Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hơi dài chút nhưng bạn đọc sẽ học được nhiều điều hay đấy, đây là lời đối đáp giữa vua Mi-lin-đa và Na-tiên

Hỏi: Ngoại đạo thấy Phật tử cung kính lễ bái, cúng dường xá lợi, cây bồ đề, kim thân Phật, chúng đã nói rằng: "khi Đức Phật còn tại tiền, các Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường ngài cũng phải lẽ. Nay ngài đã nhập diệt rồi, các ngươi dẫu có lễ bái cúng dường bao nhiêu chăng nữa thì Đức Phật cũng đâu có hoan hỷ? Mà không hoan hỷ tất không có phước báu. Không có phước báu tất sẽ có tội. Coi chừng các ngươi làm vậy là rơi vào tà kiến đấy!" Sự nhận xét ấy của ngoại đạo đúng hay sai? Là chánh kiến hay tà kiến? Những mong đại đức với tâm bi mẫn, với tuệ chân thật hãy phá nghi cho những người học Phật thời hậu lai.

- Trước khi giảng giải, bần tăng xin hỏi: thuở Phật còn tại tiền, khi nhận được sự lễ bái, cung kính, cúng dường của cận sự nam nữ hai hàng, Đức Phật có hoan hỷ không?

- Dĩ nhiên là có hoan hỷ.

- Chẳng phải thế! tâm hoan hỷ là tâm thô lậu, nó chính là cấu uế đối với các vị tu tập thiền quán, huống chi đối với Đức Phật là bậc ở ngoài ba cõi? Khi nhận sự lễ bái, cúng dường của Phật tử, Đức Thế Tôn trú tâm giải thoát chớ không phải tâm hoan hỷ !

- Đức Thế Tôn đã hoàn toàn vắng lặng và siêu thoát từ cội cây bô-đề sau khi thành đạo quả Chánh Đẳng Giác; nghĩa là ngài không còn thỏa thích, hoan hỷ với bất cứ lợi lộc, phẩm vật cúng dường nào của chư thiên hoặc loài người. Và dĩ nhiên, Đức Phật giờ đã Niết-bàn rồi thì Ngài không còn hoan hỷ với những lễ phẩm cúng dường cũng là điều chắc thật.

- Đức pháp chủ Xá-lợi-phất đã từng thuyết như sau: "Đức Thế Tôn không có sự hoan hỷ với những phẩm vật cúng dường của chư thiên và nhân loại, nên những ai cúng dường đến ngài sẽ được quả báu nhiều vô số kể." Tâu đại vương, vậy thì luận điểm tuyên truyền của ngoại đạo rằng là "không hoan hỷ tất không có phước báu, không có phước báu tất là có tội" chính là tà kiến, là sự thấy biết lầm lạc không phù hợp với chân lý!

- Nghe thì có lý nhưng sự y cứ của đại đức không đáng tin cậy. Tại sao vậy? Ngài Xá-lợi-phất thì biện minh cho Đức Thế Tôn, đại đức thì dựa vào ngài Xá-lợi-phất thì có khác nào cha con khen ngợi và tâng bốc lẫn nhau? Chính đại đức phải tự giải thích, phân tích sao cho đúng pháp, đúng với chánh lý để giải trừ những tà kiến nguy hại kia chứ không phải là trích dẫn những câu có sẵn!

- Những người cận sự nam nữ họ đều cung kính, lễ bái, cúng dường Xá-lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật; mặc dầu biết rằng Đức Phật đã nhập diệt, ngài không có thỏa thích hoan hỷ gì trong những lễ phẩm ấy; nhưng nhờ vậy, họ tưởng nhớ đến Đức Thế Tôn, tưởng nhớ đến những pháp lớn, pháp nhỏ mà Đức Thế Tôn đã từng dạy bảo để tu tập. Nếu như sự tu tập ấy được kiên trì, với nhiếp tâm, với tinh cần thì họ có thể được thiện sanh làm người, làm trời, cao hơn là chứng đắc bốn đạo quả và Niết-bàn!

- Xin cho ví dụ cụ thể

- Ví như có người ta hay dùng lửa để đốt cháy cỏ khô, cây khô hoặc những vật uế tạp. Khi cỏ khô, cây khô hoặc những vật uế tạp đã được thiêu hủy rồi thì lửa ấy có còn chăng?

- Dĩ nhiên, khi không còn vật dẫn cháy thì lửa cũng tắt theo.

- Vậy khi muốn dùng lửa trở lại, người ta làm sao để có lửa?

- Người ta lấy cây khô cọ xát với cây khô, đặt bùi nhùi là vật dẫn cháy thì sẽ có lửa.

- Trí tuệ được ví như lửa vậy! Đức Phật đã Niết-bàn rồi, nhưng những đệ tử của ngài đã theo lời dạy của ngài, tu tập theo những pháp lớn, pháp nhỏ của ngài; cũng dùng cây khô cọ xát với cây khô, cũng đặt bùi nhùi dẫn cháy để phát sanh trí tuệ. Như vậy, Đức Phật thuở tại tiền không hoan hỷ lễ phẩm cúng dường, khi Niết-bàn cũng không hoan hỷ lễ phẩm cúng dường; nhưng những người Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật; đã hằng ngày tự mình nhắc nhở, hằng ngày tự mình hành thiền, hằng ngày đã dùng phương pháp lấy lửa để thành tựu trí tuệ; nên kết quả của việc làm ấy được phước báu vô lượng vô biên, là chứng đắc ba thứ đạo quả: quả người, quả trời và quả Niết-bàn.

- Xin cho nghe thêm ví dụ?

- khi muốn nghe tiếng trống, phải làm sao?

- Sai lực sĩ đánh. Đánh mạnh thì âm thanh lớn vang xa, đánh nhẹ thì âm thanh nhỏ vang gần.

- Vậy khi không đánh thì âm thanh kia đi đâu?

- Nó diệt rồi!

- À, té ra âm thanh đã mất hẳn, không còn nữa!

- Không, nó diệt chứ không mất! Đại đức nghĩ thế là sai rồi! Bởi khi cần âm thanh, ta sẽ có cách làm cho âm thanh có mặt trở lại!

- Phải làm sao?

- Sai lực sĩ đánh trống! cái trống chỉ là nhân, cái trống không tự nó phát ra âm thanh, một nhân không thể thành quả. Nhân phải có hỗ trợ duyên, một duyên hay nhiều duyên mới trổ thành quả. Cũng vậy, cái trống cần phải có dùi trống, người đánh trống trợ duyên mới phát ra âm thanh được.

- Vậy ông đã giải tan những nghi vấn của ông! Đức Phật gióng lên Tiếng Trống Bất Tử ở giữa đời, Đức Phật nhập diệt rồi nhưng tiếng trống không hẳn đã mất đi vĩnh viễn. Cái trống còn đó, Pháp bảo còn đó; nếu có người đánh trống thì âm thanh kia vẫn vang lên như thường.

- Xin thưa, đồng ý Pháp bảo dụ như cái trống, nhưng cây bồ-đề, xá lợi, kim thân Phật đâu phải là Pháp bảo? Vậy cung kính lễ bái, cúng dường những hình tượng ấy có thể nào lại vang lên âm thanh của Pháp bảo?

- Rất là chính xác. Tuy nhiên, cái trống tự nó không phát ra âm thanh mặc dầu có người đánh trống; [*] cũng vậy, Pháp bảo và người gióng trống Pháp bảo không cũng chưa đủ, nó phải cần có nhiều duyên hỗ trợ. Cúng dường, lễ bái xá lợi, kim thân Phật nó chính là trợ duyên cho chúng sanh nhớ tưởng đến ân đức, trí hạnh của Đức Phật mà tu tập, phải thế không ?

[*] Vì còn thiếu dùi trống


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

- Lúc Đức Thế Tôn diệt độ, ngài dạy rằng: "Khi Như Lai Niết-bàn rồi, pháp và luật là thầy của các ngươi." Pháp và luật chính là tam tạng, chính là Pháp bảo, chính là giới định tuệ, chính là 37 trợ đạo phẩm. Vậy thì cái trống Pháp bảo luôn còn ở đấy, chỉ thiếu người đánh trống và dùi trống nữa mà thôi. Khi nào có dùi trống, có người đánh trống, gióng lên tiếng trống Pháp bảo thì chắc hẳn rằng đức tin, phước báu, từ bi, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát sẽ có mặt ở đời này.

- Thế thì lời nói của ngoại đạo là ngoa ngôn, xảo ngôn, là hư ngụy, là không thật, là tà kiến; chính chúng muốn cho các hàng Phật tử không có nơi nương tựa, không có nơi hướng về, không có nơi tôn kính, không có nơi lễ bái; làm cho Phật tử hoang mang, sợ hãi, đức tin bị lung lay. Đại vương có thấy thế không?

- Đúng vậy! Nhưng còn sự hoan hỷ và không hoan hỷ?

- Đức Phật đã nhập diệt rồi, đặt vấn đề hoan hỷ và không hoan hỷ chỉ là trò chơi của sự lập ngôn! Chính sự khởi tâm khi thành kính, lễ bái, cúng dường đã thành tựu phước báu rồi! Tiếng trống có hoan hỷ và không hoan hỷ cũng là trò hý lộng ngôn ngữ! Âm thanh của tiếng trống là tùy thuộc vào sức yếu mạnh của người lực sĩ. Pháp bảo được giác ngộ sâu cạn là tùy căn cơ, trình độ, sự lãnh hội cùng túc duyên của người tu Phật. Người tu theo đức tin, người theo tinh tấn, người theo trí tuệ cũng do từ kho tàng Pháp bảo cùng căn cơ trình độ mà ra, từ cá biệt duyên của mỗi người mà ra!

- Xin cho nghe thêm về sự hoan hỷ!

- Trên quả đất rộng lớn này biết bao nhiêu là kỳ hoa, dị thảo; biết bao nhiêu là giống cây cùng nứt hạt, nẩy mầm và lớn lên làm cho xanh tươi, mát mẻ, đẹp đẽ và phong phú! Quả đất có hoan hỷ không, mà cây cối, muôn hoa nẩy nở và phát triển như thế?

- Chúng hoan hỷ gì đâu! Chúng nương nhờ từ đất, đón nhận nước, không khí, ánh sáng mà trở nên sum suê, tươi xanh đấy chứ!

- Cũng vậy, Đức Thế Tôn còn sống hay đã Niết-bàn, ngài cũng chẳng hoan hỷ gì cả; nhưng tứ chúng, chư thiên và nhân loại nương nhờ nơi ngài, đón nhận giáo pháp của ngài; tạo phước báu, tu tập từ bi, hỷ xả, tu tập để đắc các tầng Thánh quả. Nói cách khác, đức tin và nghe pháp là hạt giống, giới là gốc rễ, định là thân cây, tuệ là lá hoa và giác ngộ, giải thoát các tầng Thánh là quả.

- Đúng là không cần có sự hoan hỷ mà chính do tâm tạo thiện nghiệp, học hỏi giáo pháp và tu tập. Phước báu phát sanh ở đó.

- Còn nữa, ví như những loại vi trùng sống nhờ nơi thân, trong bụng chúng sanh như voi, ngựa, trâu, bò, dê, lừa, lạc đà...; các loài động vật ấy chúng không hề hoan hỷ, thỏa thích các loài vi trùng ấy, nhưng vi trùng vẫn lớn lên, sinh con đẻ cháu hàng hàng lớp lớp.

- Vâng, quả vậy. Trường hợp này có lẽ là do nghiệp duy trì, nuôi dưỡng.

- Đúng thế! Ví như con người thường phát sanh chứng bệnh channavuti. Dẫu con người có hoan hỷ hay không hoan hỷ thì bệnh channavuti vẫn phát sanh, tồn tại và hành hạ con người. Tại sao như thế?

- Dĩ nhiên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nói ngắn gọn là do ác nghiệp sanh ra.

- Lại ví như dạ xoa Nanda có tâm ác độc, đánh mạnh vào đầu đức pháp chủ Xá-lợi-phất, sau đó dạ xoa Nanda bị quả đất rút. Ông nghĩ như thế nào, đức pháp chủ có hoan hỷ khi dạ xoa Nanda bị ác báo ấy không?

- Dẫu cõi trời, cõi người có tiêu hoại đi, mặt trời, mặt trăng có bị rơi xuống đất, núi Tu di bị vỡ tan tành... đức pháp chủ Xá lợi phất cũng không có tâm địa ấy đâu!

- Vậy dạ xoa Nanda bị quả đất rút do nguyên nhân nào?

- Do năng lực của nghiệp mà dạ xoa kia đã làm.

- Đúng vậy! Còn bốn người nữa làm hại Đức Phật bị quả đất rút là nàng Cincā, Đức vua Suppabuddha, ông Devadatta, kẻ trộm Udameyyaka... thì đại vương nghĩ như thế nào, Đức Phật có hoan hỷ về điều đó không?

- Đức pháp chủ không có tâm địa ấy thì dĩ nhiên Đức Phật cũng hoàn toàn không! Chính chúng gây nhân ác thì bị ác báo.

- Vâng! Gây nhân thiện thì quả báo lành, tốt, gây nhân ác thì bị quả báo dữ, xấu. Đấy là định luật. Đức Phật dẫu đã Niết-bàn rồi, không có hoan hỷ về việc Phật tử cung kính, cúng dường, lễ bái xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật; nhưng lạc báo, thiện báo, phước quả sẽ trổ sanh cho người ấy, do thiện tâm của người ấy. Trái lại, Đức Phật, đức pháp chủ Xá lợi phất không có hoan hỷ về việc những người làm hại mình bị quả đất rút nhưng khổ báo, ác báo, tội báo vẫn lôi những kẻ ấy vào địa ngục a-tỳ như thường. Như vậy, lời nói của ngoại đạo là rỗng không, không có y cứ vào định luật nhân quả, không thấy không biết sự vận hành của nhân quả; không biết rằng tác ý là nghiệp...! Luận cứ của chúng là tà kiến, không đúng với chân lý. Đại vương là bậc có trí, hãy từ đó mà suy gẫm thêm!

Đức vua Mi-lan-đà vô cùng hoan hỷ, hết lời tán dương trí tuệ phá nghi của đại đức Na-tiên, rồi kết luận:

- Lời xuyên tạc, phá hoại của chúng ngoại đạo từ nay đã tiêu tan, vô hiệu quả, nhờ tuệ đức của ngài vậy.
-------
Thấy câu hỏi này cũng thường được nhiều Phật tử thắc mắc mình chọn riêng câu này từ Mi Tiên Vấn Ðáp cắt ngắn bớt 1 ví dụ và chỉ lược bỏ vài từ. Trích: Mi Tiên Vấn Ðáp, câu hỏi số 91, Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm, Nhà xuất bản tôn giáo, PL:2546 DL:2003


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Trích từ bài trên:
Cũng vậy, Đức Thế Tôn còn sống hay đã Niết-bàn, ngài cũng chẳng hoan hỷ gì cả;. . .

Xin hỏi:
1/ Nếu không phải chính đức Thế Tôn thì làm sao biết được điều này?!

Mô Phật, vì nhu cầu tu học nên đã có lời hỏi, nếu có chi sơ xuất xin chư vị tha thứ cho.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

tre gai đã viết:Trích từ bài trên:
Cũng vậy, Đức Thế Tôn còn sống hay đã Niết-bàn, ngài cũng chẳng hoan hỷ gì cả;. . .

Xin hỏi:
1/ Nếu không phải chính đức Thế Tôn thì làm sao biết được điều này?!

Mô Phật, vì nhu cầu tu học nên đã có lời hỏi, nếu có chi sơ xuất xin chư vị tha thứ cho.
Vị ấy không phải Thế Tôn nhưng đã chứng ngộ như thế tôn , nên biết rõ điều này .

Hoan hỷ là vui , muốn vui phải ưa thích mà ưa thích có cách gọi khác là tham ái .
Theo kinh điển Đức Phật thì một vị Alahan không còn ưa thích chi cả thì cũng không có hoan hỷ .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Zelda đã viết:
Vị ấy không phải Thế Tôn nhưng đã chứng ngộ như thế tôn , nên biết rõ điều này .
Hoan hỷ là vui , muốn vui phải ưa thích mà ưa thích có cách gọi khác là tham ái .
Theo kinh điển Đức Phật thì một vị Alahan không còn ưa thích chi cả thì cũng không có hoan hỷ .
Tre gai xin hỏi:
Bạn nói căn cứ theo kinh, thì kinh gì?
Nếu là Kinh điển của Tiểu Thừa, thì ngay lần kết tập thứ nhất Quần Chúng Bộ đã không thông nhất với Thượng Tọa Bộ. Vậy biêt tin ai đây? Còn về khoa học thì cho đến ngày nay ngay kinh Tiểu Thừa cũng chưa có bằng chứng là do chính miệng của đức Phật nói ra. mà đều do người đời sau chấp bút!!!Vậy có đang tin hay không là còn tùy theo từng người.
Nếu là Kinh điển của Đại Thừa thi đều do chư Tổ đời sau viết. Chứ đâu phải do chính miệng đức Phật nói ra!!! Vậy có đang tin hay không là còn tùy theo từng người.
Nếu không y chứng theo kinh, thì không phải là Thế Tôn sao biết trong tâm Thế Tôn thế nào? Nếu cứ tin bừa mà chưa có chứng lý thì không nên.
Tôi nghĩ chủ đề này chúng ta cũng nên dừng tại đây. Vì trao đổi thêm là không hay.

KÍNH kinhle


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

tre gai đã viết:Zelda đã viết:

Tre gai xin hỏi:
Bạn nói căn cứ theo kinh, thì kinh gì?
Nếu là Kinh điển của Tiểu Thừa, thì ngay lần kết tập thứ nhất Quần Chúng Bộ đã không thông nhất với Thượng Tọa Bộ. Vậy biêt tin ai đây? Còn về khoa học thì cho đến ngày nay ngay kinh Tiểu Thừa cũng chưa có bằng chứng là do chính miệng của đức Phật nói ra. mà đều do người đời sau chấp bút!!!Vậy có đang tin hay không là còn tùy theo từng người.
Nếu là Kinh điển của Đại Thừa thi đều do chư Tổ đời sau viết. Chứ đâu phải do chính miệng đức Phật nói ra!!! Vậy có đang tin hay không là còn tùy theo từng người.
Nếu không y chứng theo kinh, thì không phải là Thế Tôn sao biết trong tâm Thế Tôn thế nào? Nếu cứ tin bừa mà chưa có chứng lý thì không nên.
Tôi nghĩ chủ đề này chúng ta cũng nên dừng tại đây. Vì trao đổi thêm là không hay.

KÍNH kinhle

1/Bạn căn cứ vào gì mà cho rằng có kinh Tiểu Thừa và Đại Thừa ?
2/Ngay từ lần kết đầu cho đến lần kết tập thứ 6 (ngày nay) không hề có sự sai khác gì về giáo lý hay tư tưởng . Vậy tin ai cũng đồng một giáo lý .
3/KInh tiểu thừa là kinh nào tôi không biết và có đáng tin hay kô . Nhưng theo kinh điển Phật Giáo NGuyên Thủy thì chính gốc được lưu truyền từ lần kết tập đầu tiên , và được chép lại sau thời vua Adục . Nếu kinh này không đáng tin cậy là do Phật thuyết thì không có kinh nào đáng cả . Vậy thữ hỏi định lý Newton đâu là do Newton nói ra nhưng được chép lại . Không lẽ cũng không đáng tin cậy hay sao ?
4/Tregai hoàn toàn có thể không tin kinh nào , điều này tôi đồng ý . Vậy xin hỏi tregai hãy đưa minh chứng một người "hoan hỷ" là không nổi lòng tham ?
5/Tre gai xin hỏi ----------Rồi trgai lại nói Tôi nghĩ chủ đề này chúng ta cũng nên dừng tại đây . Tregai không biết mình đang nói gì sao ?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Lễ bái, cúng dường, tượng Phật, xá-lợi không có phước báo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Tên phỉ báng Phật và chư Tổ là Zelda đã viết:
Bạn căn cứ vào gì mà cho rằng có kinh Tiểu Thừa và Đại Thừa ?
Ta bảo cho ngươi hay:
Ta đếch phải là bạn của kẻ phỉ báng Phật như ngươi, đừng gọi bậy như thế.
Về kinh Tiểu Thừa và Đai Thừa thì sách báo Phật iáo viết nhan nhản. Ngươi hãy tự tim lấy.

Tên phỉ báng Phật và chư Tổ là Zelda đã viết:
Ngay từ lần kết tập đầu cho đến lần kết tập thứ 6 (ngày nay) không hề có sự sai khác gì về giáo lý hay tư tưởng
Ta bảo cho ngươi hay:
Này tên mất dạy, bộ ngươi không biết ngay lần kết tập đàu tiên Quần Chúng Bộ đã không đồng quan điểm với Thượg Tọa Bộ sao?

Tên phỉ báng Phật và chư Tổ là Zelda đã viết:
Vậy xin hỏi tregai hãy đưa minh chứng một người "hoan hỷ" là không nổi lòng tham ?
Ta bảo cho ngươi hay:
Tại sao ta phải làm cái chuyện như vậy. Ngươi thuyết giảng tuyên truyền phỉ báng ngài Di Lặc và chư Tổ Đại Thừa thì ngươi mới phải chứng minh chớ!

Tên phỉ báng Phật và chư Tổ là Zelda đã viết:
Vậy thữ hỏi định lý Newton đâu là do Newton nói ra nhưng được chép lại . Không lẽ cũng không đáng tin cậy hay sao ?
Ta bảo cho ngươi hay:
Định luật NewTon viết ra là khi Newton còn sống. Ông ấy có thể kiểm chứng được có đúng y như thế không. Còn đây Phật đã niết bàn mấy trăm năm sau mới gặp nhau rồi kết tập bằng mồm chẳng có chữ viết. Ngay khi lần ấy thì rất đông học trò Phật thuộc Quần Chúng Bộ đã tổ chức kết tập ở một chổ khác và đã không đồng quan điểm với Thượng tọa Bộ.
Mãi về sau mới được chép lại, lúc ấy đâu còn Phật mà kiểm chứng chép đúng hay sai!!!

Tên phỉ báng Phật và chư Tổ là Zelda đã viết:
Tre gai xin hỏi ----------Rồi trgai lại nói Tôi nghĩ chủ đề này chúng ta cũng nên dừng tại đây . . . .
Ta bảo ngươi hay:
Ban đầu ta tưởng ngươi là Phật tử thật nên mới giao lưu học hỏi với nhau. Ai ngờ sau này mới biết ngươi là Thiên Ma đội lốt Phật tử để phỉ báng Ngài Di Lặc và chư Tổ Đại Thừa. Ta khinh bỉ ngươi nên không muốn giao tiếp nửa.

Thôi nhé. bây giờ ngươi cũng im cái miệng thối của ngươi đi. mà sám hối cùng Ngài Di Lặc và chư Tổ. Đừng tiếp tục bép xép nửa mà gây sự bất bình cho chư Phật tử tu theo Đại Thừa và Thiền Tông.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách