Không biết không có tội ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

battinh đã viết:
Huyền Bạch đã viết: Huyền Bạch ở Hà Nội, trời đang rét khủng khiếp, được uống trà cũng tốt nhưng nếu được chia sẻ chút nắng phương Nam thì ấm áp hơn nhiều.
Tôi cũng chung một hoàn cảnh như cô Huyền Bạch.

Hai ngày chịu đựng cái lạnh rét buốt của trận bão tuyết tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tuyết dày 18 inches, phủ kính mặt đường, xe cộ đậu trong bãi một màu trắng xóa. Hai dãy xe cộ đậu trong bãi đậu xe, bị tuyết đùn lại cao tới đầu gối.

Sáng nay trời nắng, có chút hơi ấm, lát nữa tôi phải ra dọn tuyết lấy lối ra cho xe của mình để đi chợ và công việc cần.
Hình ảnh
Bác Batinh, Cô Huyền Bạch ở xứ lạnh quen rồi, chứ ở miền trung VN nổi tiếng là sương trắng miền quê ngoại, gió chướng tây nam chiên trứng không cần lửa mà 2 ngày nay không dám ra ngoài, đắp Blanket mà còn run cợp cợp.....

Chắc trời lạnh, nên các đh tranh luận sôi nóng quá.....hihi

Kính.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:
battinh đã viết:3. Nghiệp vô ký:: Nghiệp không thiện, không ác, nghiệp không có tác ý; không có ý nghiệp, không có nghiệp chủ, tức là không có ý ra lệnh cho miệng và thân mà thân miệng vẫn có hành động (không có nghiệp ý chứ không có nghĩa là được vô tâm như người có trí tuệ giác ngộ. Ở đây chỉ là hững hờ vô ý, vô tình để lỡ xáy ra tác hại đến người).
Hình ảnh
Nhân định nghĩa này của bác battinh về nghiệp Vô Ký. Chú Tiểu xin hỏi đại chúng cùng bác battinh là:
Câu 1: Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không ?
Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không ?

2 câu trên thuộc về nghiệp nào theo như quý vị nghĩ ?
Thật lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện tri thức Chú Tiểu kính mến

Này thiện tri thức, ở câu hỏi 1, Người A tạo ra một hành động vô ý làm người khác bị thiệt hại, thì trong tương lai của kiếp hiện tại hoặc về sau. Người A sẽ bị thiệt hại do sự vô ý của người khác, tương tưng với nhân này.

Này thiện tri thức kính mến, ở câu hỏi 2, Người A có học phật pháp nhưng người A phá giới thì người A vẫn lãnh quả báo như vậy. Người B chọc ghẹo người A thì trong tương lai hoặc về sau, người B cũng sẽ bị chọc ghẹo giống như vậy.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Huyền Bạch đã viết:Nghiệp có thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Dù tâm khởi ý nghĩ ác mà thân chưa hành việc ác thì vẫn tạo ý nghiệp nhưng nó nhẹ hơn là vừa khởi ý ác rồi sau đó thực hiện hành động ác. Ví dụ như anh A khởi ý thù ghét anh B, miệng chửi rủa anh B, rồi lao vào đánh anh B thì tạo nghiệp rất nặng vì có đủ cả thân khẩu ý. Còn nếu anh A chỉ khởi ý thù ghét anh B rồi được nghe Phật pháp, biết mình sai rồi biết sám hối, sửa đổi, không ghét anh B nữa, thậm chí còn thương được anh B thì nghiệp được hóa giải rất nhiều. Nói chung nhân quả đan xen, chằng chịt nên ví dụ cũng chỉ là chung chung, còn tùy nhiều trường hợp cụ thể, không thể hoàn toàn phân rõ trắng đen được đâu ạ.
Huyền Bạch ở Hà Nội, trời đang rét khủng khiếp, được uống trà cũng tốt nhưng nếu được chia sẻ chút nắng phương Nam thì ấm áp hơn nhiều.
Chú Tiểu hoàn toàn đồng tình với ví dụ trên và rất vui khi Huyền Bạch có chung ý nghĩ này.

Mời chén trà cho ấm nha. Miền Nam hôm nay cũng lạnh quá. cafene cafene cafene


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:
battinh đã viết:3. Nghiệp vô ký:: Nghiệp không thiện, không ác, nghiệp không có tác ý; không có ý nghiệp, không có nghiệp chủ, tức là không có ý ra lệnh cho miệng và thân mà thân miệng vẫn có hành động (không có nghiệp ý chứ không có nghĩa là được vô tâm như người có trí tuệ giác ngộ. Ở đây chỉ là hững hờ vô ý, vô tình để lỡ xáy ra tác hại đến người).
Hình ảnh

Nhân định nghĩa này của bác battinh về nghiệp Vô Ký. Chú Tiểu xin hỏi đại chúng cùng bác battinh là:

Câu 1: Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không ?
Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không ?

2 câu trên thuộc về nghiệp nào theo như quý vị nghĩ ?

Kính chư đạo hữu;


Phàm đã là người học Phật, hay Tu Phật...

.. điều trước tiên, hãy "quên đi" cái khái niệm gọi là "Tội"

(Khái niệm về "Tội", thường chỉ có ý nghĩa đối với các tôn giáo khác mà thôi.)

Đối với chúng ta, những người tu Phật pháp, chỉ cần hiểu rõ Nhân - Duyên - Quả là đủ.



Thế còn NGHIỆP là gì? Duyên là gì?

DUYÊN và NGHIỆP đều là TÂM (ý) KHỞI hệt như nhau với cùng một sự việc xảy ra.

Ở chủ thể: Tâm chủ thể khởi thì gọi là DUYÊN.

Ở Khách thể: Tâm khách thể khởi thì gọi là NGHIỆP.

(Vì ở nơi Khách thể, ta không thể làm chủ Tâm của họ, nên những gì mình đã lỡ gieo. Nó trở thành Nghiệp)



Vì vậy: NGHIỆP VÔ KÝ cũng có nghĩa là:

Thân, Khẩu, Ý của Ta đã (cố ý hay vô ý) gieo nơi người khác.

Mà họ không hề sanh một Tâm nào.

Cho nên gọi là NGHIỆP VÔ KÝ. (tức là không ghi nhận nghiệp).


Kính, kinhle

Nhân tiện, để lấy ví dụ của Chú Tiểu làm minh họa, mình xin phép chia sẻ như sau:

Câu 1: Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không?

Đáp:

Người A tạo ra một hành động vô tình -> nghĩa là A không tạo Duyên.

Nhưng hành động vô tình này gây hại cho một người. Như vậy:

- Nếu người đó sanh tâm oán trách, thì A đã tạo ra một nghiệp Oán (Nghiệp Ác)

- Nếu như người đó sanh tâm vui vẻ, cảm kích.. mặc dù chúng ta cho rằng đó là Hại, là Ác

...thì A cũng đã tạo một nghiệp Lành (Nghiệp Thiện).

- Nếu như người đó không nghĩ gì về việc đó cả, dù ở đâu đó cho rằng đó là Hại, là Ác..

... thì A cũng đã tạo ra một nghiệp VÔ KÝ.



Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không?

Đáp:

- Nếu như B bị A đánh, sanh tâm oán hận... thì A đã tạo ra nghiệp Oán (hay Ác nghiệp).

- Nếu như B bị A đánh, vui vẻ, cảm kích (hơi khó xảy ra)... thì A cũng đã tạo nghiệp Lành (Thiện nghiệp)

- Nếu như B bị A đánh, không nghĩ gì, xí xóa (huề) ... thì A chỉ tạo nghiệp Vô ký (Không ghi nhận nghiệp).

(trong thí dụ này, chỉ xét về nghiệp do A tạo, còn Tâm của A như thế nào, sau khi bị chọc, sau khi đã đánh B...

... thuộc về Duyên do A tự tạo cho bản thân mình).



tangbong Kính kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

BATKHONG1985 đã viết:Sẵn vấn đề ăn uống, mình cũng xin phép hỏi DH CTTCC: Ngày xưa một số người dân bố thí đồ ăn mặn cho tăng nhân, một số vị vẫn ăn, ăn như vậy có tạo tội không?

Và cũng xin hỏi một câu nữa: giả sử một người bị điên, cầm một con dao đâm chém loạn xạ hết, rồi có người bị thương, vậy người điên có tạo nghiệp không?

Kính các chư đạo hữu;

Nhân tiện đây, mình cũng xin phép chia sẻ thêm thí dụ này:

1. Ngày xưa một số người dân bố thí đồ ăn mặn cho tăng nhân, một số vị vẫn ăn, ăn như vậy có tạo tội không?

- Các vị tăng nhân xưa, phần lớn đều là người có tâm đã thanh tịnh,

...nên những người dâng đồ mặn cúng dường, họ vẫn không tạo nghiệp gì cả. (hoặc gọi là Vô ký nghiệp)

- Nhưng nếu có vị tăng nhân sanh tâm Oán trách, thì người cúng dường đã tạo ra nghiệp Ác.

- Hoặc nếu có vị tăng nhân nào đó sanh tâm vui vẻ, thích thú.., thì người cúng dường đã tạo ra nghiệp Thiện.



2. giả sử một người bị điên, cầm một con dao đâm chém loạn xạ hết, rồi có người bị thương, vậy người điên có tạo nghiệp không?

Nghiệp do "người điên" ấy tạo, cũng tùy thuộc và Tâm khởi nơi những người khác.


- Nếu người bị thương sanh tâm oán hận... thì "người điên" đã tạo Ác nghiệp.

- Nếu người bị thương không sanh tâm, xí xóa hết ... thì "người điên" không tạo nghiệp (Vô ký).

- Trường hợp người bị thương sanh tâm vui thích ...thì rất hiếm, hầu như không có.

... những trường hợp như vậy , khó có thể nào tạo ra nghiệp thiện được.

- Trong trường hợp này, nếu có những người, tuy không bị thương...

... nhưng họ cũng sanh tâm Sợ hãi, oán ghét... thì "người điên" ấy cũng đã tạo ra Ác nghiệp.


Còn tâm của "người điên" thì sao?

Xin chớ nghĩ, mọi hành động của "người điên" đều là những hành động vô tình.

Tất cả mọi hành động của "người điên" đều có liên quan đến Tâm khởi...

...dù tâm khởi ấy là tâm của một "người điên".


Kính, kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Huyền Bạch đã viết: Ví dụ có 1 anh đi qua 1 cái cây, đúng lúc đó có 1 cành cây to bị gió thổi gãy rồi rơi xuống đầu anh này khiến anh ta bị thương, rất đau và rất tức giận. Vậy cành cây này có tạo nghiệp gì không ạ ? Mong đạo hữu đừng chê cười mà chỉ bảo cho Huyền Bạch với ạ. Rất cảm ơn đạo hữu ạ.

Kính các chư đạo hữu;


Nhân thấy có thêm một thí dụ này khá hay, nên mạn phép giải thích thêm:

Sự việc xảy ra ở đây là: Cành cây vô tình gãy rơi trúng đầu một người và anh ta rất tức giận.

Nếu lý giải theo Duyên Nghiệp thì:

Duyên khởi nơi anh chàng này: đó là Tâm sân hận.

Nghiệp do cái cây ấy tạo: đó là một Ác nghiệp.

(Nếu nói Cây tạo Ác nghiệp thì cũng hơi vô lý, nhưng chúng ta cũng không cần phải bận tâm,

Vì nếu cái cây ấy cứ tạo thêm vài ác nghiệp như thế, tất nhiên nó cũng sẽ bị đốn ngã.)

Điều cần thấy ở đây, là ở khía cạnh Duyên do anh chàng ấy đã tạo là gì? Đó là Duyên sân hận.


Thực tế, một sự việc xảy ra nơi đâu, với ai, thì đó là Quả xảy ra với các đối tượng có liên quan.

Tùy thuộc vào Tâm khởi ở các đối tượng có liên quan, mà hình thành, tạo nên các Duyên/Nghiệp khác nhau.

Nhân - Duyên/nghiệp - Quả, cứ thế tiếp nối vô tận.


Kính, kinhle


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Nghiệp giống như một tập hợp, một chuỗi những hành động tạo tác có tác ý và sẽ được thống kê, tính đếm khi tái sinh kiếp sống mới. Vậy nên ở những kiếp quá khứ nếu gây tạo quá nhiều nghiệp ác thì sẽ bị đọa đường ác, còn tạo quá nhiều nghiệp thiện thì sẽ sinh vào cõi lành. Còn nghiệp vô ký không thiện không ác, không được ghi nhận thì sẽ không được tính đếm khi tái sinh kiếp sống mới, có nghĩa là nó sẽ không góp phần quyết định cõi sẽ tái sinh. Nhưng đã là Nghiệp thì phải có quả báo. Vậy nên nghiệp vô ký vẫn có quả báo tương ứng với hành động ( nhân ) đã gây tạo. Ví dụ anh A không biết anh B đi qua ban công nhà mình và đã lỡ tay làm rơi chậu cây vào đầu anh B khiến anh B bị thương. Vì anh A không cố ý làm rơi chậu cây và cũng không hề biết anh B đi qua cho nên hành động của anh A thuộc về nghiệp vô ký. Tuy nhiên hành động đó đã khiến anh B bị thương thì tương lai ( kiếp này hoặc những kiếp về sau ) anh A sẽ nhận lãnh quả báo tương ứng, có thể anh A cũng sẽ bị ai đó vô tình làm bị thương hoặc cũng có thể là anh A đi ngang qua cái cây nào đó rồi bị cành cây rơi trúng đầu và bị thương chẳng hạn. Tóm lại, những hành động tạo tác dù là thiện, là ác hay vô ký đi nữa cũng đều có quả báo tương ứng.


chuanbitu
Bài viết: 25
Ngày: 23/12/21 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Usa
Đã cảm ơn: 3 time
Được cảm ơn: 3 time

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chuanbitu »

Thân chào Chú Tiểu,
Tôi cũng băn khoăn và thắc mắc về vấn đề này , nay xin đưa hai ví dụ và ý kiến cá nhân ,
xin bạn hoan hỷ tham khảo , cảm ơn nhiều.
-
Ví dụ : Một người leo lên 1 cây rất cao , hoặc theo ý mình , hoặc theo ý
người khác hoặc bị mộng du hay bất cứ lý do gì. Và nếu người ấy bị ngã
người đó sẽ bị thương ( hoặc chết ) như nhau.
Nhưng nếu người đó TỰ Ý leo và lúc nào cũng để ý biết mình ĐANG leo
( vì sợ nguy hiểm ) ,và ngã . Người đó có thể có kết quả tốt hơn,
vì người đó biết mình đang làm gì và có sự chuẩn bị ( dù là đôi chút )
-
Một ví dụ khác : Nếu một người ( bình thường- không khùng điên )
muốn đe dọa một người khác ( vì một lý do bất thiện nào đó ),
mà người bị đe dọa là Tổng Thống Hoa Kỳ , đây là 1 trọng tội Liên Bang,
tối thiểu một năm tù giam , không cần biết người đó có biết người mình hăm dọa
là Tổng Thống hay không .
Nhưng nếu như người đó biết rằng , hăm dọa một người bình thường
( không phải người quan trọng ) , sẽ bị phạt nhẹ hơn rất nhiều
hoặc thậm chí không có chuyện gì xảy ra ,thì người đó có thể sẽ thay đổi mục tiêu ,
suy nghĩ lại hoặc không còn ý định đó nữa.
-
Qua hai ví dụ trên cho thấy , làm một việc bất thiện mà BIẾT là bất thiện
thì hậu quả có vẻ ( có thể ) tốt hơn là không biết mà vẫn làm ( việc bất thiện đó )
Bởi vì hành động sẽ e dè , cân nhắc , lo lắng khi một người BIẾT mình đang làm điều không nên làm
Nhờ vậy ác nghiệp cũng sẽ giảm đi !
-
Nói tóm lại , theo tôi thấy , không biết mà làm thì nguy cơ có tội nặng hơn là rất cao , so với biết mà vẫn làm.
Thân chúc bạn và mọi người có một ngày an lành.
Chuanbitu,


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ai muốn hiểu rõ ràng về Nghiệp và Quả Báo thì nên tìm đọc Kinh Ưu Bà Tắc. Kinh Ưu Bà Tắc Giới giảng rất rõ ràng về điều này.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách