Trong thuyết Duyên Khởi : Hữu và Sanh là gì???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thai168
Bài viết: 5
Ngày: 05/04/17 20:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tp HCM

Trong thuyết Duyên Khởi : Hữu và Sanh là gì???

Bài viết chưa xem gửi bởi thai168 »

Thưa các Hiền Giả, đệ vì kiến thức hạn hẹp nên chưa hiểu được 2 phần trên. Mong mọi người khai ngộ cho đệ được thông não được ko ạ ?
Đệ có tìm những bài viết trên mạng được giải thích như này:
10_Hữu => Là những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới này. Do vì Ái và Thủ làm “nhân” nên mới có sự có mặt tồn tại ở đời này là “quả” cho “nhân” của nghiệp quá khứ. Có 3 loại Hữu : dục hữu, sắc hữu, và vô sắc hữu.
11_Sanh => Là sự hiện khởi, xuất hiện, sanh ra, có mặt của 5 Uẩn và sự phát triển thành thục của 6 căn. Nên gọi là Sanh.
-- Tuy nhiên có bài viết lại nói Sanh là Sanh Y tức là đời sống, nhà cửa, xe cộ, tài sản, công việc ... vì vậy đệ nghi hoặc, phân vân quá :( . ko biết như nào mới gọi là hiểu đúng pháp đây :( .


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trong thuyết Duyên Khởi : Hữu và Sanh là gì???

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

thai168 đã viết:Thưa các Hiền Giả, đệ vì kiến thức hạn hẹp nên chưa hiểu được 2 phần trên. Mong mọi người khai ngộ cho đệ được thông não được ko ạ ?
Đệ có tìm những bài viết trên mạng được giải thích như này:
10_Hữu => Là những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới này. Do vì Ái và Thủ làm “nhân” nên mới có sự có mặt tồn tại ở đời này là “quả” cho “nhân” của nghiệp quá khứ. Có 3 loại Hữu : dục hữu, sắc hữu, và vô sắc hữu.
11_Sanh => Là sự hiện khởi, xuất hiện, sanh ra, có mặt của 5 Uẩn và sự phát triển thành thục của 6 căn. Nên gọi là Sanh.
-- Tuy nhiên có bài viết lại nói Sanh là Sanh Y tức là đời sống, nhà cửa, xe cộ, tài sản, công việc ... vì vậy đệ nghi hoặc, phân vân quá :( . ko biết như nào mới gọi là hiểu đúng pháp đây :( .
Kính!
h/h thai thân mến!
( trang nhà đang bị lỗi ! nên rất khó "pót", cố gắn lần 3)
có vài ý mọn xin được trao đổi cùng h/h.
2 ý trên là một ! Nhưng ý trước nói quá "kín" vì sợ người chạy theo ngôn cú ! ý sau nói rõ hơn nhưng cũng không diễn tả hết được " sinh" ! do vậy h/h khó hiểu là vậy !
Theo ý mình ! h/h đứng ngay chỗ " sinh" cố gắn tham cứu ! một ngày kia sẽ vỡ ! ( theo kinh nghiệm cá nhân muốn vỡ chỗ này " dâm" phải tự rơi ra khỏi thân)!
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu Ni phật.


thai168
Bài viết: 5
Ngày: 05/04/17 20:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tp HCM

Re: Trong thuyết Duyên Khởi : Hữu và Sanh là gì???

Bài viết chưa xem gửi bởi thai168 »

cám ơn Hiền Giả sotam26, đệ đã tìm được câu trả lời trong bài giảng của sư cô Tâm Tâm ở đây : https://www.youtube.com/watch?v=XBaV-N8B9-k Bây giờ đệ đã sửa lại bài của mình. nếu bài của mình có chỗ nào sai xót mong các Hiền Giả chỉ bảo cho đệ, vì tánh đệ hay nghi hoặc lắm :( , sợ là hiểu biết mà sai một chút rồi phạm vô tà kiến thì khổ :( .
12 Nhân duyên:
1_Vô Minh => là sự mê muội nhất thời của con người trước sự cám dổ của "dục lạc" ở thế gian.
2_Hành => "Hành” luôn luôn xuất hiện trong từng hành động, lời nói và ý nghĩ (thân hành, ý hành, khẩu hành) của mỗi người chúng ta. Là yếu tố tạo ra Nghiệp thiện ác.
3_Thức => Thức ở đây không phải là tâm thức trong con người, mà chính là tàng thức do nghiệp lưu dẫn. Thế tôn gọi nó là Hương Ấm Gandhabba, là điều kiện đủ để dẫn đến tái sinh, là cội nguồn của khổ đau.
4_Danh Sắc => Thức kết hợp bào thai để bổ sung điều kiện đủ hình thành nên 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong đó: + thọ, tưởng, hành, thức - thuộc về phần Danh. + còn - Sắc - là phần thân xác.
5_ Lục Nhập (Sáu giác quan) => chính là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý( ý này cũng được gọi là Tâm)
6_Xúc => 6 giác quan này tiếp xúc với 6 đối tượng của thế giới xung quanh ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và hình thành nên : nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức) sự tiếp xúc này gọi là Xúc.
* ”Pháp” tức là những dư ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trong tâm khi va chạm với thế giới bên ngoài. (vd: mắt thấy sắc để lại dư ảnh, tai nghe tiếng để lại dư âm…)
7_Thọ hay Cảm Giác => Do vì có sự tiếp xúc ấy nên sinh ra các cảm giác thích thú, dễ chịu, hấp dẫn hay đau đớn, khó chịu, nên gọi là Thọ.
8_Ái hay Khát Ái => Do vì nếm trãi những cảm thọ vừa ý, thích thú, hạnh phúc, hấp dẫn (lấy dục làm gốc) ấy thông qua 6 giác quan tương ứng nên Tâm sinh ra sự khao khát không hề thỏa mãn, khao khát rồi lại nối tiếp khao khát, ái luyến, mong mỏi, tham đắm, nhiễm trước với chúng. Nên gọi là Ái. Có 3 loại Ái: Dục ái, hữu ái, và vô hữu ái (tức là tìm kiếm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia, tham ái này cũng là nguyên nhân đưa đến tái sanh)
9_ Thủ => gọi đủ là Chấp Thủ là sự kẹt vào, bám víu, vướng mắc của tâm. Do bị Ái làm ô nhiễm tâm tư nên muốn chiếm giữ làm của riêng, không cho ai đụng đến, hay dẫn đến cố chấp, cứng đầu, cho là mình luôn đúng. có 4 loại thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
10_Hữu => Là quá trình, sự khởi đầu, sự có mặt, của 1 sinh mạng mới theo kết quả của nghiệp thiện ác trong quá khứ.
11_Sanh => Là sự sanh ra, sư xuất hiện, sự chào đời, của 1 sinh mạng hoàn chỉnh với sự thành thục của 5 Uẩn, 6 căn. Nên gọi là Sanh.
12_Già-Chết => Sinh mạng vốn là vô thường có “Sanh” tất có “Diệt” có Già-Chết. Và vì có Già-Chết nên cũng có Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não kèm theo.
1- Quá khứ bất định: Vô minh và nghiệp hành.
2- Hiện tại bất định: Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, quá trình nghiệp.
3- Tương lai bất định: Tái sanh, lão và tử.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Trong thuyết Duyên Khởi : Hữu và Sanh là gì???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Thấy bạn là người cẩn thận về chi tiết nên mình khuyến khích hãy bỏ những từ mình không thực sự nắm chắc nó là cái gì. Cái từ đó chính là "tâm".

Cho nên mình sẽ sửa một vài chỗ như thế này,

3. "Thức ở đây không phải là tâm thức trong con người" mình sẽ sửa là "Thức ở đây không phải là lục thức trong con người".

5. "Ý( ý này cũng được gọi là Tâm) " mình sẽ sửa là " Ý( ý này là bộ não của chúng ta)"

6. "dư ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trong tâm khi va chạm với thế giới bên ngoài" mình sẽ sửa là "dư ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trong bộ não khi va chạm với thế giới bên ngoài"

8. "thông qua 6 giác quan tương ứng nên Tâm sinh ra sự khao khát không hề thỏa mãn" mình sẽ sửa là "thông qua 6 giác quan tương ứng và do vô minh mà sinh ra sự khao khát không hề thỏa mãn"

10. Hữu thì mình hiểu nó là "sự trôi lăn trong vòng sinh tử". Những cụm từ "tồn tại", "sự sống", "thế giới" cũng là nói chung cho "sinh tử". Mình thêm "trôi lăn" là muốn nói đến cái đi lòng vòng trong vòng sinh tử bất định của chúng sinh do cái "chấp thủ" làm duyên.

11. Do có "sự trôi lăn trong vòng sinh tử" mà khi một chúng sinh hết kiếp mạng thì biến cố này làm duyên cho một chúng sinh mới được sinh ra.

cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách