Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

Hjc ... như có người chẳng thích nhục dục ..quán xét nhơ nhớp, gây nhiều phiền não nên muốn ly dục... Lại thích ở nơi sắc ... Thích ở nơi tình yêu, trong sáng một chút nếu là tình yêu nam nữ ( ra đường vẫn liếc mắt ) ... Vì còn ham thích tình cảm, nên cũng chẳng muốn để nhục dục, cấu uế làm mờ bẩn.
Tình
Như một đóa hoa đẹp ... hay đứng trước khung cảnh đẹp ... chắc không khỏi động lòng huống gì là đứng trước một "đóa hoa" xinh đẹp thực sự...
Ái biệt ly là đau khổ .... vì lẻ gì vậy ? Đặng ở đây em muốn hỏi, ái biệt ly đau khổ có phải vì tham luyến. Có phải duy nhất vì tham luyến sinh ra sân si ... ghen tức hờn giận ... sinh ra hụt hẫng ... phiền não.

Nếu không có tham luyến, ví dụ như có thì yêu không có thì thôi chẳng níu kéo thì có còn đau khổ hay không .... Ví dụ như là, mình thấy hoa hồng đẹp, hoa lan đẹp ... yêu thích hoa hồng và hoa lan, hoặc nếu làm vườn cũng bỏ công chăm sóc ... bảo vệ . Lúc hoa tàn thì thản nhiên ngắm hoa tàn vì biết hoa phải nở phải tàn. Nếu làm được điều này thì còn khổ hay không vì lẻ gì nữa .... Mong được chỉ dạy để rốt ráo ạ. :D

Thật ham thích ở nơi tiểu thừa ... thấy hạnh phúc nhỏ nhoi cho là đủ ... hạnh phúc đó cũng chẳng bền. ./..,., #-o

Có thể nào lại tách đôi ái và dục ra làm hai ? để hàn phục một nữa không ? nghĩa là còn tình cảm hay là có còn tình yêu nam nữ nhưng chẳng có lòng thèm muốn, ví như nói là tình yêu cao thượng đi. Hay ví dụ như ... Người làm vườn kia, yêu thích hoa lan và hoa hồng ... rất rất yêu ... nhưng khi đi chợ hoa thấy bông hồng rất đẹp lại chẳng nổi tâm tham ... chẳng có dục vọng thèm muốn bông hoa đó là của mình ... chỉ đơn thuần thích và yêu làm người đó thấy hạnh phúc.

Hjc ... cho cháu phát biểu bừa bãi vài câu, nếu có ai đó đánh cho cháu một đòn thức tỉnh thì cháu xin cảm ơn ạ.
Tình yêu cao đẹp ( nam nữ ) đẹp nhất khi chỉ có yêu và yêu, chẳng có tham sân si ...( Tình yêu cao thượng do cháu mới phát minh) Chẳng có ghen tuông, hờn giận, chẳng có trách móc ... chẳng mê muội ... chẳng có những thứ gây đau khổ ... chẳng có ràn buộc của thế gian ...
Yêu nhau đến phút cuối chúc phúc khi phải lìa xa nhau, tin tưởng ...

Đức Phật không nói là " Ai lẩn tránh được ái dục " Mà là " Hàn phục " cháu nghĩ là nó vẫn tự do xuất hiện, có thì yêu không có thì không luyến tiếc. Cháu nói điều đó giống như là lợi dưỡng trong ái dục mà vẫn không bị đau khổ thật trái với pháp trung đạo của Phật ... Nhưng nếu ai đó ham thích tiểu thừa có thể nào nói cho họ hiểu, " tại sao yêu lại khổ, tôi thấy yêu là hạnh phúc mà " ... Yêu mà không đau khổ hoặc là lấy vợ mà không bị vợ hành mà rõ nghĩa phải biết tu tâm, quán tham sân si ... lại chẳng để ái dục quá chi phối quá mức. ./..,., Mong ai cho một gậy nữa ...

***** Về phần bệnh ... bệnh khởi từ trong ra ... Nhìn lâu hại tinh, nghe lâu hại thần, ngồi lâu hại mạch, nằm lâu hại khí, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân, nóng giận hại gan, lo nghĩ hại tỳ, buồn quá hại phổi, no quá hại dạ dày, sợ quá hại thận, cười nhiều hại eo, nói nhiều hại dịch, ngủ nhiều nhục, nhiều mồ hôi hại dương, nhiều nước mắt hại huyết, đa giao hại tủy. ... . tu tâm chữa mấy loại bệnh này. Ví như chẳng sân giận nữa, chẳng lo nghĩ, thảnh thơi, an lạc ... ăn uống tiết độ, giữ gìn thân khẩu ý ... ly dục ... thức tỉnh chẳng ngủ nhiều ... Tâm bệnh sinh ra thân bệnh. Do chẳng biết tu tâm. trì giới

Hjc lại có bệnh bên ngoài vào:( do nghiệp .... có người tu tâm rồi nhưng vẫn còn bị nghiệp này) Bị virus ... bị bệnh truyền nhiễm ... ghẻ lở , hay chẳng may bị thương tật, chấn thương ... Bại liệt ... tàn tật . Bệnh do nghiệp, lại nên làm phước, mong chư Phật gia hộ ... gắng tu tâm nhiều hơn để tiêu trừ nghiệp,được cơ duyên có người nào đó chữa lành, tín tâm hy vọng chẳng nên thối chí ... bệnh do nghiệp này là một thử thách rất lớn, bệnh hoằng hành nếu chẳng biết tu tập, thân bệnh sinh ra tâm bệnh, khó chịu làm cho tham sân si nổi lên, lại đốt cháy hết bao nhiêu công đức, thật là nên thức tỉnh, gắng sức.. thật khó gắng sức ..... Có những bệnh đau khổ , thật đau khổ, hjc chẳng mấy ai kham được..
Nên làm sao khi kham không nổi ... Cầu cứu mấy anh chị thêm một lần nữa những phương pháp thiết thực nhất. Cảm ơn Tâm Huệ trong bài thuyết pháp của Thầy mình nghe được " Hãy gọi thầy cho trường tâm linh của mấy con hoà vào của thầy, các con sẽ thấy an lạc dễ vượt qua hơn " Tâm Huệ có thể nào giảng nghĩa cho em một tí được không, em thấy ý này cũng hay lắm. Nhưng nó chỉ là đối với ai đó hay là đối với tất cả. :(


Tâm Huệ
Bài viết: 32
Ngày: 21/05/09 19:06
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Huệ »

Hình như bạn shine đang rất khổ tâm thì phải, ngồi đó mà nghĩ ngợi và tự lý luận đủ thứ hết á.

Từ trường của Thầy ở đây là từ trường: " bất động, thanh thản, an lạc và vô sự" Đó cũng là trạng thái Niết Bàn mà chúng ta hướng tới. Cũng không phải khó đâu vì ai cũng kinh nghiệm trạng thái này rồi, trạng thái khi mà tâm an ổn, thanh thản í mà. Chỉ có điều chúng ta gìn giữ và bảo vệ trạng thái đó được bao lâu thôi. Như Đức Phật chẳng hạn thì luôn luôn vì Đức Phật đã Vô Lậu hoàn toàn rồi.

Ở đây Thầy dạy vậy là để động viên, tạo niềm tin chúng ta cố gắng tu hành, bảo vệ trạng thái tuyệt vời đó của Tâm là chúng ta đang ở bên Thầy.

Shine tham khảo và đọc nhiều tài liệu cũng như pháp thoại trên trang web ở chữ ký của TH nhé! Muốn tìm hiểu thêm hoặc gặp gỡ những người tu theo pháp của Thầy thì có thể liên lạc bằng cách gửi thư cho TH. TH sẽ chỉ giúp bạn.

Chúc shine an vui sớm vượt qua tình trạng không tốt này!


shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

S an lạc cảm ơn... Tâm Huệ, mấy hôm nay em lại lang thang đi tìm bản chất của tình yêu ... đau khổ có, vui sướng có. Tâm lăng xăng tạo tác không ngừng, hạnh phúc trong tình yêu như bọt bong bóng, đẹp nhưng chẳng bền ... sinh ra rồi vỡ tan, người thích bong bóng cố gắng thổi cho nó to tròn trịa, rồi nó cũng vỡ tan ... Bản chất của tình yêu thì càng phải được vun đắp, vun trồng thì nó tròn trịa xinh đẹp, căng phồng thì nó lại vỡ tan ra ... Như tình yêu sống khi đói chết khi no ... nhiều quá cũng ngao ngán giống như ăn hoài một món ... lại muốn đổi món mới ... Vứt đi là hạnh phúc.... Em không biết em hạnh phúc được bao lâu hay lại chạy đi kiếm cái mới nữa ...... Vứt đi rất khó, rất đau khổ, giờ thấy tiếc tiếc ... vứt xong thì nhẹ hết cả người, chẳng còn vướng bận ... Ở phần trên em viết mấy câu hỏi ? về ái và dục... Hjc nếu có ai trả lời cho em ngộ ra. Có khi em sẽ vứt tất cả luôn chẳng còn dám lụm lại nữa. Lại thỉnh cầu ạ. caunguyen

Ái này đã được hiểu ... ái này được trực nghiệm ... Ái này phải đoạn tuyệt. :)

@TH: Em muốn hỏi ... Có pháp thiền rải tâm từ của Đức Phật dạy, người ở trong vùng từ tâm này cảm giác thoải mái dễ chịu. Em muốn hỏi là còn những người ở ngoài vùng tâm từ này thì sao ? Ví dụ trong nhà có một thánh nhân, thoải mái dễ chịu thì đem lại tâm an lạc cho mọi người như là xài mạng LAN còn vị đó muốn gửi tâm từ của mình xa hơn thì làm cách nào ạ... Ví dụ như làm sao em với TH connect được. ^^ chỉ cách thức giao tiếp được không ạ.


quachvienlap
Bài viết: 59
Ngày: 08/05/09 00:57
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap »

Kính ĐH !
A Di Đà Phật !
Mình còn nhỏ nên Phật Pháp còn sơ sài nên biết bao nhiêu nói bao nhiêu nha , Đức Phật có câu "Thà thấp sáng một ngọn đèn còn hơn ngồi nguyền rũa bóng đêm" mà nên có gì thiếu sót mong chỉ bảo thêm .
Như bạn hilich nói ta càng muốn đoạn diệt thì nó càng mạnh hơn sao ? Mình có cách này cũng rất hiệu nghiệm , mỗi ngày bạn dành ít thời gian khoản 1 tiếng hay nữa tiếng cũng đc quan trọng là thành tâm quyết trì tụng "Chú Đại Bi" . Mình đã làm thử và khi tụng thì mọi Ái Dục đều tan biến dầu có muốn nghĩ cũng không được trừ khi ngày đó cái Ái Dục đi sâu trong tâm ta (xem phim ,tranh ảnh..............) . Hãy thử theo cách này bạn nhé !


Còn bệnh tật thì mình phải biết Quán thì mới được , lúc Đức Phật chỉ là Thái Tử 'Tất Đạt Đa" trong một lần đi du ngoạn , đi hết 3 cửa thành đều thấy lão , bệnh , tử ngài liền quán rồi sau này già rồi ta cũng như họ . Lần thứ 4 ra cửa thành thì thấy một nhà tu hành và lần đó ngài quyết chí xuất gia cầu đạo . Tại sao mình lại không quán sanh ,lão, bệnh , tử, rồi ai cũng sẽ trải qua có tốn bao nhiêu thuốc , lẫn tránh nó rồi cái chết đến cũng phải theo Quỷ Vô Thường . Chi bằng đã biết Diêm Vương báo cho ta biết rằng ta sắp chết rồi thì nên rốt ráo tu hành , tích phước kẽo không kịp chứ tốn tài sàn chữa bệnh rồi cũng chết. Ai cũng nghĩ rằng còn trẻ , cuộc đời còn dài , tương lai còn chờ phía trước đâu ai lo tu hành , có ai nghĩ rằng hôm nay ta sống nhưng ngày mai ta đã không còn trên cõi đời này nữa . Ta quán lúc nào cái chết cũng trước mặt dậy " Danh mà chi lợi để mà chi , bèo mây bọt nước có ra gì , sau đường danh lợi hai tay trắng , cuối lớp ân tình nấm mộ xanh " . "Thân này chẳng bao lâu , sẽ vùi sâu đáy mộ , như cây khô khúc gỗ , vứt bõ vì vô tri" Đức phật đã nói như thế thì ta còn khổ vì bệnh để làm chi , tất cả đều bị vô thường hủy hoại và nhân quả chi phối.
Chúc ĐH sớm đoạn diệt Ái Dục , thân tâm An Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật !


A Di Đà Phật :
Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :
Nhất tâm tu niệm tránh sân , si
Lục dục trong tâm nổi liên hồi
Tâm ma dù điều khiển thân ta
Tâm ta ngươi không thể làm gì
Một ngày tâm ta còn Phật Pháp
Quyết không để người suối dục ta
(Lời phát tâm của con)
A Di Đà Phật
donavn
Bài viết: 15
Ngày: 24/08/09 07:20
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi donavn »

Tôi thấy bạn rất có căn cơ về Phật pháp,
Tu tập không chỉ là nghe pháp mà phải thực hành siêng năng, bạn thực hành đoạn trừ các lậu hoặc này được đến đâu rồi:
(1) Lậu hoặc phải do tri kiến đoạn trừ
(2) Lậu hoặc phải do phòng hộ đoạn trừ
(3) Lậu hoặc phải do thọ dụng đoạn trừ
(4) Lậu hoặc phải do kham nhẫn đoạn trừ
(5) Lậu hoặc phải do tránh né đoạn trừ
(6) Lậu hoặc phải do trừ diệt đoạn trừ
(7) Lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ
Tham khảo thêm ở bài này: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbpha541.htm

Ăn uống chỉ nên ăn một ngày một bữa, không nằm giừng nệm, không làm hài lòng sự ham muốn, dù là ham muốn cái gì đi nữa, ở một nơi trú xứ xa xắng, tránh xa những gì có thể kích thích tăng trưởng của dục,.... rất là nhiều thứ phải làm đó bạn. Bạn hãy đi đến các chùa của Đạo Phật Nguyên Thủy, xem các thức hành trì thì có thể biết.
Phật giáo nguyên thủy ở đây http://phatgiaonguyenthuy.com/

Có một số bài này bạn nên tham khảo:
Trích:
Nghĩa đen của āsava là “những gì chảy mạnh ra và tràn ngập”.
Đối với tâm linh, āsava được ví như chất say được tinh lọc từ bông hoa.
Cũng vậy, với năm trần cảnh tốt đẹp hay những pháp khả ái đáng hài lòng liên hệ đến hỷ tham, khiến tâm chúng sinh “say đắm” vào những pháp ấy.
“Chất say” thường làm chúng sinh trở nên phóng túng, trí không còn minh mẫn.
Cũng vậy, āsava làm tâm chúng sinh rơi vào “loạn cuồng”, rơi vào “mê muội” không thể tiến cao hơn.

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ch ... dvtp21.htm

Chúc bạn thành trì đựợc đúng pháp


shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

(1) Lậu hoặc phải do tri kiến đoạn trừ

Đối với vấn đề này, đức Phật giải thích: Kẻ vô văn phàm phu, không thường diện kiến các bậc thánh, không hiểu rõ pháp các bậc thánh, không tu tập pháp các bậc thánh, cho nên vị ấy không tác ý các pháp cần phải tác ý, ngược lại tác ý các pháp không cần phải tác ý. Như: ta có mặt trong thời quá khứ hay ta không có mặt trong thời quá khứ? ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? ta sẽ không có mặt trong thời vị lai như thế nào? ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Do vì tác ý các pháp không cần tác ý, nên kẻ ấy khởi lên một trong hai tà kiến [20]: Ta có tự ngã (àtman) [21] hay ta không có tự ngã [22]. Những suy nghĩ như vậy gọi là tà kiến (quan điểm không đúng), kiến trù lâm, kiến hoang vu (quan điểm hoang đường), kiến hý luận (quan điểm chỉ có giá trị vui chơi), kiến tranh chấp (quan điển chỉ dẫn đến sự tranh cãi), kiến kiết phược (quan điểm đưa đến sự trói buột). Do vậy, kẻ ấy bị trói buột những tà kiến này, chắc chắn sẽ không được thoát khỏi sanh, già bịnh chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Tại sao những suy nghĩ như vừa nêu đức Phật cho nó là tà kiến hay những suy nghĩ không hoang đường? Để hiểu rõ quan điểm của đức Phật đối với vấn đề này, trong "Kinh ví dụ mũi tên" [23] đức Phật đã giải thích lý do tại sao ngài không trả lời 14 vấn đề siêu hình cho Man đồng tử. Vì những vấn đề ấy, không có liên hệ gì đến đời sống phạm hạnh, không có lợi ích gì trong việc đến việc đoạn trừ khổ đau của con người, chỉ tăng thêm phiền não mà thôi, cho dù những điều ấy có được Như lai trả lời hay không trả lời, thì cuộc đời này vẫn có sanh, lão, bệnh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Do vậy, việc cần phải làm trước tiên của con người là làm thế nào để đoạn trừ những nổi khổ đau đang dày vò cuộc sống chúng ta. Những điều cần phải làm đó, ta đã giảng giải một cách tường tận, đó là cuộc sống của con người là khổ (Khổ); nguyên nhân đưa đến sự khổ (khổ tập); Ngoài nổi khổ, con người có đời sống an vui hạnh phúc, Niết bàn (khổ diệt); và con đường dẫn đến cảnh giới Niết bàn. Đó là lý do tại sao đức Phật cho rằng, suy tư về những vấn đề thuộc về thế giới siêu hình là không như lý tác ý.

Như vậy, suy tư về cái gì được gọi là như lý tác ý? Trong "Kinh tất cả lậu hoặc" đức Phật trả lời một cách rõ ràng là: Các tỷ kheo cần phải như lý tác ý đến những pháp như là: Đây là khổ; đây là khổ tập; đây là khổ diệt [24]. Nhờ vị ấy như lý tác ý như vậy, cho nên ba kiết sử được đoạn trừ: Thân kiến, nghi và giới cấm thủ được đoạn trừ.

(2) Lậu hoặc phải do phòng hộ đoạn trừ

Đức Phật giải thích về sự phòng hộ, tức là sự giữ gìn sáu căn, bằng cách khi con mắt tiếp xúc với các sắc, tai nghe những âm thanh, lưỡi nếm vị, thâm cảm xúc và ý phân biệt về các pháp, cần phải như lý tác ý: nếu các sắc là sắc đẹp; âm thanh là những âm thanh ưu thích; các hương là những mùi hương thơm tho; các vị là những mùi vị ngon ngọt; các pháp là những pháp ưu mến, chúng ta không vì thế bị ái nhiễm say mê chúng. Nếu ngược lại, 6 trần ấy là những thứ không ưu thích, không tốt đẹp, chúng ta cũng không vì thế mà sanh tâm sân hận. Vì đặt tính của 6 trần vốn là cái do nhân duyên hợp thành, cái gì do nhân duyên hợp thành, cái ấy không bền chắc, luôn luôn cải biến, do vậy chúng ta không nên ái nhiễm các sắc đẹp, sân hận thù ghét các sắc xấu. Do sự phòng hộ như vậy, các ác pháp chưa sanh không sanh khởi, các ác pháp đã sanh được trừ diệt, các thiện pháp chưa sanh sanh khởi, các thiện pháp đã sanh tiếp tục tăng trưởng. Đây là ý nghĩa phòng hộ sáu căn.

(3) Lậu hoặc phải do thọ dụng đoạn trừ

Đức Phật giải thích về sự thọ dụng là đề cập đến những nhu cầu cần thiết cho sự sinh tồn của con người. Như là y phục để che thân; các loại ẩm thực; các dụng cụ để ngủ nghỉ [25] ; và thuốc men để trị liệu bịnh hoạn. Đó là 4 nhu cầu cần thiết cho đời sống của một vị xuất gia trong thời đại của đức Phật. 4 điều kiện tối thiểu này, không thể thiếu hơn nữa cho một người xuất gia ở thời đó, để hoàn thành đời sống phạm hạnh, nếu như vị xuất gia thiếu một trong bốn điều kiện trên, thật khó có thể thành đạt được mục đích ấy. Như việc ăn uống để thân thể được khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh là điều kiện cho tinh thần mới minh mẫn, dễ dàng tu tập; y phục là vật để che kín thân thể, đồng thời cũng là cái để che bớt sự nóng lạnh của thời tiết khắc nghiệt của xứ Ấn độ; sàng tọa không những là vật để ngủ nghỉ, mà còn là cái để ngăn ngừa các sự độc hại của các loại rắn, rết, kiến…; và thuốc men là những thứ để trị bịnh. Do vậy, 4 nhu cầu này là cái cần thiết cho đời sống của một người xuất gia trong thời kỳ đức Phật còn tại thế, khi 4 điều kiện này thiếu sẽ dẫn đến khó khăn, làm chướng ngại con đường giải thoát giác ngộ, thậm chí phát sanh phiền não cho vị ấy. Ngược lại, 4 nhu cầu này được đáp ứng, thọ dụng một cách vừa phải, nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho vị ấy an tâm tu tập. Đây là ý nghĩa việc thọ dụng trong kinh này.

(4) Lậu hoặc phải do kham nhẫn đoạn trừTrong kinh này, đức Phật giải thích về sự đoạn trừ những phiền não bằng sự kham nhẫn. Đó là những hiện tượng trong tự nhiên. Như thời tiết nóng lạnh, chúng ta không thể bảo thời tiết đừng nóng hay đừng lạnh; thân thể bệnh hoạn đau nhức, ngoài việc phải uống thuốc, chúng ta cần kham nhẫn sự đau nhức đó…Nếu vị ấy không chấp nhận việc tự nhiên đó, như vậy vị ấy không những chỉ có nổi đau khổ về thân mà còn thêm sự đau khổ về tâm, vì người ấy không kham nhẫn. Nếu như vị ấy kham nhẫn những nóng lạnh, đau nhức của những hiện tượng tự nhiên đó, vị ấy chỉ cảm thọ đau nhức, nóng lạnh về thân, không cảm thọ những đau khổ về tâm, vì vị ấy biết kham nhẫn. Như vậy là ý nghĩa của sự diệt trừ phiền não bằng sự kham nhẫn.

(5) Lậu hoặc phải do tránh né đoạn trừ

Cũng theo kinh này, đức Phật trình bày về những lậu hoặc phải do sự tránh né mới được đoạn trừ. Ví như chúng ta gặp những loài thú dữ, kẻ điên dại, người ác độc, những nơi nguy hiểm, những vật làm hại người…Nói chung, những thứ gì làm tổn hại, làm nguy hiểm đến đời sống của con người, chúng ta cần phải tránh né những thứ ấy. Sự tránh né này, nó có lợi cho chúng ta không bị thương tổn, được lành mạnh và an vui. Tất cả những thứ nguy hiểm vừa nêu trên, chỉ có phương pháp tránh né mới có thể đoạn trừ những loại phiền não này. Đây là ý nghĩa của câu lậu hoặc phải do sự tránh né được đoạn trừ.

(6) Lậu hoặc phải do trừ diệt đoạn trừ

Thế nào là những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? trong kinh này, đức Phật giải thích rằng, cần phải diệt trừ, từ bỏ những dục niệm, sân niệm và những pháp ác bất thiện. Nếu vị tỷ kheo không diệt trừ những pháp này, tâm vị ấy chắc chắn sanh khởi những nhiệt não, khổ đau. Nếu như vị ấy đoạn trừ, từ bỏ được những dục niệm, sân niệm và các ác bất thiện, tâm vị ấy sẽ được an lạc. Đây là ý nghĩa của câu: lậu hoặc phải do trừ diệt đoạn trừ.

(7) Lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ

Ở đây, đức Phật giải thích có những lậu hoặc do tu tập được đoạn trừ, tức chỉ cho tu tập 7 giác chi [26]: 1. Niệm giác chi, 2. Trạch pháp giác chi, 3. Tinh tấn giác chi, 4. Khinh an giác chi, 5. Hỷ giác chi, 6. Định giác chi, 7. Xả giác chi. Ở đây, chữ "giác" có nghĩa là trạng thái tỉnh thức, quan sát rõ ràng của tâm. Niệm giác chi nghĩa là từng niệm từng niệm trong hằng ngày, chúng ta cần phải quan sát một cách rõ ràng; Trạch pháp giác chi có nghĩa chúng ta phải lựa chọn những pháp nào làm tăng trưởng giới, tăng trưởng thiền định và tăng trưởng trí tuệ, đó là những pháp mà chúng ta cần chọn lựa và thực hành; Tinh tấn giác chi, sau khi lựa chọn xong chúng ta cần nổ lực hành trì; Khinh an giác chi và Hỷ giác chi là kết quả của sự hành trì giáo pháp của Phật; Định giác chi là sự tu tập thiền định; Xả giác chi là kết quả của sự văn tư và tu, vì vị đó đã thấu đạt chân lý, xả ly tất cả phiền não và chấp trước. Do vì như lý tác ý và tu tập 7 giác tri này, cho nên vị ấy xả ly lòng tham lam, sân hận và si mê, những ác pháp (lậu hoặc) chưa sanh không sanh khởi, những ác pháp đã sanh được trừ diệt; những thiện pháp chưa sanh bèn sanh khởi, những thiện pháp đã sanh tiếp tục phát triển. Vì tính chất của lòng tham lam, sân hận và si mê là nguồn gốc của phiền não, nó đã thành tập quán của con người, cho nên cần phải trải qua thời gian tu tập để đoạn trừ. Đó là ý nghĩa của câu phiền não phải do tu tập đoạn trừ.

Những vấn đề vừa được trình bày trên đây, là những phương pháp đoạn trừ phiền não, những khổ đau trong cuộc sống của con người, được đức Phật trình một cách cụ thể và rõ ràng, lời ngài giảng dạy không phải là những vấn đề siêu hình, khó hiểu mà rất thực tế, vì cuộc sống của con người rất phức tạp và đa dạng, do đó sự xuất hiện phiền não cũng không đồng nhau, có những phiền não thuộc về sự hạn chế của tri thức, nó phải do tri thức đoạn trừ, có những phiền não thuộc về thiếu sự cảnh giác, nó phải do sự cảnh giác hay phòng hộ để đoạn trừ, có những phiền não thuộc về sự thiếu thốn vật chất (thọ dụng), phải do thọ dụng vật chất mới được đoạn trừ, có những loại phiền não thuộc về thiếu sự nhẫn nại, nó phải do sự nhẫn nại mới được đoạn trừ, có những phiền não thuộc về thiếu sự cẩn thận, nó phải do sự tránh né (xa lánh) mới được đoạn trừ, có những loại phiền não thuộc về cố chấp phải do đoạn diệt để được đoạn trừ, và có những loại phiền não thuộc về tập quán phải do tu tập, mới được đoạn trừ.

Do vậy, là người tu tập, muốn đoạn trừ tất cả phiền não, để được một cuộc sống an lạc và thật sự có ý nghĩa, chúng ta phải tìm hiểu điểm xuất phát của những phiền não, mới có thể đoạn trừ những phiền não ấy, chúng ta không nên có thái độ cố chấp, thành kiến, phiến diện cường điệu một vấn đề nào đó, dựa vào sự hiểu biết phiến diện và kinh nghiệm cá nhân của mình, đưa đến chủ quan cho rằng: chỉ có ở đây là đúng, ngoài ra đều sai lầm. Là con người cần phải có những nhu cầu cần thiết như ăn, ở và mặc…những thứ này là vật cần phải có để nuôi sống cơ thể, sự thiếu thốn quá mức về vật chất, theo đức Phật đó cũng là một trong những phiền não, đó là những loại phiền não thuộc về thiếu thốn vật chất. Ngoài ra, có những loại phiền não xuất phát từ tâm lý, chúng ta có thể vay mượn khái niệm "ảo tượng" để hình dung về trạng thái tâm lý này. Trong đạo Phật gọi nó là "vô minh", nó là con quỷ dữ mang lại tất cả những khổ đau cho cuộc sống con người. Đây là điểm trọng tâm mà đức Phật ra đời và nói pháp.

Câu trả lời thật vừa ý ..... Cảm ơn Đức Phật .... ^^! Cảm ơn Đạo hữu ... ;) ...
Kham nhẫn thật khó ... Khi kham nhẫn có lẻ nên như lý tác ý
Thân này chẳng phải là ta hay là của ta
Bệnh chẳng phải ta hay của ta . Đau chẳng phải ta hay của ta.
Chấp nhận và yêu thương ... Bệnh là một phần của cuộc sống . sinh lão bệnh tử. chẳng đau khổ vì lá rơi ... chẳng đau khổ vì hoa tàn ... Người phật tử chỉ có thân bệnh .. không có tâm bệnh.
( thật ra lúc bình thường, cũng nên quán vô ngã ... sợ mệt, sợ hại thân, sợ hại sắc mà chẳng thật nhiệt tình ... mọi thứ chẳng phải của mình ... chẳng bền, chẳng nên níu giữ... dễ cho, dễ hy sinh, tự ngã nhỏ lại và yêu thương to ra ... chẳng tham nhìu ... ) :D


donavn
Bài viết: 15
Ngày: 24/08/09 07:20
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Làm sao khi không kham nổi bệnh ....

Bài viết chưa xem gửi bởi donavn »

Con người có thân và tâm. Vì vậy cũng cần phải tu tập về thân và tu tập về tâm.

Đức Phật có dạy tu tập về thân rất rõ ràng:
"Thân hành, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: "Nên hành trì, không nên hành trì; và như vậy là sự tương đối giữa thân hành". Ta đã nói như vậy và do duyên gì, lời nói ấy được nói lên? Thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm, thân hành như vậy không nên hành trì. Và thân hành nào, này Sariputtta, khi hành trì thời bất thiện pháp thối giảm, thiệp pháp tăng trưởng, thân hành như vậy nên hành trì."
Kinh Trung bộ 114 http://mail.saigon.com/~anson/uni/u-kin ... ung114.htm

Rải rác trong các bài kinh trung bộ các bài giảng về hành thân rất nhiều. Bạn nên tìm đọc thêm.

Trong Thiền tông, người tu thiền có thể ngồi kiết già đến 1 tháng hoặc hơn nữa.
Trong Tịnh Độ tông, có pháp "Ban Châu Tam Muội". Hành giả thực hành Ban Châu Tam Muội phải đứng hay đi kinh hành trong thời gian 90 ngày không hề nằm, thường xuyên đắp y hoặc mặc áo tràng. Theo lời kể lại, cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã hai lần đạt được Ban Châu Tam Muội.
http://www.chuahoangphap.com.vn/news.php?id=269

Ăn một ngày một bữa cũng là để thanh tịnh thân. Sống ở bãi tha ma hay một gốc cây hay một hang đá cũng là tu tập về thân, đi vào bệnh viện thăm các bệnh nhân để tri kiến được thân này là vô thường (không thường còn, bị hoại diệt).

Tôi có nghe câu chuyện kể rằng, một thời ở Đại học Nalanda (Ấn Độ) khi bị quân Hồi giáo đến xâm chiêm, hàng ngàn tu sĩ ngồi bất động thế để mặc cho đạo quân Hồi giáo chém giết, máu các vị tu sĩ đã chảy thành sông.

Hay như hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn.
http://video.zing.vn/video/clip/Hoa-thu ... 24208.html

Có thể nói sự tu tập về thân đã đạt được. Cũng vậy khi bạn có sự tu tập về thân, thân tâm an trú thì dù ai có lấy kim châm bạn, lấy dao xẻo thịt bạn, lấy cưa cưa chân cưa tay bạn thì tâm bạn cũng không lay chuyển, thì lúc đó bạn đã thật sự đạt đến sự tu tập về thân. Do vậy bệnh hoạn đối với thân bạn cũng không có ảnh hưởng đến tâm bạn.

Kinh trung bộ 21 có nói rõ:
Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỷ-kheo các Ông phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm; chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ; chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy.
http://mail.saigon.com/~anson/uni/u-kin ... rung21.htm


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.55 khách