Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ở Cực Lạc hết thảy người vật đều có ánh sáng, không nhờ đến ánh sáng mặt trời, mặt trăng, nên cũng chẳng có ngày đêm.
Nhưng chúng sanh từ Ta Bà hay các quốc độ khác vãng sanh lên đó thì có thói quen hoạt động theo thời gian, cho nên Đức Phật tùy thuận chúng sanh, mà làm ra : Khi nào hoa nở là buổi sáng, Các vị vãng sanh liền lấy các thứ hoa đi đến các cõi Phật để cúng dàng chư Phật và lễ bái, nghe pháp. (Chỉ trong buổi sáng đã đến vô lượng cõi Phật). Cúng dàng chư Phật xong trở về còn chưa hết buổi sáng. Điều đó chứng tỏ rằng "Thời gian không thật có, chỉ theo tâm hành mà xuất hiện".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhvinh100
Bài viết: 12
Ngày: 19/07/15 02:47
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhvinh100 »

Xóa vì trùng bài
Sửa lần cuối bởi thanhvinh100 vào ngày 19/07/15 20:29 với 2 lần sửa.


thanhvinh100
Bài viết: 12
Ngày: 19/07/15 02:47
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhvinh100 »

binh đã viết:Ở Cực Lạc hết thảy người vật đều có ánh sáng, không nhờ đến ánh sáng mặt trời, mặt trăng, nên cũng chẳng có ngày đêm.
Nhưng chúng sanh từ Ta Bà hay các quốc độ khác vãng sanh lên đó thì có thói quen hoạt động theo thời gian, cho nên Đức Phật tùy thuận chúng sanh, mà làm ra : Khi nào hoa nở là buổi sáng, Các vị vãng sanh liền lấy các thứ hoa đi đến các cõi Phật để cúng dàng chư Phật và lễ bái, nghe pháp. (Chỉ trong buổi sáng đã đến vô lượng cõi Phật). Cúng dàng chư Phật xong trở về còn chưa hết buổi sáng. Điều đó chứng tỏ rằng "Thời gian không thật có, chỉ theo tâm hành mà xuất hiện".
KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT (QUYỂN BỐN MƯƠI LĂM-PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
THỨ BA MƯƠI MỐT)


" Phẩm này dài hơn so với thọ lượng của cõi Phật, nên gọi là Phẩm Thọ Lượng.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Tâm Vương, ở trong chúng hội bảo các Bồ Tát rằng:
Lúc đó, vị đại Bồ Tát Tâm Vương ở trong pháp hội Hoa Nghiêm, bảo các Bồ Tát rằng.

Phật tử! Thế giới Ta Bà này, cõi của đức Phật Thích Ca một kiếp, thì ở thế giới Cực Lạc, cõi của đức Phật A Di Đà, là một ngày một đêm.

Các vị đệ tử của Phật! Thời gian một đại kiếp ở thế giới Ta Bà (kham nhẫn), cõi của Phật Thích Ca Mâu Ni (Năng nhân tịch mặc), thì ở thế giới Cực Lạc, cõi của Phật A Di Đà (Vô Lượng Thọ), là một ngày một đêm.

Thế giới Cực Lạc một kiếp, thì ở thế giới Ca Sa Tràng, cõi của đức Phật Kim Cang Kiên, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Cực Lạc, là thời gian một ngày một đêm ở thế giới Ca Sa Tràng, cõi của đức Phật Kim Cang Kiên.

Thế giới Ca Sa Tràng một kiếp, thì ở thế giới Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân, cõi của đức Phật Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Phu Phật, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Ca Sa Tràng, là thời gian một ngày một đêm ở thế giới Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân, cõi của đức Phật Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Phu.

Thế giới Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân một kiếp, thì ở thế giới Ly Cấu, cõi của đức Phật Pháp Tràng, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân, thì ở thế giới Ly Cấu, cõi Phật Pháp Tràng, là một ngày một đêm.

Thế giới Ly Cấu một kiếp, thì ở thế giới Thiện Đăng, cõi của đức Phật Sư Tử, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Ly Cấu, thì ở thế giới Thiện Đăng, cõi của đức Phật Sư Tử là thời gian một ngày một đêm.

Thế giới Thiện Đăng một kiếp, thì ở thế giới Diệu Quang Minh, cõi của đức Phật Quang Minh Tạng, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Thiện Đăng, thì ở thế giới Diệu Quang Minh, cõi của đức Phật Quang Minh Tạng, là thời gian một ngày một đêm.

Thế giới Diệu Quang Minh một kiếp, thì ở thế giới Nan Siêu Quá, cõi của đức Phật Pháp Quang Minh Liên Hoa Khai Phu, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Diệu Quang Minh, thì ở thế giới Nan Siêu Quá, cõi của đức Phật Pháp Quang Minh Liên Hoa Khai Phu, là thời gian một ngày một đêm.

Thế giới Nan Siêu Quá một kiếp, thì ở thế giới Trang Nghiêm Huệ, cõi của đức Phật Nhất Thiết Thần Thông Quang Minh, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Nan Siêu Quá, thì ở thế giới Trang Nghiêm Huệ, cõi của đức Phật Nhất Thiết Thần Thông Quang Minh, là thời gian một ngày một đêm.

Thế giới Trang Nghiêm Huệ một kiếp, thì ở thế giới Cảnh Quang Minh, cõi của đức Phật Nguyệt Trí, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới Trang Nghiêm Huệ, thì ở thế giới Cảnh Quang Minh, cõi của đức Phật Nguyệt Trí, là thời gian một ngày một đêm.

Phật tử! Lần lược như vậy, cho đến trải qua trăm vạn ức A tăng kỳ thế giới.

Các vị đệ tử của Phật! Lần lược giống như vậy, cho đến trải qua trăm vạn ức A tăng kỳ thế giới.

Thế giới cuối cùng một kiếp, thì ở thế giới Thắng Liên Hoa, cõi của đức Phật Hiền Thắng, là một ngày một đêm.

Thời gian một đại kiếp ở thế giới cuối cùng, thì ở thế giới Thắng Liên Hoa, cõi của đức Phật Hiền Thắng, là thời gian một ngày một đêm.

Bồ Tát Phổ Hiền, và các đại Bồ Tát đồng hành, đầy dẫy ở trong thế giới đó.
Bồ Tát Phổ Hiền và tất cả đại Bồ Tát đồng hành, đầy dẫy ở trong thế giới Thắng Liên Hoa đó."






@binh: Mong nhận được ý kiến của bạn!


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Bồ đề gai đã viết: Hỏi hay đấy bạn hữu, nhưng xem ra nick thanhvinh100 sắp bị trảm rồi, chuẩn bị ni1ck thanhvinh101 đi bạn hữu,
vì nơi đây không có chỗ cho sự hoài nghi hay sự thật và cũng không có chỗ cho trí tuệ, nơi đây chỉ có niềm tin không kiểm chứng thôi.
Hahahahahha
Kính đề nghị các mod để ý giùm vị Bồ đề gai này, vị này đang vi phạm nội quy diễn đàn mục số 9.

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =4&t=11095

Chú ý ! Chú ý ! :D


_()_
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bạn Thanhvinh mến,

Như tôi đã nói ở bài trên, thì thời gian không thật có, chỉ do hành trạng của Tâm mà hiện hữu. Nó có tính cách tương đối.
Cho nên Thời gian ở thế giới này dài hơn hay ngắn hơn thời gian ở thế giới kia cũng không có gì lạ.

Do ở thế giới này Tâm chúng sanh xáo trộn hơn, ô nhiễm hơn tâm chúng sanh ở cõi kia nên thời gian ở cõi này ngắn hơn thời gian ở cõi kia.
Các cõi Phật mà bạn đã nêu chỉ có toàn là chư Phật và Bồ Tát nên thời gian dài hơn. Vậy thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhvinh100 đã viết: KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT (QUYỂN BỐN MƯƠI LĂM-PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
THỨ BA MƯƠI MỐT)


" Phẩm này dài hơn so với thọ lượng của cõi Phật, nên gọi là Phẩm Thọ Lượng.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Tâm Vương, ở trong chúng hội bảo các Bồ Tát rằng:
Lúc đó, vị đại Bồ Tát Tâm Vương ở trong pháp hội Hoa Nghiêm, bảo các Bồ Tát rằng.

Phật tử! Thế giới Ta Bà này, cõi của đức Phật Thích Ca một kiếp, thì ở thế giới Cực Lạc, cõi của đức Phật A Di Đà, là một ngày một đêm.


Bạn đã trích trong kinh Hoa Nghiêm về thời gian và không gian thọ lượng của các cõi nước trong vũ trụ, thế tại sao không đọc lại Phẩm Bốn "Thế Giới Thành Tựu" các cõi nước trong vũ trụ và Phẩm Ba Mươi nói về "A Tăng Kỳ" trong việc thời gian thọ lượng các cõi nước trong vũ trụ...

Phật tử! Thế giới Ta Bà này, cõi của đức Phật Thích Ca một kiếp, thì ở thế giới Cực Lạc, cõi của đức Phật A Di Đà, là một ngày một đêm.


"Một kiếp" này là đơn vị nhỏ nhất trong bốn giai đoạn "Thành, Trụ, Hoại, Không" của cõi Ta Bà... Do đơn vị nhỏ nhất này mà tính ra thọ lượng của các cõi khác.Tôi không phải là Bồ tát hay Phật, chỉ là một ông già hom hem, trí óc cùn lụt không biết vì về những việc vi diệu, phi thường của các cõi nước trong vũ trụ do kinh Hoa Nghiêm diễn nói, chỉ hiểu đại khái như thế này...

Phẩm Bốn "THẾ GIỚI THÀNH TỰU", này nói về thế giới hải nghĩa là về vũ trụ. Đây là quan niệm của Phật về sự tạo lập vũ trụ, là vũ trụ quan của ngài. Tam thế chư Phật đã, đang và sẽ đề cập đến mười việc trong vấn đề này. Thế giới hải có vô số kiếp trụ. Mỗi kiếp trụ kéo dài một thời gian rất lâu bằng ba A tăng kỳ. Chúng ta không thể sử dụng những đơn vị về thời gian của khoa học như năm ánh sáng (light year)... để đo lường một A tăng kỳ. Chúng ta có thể suy tính bằng hai cách, một là bằng thời gian tâm lý, theo đây thì A tăng kỳ có một khoảng thời gian tương đối dài ngắn tùy theo tâm lý của chúng ta, hai là bằng thời gian khoa học. Với cách này chúng ta không thể đạt một con số chính xác được vì một A tăng kỳ ở đây chưa phải là vô tận (infini), mà cũng không phải là con số hữu lượng (déterminé). A tăng kỳ tóm lại là một thời gian khó tính.

Phẩm BA MƯƠI "A TĂNG KỲ", một A tăng kỳ bằng một trăm đại kiếp. Một đại kiếp bằng một trăm trung kiếp, một trung kiếp bằng một trăm tiểu kiếp. Khi một tiểu kiếp đã hết, thì có một thế giới trong tam thiên đại thiên thế giới (cõi ta Bà này) hoại. Một lần một thế giới hoại thì có một vị Phật xuống trần thay thế vị Phật của thế giới hoại. Đó là ý nghĩa của danh từ kiếp thành, kiếp hoại trong Phẩm này. Tất cả những sự thành hay hoại này cũng còn tùy thuộc nguyện lực của Phật.

A tăng kỳ là một đơn vị đo lường thời gian, hữu lượng nhưng không thể tính ra được, lớn gấp không biết bao nhiêu lần năm ánh sáng (année lumière) của khoa học thời nay. Đứng trên bình diện của vũ trụ vô cùng tận, đức Phật đã có cái nhìn về thời gian cũng vô cùng tận, bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết.

Năm ánh sáng là đơn vị đo lường mức độ vận chuyển của ánh sáng trong chân không trong một năm. Theo khoa học, năm ánh sáng bằng sáu ngàn tỉ dặm (mile).

Lấy những điều mà khoa học đã giải thích như trên để tạm hiểu, nhưng chưa chắc đã đúng, trừ phi Phật và Bồ tát nới hiểu rõ...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

thanhvinh100 đã viết: Như mô tả thì Cõi Cực Lạc luôn tràn ngập hào quang (Vô lượng quang), lúc nào cũng rực rỡ tỏa sáng vô lượng, vô biên khắp 10 phương Chư Phật (vĩnh viễn không có bóng tối). Vậy tại sao lại có đoạn mô tả như sau:

"Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, nước đức Phật kia thường trổi âm nhạc của các cõi trời; đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời, thường thường rải xuống hoa mạn-đà-la. Chúng sinh cõi ấy cứ sáng sớm ra, đem những lẳng hoa, đựng nhiều hoa quý, cúng dường chư phương mười vạn ức Phật. Và trong giây lát họ đã về ngay tới nước của họ, đúng kịp bữa ăn. Ăn uống xong rồi, họ đi kinh hành. Này Xá-lỵ-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!

Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, nước kia thường có đủ các giống chim, màu sắc lạ đẹp, như chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, cùng chim xá-lỵ, ca-lăng- tần-già và chim cộng-mệnh. Các giống chim ấy, ngày đêm sáu thời, hót tiếng hòa nhã."


Đây là chi tiết khá thú vị, có rất nhiều kinh điển khác cũng đề cập và nhắc đến rất nhiều về thời gian, Ngày và Đêm ở các cõi Phật khác.

Vậy dựa vào đâu để nói Cõi Cực Lạc có Ngày và Đêm?
ĐH hỏi câu này đáng để hỏi đó, nhưng những điều này thì Chư Tổ cũng có giảng nhiều rồi, ĐH chưa tìm đọc, hay đọc mà không tin nhận? Để QN trích 1 đoạn trong KINH A DI ĐÀ YẾU GIẢI của Ngẫu Ích Đại Sư có giải thích vấn đề này, vì hàng hậu học sau, có giải thích cũng chẳng xác đáng bằng lời Chư Tổ.
Kinh văn

Hán: Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thường tác thiên nhạc, hoàng kim vi địa. Trú dạ lục thời vũ thiên mạn đà la hoa. Kỳ độ chúng sin thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thành chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bản quốc, phạn thực kinh hành.

Việt: Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi! Nước kia thường nghe lưng trời hòa nhạc, mặt đất thuần vàng. Ngày đêm sáu buổi, hoa mạn đà la rắc xuống như mưa. Chúng sinh nước kia, thường ngày sáng sớm, đều lấy vạt áo, đựng các thứ hoa, màu thơm đẹp lạ, đi cúng phương xa, mười muôn ức Phật; chỉ trong giờ ăn, lại về ngay nhà, cơm xong đi dạo.


Âm nhạc của trời đất ở trên lưng chừng hư không là Thanh trần. Mặt đất thuần vàng là Sắc trần. Các món ăn là Vị trần. Các thứ hoa là Hương và Sắc trần. Ðựng hoa đi cúng Phật, tung hoa và đi dạo chơi là Xúc trần. Ðây là Phật Thích Ca nói về 5 căn của chúng sinh đối với 5 trần của mọi vật, để mà hưởng thụ mọi cái vui.

Hai chữ “thường tác” tức là thường thường động tác khởi lên suốt cả 6 buổi (lục thời).

“Hoàng kim vi địa” là nói cái thể chất của quả đất Cực Lạc thuần là vàng cả, nhưng còn có cả thất bảo trang nghiêm ở trên mặt đất nữa.

Lục thời, theo tục ở Ấn Ðộ, chia ngày làm 3 buổi gọi là sơ phận, trung phận, hậu phận. Ðêm cũng thế, cũng chia làm 3 phần: sơ, trung, hậu. Gọi chung cả ngày và đêm có 6 phần, tức “trú dạ lục thời”.
Ðối với thân Phật A Di Ðà và nhân dân ở quả đất Cực Lạc thì không có thời gian, làm gì có ngày, có đêm, có 3 buổi và 6 buổi. Bởi vì ở Tịnh Ðộ, người (chính báo) và vật (y báo) đều có ánh sáng, chẳng cần đến ánh sáng của mặt trời soi cho mới gọi là ngày, cũng chẳng cần đến ánh sáng của mặt trăng mới gọi là đêm. Lúc nào cũng sáng luôn luôn như thế, thời gian ấy là một ngày sáng tươi dài vô hạn, thì còn làm gì có lúc nào là ngày và lúc nào là đêm. Nhưng đối với những cái thân chúng sinh (chính báo) ở quả đất Ta Bà này (y báo) đều tối tăm mù mịt, thời gian ấy chỉ là một đêm buồn rầu dài vô hạn; chỉ vì lúc nào nhờ có ánh sáng mặt trời soi cho thì gọi là ngày, lúc nào không có ánh sáng ấy gọi là đêm. Vì có ngày, có đêm, nên mới chia cái quãng đời sinh sống của mình ra làm 3 đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Lý thực ra, thì chẳng ở đâu có thời gian, chẳng có ngày, chẳng có đêm, mà chỉ là có Trí sáng hay là không có Trí sáng mà thôi. Trong đoạn văn này, Phật Thích Ca nói: 6 buổi ngày đêm ở Tịnh Ðộ, là ý Phật thuận theo tư tưởng của chúng sinh ở quả đất tối mù, có thời gian, có ngày, có đêm mà Phật nói ra thế, để cho họ dễ hiểu, dễ so sánh cái thời gian của họ đấy mà thôi.


Mạn-đà-la là tiếng Ấn Ðộ, chữ Hán là “thích ý” hay là “bạch hoa”. “Y kích” là cái đựng hoa. Ba chữ “chúng diệu hoa” (các thứ hoa mầu thơm đẹp lạ) thì rõ ràng không phải là chỉ có một thứ hoa Mạn Ðà La. Lý ưng phải có 4 thứ hoa, như trong Diệu Kinh đã nói, để làm tiêu biểu cho 4 nhân tu hành.

Ðem hoa đi cúng Phật ở nhiều phương khác là tiêu biểu cái nhân chân thực biết đi đến cái quả tốt cực điểm (quả Phật); quả đức ấy nhiều lắm, ở khắp cả đâu đâu cũng có. Nay hãy căn cứ vào quả đất Ta Bà này, mà nói rằng đi cúng những 10 vạn ức Phật, là ý nói rằng sau khi mình đã được sinh sống ở Cực Lạc rồi, mình lại trở về cúng Phật Thích Ca, Phật Di Lặc ở đây cũng chẳng khó gì. Nếu lại được sức thần thông của Phật A Di Ðà thêm vào cho mình, thì xa đến đâu mà mình chẳng đi đến được.

Chữ “thực thời” là giờ ăn, có nghĩa là “giờ ăn sáng sớm”. Cho nên mới có chữ “tức dĩ” là “ở ngay” trong cái buổi “sáng sớm” (thanh đán) ấy, đi cúng Phật rồi về mới ăn. Trong một buổi sáng sớm, đi cúng hết 10 vạn ức Phật rồi về mới ăn sáng thì đi nhanh biết chừng nào, đủ rõ phép “thần túc” (chân thần) của người bên Tịnh Ðộ đi mau lắm, chẳng khá nghĩ bàn, mau như là không phải bước ra khỏi quả đất ấy mà đã đi hết khắp cả mười phương rồi, chẳng cần phải đến hết một buổi sáng sớm mà đã trở về.

Ðoạn văn này tỏ rõ cho ta hiểu: Ở bên Cực Lạc, một tiếng bật ra, một hạt bụi trần, một sát na (4) cho đến một khi bước chân, một khi búng ngón tay, giờ phút nào cũng cùng với Tam Bảo ở khắp 10 phương, cùng thông suốt, giao chập với nhau không hề có chướng ngại. Lại tỏ rõ cho ta hiểu rằng: Ở cõi Ta Bà này trược ác nghiệp chướng nặng lắm, đối với cõi Cực Lạc chẳng cách xa đâu mà thành ra cách xa; sinh sống ở Cực Lạc thời công đức rất sâu, đối với cõi Ta Bà tuy có cách xa, mà chẳng thấy cách xa chút nào.

Bốn chữ “phạn thực kinh hành” (cơm xong đi dạo) có nghĩa là nghĩ đến cái ăn, thì nó đến ngay, chẳng cần phải sửa soạn; ăn rồi mâm bát tự nó bay thẳng đi, chẳng cần phải cất dọn, cứ việc đi dạo trên mặt đất thuần vàng, xem hoa, nghe âm nhạc, vui chơi, mà vẫn tự thấy tiến bước tu hành không ngừng.

Nguồn: http://niemphat.net/Luan/adidakinhyeugi ... nhtong.htm


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
HuêTâm
Bài viết: 43
Ngày: 16/09/14 15:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HoaKỳ

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi HuêTâm »

Phàm phu Nam Hải cư, cho rằng phương đông mặt trời mọc phương tây mặt trời lặn ,thì chuyện 6 thời trong Kinh Phật thuyết cũng chỉ là diễn nói và mãi mãi diễn nói mà thôi .


thanhvinh100
Bài viết: 12
Ngày: 19/07/15 02:47
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhvinh100 »

battinh đã viết: "Một kiếp" này là đơn vị nhỏ nhất trong bốn giai đoạn "Thành, Trụ, Hoại, Không" của cõi Ta Bà... Do đơn vị nhỏ nhất này mà tính ra thọ lượng của các cõi khác.Tôi không phải là Bồ tát hay Phật, chỉ là một ông già hom hem, trí óc cùn lụt không biết vì về những việc vi diệu, phi thường của các cõi nước trong vũ trụ do kinh Hoa Nghiêm diễn nói, chỉ hiểu đại khái như thế này...

Phẩm Bốn "THẾ GIỚI THÀNH TỰU", này nói về thế giới hải nghĩa là về vũ trụ. Đây là quan niệm của Phật về sự tạo lập vũ trụ, là vũ trụ quan của ngài. Tam thế chư Phật đã, đang và sẽ đề cập đến mười việc trong vấn đề này. Thế giới hải có vô số kiếp trụ. Mỗi kiếp trụ kéo dài một thời gian rất lâu bằng ba A tăng kỳ. Chúng ta không thể sử dụng những đơn vị về thời gian của khoa học như năm ánh sáng (light year)... để đo lường một A tăng kỳ. Chúng ta có thể suy tính bằng hai cách, một là bằng thời gian tâm lý, theo đây thì A tăng kỳ có một khoảng thời gian tương đối dài ngắn tùy theo tâm lý của chúng ta, hai là bằng thời gian khoa học. Với cách này chúng ta không thể đạt một con số chính xác được vì một A tăng kỳ ở đây chưa phải là vô tận (infini), mà cũng không phải là con số hữu lượng (déterminé). A tăng kỳ tóm lại là một thời gian khó tính.

Phẩm BA MƯƠI "A TĂNG KỲ", một A tăng kỳ bằng một trăm đại kiếp. Một đại kiếp bằng một trăm trung kiếp, một trung kiếp bằng một trăm tiểu kiếp. Khi một tiểu kiếp đã hết, thì có một thế giới trong tam thiên đại thiên thế giới (cõi ta Bà này) hoại. Một lần một thế giới hoại thì có một vị Phật xuống trần thay thế vị Phật của thế giới hoại. Đó là ý nghĩa của danh từ kiếp thành, kiếp hoại trong Phẩm này. Tất cả những sự thành hay hoại này cũng còn tùy thuộc nguyện lực của Phật.

A tăng kỳ là một đơn vị đo lường thời gian, hữu lượng nhưng không thể tính ra được, lớn gấp không biết bao nhiêu lần năm ánh sáng (année lumière) của khoa học thời nay. Đứng trên bình diện của vũ trụ vô cùng tận, đức Phật đã có cái nhìn về thời gian cũng vô cùng tận, bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết.

Năm ánh sáng là đơn vị đo lường mức độ vận chuyển của ánh sáng trong chân không trong một năm. Theo khoa học, năm ánh sáng bằng sáu ngàn tỉ dặm (mile).

Lấy những điều mà khoa học đã giải thích như trên để tạm hiểu, nhưng chưa chắc đã đúng, trừ phi Phật và Bồ tát nới hiểu rõ...
Có lẽ battinh nhầm lẫn cách tính thời gian chăng!!! (Xem lại phần tôi đã tô đỏ)

Muốn tính cho đầy đủ thì nên tính như thế này:
Một Đại kiếp, tức là một thời kỳ thành và hoại của một tam Thiên đại Thiên thế giới. Một Đại kiếp có bốn trung kiếp, tức là bốn thời kỳ: Thành kiếp, Trụ kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp (Thành - Trụ - Hoại - Không).

Một Trung kiếp có hai mươi Tiểu kiếp, vậy một Đại kiếp có 80 Tiểu kiếp. Một Tiểu kiếp có hai thời: thời giảm và thời tăng. Thời giảm khởi đầu từ thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm, rồi cứ mỗi một trăm năm giảm đi một năm, giảm mãi đến khi thọ mạng của người ta chỉ còn có 10 năm. Hết cái khoảng trăm năm mà người ta chỉ sống có 10 năm, thì sang thời tăng. Bắt đầu từ đây trở đi, cứ 100 năm lại tăng lên một năm, tăng mãi đến khi thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm như lúc đầu. Vậy thì:

Mỗi thời giảm hay mỗi thời tăng có:

(8.4000 - 10) x 100 = 8.399.000 năm.
Mỗi Tiểu kiếp (gộp lại là 1 thời giảm với 1 thời tăng) có: 8.399.000 x 2 = 16.798.000 năm.

Mỗi Trung kiếp có: 16.798.000 x 20 = 335.960.000 năm.

Mỗi đại kiếp có: 335.960.000 x 4 = 1.343.840.000 năm.

Hết một Đại kiếp thì hết một tam Thiên đại Thiên thế giới. Rồi thì một cõi tam Thiên đại Thiên khác lại thành và Cứ luân chuyển như vậy mãi.



Viết gọn thời gian của 1 Đại kiếp như sau:

1 Tiểu Kiếp = 16.798.000 năm
20 tiểu kiếp = 1 Trung Kiếp
1 Trung kiếp = 335.960.000 năm

4 Trung Kiếp = 1 Đại Kiếp
1 Đại Kiếp = 1.343.840.000 năm- (Một tỷ ba trăm bốn mươi ba triệu tám trăm bốn mươi ngàn năm)

Với kẻ phàm phu như chúng ta nhận thấy thời gian 1 Đại Kiếp rất dài, nhưng nếu đứng ngoài Thời gian sẽ thấy 1 Đại Kiếp chưa kịp chớp mắt đã hết (Sát Na)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bạn nói sao cũng được, còn đối với tôi thì việc này: bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết!

Câu hỏi của bạn, chắc bạn đã có bài giải đáp sẵn, vì muốn "bắt chẹt" mọi người nên dấu đi. Đến khi tôi vào gợi ý tìm đọc lại kinh Hoa Nghiêm, thì mới chịu đưa ra cái đáp án sẵn có của mình để nói mình đúng, người ta sai... Sự việc cứ mãi như thế này thì đến đâu,... khi mà con đường giải thoát còn xa vời vợi... :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhvinh100
Bài viết: 12
Ngày: 19/07/15 02:47
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhvinh100 »

battinh đã viết:Bạn nói sao cũng được, còn đối với tôi thì việc này: bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết!

Câu hỏi của bạn, chắc bạn đã có bài giải đáp sẵn, vì muốn "bắt chẹt" mọi người nên dấu đi. Đến khi tôi vào gợi ý tìm đọc lại kinh Hoa Nghiêm, thì mới chịu đưa ra cái đáp án sẵn có của mình để nói mình đúng, người ta sai... Sự việc cứ mãi như thế này thì đến đâu,... khi mà con đường giải thoát còn xa vời vợi... :-P
Tôi không hề có ý bắt chẹt ai hết, đó là suy luận của battinh, thời đại internet thì chỉ cần google là có, một người bình thường như tôi có gì mà phải dấu! Tóm lại như battinh đã nói "bất khả thuyết" thì tôi cũng không dám bàn luận gì thêm với bạn. Kính tangbong


Bồ đề gai
Bài viết: 31
Ngày: 27/06/15 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Không có vô minh

Re: Ngày và Đêm ở Cõi Cực Lạc?

Bài viết chưa xem gửi bởi Bồ đề gai »

thanhvinh100 đã viết:
battinh đã viết:Bạn nói sao cũng được, còn đối với tôi thì việc này: bất khả thuyết, bất khả thuyết, bất khả thuyết!

Câu hỏi của bạn, chắc bạn đã có bài giải đáp sẵn, vì muốn "bắt chẹt" mọi người nên dấu đi. Đến khi tôi vào gợi ý tìm đọc lại kinh Hoa Nghiêm, thì mới chịu đưa ra cái đáp án sẵn có của mình để nói mình đúng, người ta sai... Sự việc cứ mãi như thế này thì đến đâu,... khi mà con đường giải thoát còn xa vời vợi... :-P
Tôi không hề có ý bắt chẹt ai hết, đó là suy luận của battinh, thời đại internet thì chỉ cần google là có, một người bình thường như tôi có gì mà phải dấu! Tóm lại như battinh đã nói "bất khả thuyết" thì tôi cũng không dám bàn luận gì thêm với bạn. Kính tangbong
Vậy theo bạn thanhvinh thì khi chúng sinh chết , thân xác bị tan rã hoại diệt hoàn toàn thì Phật A Di Đà rước là rước cái gì về cõi cực lạc ? Trước khi trả lời đề nghi bạn dùng google search tìm hiểu kỹ khái niệm duyên khởi, ngũ uẩn, thân tâm của PG.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách