Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Trong Phật giáo có nhiều cách nói về tâm nhiều khi làm cho người học đạo thật chẳng biết đâu là đúng. Xin cho một định nghĩa mà nhiều người chấp nhận nhất. xin cảm ơn.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

hoctro đã viết:Trong Phật giáo có nhiều cách nói về tâm nhiều khi làm cho người học đạo thật chẳng biết đâu là đúng. Xin cho một định nghĩa mà nhiều người chấp nhận nhất. xin cảm ơn.
Kính bạn hoctro:
Chữ TÂM trong Phật Giáo quả có nhiều cách nói.Đó là vì để diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau như:
o Chân tâm
o Vọng tâm
o Tích tập tâm
o Tập khởi tâm
o Duyên lự tâm
o Tích tụ tinh yếu tâm
o Nhục đoàn tâm
o Tâm Vương
o Tâm Sở…
nếu muốn rộng đường tham cứu bạn hãy vào trang nhà địa chỉ sau đây để xem:
http://daitangkinhvietnam.org/content/view/597/55/
Kính chúc bạn sớm được Minh Tâm Kiên Tánh.


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Xin cảm ơn thầy đã trả lời bài viết của thầy tuệ sỹ hay đấy nhưng đọc hơi mệt óc một chút. :P


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
vohoctambaos
Bài viết: 1
Ngày: 19/09/07 03:01

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vohoctambaos »

chiu kho tìm đọc kinh thủ lăng nghiêm của tổ nhẩn tế hoăc của thầy tâm minh có 7 lần phật hỏi tâm mà nghien cứu tăng bạn
phật tại tâm?lời thầy thường dạy
tâm ở đâu ?ai biết chỉ dùm
mượn dòng chử?nhờ thầy khai ngộ
viết dòng thư? ai biết chỉ dùm


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

vohoctambaos đã viết:chiu kho tìm đọc kinh thủ lăng nghiêm của tổ nhẩn tế hoăc của thầy tâm minh có 7 lần phật hỏi tâm mà nghien cứu tăng bạn
phật tại tâm?lời thầy thường dạy
tâm ở đâu ?ai biết chỉ dùm
mượn dòng chử?nhờ thầy khai ngộ
viết dòng thư? ai biết chỉ dùm
A Di Đà Phật

Huynh là người đi trước có kinh nghiệm, vậy mà đệ hỏi có chút xíu huynh trả lời mà còn tiếc chữ nghĩa khiến đệ tốn cả mấy ngày tìm mới ra, quyển Lăng Nghiêm Tông Thông của Thiền Sư Nhẫn Tế, chùa Tây Tạng, Bình Dương; quyển thứ 2 là Kinh Lăng Nghiêm (dịch giải) c học giả Tâm Minh Lê Đình Thám! Nhân đây đệ xin giới thiếu đến huynh thêm một quyển nữa Kinh Lăng Nghiêm Trực Chỉ chú giải bởi 2 vị cao Tăng Việt Nam cận đại Thích Đôn Hậu và Thích Mật Nguyện.

Muốn thấy tâm mà chỉ đọc kinh sách chắc chưa đủ, phải không huynh ? đệ nghe nói phải ngồi rách mấy chục cái bồ đòn nữa ? Ngồi mà rách mấy chục cái bồ đòn không biết bao giờ đệ mới làm nổi. vì mấy năm rồi mà đệ chưa ngồi rách nổi một cái bồ đòn. Nhưng nằm ngũ thì đã xẹp đến mấy cái. ;) Chúc huynh cuối tuần vui vẻ.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trước giờ Ht chỉ nghe nói ... bồ đoàn. Giờ nghe nói bồ đòn, vậy là bồ đòn đúng hay bồ đoàn đúng? Cái này là hỏi thật (tức không phải chơi), xin chỉ giúp một tiếng để Ht còn điều chỉnh.

Trước giờ Học trò hỏi Ht thôi nghe. :lol: Giờ nghe Ht hỏi lại nè :Có thật là phải ngồi rách mấy chục cái bồ đòn mới thấy được tâm không? Và chỉ cần ngồi rách được bồ đòn là thấy được tâm phải không? Cái bồ đòn quyết định sự sáng tâm nhiều vậy mà sao ngài Duy Ma Cật lại quở không cho ngồi nhỉ? Vậy xin hỏi có thể đứng (miển sao rách bồ đòn thôi), thì có được không?


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Ha ha nó là bồ đoàn chứ không phải là bồ "đòn" chỉ có đánh đòn và đòn gánh chứ không có bồ đòn.

Nếu ngồi hoài mà không nằm chắc sẽ thành con... cóc nhưng nếu nằm hoài mà không ngồi chỉ thành con... rắn. Thôi thì ta đi trung đạo hay là "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" là khỏi thành rắn cũng chẳng thành cóc.

Ngồi rách mười mấy cái bồ đoàn thật ra chỉ là cách nói để diễn tả sự tinh tấn của người xưa chứ không thể là một chuẩn mực để đạt được sự chứng đạo hay ngộ đạo.

Nhưng ngồi tọa thiền rách mười mấy cái bồ đoàn dù chưa ngộ đạo hay chứng đạo tuy nhiên cũng cho ta thấy người ấy có quyết tâm cầu đạo! Nằm nhiều mà ngộ đạo thì chỉ thấy có 2 người trong truyền thuyết Nan Sư Nan Đệ và trong quyển Thoát vòng tục lụy thôi. Dù sao đi nữa thì cũng có hơn 1 người nhờ ngồi rách mười mấy cái bồ đoàn mà thấy tâm kiến tánh. và trên thế giới có vài tỉ người rất tinh tấn "ngọa thiền" trên 8 tiếng một ngày nhưng có ma nào ngộ đạo đâu ? ;)

Thật ra đấy là cách thuyết pháp phá chấp của người xưa, chứ ngồi mà thành cóc chắc ngày nay những người làm trong văn phòng đời sau sẽ thành cóc hết? Còn mấy người bị bệnh bại liệt đời sau sẽ thành rắn hết ? Mấy người ham ăn mập ú chắc đời sau sẽ thành... gì quên rồi... ? Về lối thuyết pháp phá chấp chỉ hợp với đương cơ lúc bấy giờ thôi. Trong Phật pháp dường như không có một pháp áp dụng cho muôn người ?

Đứng cũng có thể chứng đạo đấy chứ! Vì có môn tu cực kỳ khổ hạnh đó là Bát Chu Tam Muội (hình như đây là môn tam muội đứng đầu trong 4 môn tam muội của tịnh độ tông). Tu hành thì trong bốn oai nghi đều phải tu chứ không phải chỉ ngồi và nằm hay đứng. Nếu một niệm gián đoạn thì công phu sẽ bị gián đoạn một niệm.

Hi hi hì hì hi vọng qua ải.

Mời bạn đọc câu truyện này cho vui.

34. NAN SƯ NAN ÐỆ

Ngày xưa có một vị thầy tu hạnh ngồi mãi không nằm. Thầy trụ trì một ngôi chùa lớn. Nhiều đệ tử theo học rất đông, nhưng không ai theo nổi khổ hạnh của thầy là chỉ giữ ba uy nghi: đi, đứng, ngồi, nhưng không nằm. Mặc dù vậy, khổ hạnh của thầy cũng ảnh hưởng sâu rộng trong hàng tứ chúng, khiến cho không một ai còn lòng dạ nào mà buông lung, biếng nhác.

Một hôm có một vị sa di tới xin nhập chúng. Thầy bằng lòng. Chú xin hầu cận bên thầy để học cái hạnh tinh tấn. Thầy chấp nhận, nhưng hàng đêm, khi thầy ngồi suốt tới sáng thì chú cũng nằm suốt tới sáng. Thầy để ý nhiều lần như vậy, nhưng xét ra vị sa di này không phải hạng tầm thường: chú ngủ rất tỉnh, một cái động nhẹ của thầy cũng làm cho chú thức dậy để đáp ứng những sai bảo. Cho nên thầy thấy không có lý do gì rầy chú. Chỉ có một điều thầy lấy làm tiếc, là một chú đệ tử thông minh tấn tụy như thế lại không chịu tịnh tọa thiền định như thầy, mà cứ nằm dài suốt đêm một cách tinh tấn. Cuối cùng thầy phải nói cho chú biết không nên tu cái hạnh "nằm" như vậy:

- Này sa di, chú nằm mãi coi chừng thành rắn đó.

Chú thưa :

- Bạch thầy, thầy ngồi mãi con cũng sợ thầy thành cóc mất thôi!

Vị thầy nhân đấy mà ngộ đạo.

LỜI BÀN: Có vị thầy như vậy mới có trò như vậy. Lời của chú đệ tử có tác dụng như một cái ấn nút, mở tung cửa kho tàng tâm linh của vị thầy đã sẵn sàng trong tư thế ngộ đạo. Cũng như câu kệ của Lục tổ Huế Năng:

Ðang sống, ngồi không nằm
Chết rồi, nằm không ngồi
Chỉ là cái xác thối
Có gì công với tội?

Câu kệ ấy là cốt để khai thị những người đã tinh tấn đến mức tối đa, cỡ như thiền sư Trí Hoàng ngồi nhập định tới 20 năm. Sau khi nghe lời kệ này, một vị như vậy mới thấy thấm thía cái lẽ rằng giải thoát không cốt ở nằm hay ngồi, liền hết chấp vào hạnh tu của mình, xả bỏ, vượt qua, và được hoát nhiên đốn ngộ. Còn chúng ta, chưa tinh tấn được đúng mức, mà vội bắt chước nói "phá chấp", "vô tu", thì chỉ như vẹt nói, không ích gì cho bản thân người nghe mà còn chuốc thêm tội đọa.
Sửa lần cuối bởi hoctro vào ngày 27/09/07 08:45 với 1 lần sửa.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Học Trò này là học trò kiểu gì zậy không biết! Nói zậy thì nghe cũng ... tạm được! :lol:

Nè làm ơn đi! Đã một cái ... bồ đòn rồi, giờ lại còn thêm Các thuyết pháp pháp chấp nữa. Cách thuyết pháp phá chấp hay Các thuyết pháp pháp chấp? Bài đang hay, tự nhiên tới đó ... mắc nghẹn. Nếu phải, thì làm ơn sửa luôn trong bài đi cho thiên hạ nhờ. Còn không, thì nghĩa câu đó là gì Ht không hiểu. Thân!


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Hì hì lợi hại kiểu này thì bó tay bó luôn cả chân :P

Sửa xong rồi, còn đọc đi đọc lại mấy lần mà vẫn sợ thiếu và dư chữ.

Không biết ông admin đi đâu rồi ? Người tài như thế này mà không tuyển vào ban tu thư để mai một đi thì uổng quá ! Để nghị và ủng hộ hai chân hai tay luôn !

Nói nhỏ: "bên Phật học tổng quát, có người hỏi về Tứ Đế kìa, mời bạn qua đó khai trương mở hàng cho đắc khách". Chúc sớm chứng đạo. Học trò đi học


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phải có duyên mới biết mình đích thị là ... chúng sinh. Nghe khen người tài một cái là ... khoái ê cả người. Thôi xin can đi! Lâu lâu chọt vô một chút thì được, chứ mở trường khai lớp thì không phải nghề của nàng. Cái nớ phải là quí Thầy. Hihi...
Nhưng thế nào cũng ghé qua.


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Chanhientam đã viết:Phải có duyên mới biết mình đích thị là ... chúng sinh. Nghe khen người tài một cái là ... khoái ê cả người. Thôi xin can đi! Lâu lâu chọt vô một chút thì được, chứ mở trường khai lớp thì không phải nghề của nàng. Cái nớ phải là quí Thầy. Hihi...
Nhưng thế nào cũng ghé qua.
Cái này sao thấy giống ms ghê!!! :) Cũng thuộc về tâm đó chứ ?! Lúc tịnh thì trời trong thanh mây trắng, cứ ngỡ mình sắp thành Phật rồi nhưng lúc hành hoạt ứng xử, ai làm không đúng ý mình, nhẹ thì hai con mắt cứ như dao vậy hic hic... mới thấy tâm mình vẫn đầy đủ tham sân, chưa vơi một mảy trần! Có lẽ vì vậy mà các thiền sư sau khi chăn dắt con trâu tâm thuần thục (6. cưỡi trâu) rồi còn phải: 7. Quên trâu, 8. Vắng hết 9. về nguồn 10. vào chợ nữa thì mới gọi viên mãn. Chúc bạn sớm vào chợ
thân ái


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Nên hiểu chữ tâm như thế nào trong Phật giáo ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tâm hiểu cho chính xác la : Nhận cảnh .
Còn gọi là Tâm sở tức là lúc ấy có sự tham ái xen vào.
Ví dụ : ta đi trong bóng tối ta đạp chết 1 con gián nó chết . Thì kệ nó ta vô tội vì lẽ là lúc ấy tâm ta có nhận cảnh nhưng lại kô có sự tham ái giết con gián .
Ta đi trong ánh sáng thấy con gián khởi tâm muốn giết . Tâm thấy con gián vốn trong sáng vô tội nhưng khi khởi lên tham ái ( sở hữu tâm bất thiên) sẽ đạp chết nó thì ta có tội rồi .
Đại ý vậy có lẽ là dễ hiểu , chúc bạn nhận cảnh thành công.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách