Định tâm cho buổi công phu

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Những cái làm rối loạn ý mình thì "quên" nó đi, Tức là buông về thức.
Những cái làm rối loạn tâm mình thì cứ tưởng tượng như mình bốc nó vứt ra ngoài, thế là buông về tâm.
Rồi đừng nghĩ đến nó nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

alphatran đã viết:1+ 3
Trước lúc công phu nên tự nói với chính mình: mọi đúng sai, phải trái, đẹp xấu, thiện ác... gác qua một bên hết. Sau giờ công phu tính tiếp. :D Trong lúc đang công phu bị, cũng tự nói với mình như vậy.
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Đây là nghiệp, nên đang là nghịch duyên khiến cho công phu của mình không được thuận lợi. Theo mụi đã là nghiệp thì nên sám hối, khi nghiệp tiêu bớt thì hoàn cảnh tự nhiên được thanh tịnh, hoặc khi nghiệp giảm thì... vẫn hoàn cảnh đó nhưng Tâm ít bị tác động.
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
Tiếp tục công phu. Và công phu xong thì nói với họ, hỏi họ gõ cửa có gì không, và giải thích trong lúc công phu thì không tiện mở cửa hoặc làm gì hết, chắc là sẽ không bị làm phiền những lần sau :D
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Tự nói với mình, chuyện đã qua, có dằn vặt cũng không thay đổi được gì. Không dằn vặt nữa, vì dằn vặt là một dạng của phiền não. Thấy có lỗi thì đối với thân phải hành động khác đi, không tái phạm nữa, nhưng Tâm thì vẫn phải thanh tịnh[thanh tịnh theo nghĩa là không suy tính thiện ác thiệt hơn].

Biết tàm quý, hối lỗi là tốt, nhưng tàm quý quá mức gây nên phiền não và cản trở công phu thì đó là sai rồi.

Có một câu thần chú cần ghi nhớ: "Trong tất cả mọi trường hợp, đối với thân thì cố gắng hết sức tùy duyên mà hành động, nhưng đối với Tâm thì luôn phải giữ Thanh Tịnh, vì khi tâm không thanh tịnh, dù là nghĩ Thiện thì đó cũng là PHAN DUYÊN". Sự cố gắng là nơi Thân, chứ không phải cố nơi Tâm. cafene

P/s:Hi, mụi có ý kiến góp ý vậy thôi, huynh Alpha chắc cũng rành quá rồi. Mụi thì gặp vấn đề gì cũng tự nói với mình, kiểu như... đang dỗ dành Tâm thì phải. ./..,., Dĩ nhiên, lúc nó nghe lời, lúc nó... lì. :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Theo cá nhân BK, công phu nào trong Phật Pháp cũng vậy. Trước khi hành trì, quán về KHỔ và VÔ THƯỜNG.

Tức là sự khổ của việc có thân ngũ uẩn và sự tạm thời của nó, cũng như mọi thú vui, mọi việc trên đời. Mọi việc trên đời giống như đang bày ra hết trước mắt mình, bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

Kế tiếp lúc hành trì dù gặp bất kì hiện trạng gì, đạt trạng thái gì, cũng nên quán VÔ NGÃ. Mọi pháp nằm trong sự nghe thấy, quán chiếu, nhận biết,...đều là hư ngụy chẳng phải thật. NIỀM VUI thật sự không phải do nắm lấy mà có, vạn pháp vai không.

Không chỉ trong lúc chuẩn bị công phu, mà bất kì trong thời gian nào cũng được, nhớ tới Phật Pháp thì quán như thế, dần dần tâm thái được cột vào một chỗ trong lăng kính của Phật Pháp, thuận lợi cho cả đời tu học.

PS. Những điều đó rất đơn giản dể học, nhưng khi thực hành thì chú ý rằng không nên quán chiếu như kiểu nhớ lại hay ôn bài như trâu nhại lại cỏ sẽ không có lợi ích, chẳng hạn định nghĩa chữ KHỔ, rồi tìm ví dụ. Phải quán chiếu trên thực tế, rút ra kết luận: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
kỷ niệm
Bài viết: 3
Ngày: 27/05/15 21:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi kỷ niệm »

alphatran đã viết:Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,

Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.

1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Mọi thứ đều vô thường, Hãy xem nó là thử thách cho buổi công phụ của mình :D
alphatran đã viết:2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Nếu như có cách giải quyết bằng cách đống cửa để tránh những tiếng ồn đó thì ta nên áp dụng. Còn nếu không, chúng ta hãy coi như nó là cái duyên, cái nghiệp.
alphatran đã viết: 3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Bỏ, bỏ hết. Mắc dù biết vậy nhưng nếu nghĩ về hướng ngược lại mà cái nguyên nhân làm ta nóng giận. Giả sử người nào đó làm ta ấm ức vì 1 lời nói chê bai nào đó. Hãy nghĩ rằng: À, đó là người ta chê mình để mình tốt hơn thôi :)
alphatran đã viết: 4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
Cứ tiếp tục công phu và giải thích sau. Tuy nhiên, cần phải xem xét trường hợp đó có cấp bách ko, nếu có gì quan trọng, nên tạm thời gác chuyện công phu để giải quyết. Như vậy khi công phu mới cảm thấy thoải mái
alphatran đã viết: 5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Chuyện đó có cách giải quyết ko, nếu có thì có nga lập tức được ko. Nếu ko có hoặc chưa giải quyết ngay được. Cứ để tâm thanh tịnh mà tiếp tục công phu. Mọi chuyên tính sau


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các đạo hữu,

Như vậy là trên đây các vị đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm khác nhau về cách để làm cho buổi công phu được tập trung.

Sau đây alpha xin được chia sẻ kinh nghiệm của mình. Nếu quý vị thấy phù hợp thì thử dùng nếu không thì cũng đừng ném đá alpha tội nghiệp. Chắc chắn là có sự khác nhau, bởi vì phương pháp tiếp cận của alpha có khác với các vị.

I. GIẢI PHÁP CHUNG
- Theo ngu ý của alpha thì sự mất tập trung trong buổi hành trì là do thói quen, do quán tính, do sự huân tập sự mất tập trung trong tâm hằng ngày một cách lâu dài.
- Để khắc phục tình trạng này không có gì hơn là huân tập sự chánh niệm và tỉnh giác trong mọi hoạt động hằng ngày. Làm việc gì thì tâm biết mình làm việc đó và tập trung vào một việc thôi. Xong thì đến việc khác.
- Nhưng như vậy cũng sẽ gây khó khăn cho công việc và cuộc sống của quý vị. Biểu hiện rất rõ là tư duy chậm đi, tốc độ làm việc giảm xuống. Thật không may chánh niệm tỉnh giác và sự nhanh nhẹn trong công việc là hai hướng trái ngược nhau.
Được cái này thì mất cái kia.

II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI TRỊ
1. Khi tâm bị nhiễm sắc ái
- Không ít những trường hợp mà các cư sĩ tại gia lại bị nhiễm ái thường là sắc ái. Có thể quý vị coi một bộ phim và bị nhiễm sắc ái từ những nhân vật trong đó. Cũng có thể do đặc thù công việc quý vị tiếp cận nhiều với những yếu tố gây nhiễm sắc ái.
- Đối trị với trường hợp này có thể dùng 2 pháp Quán: Quán Thân Bất Tịnh và Quán Tâm Vô Thường ngay trước buổi công phu cho tâm an tịnh rồi mới tiến hành công phu.

2. Khi tâm bị nhiễm thanh, hương, vị, xúc
- Tâm quý vị có thể bị vang vọng một ca khúc vừa nghe, hoặc quý vị nhớ nhung một mùi nước hoa của ai đó, hoặc hương vị của món ăn hoặc cũng có thể cái nắm tay của người khác phái... và nó kéo quý vị ra khỏi nội dung của buổi hành trì.
- Đối trị với trường hợp này có thể dùng 2 pháp quán: Quán Thọ và Trung Quán. Quán Thọ thì quý vị biết nhiều rồi, còn Trung Quán là pháp quán của Bát Nhã, được Ngài Long thọ trình bày trong Trung Quán Luận.

3. Các pháp lân cận của buổi công phu không được thanh tịnh:
- Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung.
- Đối trị trường hợp này không có gì khác hơn là huân tập sự tỉnh giác và chánh niệm. Nếu bảo tìm chỗ khác thì cũng chưa hẳn đã tốt. Xóm giềng san sát nhau mà tránh sao được, lẽ nào lại lên núi sao? Mà lên núi lỡ chim kêu vượn hú nhộn nhịp cả lên thì phải dọn đi đâu? Nên thành chạy trốn là chưa hẳn tốt.
- Qúy vị có thể thấy, có nhiều đứa nhỏ, hàng xóm làm gì làm, nó học bài vẫn học bình thường. Có người mặc cho hàng xóm ồn ào thế nào, ra ngủ vẫn ngủ ngon.

4. Tâm sân quấy rầy
- Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu.
- Trị sân thì dùng Quán Từ bi, điều này chẳng cần phải nói nhiều nữa, quý vị đã quá rõ rồi. Qúy vị nào sống với nhân quả, hiểu sâu nhân quả thì điều này càng dễ dàng hơn. Qủa đến với ta thì ta nhận, bởi vì đó là do nhân ta gieo, giận với ấm ức chẳng phải là trái với nhân quả hay sao!

5. Đang công phu thì có người quấy rầy
- Ví dụ, đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
- Apha không rõ sự có nguy hại gì khi tạm ngừng buổi hành trì hay không (mong quý vị chỉ thêm cho), nhưng alpha thì trì Chú Đại bi nên có cái khó: nếu ta ra mở cửa thì gián đoạn buổi hành trì; còn không mở thì trái ngược với tinh thần chú Đại bi.
- Cách đối trị alpha thường dùng là nếu như gõ cửa quá 3 lần (chứng tỏ họ có việc cấp thiết) thì alpha sẽ mở cửa, hỏi xem họ cần gì, giải quyết xong thì công phu tiếp. Còn nếu họ không gõ cửa quá 3 lần thì alpha cứ tiếp tục hành trì.

6. Tâm hối quấy rầy:
- Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
- Cổ đức thường đặt nội dung SÁM HỐI trước mỗi buổi công phu và thường dạy không sám thì tâm không tịnh. Vì thế cần phải sám hối trước khi vào công phu.
- Nếu cách ấy vẫn không hiệu quả, quý vị có thể lấy hết can đảm mà đi bộc bạch tâm tư hối lỗi của mình với người mà quý vị gây ra lỗi. Mong họ tha thứ cho. Khi mọi chuyện giải quyết ổn thõa thì tâm tự nhiên được an ổn trở lại.

Trên đây là những kinh nghiệm lẻ tẻ của alpha. Alpha vẫn mong được các vị thực tu có cách nào đó giúp alpha làm sao để giữ được chánh niệm tỉnh giác mà không làm suy giảm tốc độ tư duy bởi vì công việc của alpha đòi hỏi tư duy rất nhanh, thao tác cũng rất nhanh, tâm bắt cảnh phải rất nhanh. Có giai đoạn alpha hành thiền hoặc niệm Phật nhiều thì được an lạc nhưng làm việc chậm lắm.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
Cả bốn câu hỏi (lúc đầu) thuộc về sáu căn, duyên với cảnh trần trong lúc ngồi công phu (niệm Phật, trì chú, ngồi thiền) mà sanh vọng niệm chi phối tâm chúng ta trong những lúc đó.

Cảnh trần là huyễn, không thật, có sanh thì có diệt, ta chỉ cần tập trung vào câu Phật hiệu, câu thần thú và định tâm cho bền chặt, không cần phải đè nén hay khởi niệm diệt các vọng duyên đó, chúng đến rồi chúng đi chỉ còn có ta ngồi an nhiên với câu niệm Phật, câu chú.

Riêng câu số 5 (mới thêm vào), tụng bài kệ sám hối là xong.

Tóm lại:
  • Sáu căn đừng có lao xao
    Giữ cho chánh niệm như sao Bắc Thần (Bắc đẩu)
Đạo hữu có định tâm xem lại bài viết của mình chưa? Trước có bốn câu sau thêm vào câu số 5, mà không sửa lại (4 trường hợp) thành 5 trường hợp. :D
Tôi đã trả lời các câu hỏi của đạo hữu như trên theo bài kệ "Sám Hối sáu căn" ở dưới trong nghi thức công phu mỗi ngày hai thời cho pháp môn Tịnh Độ của tôi, mà bài kệ sám hối này là điều chúng ta phải tụng trước tiên...

Còn câu số 4 "Gõ cửa" thì tôi viết một câu: "Xin vui lòng đứng gõ cửa hay bấm chuông reo từ 4 giờ đến 6 giờ chiều" trên một tấm bìa cứng, đem treo trước của khi đến giờ công phu chiều. Còn buổi sáng thì chắc không ai thức sớm đi gõ cửa quấy rầy bao giờ trong thời gian đó.

Tóm lại những điều trên không nằm ngoài ý định của đạo hữu, còn việc hành xử nhanh hay chậm là do tâm mà ra. Tốt hơn là nên giữ tâm bình thường... :D
  • Đệ tử hôm nay quỳ trước điện
    Chí tâm đảnh lễ đấng Từ Tôn
    Đã bao phen sanh tử dập dồn
    Trôi lăn mãi trong vòng lục đạo
    Thế Tôn đã đinh ninh di giáo
    Mà con còn đắm đuối mê say
    Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày
    Tai thích tiếng mật đường dua nịnh
    Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh
    Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go
    Thân ham dùng gấm vóc se sua
    Ý mơ tưởng bao la vũ trụ
    Bởi lục dục lòng tham không đủ
    Lấp che mờ trí tuệ từ lâu,
    Hôm nay con giác ngộ hồi đầu
    Xin sám hối phơi bày tỏ rõ
    Nguyện tội ác từ nay lìa bỏ
    Chuyển sáu căn ra khỏi lầm mê
    Trước đài sen thành kính hướng về
    Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo
    Phật giới cấm chuyên trì chu đáo
    Dứt tận cùng cội rễ vô minh
    Chí phàm phu tự lực khó thành
    Cầu đức Phật từ bi gia hộ
    Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ
    Con dốc lòng vì đạo hy sinh
    Nương từ quang tìm đến bảo thành
    Đặng tự giác giác tha viên mãn. tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính Đạo Hữu Alphatran

Với những câu hỏi Đạo Hữu đưa ra ở 2 bài viết trước, người đọc có thể hiểu là cần tìm Pháp để đối trị với pháp nghịch hiện tiền, tuy nhiên bài viết sau cùng Đạo Hữu đã chia xẻ những Pháp để trừ diệt dần pháp nghịch,
nay bt xin phép chia xẻ Pháp đối trị mà cũng được xem là trừ diệt đối với 5 trường hợp mà Đạo Hữu đã đưa ra ngày 23/05/2015)

Những công phu mà Đạo Hữu đề ra bao gồm Chỉ & Quán nên sự tu tập cũng có khác biệt, với thiền chỉ định (như Niệm Phật, Trì Chú, Tụng Kinh, thiền an chỉ) thì gặp 5 trường hợp đã nói thảy đều bỏ qua, ngoại pháp đến kệ pháp, tâm cứ tập trung vào công phu đang hành.
Nếu là thiền Tuệ Quán: Tất cả các pháp hiện hành đều là đối tượng cho tâm quán sát.
Trường hợp số 1: tưởng đã giết chết niệm – Biết đã thất niệm - rồi đem tâm về với đề mục đã chọn.
Trường hợp số 2: quán sát „tâm đang phản kháng“ trần cảnh, thì tâm sẽ rời trần cảnh.
Trường hợp số 3 : quán sát cường độ biến chuyển (từ sinh…..đến diệt) của tâm sân này.
Trường hợp số 4 : đứng lên, đi ra, mở cửa – mỗi mỗi hành động đều có sự biết & tỉnh giác.
Trường hợp số 5 : tâm trạo hối – nếu người hành thiền tuệ quán có chánh niệm tỉnh giác nên niệm mạnh „trạo hối“ khi tâm này sinh lên, „tức khắc“ trạo hối diệt. Nếu chưa đủ chánh niệm tỉnh giác thì cũng quán sát sự sinh lên, tăng, giảm & diệt tận của trạo hối.

bt cũng nghỉ như Đạo Hữu, buổi công phu là sự xuôi dòng, thuận tùng theo đời sống thường nhật, do tập khí trong đời mà tâm mất dần sự quân bình, nên việc huân tập chánh niệm tỉnh giác là một duyên rất lớn cho việc hành đạo.
Khi tâm đã có chánh niệm tỉnh giác thì tư duy không chậm & tốc độ làm việc không sút giảm – mà là ngược lại – tâm sẽ nhạy bén hữu lý với hoàn cảnh hiện tại, ứng phó rất thích nghi & đầy đủ trí tuệ.
Dĩ nhiên là trí tuệ phải được trả bằng cái giá công phu một thời gian (dài hay ngắn là do ý chí chậm hay mau vượt thắng nghiệp lực) trước đó.
Để có chánh niệm tỉnh giác thì đời sống phải dựa trên căn bản Giới, kiểm soát sáu căn, tập dụng cái Biết đi trước tập khí, thói quen, kiết sử.

Sống với tâm thiện hàng ngày thì buổi công phu sẽ dễ nhẹ nhàng thanh thản.

kính chúc Đạo Hữu nhiều an lành.

bt


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Alphatran có phước quá được Cô Biển Tâm dạy, Cát Tường mỗi lần đọc bài của Cô thôi là giống như lời chúc của Cô cho Alphatran.

Cát Tường nghĩ tu trong cảnh ồn ào cũng giúp mình tiến bộ. Người đẹp thì ai nhìn mà không thích, hồi Cát Tường thực tập gần đài truyền hình hay gặp diễn viên nhất là người mẫu nhìn ngoài đời còn đẹp hơn trong ti-vi thích lắm nhưng chả nhớ làm gì giống như thấy rồi thôi, học ngoại ngữ có cô diễn viên thực chất là giáo viên vì có vẻ đẹp cổ trang giống một hoàng hậu nên được mời làm diễn viên, cô đi học không son phấn chỉ hay mặc bộ đồ thể thao bới tóc thôi mà cả lớp ngây ngất vì cô đẹp quá, hâm mộ vậy rồi cũng thôi, vậy mà Cát Tường từng thích cậu bạn không đẹp trai gì cả vì bạn đó tốt bụng. Nói thích bạn đó chứ lúc niệm Phật, tụng chú, Kinh đâu có hình bạn đó hiện lên trong ý nghĩ, hằng ngày cũng chẳng nhớ bạn đó nên không phải là yêu thương gì cả, càng niệm Phật thì phát hiện vọng tưởng rất nhiều cứ liên tục liên quan đến sinh hoạt mỗi ngày, nhận ra thay vì suy nghĩ thì niệm Phật, tụng chú, kinh cũng vậy, mà một thời gian tu sửa cũng lâu lắm mới giảm vọng tưởng từ từ (Cát Tường thì 2 năm). Sám hối thì cứ sám hối mỗi ngày vì Cát Tường đã ăn mặn hai mươi mấy năm, giết kiến, còn khuyên trẻ em sổ giun sán nghiệp sát sanh, cũng từng nói dối cho mọi người vui, nói chung thân, khẩu, ý đều từng gây tội nên sám hối.

Tu tập không làm chậm chạp trong công việc như Cát Tường có biết may quần áo đâu vì muốn may bộ đồ gấm tặng Bà ngày Tết cho Bà vui nên học chỉ có 6 ngày thôi không thực tập gì hết ào cái mua máy về cắt may luôn không ngờ cũng OK nên giờ may đồ cho người nhà mặc đỡ tốn kém, người nhà hay đùa nói Cát Tường mắt mờ, tai điếc. Cát Tường nhận ra tất cả mọi người đều rất thông minh, tài giỏi như nhau hết nếu tập trung vào công việc với tâm huyết đều sẽ thành công nếu biết tu tập nữa thì như Phật đã thuyết chúng sanh là Phật sắp thành. Hôm qua, 15/4 âm lịch Cát Tường vào chùa có buổi lễ thế phát xuất gia cho 1 vị Bồ Tát, thật là vui!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
HuêTâm
Bài viết: 43
Ngày: 16/09/14 15:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HoaKỳ

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi HuêTâm »

alphatran đã viết:
Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,

Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.

1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?

* Lấy sẵn giấy viết duyên đến ,duyên đi lúc nào nhớ đánh dấu lại nhe.

alphatran đã viết:
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?

* Tìm mua cho được loại Chuông Mõ đánh không kêu nhe .

alphatran đã viết:
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
alphatran đã viết:
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?

* Kiểm tra lại cái máy oxy có bị ngẹt không nhe .

alphatran đã viết:
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?

* Mở cửa đón Vị Phật vào chớ có ngồi thừ ra đó nhe .


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HuêTâm đã viết:alphatran đã viết:

alphatran đã viết:
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?

* Mở cửa đón Vị Phật vào chớ có ngồi thừ ra đó nhe .
Vậy thì đạo hữu alphatran có phước ghê! Có nhiều vị Phật đến dạy cho pháp định tâm! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính chư vị đạo hữu,
Kính cô biển tâm,

Vì cũng bận quá nên chậm trễ trả lời, và không thể trả lời từng bài mặc dù alpha cũng muốn trao đổi thêm trong từng kinh nghiệm của từng vị để học hỏi thêm nên mong các vị thông cảm cho.
biển tâm đã viết: Những công phu mà Đạo Hữu đề ra bao gồm Chỉ & Quán nên sự tu tập cũng có khác biệt, với thiền chỉ định (như Niệm Phật, Trì Chú, Tụng Kinh, thiền an chỉ) thì gặp 5 trường hợp đã nói thảy đều bỏ qua, ngoại pháp đến kệ pháp, tâm cứ tập trung vào công phu đang hành.
Thưa cô,
Khi con bị những vọng niệm như 5 trường hợp đã nêu con hay đứng lên kinh hành niệm Phật... nhưng con quan sát kỹ lại nó thực sự không hiệu quả, nó tựa như lấy cái vọng này để đè cái vọng kia, rốt cuộc là việc niệm Phật chẳng được tập trung, nó cứ liên tục kéo như thế, quấy rầy cả buổi hành trì.

Con thường giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra nguyên nhân và giải quyết từ đó.

Vì thế con đã quan sát lại các niệm gì đã sanh, đã kéo mình ra và dùng từng cách để trừ diệt nó. Từ đó, trước mỗi buổi công phu, con quan sát tâm mình, xem thử hôm nay tâm bị ô nhiễm bởi yếu tố gì và dùng pháp đối trị tương ứng. Ví dụ hôm đó tâm con bị ái luyến thì con sẽ thực hành quán bất tịnh và quán vô thường. Sau đó tâm sẽ yên lặng và lạnh lùng tựa như mặt hồ bị đóng băng, không lấy một niệm gì nhiễm ô. Kế đến mới tiến hành công phu và được an ổn, ít vọng niệm kéo ra khỏi buổi công phu.

Nói đúng hơn, cách làm này như là chuẩn bị cho một buổi công phu vậy thôi. Sau khi đọc bài chia sẻ của cô, con coi lại thì mới biết mình trình bày chưa rõ ràng lắm.
biển tâm đã viết: Nếu là thiền Tuệ Quán: Tất cả các pháp hiện hành đều là đối tượng cho tâm quán sát.
Trường hợp số 1: tưởng đã giết chết niệm – Biết đã thất niệm - rồi đem tâm về với đề mục đã chọn.
Trường hợp số 2: quán sát „tâm đang phản kháng“ trần cảnh, thì tâm sẽ rời trần cảnh.
Trường hợp số 3 : quán sát cường độ biến chuyển (từ sinh…..đến diệt) của tâm sân này.
Trường hợp số 4 : đứng lên, đi ra, mở cửa – mỗi mỗi hành động đều có sự biết & tỉnh giác.
Trường hợp số 5 : tâm trạo hối – nếu người hành thiền tuệ quán có chánh niệm tỉnh giác nên niệm mạnh „trạo hối“ khi tâm này sinh lên, „tức khắc“ trạo hối diệt. Nếu chưa đủ chánh niệm tỉnh giác thì cũng quán sát sự sinh lên, tăng, giảm & diệt tận của trạo hối.
Con cảm ơn cô đã chia sẻ về các phương pháp của Tuệ Quán, xem chừng Tuệ Quán có vẻ ung dung tự tại hơn, đến đi tùy duyên, pháp nào cũng là đối tượng của quán sát.

Riêng về trường hợp thứ 3 cô chia sẻ ("Trường hợp số 3 : quán sát cường độ biến chuyển (từ sinh…..đến diệt) của tâm sân này.") cô có thể nào cho con cùng các đạo hữu ở đây một ví dụ cụ thể về quán sát sự biến chuyển của tâm sân!

Có 1 lần con bị sốc, mặc dù biết là quả báo của mình, biết là lỗi của mình và cũng đã thực hành quán từ bi... nhưng cục sân quá lớn, chẳng thể nào làm nó im lặng được. Cố gắng nhiều thì chỉ làm nó giảm chứ nó chẳng chịu yên. Được pháp an sân, thực sự là một của báu lớn.
biển tâm đã viết: Khi tâm đã có chánh niệm tỉnh giác thì tư duy không chậm & tốc độ làm việc không sút giảm – mà là ngược lại – tâm sẽ nhạy bén hữu lý với hoàn cảnh hiện tại, ứng phó rất thích nghi & đầy đủ trí tuệ.
Có lẽ con diễn đạt chưa được rõ ràng,

Lúc chưa bắt đầu thực hành, một lúc con có thể tay trái cầm điện thoại nghe, tay phải viết vào giấy và mắt có thể nhìn người đối diện đang hỏi và ra hiệu trả lời người ấy. Cũng lúc đó, con thường hay nghe nhạc khi đang làm việc trên máy tính. Và trên máy tính con làm việc rất nhiều việc song song với tốc độ cao.

Nhưng khi hành thiền được một thời gian, tâm bổng vắng lặng, đi đứng ăn nói đều nhẹ nhàng, tâm an lạc và tự tại. Thế rồi con phát hiện ra khi làm việc con chẳng thể vừa làm vừa nghe nhạc nữa, làm việc nào chỉ tập trung được 1 việc, xong thì mới tới việc khác. Nếu cố thì thấy bị mệt. Ý con nói chậm là chậm như vậy đó.

Sau này khi giảm công phu, tâm bị lăng xăng và nhiễm ô trở lại thì làm việc lại trở về trạng thái ban đầu, làm nhanh như trước.

Con xin nêu ra mong các vị và cô biển tâm chỉ thêm cho. Các vị có bị tình trạng tương tự không?

P/S: Hôm qua đang công phu tự nhiên nghe mùi nồng lạ, làm mất tập trung, tìm mãi chẳng thấy nguồn từ đâu. Nhớ lại bài chia sẻ trên đây thì thấy mình bị thiếu khuyết phương pháp đối trị khi bị mùi lạ "tấn công". Xin đính chánh để quý vị biết.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Định tâm cho buổi công phu

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,

Thường thì một ngày 24 tiếng lăng xăng lo toan đủ việc, đến buổi hành trì thú thực nhiều lúc khó tập trung (định) vào nội dung hành trì (niệm Phật, trì chú, tọa thiền)

Nay lập chủ đề này kính mong các vị chia sẻ các phương pháp chuẩn bị hoặc xử lý sự phân tâm để hành trì được kết quả cao nhất.

Mong các vị cùng chia sẻ.
Sao hôm nay alphatran lại bỏ biển lớn đi vào sông nhỏ để làm gì , cái chí nguyện học bát nhã ngày trước đã thoái chuyển rồi sao ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]46 khách