Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

nghiệp bắt đầu từ thức nên tạo quả tức thời trong tâm thức đồng thời tạo quả bên ngoài; quả bên ngoài là cái có thể khó lượng định, có thể là nhiều quả khác nhau ở những thời điểm khác nhau

ví dụ của bạn về người thích người ghét có thể là những quả khác nhau chớ không phải nghiệp nhân khác nhau

một người do một vài loại yếu tố nhân duyên tạo thành trong đó nghiệp là một yếu tố; một yếu tố khác là yếu tố di truyền (genes)

một người xấu xí nhưng giàu có có thể xấu xí do yếu tố di truyền và giàu có do yếu tố nghiệp

nói có thể vì quả báo bên ngoài có thể khó lượng định, tốt nhất là giữ tâm bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh và cố tạo nghiệp thiện khi chưa thoát khỏi nghiệp :)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

một người do một vài loại yếu tố nhân duyên tạo thành trong đó nghiệp là một yếu tố; một yếu tố khác là yếu tố di truyền (genes)

một người xấu xí nhưng giàu có có thể xấu xí do yếu tố di truyền và giàu có do yếu tố nghiệp
Nghiệp là Sức Mạnh dẫn đi Thọ Quả Báo cho nên mọi Quả Báo là Chánh Báo (bản thân ) và Y Báo ( hoàn cảnh bên ngoài) đều là kết quả của Nghiệp.

Khi bị mang thân xấu xí thí đó là do Nghiệp Dẫn Thọ Quả Báo nhận thân xấu xí.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Bốn Pháp, Phẩm Không Hý Luận, (77) Không Thể Nghĩ Được

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.


Vâng, nếu bạn không thích thắc mắc nhiều thì những chuyện khó giải thích hãy cho là do nghiệp quả chính báo và y báo. Rất thực tiễn vì nghĩ đến nhiều chẳng lợi ích.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn thích thắc mắc thì Phật Pháp không phải là không vi tế. Bạn có thể tìm đọc ở Kinh Tương Ứng, Tương Ứng Thọ, Số 21. Nơi đây Đức Phật trả lời câu hỏi sau

Thưa Tôn giả Gotama, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, thấy như sau: "Con người cảm thọ cảm giác gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; tất cả thọ ấy đều do nhân đã làm trong quá khứ". Ở đây, Tôn giả Gotama nói như thế nào?


tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tam Tạng Giáo Điển còn có các Kinh Điển của Đại Thừa nữa chứ không phải chỉ là các Bộ Kinh Bộ mà thôi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

hlich đã viết:Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Bốn Pháp, Phẩm Không Hý Luận, (77) Không Thể Nghĩ Được

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.


Vâng, nếu bạn không thích thắc mắc nhiều thì những chuyện khó giải thích hãy cho là do nghiệp quả chính báo và y báo. Rất thực tiễn vì nghĩ đến nhiều chẳng lợi ích.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn thích thắc mắc thì Phật Pháp không phải là không vi tế. Bạn có thể tìm đọc ở Kinh Tương Ứng, Tương Ứng Thọ, Số 21. Nơi đây Đức Phật trả lời câu hỏi sau

Thưa Tôn giả Gotama, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, thấy như sau: "Con người cảm thọ cảm giác gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; tất cả thọ ấy đều do nhân đã làm trong quá khứ". Ở đây, Tôn giả Gotama nói như thế nào?


tangbong

Chính xác . Nhưng phải chi bạn có vài ví dụ thực tiễn nữa thì hay biết mấy . =D>


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

Cám ơn zelda. Mình chỉ có vài thắc mắc thế này,

Ngày nay khoa học có thể tạo một thai nhi có thể nói giống y chang mình lúc còn là thai nhi. Thế thì cái gọi là thức tái sinh trong trường hợp này có vẻ như là không còn ứng dụng nữa, trừ khi khái niệm thức tái sinh thay đổi.

Cũng bởi thế nên hiện giờ mình thấy genes cũng có vẻ như một loại chủng tử của a lại da thức của phái Du Già. Theo Du Già phái thì a lại da thức cũng là nguồn thức của thức tái sinh.

Tuy nhiên, chớ để khúc mắc làm điên đầu :)


Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Theo mình nghĩ ý của Thầy nói một nghiệp nhân có lẽ là nói một quả tương xứng, ví dụ nghiệp nhân giàu có thì dẫn đến quả tương xứng giàu có trong hiện đời, và ví dụ trong đời này gieo nghiệp nhân nghèo khó thì cũng phải chờ cho khi quả của nghiệp nhân củ, tức sự giàu có, đã hoàn toàn chấm dứt.

Hình như trong Kinh thì thường nói chung chung thọ quả trong một kiếp, ví dụ kiếp này giàu có do kiếp trước tu bố thí, kiếp này trường thọ bởi kiếp trước tu phóng sanh.... Nhưng phải chăng cũng có quả báo chỉ đến trong một thời gian ngắn rồi coi như trả xong, tức trường hợp nghiệp nhẹ, ví dụ như bị một căn bệnh gì đó nó hành mình suốt mấy tháng nhưng sau đó thì khỏe hẳn chẳng hạn, có thể kiếp trước mình gieo một cái nghiệp nhân nào đó, như đánh đập người khác, nhưng sau đó sám hối..... Hoặc đời này ăn cắp $100 của một nhà tỷ phú chẳng hạn, đời sau bị ăn trộm vào lấy cắp (nhưng không nhiều, :) )....?


Quang4311
Bài viết: 39
Ngày: 30/01/08 08:11

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi Quang4311 »

Xin cho phép hỏi điều này nữa, có vẽ hơi ngớ ngẩn, :). Chẳng hạn, người bố thí thì được quả là giàu sang, như vậy còn người được bố thí thì sao? Người đó có bị quả "nghèo" không, hoặc dã phải trả nợ cho người bố thí trong kiếp sau?


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

hlich đã viết:Cám ơn zelda. Mình chỉ có vài thắc mắc thế này,

Ngày nay khoa học có thể tạo một thai nhi có thể nói giống y chang mình lúc còn là thai nhi. Thế thì cái gọi là thức tái sinh trong trường hợp này có vẻ như là không còn ứng dụng nữa, trừ khi khái niệm thức tái sinh thay đổi.

Cũng bởi thế nên hiện giờ mình thấy genes cũng có vẻ như một loại chủng tử của a lại da thức của phái Du Già. Theo Du Già phái thì a lại da thức cũng là nguồn thức của thức tái sinh.

Tuy nhiên, chớ để khúc mắc làm điên đầu :)
Kiến thức của tôi không bằng bạn rồi , nhưng cũng xin góp một chút ý mong bạn xem xét .
1/Khoa học có thể tạo ra một thai nhi và việc tôi và bạn gái tạo ra một thai nhi có khác gì nhau ? Vì sao Thức Tái sinh không còn ứng dụng nữa ?
Theo tôi được biết công thức Đức Phật đưa ra là : Tinh cha(tinh trùng) + huyết mẹ(máu kinh nguyệt) + hư không(khoản trống) = Em bé .
Hình như là không có khái niệm là "quan hệ tình dục" trong các nhân tố đó . Do vậy không sai .

2/Đức Phật là một vị thầy vĩ đại , nên những gì mà nói ra mà hiểu được thì Đức Phật nói , còn nói ra mà chúng ta không hiểu được thì Đức Phật không nói . Chắc hẳng bạn không quên khi Đức Phật vừa thàh Đạo thì vị trời phải khẩn xin Đức Phật thuyết pháp độ đời .
Và trước khi Đại Đức Mục Kiền Liên thấy Ngạ Quỷ thì Đức Phật không hề nói một chút gì về giống nòi này cả . Vì không ai thấy thì Đức Phật nói ra ai tin ? Và hoài nghi là một kiết sử đáng sợ .

Từ đó tôi tin rằng Đức Phật biết hết những gì mà khoa học ngày nay đã phát triễn đến vì thành quả khoa học ngày nay theo tôi ngài đã trải qua hang tỷ lần rồi , thông qua vô lượng kiếp tu tập . Nhưng ngài không nói vì nói ra ai hiểu? ai tin? Ngài chỉ nói nhưng điều người ta hiểu , tin và thực hành được .

Về Alạida thức thì đã Đức Đại Đức Viên Minh( từ nhỏ đã theo tư tưởng Bắc Truyền) nói như sau :

Hôm nay, chúng ta nói về tiến trình tâm, tiếng Pāli gọi là Citta vīthi. Vīthi nghĩa là lộ trình, là diễn tiến, một dòng diễn tiến. Citta là tâm. Tâm tức là thức. Có 6 thức. Mặc dù 900 năm sau Đức Phật Niết Bàn, Thế Thân giới thiệu thêm 2 thức là Mạt-na và A-lại-da, nhưng 2 thức này không có gì mới lạ, nó nằm trong tiến trình tâm ngang qua 6 thức mà chúng ta sắp nói đến.

Nói có 6 thức là tùy hiện tượng mà gọi tên khác nhau thôi, sự thực khi một tâm hiện khởi nó diễn tiến qua một lộ trình gọi là tiến trình tâm. Ví như dòng điện, tác dụng lên bóng đèn thì sáng, tác dụng lên máy quạt thì cánh quạt quay, tác dụng lên bàn ủi thì sinh nhiệt, nhưng cũng chỉ do một dòng điện mà thôi. Dòng điện đó ví như dòng tâm hiện khởi ngang qua các căn vậy. Cũng ví như nước và sóng, gió nhẹ tác động lên nước thì sinh sóng lăn tăn. Bão lớn tác động lên nước thì sinh ra sóng thần, nhưng chỉ là nước đó thôi. Tùy duyên mà gọi.

Vậy khi nói tâm hay thức chúng ta đừng câu nệ ở nơi cách phân loại mà chỉ quan sát ngay nơi cái tâm đang hiện khởi để thấy diễn biến của nó.

Duy Thức học nói có 8 thức. Abhidhamma Nguyên Thủy nói tiến trình tâm ngang qua 5 môn có 9 giai đoạn và ngang qua ý môn chỉ có 4 giai đoạn. Từ "giai đoạn" tôi dùng đây tương đương với chữ thức trong 8 thức của Duy Thức học.

Cũng theo Abhidhamma, nếu đứng về phương diện cõi giới thì có 4 loại tâm: dục giới tâm, sắc giới tâm, vô sắc giới tâm, siêu thế tâm. Nếu đứng về phương diện nhân quả, thiện, bất thiện, vô nhân, bất động, duy tác v.v... thì có tới 89 tâm hoặc 121 tâm. Nếu đứng về phương diện hiện khởi qua các căn thì nói có 6 thức. Vậy tùy tác dụng, tùy phương diện mà gọi thôi chứ đừng nên chấp trước. Quan trọng ở chỗ mình thấy được sự vận hành của tâm như thế nào chứ không cần gọi tên nó làm gì. Giống như một chậu nước, mình lấy cái ly mà đong thì 10 ly, nhưng lấy 1 cái gallon mà đong thì chỉ có ½ gallon, phải không? Nửa gallon bằng 10 ly, 10 ly bằng 1 chậu. Cả 3 đều đúng. Vì thế không nên tranh cãi về con số thống kê tâm làm gì, mà quan trọng là mình phải thấy diễn biến của tâm nơi chính tâm đang vận hành. Vậy chúng ta thử chú ý theo dõi trình tự diễn biến của tâm như thế nào. Đây là sự kiện tâm khá vi tế, không nên lý luận mà chỉ chú tâm quan sát

Thực tại hiện tiền


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Quang4311 đã viết:Xin cho phép hỏi điều này nữa, có vẽ hơi ngớ ngẩn, :). Chẳng hạn, người bố thí thì được quả là giàu sang, như vậy còn người được bố thí thì sao? Người đó có bị quả "nghèo" không, hoặc dã phải trả nợ cho người bố thí trong kiếp sau?
Tư tưởng Phật Giáo trên tivi và phim kiếm hiệp thì có 2 chữ "mắc nợ" . Nhưng Phật Môn thì không có đâu bạn à .
Bạn nên nhớ "Nghiệp là thừa tự của chúng sinh và chính chúng sinh tạo nên nó chứ không ai khác" .

Người ta cho bạn , bạn nhận và bạn không có mắc nợ người ta gì cả . Trừ khi bạn thiếu tiền của người ta . Còn nếu cho rồi mà đòi lại bạn không trả cũng không sao cả . Vì ai biểu cho bạn làm chi ráng mà chịu .

Thân Mến


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

>Theo tôi được biết công thức Đức Phật đưa ra là : Tinh cha(tinh trùng) + huyết mẹ(máu kinh nguyệt) + hư không(khoản trống) = Em bé

không phải “hư không” đâu, Phật nói là “hương ấm” đó, xin coi Trung Bộ Kinh, phẩm số 38 ; sau này theo A tỳ đạt ma phái hương ấm (gandhabba) là nguồn thức của “thức tái sinh” tạo em bé

thức nghĩa của nó tùy theo phạm vi đề mục, có thể là bao trùm khắp nơi, có thể là nghiệp thức của chúng sinh hữu tình, có thể là sáu thức của cá nhân

thức thứ sáu thường có nghĩa ý thức trong phạm vi cá nhân; A tỳ đạt ma phái có bàn đại khái về hương ấm (gandhabba) nhưng về sự hình thành và luân lưu của nghiệp quả thì vẫn mơ hồ; Du già phái khai triển thêm a lại da thức là để nói đến khía cạnh này

tangbong


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp???

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

THành thật xin lỗi bạn công thức ấy tôi đã ghi thiếu , xin được sửa lại như sau :

Tinh cha + huyết mẹ + hư không + Thức Tái sinh = Em bé .

TInh cha : không phải là sự nối liền tiếp theo của nhân quả , chỉ là điều kiện
(xem lại phần phần phạm trù nguyên nhân , kết quả theo tư tưởng M-L)
Huyết mẹ :nt
Hư Không :n
Thức Tái Sinh chính là cái quả của nghiệp quá khứ .

Nói về Thức thì có 2 loại , cách gọi chung nó là thức đơn giản vỵa thôi . Nhưng Thức Tái Sinh và Thức Uẫn lại là hoàn toàn khác nhau .

Khi Phái Du Già khai triển thêm Alạida thì lại nảy sinh thêm một tư tưởng mới đó là :Trung ẤM Thân .
Tư tưởng này lại nói khác đi với lý thuyết Nhân , Quả hay SInh Diệt của Phật Môn .
Theo bạn biết thì sự sinh diệt là liên tục không gián đoạn , cũng như Nhân Quả cũng tương tợ . Không có sự chờ đợi hay bất kì điều gì tư tợ như vậy .

Nhưng nêu nói rằng phái Du Già khai triển thêm thì không chính xác . Thật ra phái này chỉ là nói một cách khác cùng 1 ý của Vi Diệu Pháp mà thôi .

Tâm thật sự khởi lên theo trình tự như sau (đối với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân):

1 sát-na - Ngũ môn hướng tâm
1 sát-na - Ngũ thức .
1 sát-na - Tiếp thọ tâm
1 sát-na - Suy đạc tâm
1 sát-na - xác định tâm
7 sát-na - Tốc hành tâm
2 sát-na - Đồng sở duyên

Tốc hành tâm: đây là giai đoạn quan trọng hình thành sự tạo tác của tâm kéo dài đến 7 sát-na. Nó chính là hành trong ngũ uẩn. Hầu hết các tâm sở quần tụ ở đây tùy theo tính chất thiện, bất thiện, bất động hay siêu thế tâm. Mạt-na thức nằm trong tốc hành tâm này.

Đồng sở duyên: diễn ra trong 2 sát-na tâm, nó giữ vai trò như A-lại-da trong Duy Thức để ghi nhận lại tiến trình tâm vừa xảy ra, nhất là giai đoạn tốc hành tâm.

Đồng sở duyên tương đương với thức uẩn trong sự tập khởi của ngũ uẩn, về phương diện ghi lại chủng tử.

Tất cả các giai đoạn tiến trình tâm này đều có sự hiện diện của thọ.

Mạt-na thức là một phần của tốc hành tâm và A-lại-da thức chính là đồng sở duyên. Vậy không phải chỉ 6 thức mới sinh diệt mà công năng của Mạt-na và A-lại-da cũng vô thường sinh diệt tùy lúc. Không nên chủ trương có một cái tâm thường tồn mà rơi vào bản thể luận thường kiến

Do vậy tất cả điều là một tiến trình tâm Vô Ngã và VÔ Thường . Khi chúng sinh gọi là chết thì tiến trình tâm cũ phải diệt hoàn toàn không còn lưu lại dù chỉ một sát na tâm nào cả . Và ngay tức thì vừa diệt và sinh ngay một chúng sinh khác .

Thân ^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]11 khách