Chuyện cái bát vàng

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hoadao_vnn
Bài viết: 2
Ngày: 25/02/09 01:06
Giới tính: Nam

Chuyện cái bát vàng

Bài viết chưa xem gửi bởi hoadao_vnn »

Mình có đọc chuyện Tây Du Ký, có đoạn cuối nhận kinh qua 2 ngài Anan, Ca Diếp. Tây Du Ký chắc mọi người đọc nhiều rồi, nhưng mình lang thang trên web, thấy có bài này, cũng thú vị, nên copy and paste lại đây cho mọi người coi chơi.


- Ồ, “ngẩn ngơ” đấy à..? Trận “cuồng phong” nào đưa ông trở lại với nơi thâm u cùng cốc này với tôi vậy?
- Chào đầu trọc! Tôi đang có vài điều thắc mắc mà không biết hỏi ai…Hôm nay thấy nhớ người nhớ cảnh nên tôi tìm đến thăm ông đây!
- Hề..hề…muốn hỏi gì thì hỏi, nhưng chắc ông không quên đem theo “bát vàng” đấy chứ?
- Ở nơi thâm u cùng cốc này ông còn cần “bát vàng” của nhân thế làm chi?
- Hề..hề…không lẽ “uống nước lã hít khí trời” mà có thể thuyết pháp cho ông nghe hay sao?
- Thôi được rồi, được rồi, tôi hiểu mà? Tôi đã chuẩn bị sẵn một ấm trà thơm đem biếu ông rồi đây..! Giờ thì cho tôi được hỏi ông một vài điều nhé..?
- Ông cứ hỏi!
- Hãy cho tôi biết ý nghĩa thực sự của việc cúng dường cho một bậc giác ngộ là như thế nào?
- Đó là tiền “đút lót” để bậc Thầy giúp ông triệt tiêu nghiệp lực hoặc giải bớt nghiệp lực khi tham gia đấu đá bon chen với đời, nếu ông chỉ là một người bình thường không tu luyện. Đó là “chi phí cần thiết” để vị Thầy xóa tên ông khỏi sổ sinh tử nơi địa ngục, lấy xuống khỏi thân ông những thứ không cần thiết, và cấp lên thân ông những thứ cần thiết nếu ông là người tu luyện hay bắt đầu phát tâm tu luyện! Đối với người thế gian thì tiền bạc luôn là quan trọng nhất, nhưng ở những thế giới khác thì không hề tồn tại khái niệm về tiền bạc. Vì vậy, ông phải đánh đổi thứ mà ông cho là quý nhất trong hiện tại. Tôi nói là quý nhất đối với ông, với người bình thường, chứ với bậc Thầy giác ngộ thì ba cái thứ vật chất vụn vặt của thế gian không thể đổi lấy một chút xíu công đức của ngài đâu!
- Tôi nghe nói cúng dường cho bậc giác ngộ sẽ được rất nhiều phước báo cho hiện tại và phước báo đến kiếp sau mà sao nhiều người nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn hoàn khổ? Xin ông nói rõ về điều này!
- Như ông đã biết, tiền bạc là thứ có giá trị bậc nhất với người thế gian, nó được xem là thước đo của mọi thước đo đối với chúng sinh nơi Ta bà, nhưng đối với những thế giới khác thì không tồn tại khái niệm về tiền bạc. Ở những thế giới đó con người không còn phải mang cái thân xác máu thịt, nặng nề thậm chí là ô trọc này nữa, nên không tồn tại giá trị của tiền bạc. Trước khi gặp được minh sư, trước khi phát tâm tu tập thì nhiều người và ngay cả ông đã tạo rất nhiều ác nghiệp, ác nghiệp trong hiện tại và định nghiệp từ tiền kiếp. Cộng tất cả lại thì có thể thấy ông không có cơ may để được gặp minh sư, để học pháp, do đó việc cúng dường nên hiểu chỉ đơn giản là một hình thức ông giải trừ bớt nghiệp lực cho mình thông qua công đức to lớn không thể nghĩ bàn của vị Thầy. Vì sao tôi dùng từ “đút lót” thì chắc ông đã hiểu!

Từ cổ chí kim chỉ nghe nói “bần đạo” chứ làm gì có “phú đạo” bao giờ? Ông hỏi vì sao ư? Ông thắc mắc vì sao cúng dường nhiều mà vẫn nghèo vẫn khổ ư? Vậy không lẽ ông cúng dường để mong ngài phù hộ cho sớm phát tài? Hề..hề…Thực ra trong vũ trụ có một pháp lý thế này…Khi một người phát tâm tu tập, mong gặp được minh sư thì xem như Phật tính đã xuất lai. Một khi Phật tính xuất lai sẽ gây chấn động tam thiên đại thiên thế giới khiến chư Phật mười phương đều vui mừng hoan hỉ. Một niệm muốn tu hành là trân quý nhất vì người đó muốn “phản bổn quy chân”, muốn trở về chứ không phải là sống và bon chen nơi Ta bà tạm bợ này. Là người tu luyện thì ông nên biết rằng cõi Ta bà là nơi để tu luyện mà trở về chứ không phải nơi để ở. Khi Phật tính xuất lai thì lập tức ở bất kỳ nơi nào đó minh sư sẽ biết và âm thầm trợ lực cho người đó, cũng như lấy xuống khỏi thân họ những thứ không cần thiết và cấp lên thân họ những thứ cần thiết cho việc tu luyện. Như thế thì ba cái vật chất vụn vặt của ông có đáng kể gì đâu?
Nếu ông là người tu luyện kém do bẩm sinh thiên tiên yếu kém hay do căn cơ ngộ tính thấp thì ông phải chịu khổ. Ông nên biết rằng xung quanh thân thể mỗi người đều được bao phủ bởi một trường năng lượng màu trắng. Trường vật chất này lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào phước đức của mỗi người. Tôi tạm gọi nó là trường đức. Nếu ông chăm làm việc thiện và tu hành theo chánh pháp thì trường đức này càng ngày càng lớn. Trường đức lớn đến một mức độ nào đó thì vị Thầy sẽ giúp ông diễn hóa nó thành công, hay còn gọi “tăng công” là như vậy. Nhưng trường vật chất màu trắng, hay trường đức này sẽ nhanh chóng nhỏ đi thậm chí là chuyển sang màu đen nếu ông làm những điều ngược lại. Với người thường thì chỉ có thể đánh giá qua sắc diện bề ngoài cũng như vẻ tịnh, an lạc của người đó, nhưng với bậc Thầy hay với người tu luyện đã khai mở được Thiên nhãn thì có thể thấy trường đức kia lớn nhỏ ra sao hết sức rõ ràng. Và đây cũng là biểu hiện cơ bản để vị Thầy đi tìm người học trò đích thực. Người nào có trường đức càng lớn thì tu luyện càng nhanh, và ngược lại. Cho nên người tu hành thường phải chịu khổ để diễn hóa cái vật chất màu đen kia thành cái vật chất màu trắng!
- Vậy theo ông thì người tu tại gia như tôi nên làm thế nào để vẫn có thể “tốt đời đẹp đạo”?
- Ông có gia đình, vợ con và tất cả những mối quan hệ trong xã hội người thường thì cần phải duy trì để tất cả những mối quan hệ đó đều luôn ở trong trạng thái tốt, thậm chí phải giúp cho người thân và người xung quanh ông hưởng được cái an lạc do trường đức tỏa ra từ ông. Sau khi trả hết ác nghiệp mà ông đã tạo ra thì ông tiếp tục làm ăn, kiếm tiền theo chánh pháp của Như Lai để duy trì sự cân bằng cho những mối quan hệ mà ông đang là một phần của sự ràng buộc. Tức phải sống tốt hơn và có trách nhiệm hơn với mọi người. Ông đừng cho rằng tu luyện thì cần cắt hết mọi nhân duyên với người đời và bỏ bê công việc thường ngày. Vì sao ư? Vì ông còn đang ở trong xã hội người thường, mà muốn tồn tại trong xã hội người thường thì ông phải ổn định về tài chính. Cúng dường là như vậy, tu luyện là như vậy, và kiếm tiền là như vậy..!
Có không ít người không đủ kiên trì và nghị lực để chịu khổ nên chỉ sau một thời gian gắn bó với minh sư là họ bỏ đi tìm danh tìm lợi nơi xã hội người thường. Ý muốn của mỗi người là bất khả xâm phạm. Nếu ông muốn tu luyện thì minh sư tại thế hay một bậc giác giả ở một cõi nào đó sẽ giúp ông, nhưng nếu ông muốn làm người thường thì không ai ngăn cản được, vì ý muốn của con người là bất khả xâm phạm. Như ông biết đấy, các vị tổ của Đạo gia như Trang Tử, Trương Tam Phong đều sống một đời hết sức bần hàn và luôn túng thiếu…Và người ta đều dùng một từ chung chung là “bần đạo” chứ có gọi là “phú đạo” bao giờ? Hề..hề…
Này, “ngẩn ngơ”, chẳng có một vị Thầy nào vào đời độ nhân mà không có pháp hay để dạy học trò cả…Ông chưa thấy hay vì ông chưa xứng đáng để được học pháp hay đó thôi!!! Hôm nay ông chỉ mang một ấm trà thơm đến cúng dường thì tôi chỉ nói cho ông nghe về ý nghĩa của việc cúng dường, nếu ông muốn hỏi thêm những chuyện khác thì cần phải có cái gì tương xứng để trao đổi chứ..? Hề..hề…


Nguồn : http://www.duongsinh.net


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Chuyện cái bát vàng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Well said tangbong

Tu`y ki` tâm ti.nh tă'c Phâ.t đô. ti.nh. kinhle kinhle kinhle
Du.c ti.nh Phâ.t đô. tiên ti.nh ki` tâm. kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]39 khách