Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

XIN CHÀO BẠN LUUUU:
A DI ĐÀ NHƯ LAI PHÁT NGUYỆN KHÔNG SAI,trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.



TỘI NGŨ NGHỊCH CÒN CỨU ĐƯỢC, CHỨ TỘI HỦY BÁNG CHÁNH PHÁP THÌ KHÔNG CỨU, NGƯỜI HỦY BÁNG THÌ LÀM GÌ TIN CÓ PHẬT A DI ĐÀ THÌ LÀM GÌ CÓ TÍN, ĐÃ KHÔNG CÓ TÍN THÌ LÀM SAO CÓ NGUYỆN, CÓ HẠNH 3 TƯ LƯƠNG KO CÓ THÌ LÀM SAO VÃNG SANH? KHÔNG CÓ ĐẠO LÝ NÀY
KINH HOA NGHIÊM DẠY 1 LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ 1. VẬY THÌ 1 NGUYỆN THỨ 18 LÀ TẤT CẢ CÁC PHÁP MÀ ĐỨC THẾ TÔN NÓI XUỐT 49 NĂM GIẢNG TƯỜNG TẬN THÌ CẢ ĐỜI GIẢNG KHÔNG HẾT ,MÌNH BIẾT CÓ 1 VỊ PHÁP SƯ GIẢNG CŨNG RẤT TƯỜNG TẬN NGƯỠNG MONG BẠN NGHE
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... mTinUa.wmv
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... Phuong.wmv
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... Tam-01.wmv
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... Tam-02.wmv
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Tric ... iepDan.wmv




http://niemphat.net/Kinh/voluongtho-adida_25K-PDF.pdf
http://niemphat.net/Luan/chugiaivoluongtho.htm
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Thế nên trong pháp môn này, Phật dạy chúng ta ‘chí tâm xưng danh, niệm tụng’; niệm tụng tức là đọc tụng Ðại Thừa. Trong sự đọc tụng kinh điển Ðại Thừa thì kinh Vô Lượng Thọ là hạng nhất, lúc giảng giải tôi đã phân tích rõ cho mọi người rồi. Chúng tôi không có khả năng phân tích như vậy, mà chính là cổ đại đức thời Tùy, Ðường nói cho chúng ta biết “Hết thảy kinh đến sau cùng đều quy về kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm quy về Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ quy về bốn mươi tám nguyện, bốn mươi tám nguyện quy về nguyện thứ mười tám”. Hiện nay có người đề xướng Bổn Nguyện Niệm Phật, trong Bổn Nguyện đặc biệt chú trọng nguyện thứ mười tám. Hoàn toàn y theo nguyện thứ mười tám niệm Phật, có thể vãng sanh hay không? Nếu thật sự y theo thì nhất định sẽ được sanh! Nếu chỉ đề xướng lâm chung mười niệm, một niệm đều có thể vãng sanh, lúc bình thường có thể khỏi giữ giới luật, có thể làm chuyện hồ đồ sai trái, có thể tạo tác tội nghiệp, đến lúc lâm chung niệm Phật cũng có thể vãng sanh thì lời này nói chẳng sai, nhưng lúc lâm chung bạn có nắm chắc có thể niệm Phật được hay không? Bạn hãy quan sát kỹ phần đông những người lâm chung có đầu óc tỉnh táo hay chăng? Nếu lúc lâm chung hồ đồ, mê man, người khác giúp họ niệm thì họ cũng chẳng chịu nghe. Lúc lâm chung nghiệp chướng hiện tiền, Phật hiệu nghe chẳng lọt vào tai, thậm chí nghe Phật hiệu liền sanh phiền não. Tôi đã đích thân chứng kiến hạng người này, niệm Phật suốt cả đời nhưng đến lúc lâm chung chẳng chịu niệm, tham sống sợ chết, không thể buông xuống. Bổn nguyện như đã nói đó không sai, nhưng trên phương diện sự tướng thì rất khó, khó vô cùng! Ðó là thiện căn phước đức nhân duyên như thế nào, chúng ta phải hiểu rõ ràng. Cổ đại đức đúng là từ bi đến cùng cực, phân tách cho chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận, khuyên chúng ta đừng giữ tâm niệm cầu may, nhất định phải ‘chân đạp thật địa’, hết lòng nỗ lực tu học, lúc lâm chung mới nắm chắc. Người cầu may đến sau cùng nhất định sẽ thất vọng. Thế nên đề xướng Bổn Nguyện, xả bỏ giới hạnh là đi con đường nguy hiểm. Những luận điệu này bề ngoài hình như cũng có đạo lý, trong kinh Phật có nói như vậy, nhưng nếu bạn phân tách cặn kẽ thì không có đạo lý, đều là giải thích sai ý nghĩa của Phật, giải méo mó rồi, do đó ‘nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa’ đâu có dễ dàng như vậy ư!

Năm xưa lúc Thế Tôn còn tại thế, kinh Vô Lượng Thọ khẳng định là đã được giảng nhiều lần, mỗi lần tuyên giảng pháp môn này thì thính chúng đều khác nhau. Trong kinh ghi Thường Tùy Chúng là bao nhiêu đó người, trừ những vị Thường Tùy Chúng ra, phần đông những người còn lại [trong mỗi lần giảng đều] chẳng giống nhau. Thế nên đức Phật đối với sự giới thiệu Tịnh Tông, giới thiệu Tây phương Cực Lạc thế giới có giản lược, tường tận khác nhau, nên sau này kết tập kinh điển, nội dung kinh điển khác biệt rất lớn. Rõ ràng nhất là bốn mươi tám nguyện trong năm bản dịch gốc, có kinh thì ghi hai mươi bốn nguyện, có kinh thì ghi bốn mươi tám nguyện, có kinh thì ghi ba mươi sáu nguyện, đây là sự khác biệt rõ ràng nhất. Nếu đức Phật chỉ giảng một lần, bất luận người dịch kinh là ai, con số này nhất định phải giống nhau, không thể nào khác biệt nhiều như vậy, từ chỗ này có thể chứng minh là Phật đã giảng kinh này nhiều lần. Chúng ta muốn nhận thức tây phương Cực Lạc thế giới, hiểu rõ viên mãn thì phải đọc hết những lần Phật giới thiệu [ghi trong những bản kinh gốc này].

Kinh điển thời xưa đều được chép bằng tay, số lượng lưu thông rất ít, một người trong đời có cơ hội đọc hết năm bản dịch gốc này là người có phước báo to lớn, nhân duyên thù thắng. Phước báo của cư sĩ Vương Long Thư triều Tống rất lớn, đương nhiên cũng được Phật lực gia trì, trong năm bản dịch gốc ông chỉ đọc được bốn bản và chẳng có dịp coi bản kinh Ðại Bảo Tích dịch đời Ðường. Cho nên trong bản dịch Vô Lượng Thọ Hội trong kinh Ðại Bảo Tích có một số đoạn rất quan trọng mà bốn bản dịch gốc kia chẳng có. Cư sĩ Vương Long Thư cũng thực sự vô cùng tài giỏi, biết phần đông người ta rất ít cơ hội xem được nhiều bản kinh như vậy nên ông bắt đầu hội tập. Hội tập tức là tập hợp những bản dịch gốc, hội tập những lời nói của Phật trong mỗi bản dịch gốc lại, đọc bản hội tập này giống như đọc bốn bản dịch gốc kia vậy, đây là một chuyện tốt, đại từ đại bi.

Bản này được ghi vào Ðại Tạng kinh, được nhập tạng nghĩa là được những đại đức trong nhà Phật thời xưa nhìn nhận, khẳng định cách làm này chính xác, chẳng sai. Vì vậy bản hội tập của Vương Long Thư được lưu truyền đến đời sau, những lời trích dẫn kinh Vô Lượng Thọ ghi trong cuốn Di Ðà Kinh Sớ Sao của Liên Trì đại sư phần đông đều lấy từ bản hội tập của ông Vương, như vậy nghĩa là bản này được sự khẳng định của Liên Trì đại sư. Về sau có bản tiết hiệu của Bành Tế Thanh, bản hội tập của Ngụy Mặc Thâm. Bản của ông Vương và ông Ngụy đều có khuyết điểm, khuyết điểm này chính là ‘lấy bỏ’ (chọn lựa chữ) chẳng hoàn thiện, chẳng xứng; họ đã sửa đổi văn tự của bản dịch gốc. Ðối với họ mà nói thì sự sửa đổi này chẳng có vấn đề, đích thật còn hay hơn văn tự của bản dịch gốc. Ấn Quang đại sư chẳng tán thành, ngài có đạo lý là vì sợ người đời sau tùy tiện sửa đổi lời kinh. Họ đã sửa đổi kinh văn và mở ra một tiền lệ, làm cho người đời sau noi theo đó mà sửa đổi kinh văn, kinh này truyền đến các đời sau thì sẽ thay đổi mất hết, tuyệt đối chẳng thể mở ra thói quen này. Ấn Tổ phản đối có hai điểm, một là chỗ lấy bỏ không thỏa đáng, hai là sửa đổi nguyên văn, chứ chẳng nói rằng không được hội tập.

Ðến những năm đầu thời Dân Quốc, bản hội tập của [lão cư sĩ] Hạ Liên Cư ra đời, bản hội tập này thực sự rất hoàn thiện. Nhưng có một số người chấp trước thành kiến, phản đối bản hội tập này, muốn đề xướng đọc năm bản dịch gốc. Nếu phản đối bản hội tập, đề xướng một trong năm bản dịch gốc, thì trong bốn bản còn lại vẫn còn một số kinh văn quan trọng sẽ chẳng đọc đến. Mục đích của việc đọc tụng Ðại Thừa là để phá nghi sanh tín, là để xây dựng lòng tin. Ðây đều là thiên lậu chấp, thiên kiến, thiển kiến, hiểu biết nông cạn, những chấp trước này đều sai lầm. Lại nói cụ Hạ là cư sĩ, cư sĩ chẳng có tư cách để hội tập kinh tạng. Vương Long Thư là cư sĩ, Bành Tế Thanh cũng là cư sĩ, Ngụy Nguyên cũng là cư sĩ; Liên Trì đại sư là người xuất gia, là Tổ sư Tịnh Ðộ Tông. Liên Trì đại sư có thể dùng bản của ông Vương, Liên Trì đại sư chẳng nói “Vương Long Thư là cư sĩ, chẳng có tư cách hội tập”, chẳng nói như vậy. Nếu nói người tại gia không thể làm chuyện này, nhất định phải là người xuất gia mới làm được, thế thì Phật pháp đã mất bình đẳng, nói cách khác, quyết định chẳng thể vãng sanh Tịnh độ. Tịnh độ là pháp bình đẳng, trong đề kinh có ghi ‘Thanh Tịnh, Bình Ðẳng, Giác’, tâm của bạn chẳng thanh tịnh, chẳng bình đẳng, một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu cũng chẳng thể vãng sanh. Tâm tịnh thì cõi nước tịnh, tâm bình thì cõi nước bình, Tây phương Cực Lạc thế giới là cõi nước thanh tịnh, bình đẳng, chư vị nhất định phải hiểu rõ đạo lý này.

Cụ Hạ chẳng phải người thường, sau khi bản hội tập của cụ ra đời, rất tiếc là Ấn Quang đại sư đã vãng sanh, Ấn Tổ chẳng xem qua bản này, tôi tin tưởng nếu Ấn Tổ xem bản này nhất định sẽ tán thán, sẽ tán thành. Tại sao vậy? Những lỗi lầm của các bản hội tập trước kia bản này đều chẳng có, bản hội tập này chẳng sửa đổi một chữ nào trong các bản dịch gốc, lại chọn lựa chữ vô cùng hợp lý, đương thời Huệ Minh lão hòa thượng khẳng định, đương thời đại đức bên Luật Tông là Từ Châu lão hòa thượng cũng khẳng định. Lão hòa thượng Từ Châu dùng bản hội tập này giảng tại Tế Nam, đại đức tại gia là lão cư sĩ Mai Quang Hy dùng bản hội tập này giảng trên đài phát thanh Trung Ương. Ngày nay bản hội tập này đã lưu thông khắp thế giới, phù hợp với lời tiên tri của lão cư sĩ lúc lâm chung, ngài nói với học trò rằng tương lai bản hội tập này sẽ từ hải ngoại truyền trở về Trung Quốc, lời này đã thành sự thật. Lúc bấy giờ mọi người đều hoài nghi, ngày nay đã khẳng định rồi, quả thật là như vậy. Ngài lại nói kinh này sẽ truyền khắp thế giới, bản hội tập của cụ Hạ hoàn toàn tương ứng với lời tiên tri của cụ. Chúng ta nhất định phải có lòng tin kiên định, nhất định chẳng hoài nghi, y giáo phụng hành, phải thường đọc tụng. Những gì trong kinh Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta phải hết lòng nỗ lực làm theo; những gì Phật dạy chúng ta không được làm, chúng ta nhất định phải tuân thủ. Niệm Phật như vậy phát nguyện vãng sanh thì đời này chúng ta mới thành tựu, chúng ta phải tin tưởng lời Phật dạy.

Mỗi chữ mỗi câu trong bản hội tập của cụ Hạ đều là nguyên văn từ năm bản dịch gốc, nếu có nghi hoặc thì chư vị có thể lấy năm bản dịch gốc ra để đối chiếu, lúc trước tôi đã in, tên cuốn này là ‘Tịnh Ðộ Ngũ Kinh Ðộc Bổn’. Trong đó có năm bản dịch gốc, bốn bản hội hiệu, tổng cộng chín bản của kinh Vô Lượng Thọ đều nằm trong cuốn này, mọi người có thể đối chiếu. Ba bản dịch của kinh Di Ðà, ba bản này là: bản dịch của La Thập đại sư, bản dịch của Huyền Trang đại sư, bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, cả ba đều in chung. Mục đích in cuốn này là để xây dựng lòng tin vững chắc cho chư vị đồng tu, đừng để người ta lung lạc dễ dàng, làm hỏng đại sự nhân duyên của chúng ta trong đời này, như vậy thì rất đáng tiếc.

Chúng ta nhất định phải biết đọc tụng Ðại Thừa, quy y kinh Vô Lượng Thọ, cung kính A Di Ðà Phật, biết hết lòng tu pháp cúng dường. Trong những buổi giảng chúng tôi đã báo cáo tường tận cho chư vị, làm sao cúng dường? ‘Cúng dường Như Lai, cúng dường chúng sanh, như giáo tu hành cúng dường’, đây là chân cúng dường, cúng dường như vậy tức là chân chánh cúng dường Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. Chúng ta tổng kết ý tứ trong kinh này, nếu chúng ta có thể thật sự chí tâm xưng danh, đọc tụng Ðại Thừa, quy y cung kính cúng dường, công đức của người này chẳng thể đo lường nổi. Người ấy nhất định sẽ được chư Phật Như Lai, chư đại Bồ Tát gia trì, chẳng phải chỉ có Ðịa Tạng Bồ Tát mà thôi; oai thần của những đại Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền gia trì, tất nhiên sẽ được quả báo chẳng thể nghĩ bàn.

http://niemphat.net/thanhhien/haliencu.htm
http://www.amtb.org.tw/pdf/02wlsg_word.pdf
http://www.amtb.org.tw/pdf/02wlsgkh.pdf


DÙNG IDM TẢI VỀ BẠN


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sự khác biệt về 2 bản dịch trong kinh Vô Lượng Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Kính thưa các bạn đồng tu! Mình lang thang trên mạng tìm đọc kinh điển tìm thấy 2 bản dịch của 2 vị về bổn nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà:
Hán dịch: Pháp Sư Khang Tăng Khải, Việt dịch: Sa Môn Thích Tuệ Ðăng.
"Ðiều nguyện thứ mười tám. Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp."

Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải;
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh.
"18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác".
Mình thắc mắc một điều là: với 2 cách dịch khác biệt như trên không biết ý nghĩa như thế nào ? Mong các đạo hữu chỉ dạy.
Kính!
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle

Đúng là điều nguyện thứ 18 có câu " Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và kẻ hủy báng chán pháp " Điều này để răn chúng sinh không làm những việc cực ác như vậy, để khuyên những người tu Tịnh Độ nên tránh làm những việc như vậy.

Tuy nhiên đối với những người đã phạm tội ngũ nghịch hoặc hủy báng chánh pháp, nhưng đã biết là sai, thành tâm sám hối thì chư Phật vẫn dang rộng vòng tay ra đón về Cực Lạc.
Ngài Đề Bà Đạt Đa phạm tội ngũ nghịch (làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp tăng ) mà Đức Phật Thích Ca còn thụ ký cho về sau này thành Phật nữa là vãng sanh.
Do đó Hòa Thượng Trí Tịnh tổng kết lại thì Ai hội đủ điều kiện Tín, nguyện, niệm Phật đều được vãng sanh, nên không đưa câu " Duy trừ những người phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chính pháp vào. (Vì những người này nếu đủ 3 điều kiện trên là đã thành tâm sám hối rồi).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách