã viết:
alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,

Thường thì một ngày 24 tiếng lăng xăng lo toan đủ việc, đến buổi hành trì thú thực nhiều lúc khó tập trung (định) vào nội dung hành trì (niệm Phật, trì chú, tọa thiền)

Nay lập chủ đề này kính mong các vị chia sẻ các phương pháp chuẩn bị hoặc xử lý sự phân tâm để hành trì được kết quả cao nhất.

Mong các vị cùng chia sẻ.
Sao hôm nay alphatran lại bỏ biển lớn đi vào sông nhỏ để làm gì , cái chí nguyện học bát nhã ngày trước đã thoái chuyển rồi sao ?
Kính đh hoasen!
Đạo! vốn không lớn nhỏ, thấp cao_ Lớn nhỏ, thấp cao là do ở "Lòng Người!"
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

alphatran đã viết:Riêng về trường hợp thứ 3 cô chia sẻ ("Trường hợp số 3 : quán sát cường độ biến chuyển (từ sinh…..đến diệt) của tâm sân này.") cô có thể nào cho con cùng các đạo hữu ở đây một ví dụ cụ thể về quán sát sự biến chuyển của tâm sân!
Kính đạo hữu Alphatran.

Tuệ quán luôn cần song hành với chánh kiến, để hiểu & thẩm thấu rằng:
- Trong sự quán sát không có cái Tôi quán sát, mà chỉ có Danh đang quán sát Sắc, hoặc Danh đang quán sát Danh Pháp.
- Từ đó nhận ra Danh là nhân, Sắc hay Danh Pháp là quả, do thấy sự sinh của sân (Danh Pháp) & thấy sự diệt của sân, rõ ràng hơn trạng thái trụ. Sau đó sẽ nhận ra trạng thái trụ của sân rõ hơn sinh & diệt.

Vì thế nếu dùng Thiền Quán thì cũng nên hành từ cấp độ thô đến tế:
• Khi sân đã phát sinh rồi thì không nên quán tâm từ, sau một ngày cảm thấy tâm bất an thì nên quán tâm từ trước khi hành thiền để dẫn tâm vào sự nhẹ nhàng mát mẻ.
• Nếu Niệm chưa vững thì phải dùng thiền Chỉ tạm thời đè nén sân xuống, đến khi có thể Quán được thì buông Chỉ ra mà Quán cái sân đang còn âm ỉ. Hành đi hành lại như thế cho đến ngày nào Niệm vững vàng thì quán trực tiếp.
• Khi sân có mặt thì Niệm biết sân sinh, khi sân mất thì Niệm biết sân diệt – đó là Niệm ghi nhận thô có thời gian, vì sân „đã đến“ và sân „đã đi“ rồi Niệm mới biết.
• Khi sân sinh lên thì Khổ có mặt, Niệm ghi nhận trạng thái nóng…..của thân, Khổ của tâm, cường độ Khổ trong tâm sân càng sâu nặng bao nhiêu thì tâm sân đó càng vi tế bấy nhiêu. Ghi nhận kiên trì liên tục thì sân hạ dần cho đến khi biến mất.
• Hành như thế nhiều lần thì càng về sau năng lượng của sân đã càng yếu dần- nhưng sân vẫn là kiết sử tồn tại vì nhân của nó là Si chưa được diệt tận.
• Nếu chọn Thiền Vipassana thì có thể thấy đươc pháp sinh diệt & diệt với cách hành trì như trên. Và chánh niêm tỉnh giác tới đây là chánh niệm tỉnh giác của Định.

bt không muốn nói lưng chừng, để rồi khiến Người đọc bị tâm Nghi, vì theo Pháp Môn Giới-Định-Tuệ thì chưa đủ, mặc dù hành giả thấy được pháp sinh diệt & diệt cũng đã được gọi là có 2 Tuệ Minh Sát. Tuy nhiên câu hỏi này của đạo hữu Alphatran cũng có phần Persönlich (personally, cá nhân) nên bt xin nói thêm một phần phụ, nếu Người hành đến đây chắc chắn cần đi tìm Thầy.
- Với chánh niệm tỉnh giác của Định, thấy đối tượng diệt nằm ngoài khả năng nắm bắt của cái Tôi, thì lúc ấy không còn thân kiến. Đây là chánh niệm tỉnh giác của Tuệ -

Trở về với Sân, Sân là một kiết sử (như tham, phóng tâm, hôn trầm, hoài nghi….) - tâm hành Đạo cần liễu tri Sự Thật, mà Sự Thật phải được quán thấy rõ ràng qua kiết sử, lậu hoặc, triền cái.
Chúng ta thường phủ nhận, tránh né, gạt bỏ….những hiện trạng xấu của tâm, mà không chịu chấp nhận đó là bản chất thật của chúng sinh, nên chúng ta vẫn thường tìm những pháp tốt đẹp để áp đặt lên cái Tôi ảo, từ đó Tưởng giết chết Niệm.

Niệm đưa tâm đến gần với Sự Thật để trí tuệ bóc tách từng múi Danh, từng múi Sắc.
Tưởng đưa tâm xa rời Sự Thật một cách hoa mỹ.
Một Niệm khởi lên có tỉnh giác trước đối tượng đúng thời đúng lúc, sẽ không có Tưởng theo sau cảm thọ.

Thưa Đạo Hữu ! Khi Chánh Niệm Tỉnh Giác còn đang được tu tập thì mọi hành xử đều chậm chạp là đúng, vì vậy có những khóa tu tích cực dài ngày, qua đó người thiền sinh viễn ly đời sống hệ lụy thường nhật, có thể hành trì miên mật để đạt được chánh niệm tỉnh giác sau nhiều tầng tuệ quán. Với căn bản đó, khi trở về họ sẽ tiếp tục hành đạo duy trì chánh niệm tỉnh giác trong đời sống, sự hành xử có thể nhanh hoặc chậm như ý - bới vì bấy giờ họ sống nhẹ nhàng theo Pháp - tâm họ tiến sâu vào siêu thế ngay trong đời sống này.

kính chúc Đạo Hữu nhiều an lành.
bt


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:50 với 1 lần sửa.


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Ngày xưa, Phật cùng các đệ tử đi khắp nơi để thuyết giảng.Phương pháp thuyết giảng của Phật rõ ràng là lấy thực nghiệm để thuyết giáo, đi khắp nơi để hiểu rõ cuộc sống, lấy cuộc sống thực tế để tạo ra các bài kệ nhằm dạy dỗ chúng sanh. Sao bây giờ, càng lúc các pháp tu chỉ chú trọng đến ăn chay và ngồi thiền?. Ăn và ngồi yên một chỗ có phải là phương tiện cứu cánh giải thoát hay không?


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

biển tâm đã viết:
alphatran đã viết:Riêng về trường hợp thứ 3 cô chia sẻ ("Trường hợp số 3 : quán sát cường độ biến chuyển (từ sinh…..đến diệt) của tâm sân này.") cô có thể nào cho con cùng các đạo hữu ở đây một ví dụ cụ thể về quán sát sự biến chuyển của tâm sân!
Kính đạo hữu Alphatran.

Tuệ quán luôn cần song hành với chánh kiến, để hiểu & thẩm thấu rằng:
- Trong sự quán sát không có cái Tôi quán sát, mà chỉ có Danh đang quán sát Sắc, hoặc Danh đang quán sát Danh Pháp.
- Từ đó nhận ra Danh là nhân, Sắc hay Danh Pháp là quả, do thấy sự sinh của sân (Danh Pháp) & thấy sự diệt của sân, rõ ràng hơn trạng thái trụ. Sau đó sẽ nhận ra trạng thái trụ của sân rõ hơn sinh & diệt.
Cho nên những người có chánh tín, thì ít khi chỉ dạy các cư sĩ tại gia / chưa quy y tam bảo, về pháp chỉ quán. Mà chỉ khuyên giữ 5 giới. Ngoại trừ người muốn được da...Hi hi chỉ một pháp Chánh Kiến thôi là đã chứng một phần pháp thân rồi, nói chi đến chánh tư duy, chánh ngữ... (Còn tiếp, viết nhiều lắm... nhưng khi nào nhận được comment của ng. viết chủ đề và sư Biển Tâm [-( ,) Thân ái
Vì thế nếu dùng Thiền Quán thì cũng nên hành từ cấp độ thô đến tế:
• Khi sân đã phát sinh rồi thì không nên quán tâm từ, sau một ngày cảm thấy tâm bất an thì nên quán tâm từ trước khi hành thiền để dẫn tâm vào sự nhẹ nhàng mát mẻ.
• Nếu Niệm chưa vững thì phải dùng thiền Chỉ tạm thời đè nén sân xuống, đến khi có thể Quán được thì buông Chỉ ra mà Quán cái sân đang còn âm ỉ. Hành đi hành lại như thế cho đến ngày nào Niệm vững vàng thì quán trực tiếp.
• Khi sân có mặt thì Niệm biết sân sinh, khi sân mất thì Niệm biết sân diệt – đó là Niệm ghi nhận thô có thời gian, vì sân „đã đến“ và sân „đã đi“ rồi Niệm mới biết.
• Khi sân sinh lên thì Khổ có mặt, Niệm ghi nhận trạng thái nóng…..của thân, Khổ của tâm, cường độ Khổ trong tâm sân càng sâu nặng bao nhiêu thì tâm sân đó càng vi tế bấy nhiêu. Ghi nhận kiên trì liên tục thì sân hạ dần cho đến khi biến mất.
• Hành như thế nhiều lần thì càng về sau năng lượng của sân đã càng yếu dần- nhưng sân vẫn là kiết sử tồn tại vì nhân của nó là Si chưa được diệt tận.
• Nếu chọn Thiền Vipassana thì có thể thấy đươc pháp sinh diệt & diệt với cách hành trì như trên. Và chánh niêm tỉnh giác tới đây là chánh niệm tỉnh giác của Định.

bt không muốn nói lưng chừng, để rồi khiến Người đọc bị tâm Nghi, vì theo Pháp Môn Giới-Định-Tuệ thì chưa đủ, mặc dù hành giả thấy được pháp sinh diệt & diệt cũng đã được gọi là có 2 Tuệ Minh Sát. Tuy nhiên câu hỏi này của đạo hữu Alphatran cũng có phần Persönlich (personally, cá nhân) nên bt xin nói thêm một phần phụ, nếu Người hành đến đây chắc chắn cần đi tìm Thầy.
- Với chánh niệm tỉnh giác của Định, thấy đối tượng diệt nằm ngoài khả năng nắm bắt của cái Tôi, thì lúc ấy không còn thân kiến. Đây là chánh niệm tỉnh giác của Tuệ -

Trở về với Sân, Sân là một kiết sử (như tham, phóng tâm, hôn trầm, hoài nghi….) - tâm hành Đạo cần liễu tri Sự Thật, mà Sự Thật phải được quán thấy rõ ràng qua kiết sử, lậu hoặc, triền cái.
Chúng ta thường phủ nhận, tránh né, gạt bỏ….những hiện trạng xấu của tâm, mà không chịu chấp nhận đó là bản chất thật của chúng sinh, nên chúng ta vẫn thường tìm những pháp tốt đẹp để áp đặt lên cái Tôi ảo, từ đó Tưởng giết chết Niệm.

Niệm đưa tâm đến gần với Sự Thật để trí tuệ bóc tách từng múi Danh, từng múi Sắc.
Tưởng đưa tâm xa rời Sự Thật một cách hoa mỹ.
Một Niệm khởi lên có tỉnh giác trước đối tượng đúng thời đúng lúc, sẽ không có Tưởng theo sau cảm thọ.

Thưa Đạo Hữu ! Khi Chánh Niệm Tỉnh Giác còn đang được tu tập thì mọi hành xử đều chậm chạp là đúng, vì vậy có những khóa tu tích cực dài ngày, qua đó người thiền sinh viễn ly đời sống hệ lụy thường nhật, có thể hành trì miên mật để đạt được chánh niệm tỉnh giác sau nhiều tầng tuệ quán. Với căn bản đó, khi trở về họ sẽ tiếp tục hành đạo duy trì chánh niệm tỉnh giác trong đời sống, sự hành xử có thể nhanh hoặc chậm như ý - bới vì bấy giờ họ sống nhẹ nhàng theo Pháp - tâm họ tiến sâu vào siêu thế ngay trong đời sống này.

kính chúc Đạo Hữu nhiều an lành.
bt


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

(Chánh kiến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm. (Dịch giả cố HT T.M.C 117 Đại kinh Bốn Mươi trong Trung Bộ kinh)
*******
*****
Chủ đề này nói về ''định tâm cho buổi công phu'' thế nào cho được nhất tâm, làm sao cho tâm bình tánh ổn để công phu niệm Phật, tọa thiền.v.v.
Nhưng khi tu tập bỏ phần gốc, lấy phần ngọn muốn cho nhanh, thành ra chậm, đó là chúng ta chưa đủ tuệ học về chánh kiến. Hoặc có người cùng học kinh giống nhau, hoặc học cùng một giảng sư mà sự phát triển chánh kiến khác nhau.

Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng trung trung để hiểu chánh kiến giữa người này, khác với người kia là do nghiệp báo của mỗi người ứng hiện khác nhau, mà khác nhau thế nào!

Kế đến là sự thu thập trong đời sống theo năm tháng, hoàn cảnh khác nhau mà có sự chánh kiến khác nhau, tại sao?

Do đó người học kinh thì giống, hành thiền cũng giống nhưng tuệ sanh chánh kiến thì mỗi người lại có cái chánh kiến khác nhau.

Như vậy, tôi muốn học bài kinh số 117 Trung Bộ kinh thì cần một chút hiểu biết về chánh kiến là gì, xin hỏi sư Biển Tâm một lần nữa và Huynh Không Duyên cho thêm ý kiến. tangbong kinhle cafene kinhle kinhle kinhle

Thân ái


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

kính các bạn
chào bạn alphatran. Cảm ơn bạn đã làm tiêu đề này.

Dạ, các bạn đã chia sẽ những điều mình đã hành trì thật là những kinh nghiệm quí báo cho tôi.
Theo cái sở kiến phiến diện và chủ quan của TRÍ có đôi lời xin mạo muội. " Định tâm cho buổi công phu" theo mình thì mình chưa hiểu bạn đã nói cụm từ "buổi công phu" là gì?

Còn như mình suy nghĩ và đã hành trì thì ta công phu dù bất cứ pháp môn gì cũng nên cố gắng hành trì cái pháp của ta ở trong ăn mặc nói làm, ở trong đời sống sinh động buồn vui, ở trong mọi thời gian!

Không chỉ những người gọi là thấy "TÁNH" trong nhà thiền hay thấy " TỰ TÁNH DI ĐÀ DUY TÂM TỊNH ĐỘ" trong tịnh độ mà tu pháp gì cũng vậy phải đến chỗ rốt ráo của nó mới nếm được mùi vị của pháp đó. Tôi thật không rành các pháp quán chỉ lắm, tôi nghĩ pháp tu gì cũng vậy mà thôi. Không có hay dở toàn là siêu việt hết.
Mà muốn đến được chỗ rốt ráo cần phải dày công hành trì trong tứ oai nghi rán cho miên mật. Mình nấu cơm điện nếu ghim vô rồi dựt ra hoài thử hỏi cơm khó chín mà còn thành cháo luôn. Một ngày 24 giờ, ngủ 8 giờ, thức 16 mà nếu ta chỉ "định tâm" trong lúc công phu vài chục phút vài giờ thì khó em chín cơm sớm.

Ông Thanh Sỉ có câu mà tôi tâm đắc:
" ...thật tâm định lúc nào cũng định
dù ở nơi đường cái chợ đông
hay là ngồi ở chỗ vắng không
vẩn giữ được cõi lòng thanh tịnh
người tu phải xong nơi định ấy
định không có huệ không thể thấy
định được rồi thì huệ đến nơi..."

hay là :
"...phải như hoa nỡ giữa trời
gió qua cũng mặc cọp ngồi cũng hây
manh mối vốn là đây ráng nắm
tuy nói làm lòng chẳng xuyến xao
minh minh bạch bạch làu làu
soi đời mà chẳng tổn hao vì đời
lúc nào cũng như trời lớn rộng
khắp thế gian đâu cũng trùm bao
nhưng không vướn mắt vật nào
cổ kim thường tại một màu không không
con ơi Đạo tìm trong não trí
chớ kiếm ngoài chân lý khó thông
Phật ma đều vốn tại lòng
đừng lầm tưởng ở bao đồng xa xâm..."

Đối với nhà thiền, người đã "kiến tánh" phải sống được với nó ráng cho miên mật, từ sáng đến tối đi đứng nằm ngồi rán giữ cái tánh chớ quên. Mà kỳ thật ta hay quên nó lắm. Mỗi ngày ta nhớ cái tánh có vài lần mỗi lần có vài giây đồng hồ! Ôi chao sao ít quá, thật kinh khủng trong khi một ngày hơn 5000 giây đồng hồ, vậy là người "kiến tánh" kia chỉ tu được vài giây thôi!
Còn phần lớn thời gian còn lại thì bị vọng tưởng phiền não dẫn đi chơi ở "SÀI GÒN" rồi!
Vọng tưởng, nhất là các vọng tưởng điên đảo (tham, sân, si, dục vọng, hơn thua, đố kỵ, ích kỷ hẹp hòi..) dẫn ta đi hết lần này đến lần khác, lúc ta nhớ lại thì bó bỏ chạy, nhưng trong giây lát nó lại đeo bám ta. Tôi nhớ trong khoa học có nhà khoa học tên là EDITSON gì đó ông ta thử nghiệm bóng đèn dây tóc thất bại đến cả 1000 lần mới có lần thành công.

Nghe nói trong kinh KIM CANG có cái gọi là kim cang bất hoại cái này sẽ chiếu phá tà ma khíp vía. Phải tìm ra được chất kim cang này như trong tay ta có bảo bối, không sợ tà ma phá, còn bằng không có nó khó e sẽ bị hại!

Mà kỳ thật! không biết tôi phải diễn tả ra sao, cái chỗ khó chỉ khó nói thậm chí không thể nói ra, hễ đi đến chỗ rốt ráo của pháp môn nào mình tu học thì lúc ấy ta thấy chẳng có còn pháp môn đó để tu nữa. Lúc này là "vô pháp tướng" lúc này là lúc tu trong mọi hoàn cảnh mọi hoạt động đời sống hàng ngày. Đạt đến chỗ này tâm cũng chưa được an nhiên thanh tịnh, phải tiến thêm bước nữa chừng nào ta thuần hóa được vọng tâm, chừng nào làm bạn được với phiền não trò chuyện với chúng thì lúc ấy chúng không còn làm ta điên đảo phiền não, dù chúng vẩn xuất hiện, nhưng đến tự đến ta đều biết, khi chúng đi tự đi ta đều biết. Ta luôm mĩm cười với chúng, lúc này ta không còn bị nó lừa ta lâu! dẫn ta đi lâu, ta sẽ biết đường đi về nhà có ông chủ nhà đang đợi ta ở đó.
Đến được đây tâm mới được an vui, hỉ lạc, tham sân si, dục vọng gần như dang xa, tuy còn ít nhưng nó không đủ sức để khống chế ta, mà ta đã khống chế được phiền não, khống chế nó. Từ một vọng tâm điên đảo hóa thành vọng tâm "DỄ THƯƠNG" .

Trở lại vấn đề, tóm lại phải cố gắng công phu sao cho định được tâm ở chỗ động! (chợ, hội hợp, tiếp chuyện với người...) thì mới mong có thể thuần hóa vọng tâm ác thành vọng tâm hiền.

Hãy đem cái gọi là Đạo ra ngoài đời mà hành trì! con cá không thể sống ở trên cạn, tàu bè không thể hữu dụng trên bộ. Rồi ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật vui tươi chan hòa tình yêu và hạnh phúc. Mà kỳ thật! những người ta đã từng căm ghét giờ gặp họ ta hồn nhiên không ghét họ nữa, những phiền muộn trước đây giờ cũng nhớ nhưng nỗi muộn phiền chỉ là những cái lá già rơi lã chã trong gió ban mai dưới ánh mặt trời sáng chói, ấm áp, ấm áp lạ thường...

(Nếu ta đang tọa thiền có người đến gõ cửa, ta làm sao! nếu ta nghĩ rằng ta đi mở cửa là không còn tu được, không còn hành trì pháp môn đó được, thì thật ra không phải vậy! sự việc không phải vậy, nếu có một ngày nào đó bạn đến chỗ rốt ráo rồi bạn sẽ hiểu lời tôi nói. Lúc trước, năm 2008 đến 2011, tôi luôn hỏi tôi như vậy, tôi hỏi có pháp nào hành trì trong khi mình đang làm việc không? có pháp tu nào vừa thuyết trình báo cáo vừa tu không? hay miệng ta tâm ta vừa niệm phật mà vừa nói chuyện với ai đó được không? có pháp gì tu được trong khi đi đứng nằm ngồi không? hay khi bạn đang đọc câu này, đang gõ máy tính này đây bạn có thể hành trì pháp tu của bạn được không!?)

Dạ thưa rất là khó ạ! Nếu ai có thể được là đã đến được chỗ rốt ráo của pháp môn ấy. Như trong thiền tông gọi cái tên là "KIẾN TÁNH"

Chỉ cái tên nghe hay hay thôi, không có gì kỳ đặc chúng ta đừng chấp quá nhiều vào văn tự mà cho rằng có pháp cao có pháp thấp, thật ra đâu vào đấy, ai một lần nhảy lên cao thì rơi xuống đất sẽ đau hơn người bay lên thấp.
Dù đã thấy cái gọi là "TÁNH" vẩn cũng phải ăn cơm mặc áo, đau đau bệnh bệnh, vọng tưởng đến đi, phiền não tới lui, tin tấn giải đãi...
Vẩn phải gia công hành trì tiếp tục với các pháp lành của PHẬT dạy: bố thí , giữ giới được bấy nhiêu thì giữ, nhẫn nhục, sống tốt đời đẹp đạo, tránh cái ác, gần cái thiện... Tu trong những cái nhỏ nhặt nhất như phải cho thanh thản cõi lòng trong khi ta dọn dẹp nhà vệ sinh, quét rác cũng như ngồi thiền!
Dù ta có đi đâu, làm gì thì cái thân tứ đại thịt thúi này có ngày cũng phải co quắp! khi chết. Mà khi ta chết thử hỏi cái thân này có giữ được đoan trang không! hay siêu vẹo? Cái thân này bắt nó tịnh nhưng lúc nào tim vẩn đập, phổi vẩn thở nó nào đứng yên!

Còn cái tâm nó cũng như con ngựa hoang, khó mà như ý, cột chặt một chỗ e khó chịu nỗi, sợ e vỡ chuồng!

Dạ thưa các bạn, với cái biết hạn hẹp chủ quan của thân thịt thúi Trí này xin có nhiều lời mong các bạn hoan hỉ, bổ chính.
(hãy nói với nhau bằng những lời thân ái, hãy nghĩ về nhau với những gì tốt đẹp, hãy đối xử với nhau như đối xử chính mình- với người bên kia máy tính!)

Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách