Không biết không có tội ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

battinh đã viết:3. Nghiệp vô ký:: Nghiệp không thiện, không ác, nghiệp không có tác ý; không có ý nghiệp, không có nghiệp chủ, tức là không có ý ra lệnh cho miệng và thân mà thân miệng vẫn có hành động (không có nghiệp ý chứ không có nghĩa là được vô tâm như người có trí tuệ giác ngộ. Ở đây chỉ là hững hờ vô ý, vô tình để lỡ xáy ra tác hại đến người).
Hình ảnh
Nhân định nghĩa này của bác battinh về nghiệp Vô Ký. Chú Tiểu xin hỏi đại chúng cùng bác battinh là:
Câu 1: Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không ?
Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không ?

2 câu trên thuộc về nghiệp nào theo như quý vị nghĩ ?


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Câu 1: Người A vô tình làm hại người B nếu không khởi ý mong muốn hoặc không biết hành động của mình như vậy là làm hại người B thì không tạo nghiệp nhưng vẫn có quả báo, đến một thời điểm nào đó người A cũng sẽ bị người B hoặc người khác vô tình làm hại.
Ví dụ về vô ý làm hại người khác : người A đi qua ban công nhà người B trong khi người B đang tỉa chậu cây cảnh và đã vô tình làm rơi trúng đầu người A khiến người A bị thương. Ở đây người B đâu có biết người A đi qua và cũng không hề mong muốn cái chậu cây sẽ rơi vào đầu người A.
Câu 2 : Rõ ràng là người A do sân si ( khởi ý tức giận, thù ghét ) nên đánh người B, rõ là đã tạo nghiệp rồi.
Người A có học Phật mà còn chấp vào mấy câu chọc ghẹo, không nhẫn nhịn được rồi nổi sân đánh nhau thì học Phật vô ích quá !


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Theo Huyền Bạch nói như trên:
" không khởi ý mong muốn hoặc không biết hành động của mình như vậy là làm hại người B thì không tạo nghiệp nhưng vẫn có quả báo"
- Vậy không rõ là nghiệp và quả báo có liên quan nhau không ?
- Vì theo Chú Tiểu thì không tạo nghiệp thì quả báo sẽ nhận lãnh từ đâu ?

Và theo câu hỏi 1 thì nghiệp của A thuộc nghiệp nào ? Huyền Bạch có xem qua định nghĩa về Nghiệp mà bác battinh kể ra chưa. Ở đây có thuộc nghiệp nào trong 1 đống nghiệp được liệt kê không ?

Ở câu 2, không biết Huyền Bạch có chia sẽ gì thêm nữa không ?

Lưu ý: ở đây xoay quanh vấn đề Biết và Không Biết !


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Nghiệp là nói chung những hành động tạo tác của một kiếp sống, khi tái sanh thì được "thống kê" xem đã tạo bao nhiêu nghiệp thiện, bao nhiêu ác để quyết định sanh vào cõi nào, nghiệp cực thiện và cực ác thì tái sanh ngay tức khắc vào cõi thiện hay ác đạo, nghiệp thiện và ác ngang bằng thì trải qua trung ấm. Nhân quả là chỉ từng chi tiết, nói cho đầy đủ là Nhân, Duyên, Quả. Gieo nhân nào gặt quả nấy, quả tương đương với nhân đã gây tạo, có nhân ắt có quả khi hội đủ duyên. Nhân quả rất phức tạp, chằng chịt, chi tiết, nếu muốn hiểu tường tận thì đạo hữu gắng tu đến giác ngộ thì tự khắc biết, bây giờ mà đạo hữu cứ đòi làm rõ trắng đen thì cũng không ích lợi gì nhiều, vì cũng chỉ là lý thuyết, bàn quá nhiều, suy tư quá nhiều để giải quyết vấn đề thì đến lúc nào thực hành. Chắc đạo hữu lại bảo phải hiểu rõ thì mới tin, mới thực hành được phải không ạ ? Nhưng có những thứ phàm phu chúng ta không thể hiểu nổi, không thể giải thích rõ được, càng giải thích càng trật. Hơn nữa, Nhân Quả Nghiệp Báo cũng không cần ai tin, tin hay không tin thì nó vẫn cứ vận hành như thế.
Xin phép đạo hữu, Huyền Bạch rất bận, chỉ nói được đến thế thôi. Huyền Bạch nhắc lại là không thể chạy theo vô vàn thắc mắc của đạo hữu nên xin phép im lặng ạ.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chú Tiểu rất cám ơn những lời chia sẽ trao đổi vì đó như là một thông tin trong vô vàn thông tin của Phật pháp.

Với những gì Huyền Bạch viết như trên thì có phải chăng đừng nên dùng câu từ: im lặng, không tiếp chuyện... để làm gì mà đau lòng nhau.

Chú Tiểu cũng từng dùng câu từ như thế nhưng rồi lại thôi vì rằng chúng ta đều là Phật tử kia mà.

Chú Tiểu có thắc mắc vì không phải rãnh đâu à, vì rằng câu hồi đáp của các vị xa lạ với cái hiểu của Chú Tiểu thì lẻ nào lại không cho hỏi hay sao ?

Như với bài viết này của Huyền Bạch, không đi trực tiếp câu hỏi để Chú Tiểu dể tiếp cận câu trả lời của Huyền Bạch mà hơi chung chung, nhưng không sao, đó là một sự hồi đáp ân cần, Chú Tiểu xin ghi nhận và tri ân.

Ai cũng bận rộn cả, tuỳ nghi mà tham gia trò chuyện thôi. Nhưng đừng vì cái bận rộn của mình thì cho rằng người khác rãnh suốt ngày đi hỏi, thắc mắc nọ kia chỉ vì mình không thể có thời gian cũng như kiến thức để trả lời....chỉ là như vậy, như vậy thôi...

Chúc sức khoẻ !!!


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Huyền Bạch bảo rằng mình bận thì là bận thật sự, không có thời gian thảo luận chứ có bảo đạo hữu rảnh đâu ạ. Huyền Bạch cũng nhận thấy mình thật sự không đủ trình độ kiến thức Phật pháp để thảo luận với đạo hữu Chú Tiểu nên phải im lặng chứ có ý gì đâu. Mong đạo hữu hiểu đúng như vậy ạ.
Kính chúc đạo hữu thân khỏe tâm an !


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:
battinh đã viết:3. Nghiệp vô ký:: Nghiệp không thiện, không ác, nghiệp không có tác ý; không có ý nghiệp, không có nghiệp chủ, tức là không có ý ra lệnh cho miệng và thân mà thân miệng vẫn có hành động (không có nghiệp ý chứ không có nghĩa là được vô tâm như người có trí tuệ giác ngộ. Ở đây chỉ là hững hờ vô ý, vô tình để lỡ xáy ra tác hại đến người).
Hình ảnh
Nhân định nghĩa này của bác battinh về nghiệp Vô Ký. Chú Tiểu xin hỏi đại chúng cùng bác battinh là:
Câu 1: Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không ?
Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không ?
2 câu trên thuộc về nghiệp nào theo như quý vị nghĩ ?
Thôi thì không có đủ hồi đáp cho 2 câu hỏi trên, Chú Tiểu xin đưa ra quan điểm của mình vậy, vì rằng vấn đề này gặp ở ngoài xã hội không ở trong hoàn cảnh này thì cũng hoàn cảnh khác chỉ chung nhau về vấn đề tạo nghiệp ở 2 góc độ Biết và Không biết mà thôi.

Câu 1:Người A tạo ra một hành động đã vô tình, hững hờ vô ý hại một người vậy người A có tội hay không ?
Người A có tội, tội ở đây là làm đau khổ một người dù cho là ngoài ý muốn. Vì tuy là ngoài ý nhưng một chúng sanh đã khổ đau vì sự vô ý của ta.

Câu 2: Người A và B đánh nhau, Người A có học Phật pháp, biết vậy không nên nhưng bị ghẹo hoài, bị phá hoài nên A đánh B ? Vậy A có tội không ?
Người A có tội nhưng vì Biết Phật pháp một chút nên đã không đi đến đường cùng, cho nên dù biết đánh nhau là không nên nhưng vì hoàn cảnh cũng như tu tập chưa vững, xử lý tình huống chưa tốt đã tạo một nghiệp xấu là gây đau khổ cho người.
NHƯNG nếu người A không màn Phật pháp, mặc kệ tất cả rồi trong cơn tức giận ra tay sát hại luôn B thì vì rằng không biết là trong lúc nóng như vậy sẽ tạo nghiệp nặng nề nên cứ thế mà đánh nhiệt tình, gây tổn thương sâu sắc hơn.

Chú Tiểu đưa ra vấn đề này để các vị thấy rằng không phải như câu nói Trung Quốc hay nói: Không biết không có tội. Đây là câu nói cửa miệng của trần gian mà thôi. Cũng chính vì câu nói này mà tạo biết bao nhiêu nghiệp mà không biết, tưởng rằng tại tôi không biết nên không có tội.

Ta lấy ví dụ khác gần hơn: Vì không biết ăn thịt chúng sanh là tạo nghiệp xấu phải chịu quả báo đoản mạng và bệnh tật triền miên cho nên khi ăn thịt chúng sanh còn khen ngon chê dở, ăn con này ăn con kia.
Rồi cũng vì không biết tạo nghiệp xấu tệ như vậy nên ăn một mình chưa đủ còn đi rủ thêm người khác cùng tạo nghiệp xấu.
Rồi người được rủ cũng không biết Phật pháp nên rủ đâu ăn đó, rồi đi rủ thêm cho đông vui.

Thế là vì 1 cuộc vui của sự không biết đã sát hại không biết bao sinh mạng chỉ vì một bữa ăn ngon vui trong lúc ăn... sau đó ai về nhà nấy cái vui cũng dần mất đi nhưng cái nghiệp xấu sát sanh kia mỗi người tự mang về cho mình không thể chối từ...

Còn đối với người biết ăn thịt chúng sanh là không nên nhưng vì lý do này kia cho nên trong bữa ăn người này hết sức tiết chế, không quá lạm dụng thịt mà ăn rau củ nhiều hơn để giảm thiểu tối đa việc thọ thịt chúng sanh mà từ đó tinh tấn tu tập thì khi một ngày đã hiểu rõ ra, làm chủ được nhiều lý do hơn sẽ có thể từ bỏ thịt chúng sanh. Điều này Chú Tiểu đã làm và đang làm cho nên rất mạnh dạng chia sẽ chổ này.

Cũng vì không biết cho nên có nhiều điều làm mà tưởng rằng như vậy là đúng rồi cho nên năm này tháng nọ cứ làm và thậm chí còn rủ rê người khác...

Thế cho nên mới nói Tu là Sửa mà Sửa như thế nào thì cần phải học. Sự học không dựa trên cái gì để phân định như vậy là đủ hay chưa mà phải nổ lực học đến khi chứng quả thành bậc Vô học thì chắc thôi được rồi. Còn phàm phu sao vội nãn lòng không tiếp nhận thông tin !!!

Chia sẽ chính của chủ đề này chỉ là như vậy .


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Sẵn vấn đề ăn uống, mình cũng xin phép hỏi DH CTTCC: Ngày xưa một số người dân bố thí đồ ăn mặn cho tăng nhân, một số vị vẫn ăn, ăn như vậy có tạo tội không?

Và cũng xin hỏi một câu nữa: giả sử một người bị điên, cầm một con dao đâm chém loạn xạ hết, rồi có người bị thương, vậy người điên có tạo nghiệp không?


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

BATKHONG1985 đã viết:Sẵn vấn đề ăn uống, mình cũng xin phép hỏi DH CTTCC: Ngày xưa một số người dân bố thí đồ ăn mặn cho tăng nhân, một số vị vẫn ăn, ăn như vậy có tạo tội không?
- Liên quan ăn sao chú không qua chủ đề ăn mà trò chuyện nè, thôi thì Chú Tiểu nói ở đây luôn nha.
- Hạnh khuất thực đúng nghĩa thì ăn gì cũng được, không có tội.
- Như vừa rồi báo Tuổi trẻ có đăng bài về chuyện 1 ông sư nhậu thịt cày và uống tiết canh thì giáo hội có lên tiếng. Trong đó có kể một câu chuyện về ăn kiểu khuất thực đại ý: xưa kia có một vị đi khuất thực( tên nước ngoài CT không nhớ) thì có một vị bị bệnh cùi đến cúng dường, trong lúc để thức ăn vào bát thì ngón tay cùi ấy cũng rơi vào cái bát. Vì hành theo hạnh khuất thực nên ngón tay đó cũng phải ăn.
- Ăn theo hạnh khuất thực đúng như Phật dạy thì không tội gì cả vì cách ăn đó phải thuộc 3 tiêu chí tam tịnh nhục: không nghe, không thấy và không nghi. Thế cho nên có thể thấy trong kinh điển Nikaya không có nói Phật dạy về ăn chay trường là vậy. Cũng chính vì điều này có nhiều người vì cho rằng Phật không dạy nên đã hình thành kiểu ăn mặn sai lệch như hiện nay mà cố tính quên đi hết những lời dạy có liên quan khác. (CT hơi đi xa câu hỏi xíu :D )
BATKHONG1985 đã viết: Và cũng xin hỏi một câu nữa: giả sử một người bị điên, cầm một con dao đâm chém loạn xạ hết, rồi có người bị thương, vậy người điên có tạo nghiệp không?
- Có tạo nghiệp chứ, ở đây ta có thể giải thích rằng:
. Một sự vô minh khủng khiếp.
. Một sự không thể kiểm soát nỗi tâm trí mình
. Chính vì thế tạo không biết bao nhiêu nghiệp khổ đau.
. Ở đây sẽ có thể nhiều người cho rằng: không biết không có tội. Đúng ở cách nghĩ phàm phu thôi. Còn luật nhân quả thì vẫn vậy: gieo nhân nào đủ duyên sẽ gặp quả ấy.
- Thế cho nên tại sao Phật dạy chúng ta phải tinh tấn tu tập, đừng đứng lại vì đứng lại là đi thục lùi rồi. Gieo duyên tích cực với chánh pháp để mai kia xong một kiếp người rồi thì kiếp sau vẫn có đủ duyên tiếp tục gặp Phật pháp.

Chú Tiểu xin chia sẽ như vậy...


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Kính đạo hữu Chú Tiểu.
Nhân có ví dụ của đạo hữu BatKhong1985 về người điên, Huyền Bạch bỗng có 1 thắc mắc phiền đạo hữu giải đáp và chỉ dạy ạ.
Ví dụ có 1 anh đi qua 1 cái cây, đúng lúc đó có 1 cành cây to bị gió thổi gãy rồi rơi xuống đầu anh này khiến anh ta bị thương, rất đau và rất tức giận. Vậy cành cây này có tạo nghiệp gì không ạ ? Mong đạo hữu đừng chê cười mà chỉ bảo cho Huyền Bạch với ạ. Rất cảm ơn đạo hữu ạ.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết: . Một sự vô minh khủng khiếp.
. Một sự không thể kiểm soát nỗi tâm trí mình
A> Giải thích chưa thuyết phục: Không phải hễ vô minh thì tạo nghiệp. Vì tất cả những ai chưa giải thoát đều còn Vô Minh, và nói như DH thì bất kì hành động nào của họ cũng tạo nghiệp. Câu thứ hai cũng không nói lên được điều gì.
=> DH chưa nêu rõ định nghĩa 'thế nào là tạo nghiệp'? mà luận hay trả lời thì rõ ràng không có cơ sở! Học kiến thức ngoài đời phải cẩn thận có bài bản thì học Phật cũng chí ít phải như thế! Sau đây, BK trả lời cho trường hợp người điên.

B> Bây giờ BK xin phép luận một chút xíu về "nghiệp".
((Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara-nikaya)
"Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng tác ý (cetana) đấy là nghiệp (kamma). Với ý muốn (chủ đích trong tâm thức) người ta hành động bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằng cơ quan tâm thần của mình"


Tức là tác ý lên một đối tượng nào đó, có thể có hại hoặc có lợi cho đối tượng, hoặc không phải lợi hay hại (vô ký). Nếu tác ý đó mà hành động đã ảnh hưởng tới đối tượng thì là tạo nghiệp - lưu vết (NHÂN), tương ứng có nhân: ác, thiện, vô ký. Và khi lưu chuyển đến một điều kiện thích hợp thì người đó sẽ nhận lại những gì đã làm (QUẢ BÁO).

Trường hợp của người điên vẫn có tác ý nhưng không tác ý trực tiếp vào người bị hại, thuộc về hậu quả thứ cấp, cũng là tạo nghiệp nhưng so với một người cố ý thì nhẹ hơn và so với một cành cây rơi trúng người đi đường thì nó nặng hơn, tuy nhiên ta chưa thể nói cành cây tạo nghiệp vì trong định nghĩa chỉ mới đề cập đến hữu tình, chưa nói đến vô tình chúng sanh. Tuy nhiên, việc cành cây rơi trúng người thì cũng là nhân duyên cho các sự kiện trong quá trình tiến hóa của nó (nghe vô lí nhưng điều đó là không có cơ sở nào bác bỏ, và được khẳng định theo lý thuyết Phật Tánh).


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không biết không có tội ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Huyền Bạch đã viết:Kính đạo hữu Chú Tiểu.
Nhân có ví dụ của đạo hữu BatKhong1985 về người điên, Huyền Bạch bỗng có 1 thắc mắc phiền đạo hữu giải đáp và chỉ dạy ạ.
Ví dụ có 1 anh đi qua 1 cái cây, đúng lúc đó có 1 cành cây to bị gió thổi gãy rồi rơi xuống đầu anh này khiến anh ta bị thương, rất đau và rất tức giận. Vậy cành cây này có tạo nghiệp gì không ạ ? Mong đạo hữu đừng chê cười mà chỉ bảo cho Huyền Bạch với ạ. Rất cảm ơn đạo hữu ạ.
- Huyền Bạch lưu ý giúp cho, sau đây sẽ là hiểu biết của riêng Chú Tiểu vì rằng sẽ khác lạ với một vài quan điểm nhịn nhận về cái gọi là chúng sanh. Tiếp nữa là như Chú Tiểu đã nói đến với diễn đàn này vừa là chia sẽ cái mình biết, mình hiểu cũng vừa học hỏi lẫn nhau. Cho nên các lời khách sáo trên, bớt được thì bớt cho hoà đồng nha. Vì với mọi câu hỏi, cuộc trò chuyện thiện ý cần trao đổi với Chú Tiểu thì CT rất sẳn lòng.

1. Chú Tiểu không cho rằng thực vật(khúc cây, cục đá) là chúng sanh. Vì theo Chú Tiểu:
a. Chúng sanh là một sự sống
b. Như có 4 loại chúng sanh: noãn sanh, thai sanh, hoá sanh, thấp sanh. Thì CT thấy rằng thực vật không nằm trong 4 loại hữu tình này.
c. Còn nói về vô tình chúng sanh thì nếu xét ở góc độ tuyệt đối hơn như ví dụ: Trong 3 tháng an cư kiết hạ, đức Phật dặn đệ tử an trú một chổ vì rằng đây là vào mùa mưa, các cỏ non sẽ mọc, côn trùng nhỏ sẽ sinh sôi, đi ra đường sẽ vô tình đạp phải thì không nên.
d. Cũng biết rằng thực vật có sự sống như mủ được tiết ra, đơm hoa kết trái, có một quy trình sống tương quan như động vật.

Vậy để trả lời cho câu hỏi trên về phương diện vô tình chúng sanh (không có cảm thọ) thì Chú Tiểu xin lấy mình là anh chàng kia nhé, Chú Tiểu xét:
1. Nhánh cây từ cây to mà rơi xuống, thế nếu xét theo tính nhân hoá thì như một bộ phận thân thể rơi xuống. Cho nên không thể hỏi là nhánh cây có tạo nghiệp hay không mà nếu muốn hỏi thì hỏi cây to kia đúng hơn.
2. Vì gió tác động mạnh khiến nhánh cây rơi.
3. Nhánh cây không có ý rớt vào đầu Chú Tiểu.
4. Chú Tiểu tức giận

Ở đây Chú Tiểu sẽ không xét cây to có tạo nghiệp hay không mà xét Chú Tiểu có tạo nghiệp hay không. Vì rằng có nhiều duyên khiến nhánh cây rớt chứ không đơn phương là gió, như cây lâu năm, thân cây yếu, không đủ dưỡng chất... rồi Chú Tiểu đến đúng lúc duyên hội đủ, chịu một đau đớn tác động từ nhánh cây thì lúc này tâm tư khởi sân hận thì tự tạo nghiệp sân cho chính mình chứ chẳng cho gì khác. Rõ là lúc này không hiểu tính chất vô thường cũng như nhân quả.

Còn nếu phải cần biết cây to có tạo nghiệp không thì theo định nghĩa trên thì Chú Tiểu trả lời là không. Còn lại hỏi tại sao không thì như Chú Tiểu định nghĩa trên: Vô tình chúng sanh không có cảm thọ.

Nhấn mạnh: ở câu hỏi này đang xét giữa vô tình và hữu tình. Mà hữu tình ở đây (con người) thì có đủ cảm thọ, có khả năng tu tập thì hãy tự xét mình có tạo nghiệp hay không sẽ tốt hơn là nhìn về vô tình chúng sanh. Một chúng sanh không có cảm thọ thì xét nét đến có thể gây thị phi :(

Ý của Chú Tiểu chỉ là vậy...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách