Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Học Trò mới đến với đạo Phật, nên còn nhiều bỏ ngỡ mong giúp đỡ. Học Trò đọc kinh sách nhiều khi thấy có nhiều từ, kinh và chú đọc không hiểu, vì là tiếng phạn lý do tại sao những bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt ?


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

hoctro đã viết:Học Trò mới đến với đạo Phật, nên còn nhiều bỏ ngỡ mong giúp đỡ. Học Trò đọc kinh sách nhiều khi thấy có nhiều từ, kinh và chú đọc không hiểu, vì là tiếng phạn lý do tại sao những bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt ?
Kính mừng bạn hoctro đến với diễn đàn.
Câu hỏi của bạn.Huệ Viên đã tìm thấy câu trả lời ở Trang nhà như sau:
Ngài Huyền Trang đã đề ra năm nguyên tắc chính trong việc phiên dịch mệnh danh là “ngũ chủng bất phiên” (năm lý do cần phải giữ nguyên âm tiếng Phạn):
a. Bí mật bất phiên: Ðây là trường hợp các đà ra ni và mật chú là lời nói sâu xa, mầu nhiệm, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát, không thể phiên dịch được.
b. Ða nghĩa bất phiên: Một từ bao gồm quá nhiều nghĩa, nếu dịch ra tiếng Hán chỉ diễn đạt được một nghĩa. Ví dụ chữ Bhagavat có đến sáu nghĩa nên chỉ phiên âm là Bà Già Bà hay Bạc Già Phạm.
c. Phi hữu bất phiên: tên những thứ ở Trung Hoa không có thì không dịch, chẳng hạn như tên các loại cây, các loại ngọc quý, các thứ dược thảo, ví dụ như Diêm Phù Ðàn (Jambhudana).
d. Cổ dịch bất phiên: Các từ ngữ từ xưa đã phiên âm chứ không dịch nghĩa như A Nậu Ða La Tam Miểu Tam Bồ Ðề.
e. Thất nghĩa bất phiên: Những chữ nếu dịch ra sẽ mất nghĩa như chữ Niết Bàn, Bát Nhã. Bát Nhã có nghĩa là trí huệ, nhưng Bát Nhã không phải là thứ trí huệ thông tục như thế gian thường hiểu nên không phiên.
Năm nguyên tắc này đa số được các dịch giả sau thời ngài Huyền Trang tuân thủ chặt chẽ.

nguồn:
http://daitangkinhvietnam.org/content/view/566/234/
Xin ngỏ ý với bạn.
Vì muốn cho câu hỏi của bạn được nhiều người lưu ý vào xem.Nên 3 ngày sau tức ngày 1/9/2007 Huệ Viên sẽ chuyển đến :
chuyên mục Hỏi nhanh đáp gọn.
Kính chúc bạn vạn sự như ý.


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Xin cảm ơn thầy (Thích ?) đã trả lời, câu trả lời thật đầy đủ. Xin thầy cứ tự nhiên chuyên câu hỏi đến đúng nơi dành cho nó.
Xin cho học trò hỏi thêm nếu vậy mình tụng Kinh tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Phạn kết quả đều như nhau hay khác ?
Chúc thầy chúng sanh dị độ.
:)


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

hoctro đã viết:Xin cho học trò hỏi thêm nếu vậy mình tụng Kinh tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Phạn kết quả đều như nhau hay khác ?
Kính bạn hoctro.Khi ta tụng kinh tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Phạn kết quả cũng như mà cũng khác.
Vì sao?
*Nếu không hiểu được nghĩa thì tụng kinh nào cũng vậy.
*Nếu biết đựoc ý chỉ của Kinh thì tùy theo tông phái sẽ có kết quả khác nhau.
Mến.


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Tại sao nhiều bài kinh tiếng Phạn không dịch ra tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Thích Huệ Viên đã viết:
Kính bạn hoctro.Khi ta tụng kinh tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Phạn kết quả cũng như mà cũng khác.
Vì sao?
*Nếu không hiểu được nghĩa thì tụng kinh nào cũng vậy.
*Nếu biết đựoc ý chỉ của Kinh thì tùy theo tông phái sẽ có kết quả khác nhau.
Mến.
Cảm ơn thầy đã trả lời.
Có lý:
Nếu không hiểu được nghĩa thì tụng kinh nào cũng vậy.
*Nếu biết đựoc ý chỉ của Kinh thì tùy theo tông phái sẽ có kết quả khác nhau.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]43 khách