Vô Minh

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

vậy sao lại nói
Vô minh là vọng tưởng
Dứt vô minh bằng cách chẳng vọng tưởng nữa, cần gì đi vòng vo, chỉ sợ bỏ chẳng nổi
ý nghĩa là sao ???

Vậy là rõ ràng nói ... không đúng nhé....

Cho hỏi ...luôn... Sanh tướng vô minh là gì ??? dct chưa hiểu ??? :)

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kiến tư phiền não là phân biệt
trần sa phiền não là chấp trước
vô minh phiền não là vọng tưởng
bạn xem bạn còn vọng tưởng không, vọng tưởng tức là khởi tâm động niệm đó đức phật chẳng khởi tâm chẳng động niệm chẳng phân biệt chẳng chấp trước cái này cực kì vi tế

http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Cho nên Phật pháp khó, khó ở chỗ nào? Tức là khó ở chỗ này. Khó cái gì? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vĩnh viễn chẳng buông xuống nổi, chỉ cần không buông nổi thì bạn sẽ chẳng nhập vào cánh cửa Ðại Thừa được, Ðại Thừa và bạn chẳng có phần. Bạn tu học Ðại Thừa chỉ là tu học một thứ thường thức ngoài da mà thôi, Ðại Thừa chân chánh ra sao thì bạn chẳng thể hội nổi


Cho hỏi ...luôn... Sanh tướng vô minh là gì ??? dct chưa hiểu ???
tức là còn vọng tưởng đó mà :)

xin trích dẫn mong bạn đọc mình chỉ muốn cho bạn hiểu mà thôi
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


b. Chúng sanh vốn là Phật – vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà đọa lạc trong sáu nẻo, thập pháp giới

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy rất rõ: ‘Hết thảy chúng sanh vốn thành Phật’. Chúng ta vốn là Phật, tại sao ngày nay biến thành ra như vầy? Vấn đề này chúng ta chẳng thể không nghiên cứu, suy nghĩ, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật vì chúng ta nói ra: ‘Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai’. Trí huệ của Như Lai rốt ráo, viên mãn, không có gì chẳng biết, không gì chẳng thể làm, không những biết thế giới hiện nay, thế giới ở phương khác cũng biết; quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung, không có gì chẳng biết, Phật dạy đây là bản năng của chúng ta.

Tại sao bản năng của chúng ta bị mất hết? Phật dạy: ‘Nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng được’. Ðức Phật nói rõ bịnh căn của chúng ta – có chấp trước, có phân biệt, có vọng tưởng. Vì vậy toàn bộ Phật pháp đều tập trung trên ba vấn đề này, ngàn kinh vạn luận đều có mục đích giúp chúng ta giải quyết vấn đề này, phá trừ những phiền não này. Vì chấp trước nên bạn biến Nhất Chân pháp giới thành sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà ra. Chấp trước là gì? Phần đông chúng ta gọi là ‘thành kiến’ – cách suy nghĩ, cách làm của mình -- Như vậy rắc rối lắm, vĩnh viễn chẳng thoát ra khỏi sáu nẻo luân hồi. [Nếu còn chấp trước thì dù] một ngày bạn niệm Phật đến mười vạn câu cũng vẫn kẹt trong sáu nẻo luân hồi; điều này hết sức phiền phức!

Chuyện gì đều có ‘Ngã’ (Ta) thì phiền lắm, cho nên Phật dạy chúng ta ‘Vô Ngã’. Bạn xem câu đầu tiên trong kinh Kim Cang dạy: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’. Chuyện gì cũng chấp trước là Ta thì hỏng ngay! Tu hành được giỏi cách mấy, giới luật có nghiêm chỉnh đến đâu, một khi ngồi xếp bằng nhập định có thể nhập định một trăm năm, nhưng chỉ cần bạn có ‘Ta’ thì hỏng liền. Công phu như vậy là công phu thiền định thế gian, vẫn không thể vượt ra khỏi lục đạo. Cho nên việc đầu tiên trong Phật pháp là phải ‘phá ngã chấp’. Mọi người đều biết sau khi phá ngã chấp thì chứng được quả vị A La Hán, ra khỏi tam giới, lục đạo đều không còn nữa. Ngoài lục đạo còn có Tứ Thánh pháp giới: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Tứ Thánh pháp giới do đâu mà có? Do ‘Phân biệt’ mà có. Tuy không còn chấp trước nữa nhưng vẫn còn phân biệt. Trong Tứ Thánh pháp giới càng lên cao thì tâm phân biệt càng giảm bớt; tuy ít nhưng vẫn còn phân biệt nên ở phía ngoài còn thêm một giới hạn nữa gọi là thập pháp giới, bạn vượt thoát không nổi! Khi nào đoạn dứt hết phân biệt, vượt ra khỏi mười pháp giới thì đến Nhất Chân pháp giới.

Trong kinh Ðại thừa thường nói thành Phật cần phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp; ba A Tăng Kỳ kiếp bắt đầu tính từ ngày nào? Chẳng phải tính từ hiện nay, hiện nay chúng ta không đủ tư cách; là tính từ ngày hết thảy phân biệt chấp trước đều đoạn dứt, là tính từ ngày vượt thoát ra khỏi thập pháp giới. Lúc bạn còn chưa vượt khỏi thập pháp giới thì tất cả những gì bạn tu đều không kể, như vậy lục đạo chẳng cần bàn tới. Cho nên chứng được Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật quả trong thập pháp giới, ngay cả Phật cũng chẳng kể; Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Viên Giáo Phật trong Tông Thiên Thai, vẫn còn ở trong thập pháp giới, cũng chưa kể. Phân biệt, chấp trước thiệt đã đoạn dứt sạch sành sanh mới đến Nhất Chân pháp giới, chứng Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Ðịa Bồ Tát, tính là tính từ lúc này, phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp nữa!

Ba A Tăng Kỳ kiếp để phá cái gì? Phá vọng tưởng. Lúc bấy giờ mới phá vọng tưởng, một phiền não trong ba thứ ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’. A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất là để phá ba mươi phẩm -- Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ nhì phá bảy phẩm – Sơ Ðịa đến Thất Ðịa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba phá ba phẩm, càng trở về sau càng khó, đến Pháp Vân Ðịa Bồ Tát thì mới gọi là viên mãn thành Phật. Chúng ta chẳng thể không biết những thường thức căn bản này, chẳng thể không biết chúng ta tu cái gì, công phu của chúng ta ở tại đâu? Chúng ta phải hiểu rõ những chuyện này, sau đó quan sát tám vạn bốn ngàn pháp môn, đối với bất cứ pháp môn nào chúng ta đều không thể giải quyết vấn đề; đừng nói đến những vọng tưởng, phân biệt nhỏ bé, ngay cả tập khí nặng nhất là chấp trước, chúng ta đều đoạn không nổi, như vậy thì còn nói chi đến thành tựu!



c. Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.

Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn, chúng ta nhìn nó mà than vắn thở dài, thiệt là không [có cách chi để] đạt được lợi ích!

[Bây giờ biết được vấn đề này] thì chẳng thể không cám ơn đức Phật A Di Ðà đã mở ra pháp môn ‘Ðới Nghiệp Vãng Sanh’ cho chúng ta, người xưa gọi là ‘môn dư đại đạo’ (con đường tắt để thành Phật ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn). Sự ích lợi của pháp môn này là không cần đoạn phiền não; cũng là nói bạn khỏi phải vượt thoát lục đạo, thập pháp giới, nhưng ngay trong đời này bạn có thể vãng sanh về Nhất Chân pháp giới (Cực Lạc thế giới tức là Nhất Chân pháp giới). Ðiều tiện nghi này quá to lớn vì vậy pháp môn này được gọi là ‘pháp khó tin’. Chẳng phải là chúng ta khó tin, chúng ta ai cũng đã tin; [Vậy thì] ai khó tin? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong thập pháp giới đều chẳng tin; họ cho rằng làm sao có chuyện dễ dàng, tiện lợi như vậy! Một phẩm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước cũng chưa đoạn mà có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát thập pháp giới, làm sao có chuyện này!

Ðích thực trên lý luận không thể nào nói cho hợp lý được, nhưng đây là sự thật. Sự thật này đương nhiên cũng có nhân duyên. Tại sao có chuyện này? Chúng ta tìm được câu trả lời trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng Thọ; nhân duyên có hai thứ, thứ nhất là bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì, thứ hai là thiện căn, phước đức, nhân duyên của mình đã chín muồi. Kinh A Di Ðà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên’. Tự mình đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì nên ngay trong đời này chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanh. Pháp môn này hết sức thù thắng, kỳ diệu đặc biệt, không thể nào kiếm ra pháp môn thứ hai nữa. Thế nên chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp mà muốn ngay trong một đời này liễu sanh tử, xuất tam giới thì chỉ có con đường duy nhất này mà thôi. Ðây là điều chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng rồi sau đó chúng ta mới quyết tâm, tha thiết, chắc thật niệm Phật. Ðược vậy thì xin chúc mừng bạn, ngay trong một đời này sẽ làm Phật, không có gì thù thắng hơn việc này.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

+ông muốn tương lai biết trước ngày giờ vãng sanh hay cần phải mang bệnh nằm trên giường cần phải có đại nhân duyên là có người trợ niệm

>> Thế nào cũng được, miễn được vãng sanh. Sự vãng sanh rất phong phú, đâu phải chỉ do hai hiện tượng trên.

Tin thì sanh. Nguyện thì quyết định sanh. Hạnh thì phẩm vị vãng sanh.
Lấy Tín - Nguyện làm trước, phải có Hạnh là tu trì niệm Phật hoặc các môn khác đều đồng quy CỰC LẠC, gìn giữ như vậy trọn đời, dù chết hay sống đều chung thủy vững vàng thì chắc chắn được vãng sanh.
DH nên vấn chính mình nhiều hơn cũng như VHBK cũng chỉ thẩm vấn chính mình, mặc dù đang trao đổi với chư vị.


+kiến tư phiền não là phân biệt
trần sa phiền não là chấp trước
vô minh phiền não là vọng tưởng
bạn xem bạn còn vọng tưởng không, vọng tưởng tức là khởi tâm động niệm đó đức phật chẳng khởi tâm chẳng động niệm chẳng phân biệt chẳng chấp trước cái này cực kì vi tế

>> VÔ MINH theo nghĩa hẹp thì nó là kiến tư phiền não, theo nghĩa rộng thì gọi là trần sa phiền não. Còn hai thứ này thì gọi chung là VÔ MINH hay gì đó cũng được, vọng tưởng mà DH nói chính là kiến tư phiền não, là khởi niệm phân biệt. Lâu nay, người ta thường dùng VÔ MINH để chỉ cho kiến tư phiền não. Dứt kiến tư phiền não có hai bậc: quả như A LA HAN, Vô Sanh Pháp Nhẫn của bậc Bồ Tát, cả hai đều chẳng lầm nhân quả, A LA HAN thì chẳng lầm đường luân hồi, Bồ Tát Vô Sanh Pháp Nhẫn thì chẳng lầm đường VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, nên gọi là hết VÔ MINH, hết vọng tưởng chốn luân hồi mà thể nhập VÔ SANH, VÔ MINH này là vô minh theo nghĩa hẹp. Cho nên tu tập đều lấy dứt sạch Kiến Tư Phiền Não làm căn bản là vậy.

Tất cả các bậc ngoài Phật, đều còn Trần Sa Phiền Não vì phiền não này chỉ hết khi thành tựu VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ. Nhưng trong số này có người còn Kiến Tư Phiền Não, có người hết Kiến Tư Phiền Não, tức là một bên còn sanh tử, một bên đã dứt sanh tử luân hồi.

Cái nhân sanh tử luân hồi trong sáu đường, không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng mà cần phải có duyên. Nếu không có duyên thì nhân chẳng thể nảy mầm. Phàm phu tuy còn cái nhân luân hồi sanh tử nhưng chẳng duyên với luân hồi, với ác đạo mà chỉ duyên với Sự thanh tịnh, đồng quy về sự thanh tịnh, đều nảy thể hiện qua việc cầu Vãng Sanh Cực Lạc mà cho đến khi chết đi vẫn giữ vẹn như thế, thì cái nhân luân hồi sanh tử chẳng nảy mầm. Rồi tận dụng sự soi sáng từ Tha Lực của Đức Phật A Di Đà mà nhổ bỏ cái nhân "kiến tư phiền não" - cái nhân nảy mầm thành quả luân hồi ấy. Tất cả bậc ở CỰC LẠC đều đạt căn bản dứt sạch kiến tư phiền não..................

Cám ơn đã chịu khó theo dõi. VHBK luôn luôn học hỏi ở tất cả chư vị dù là thánh hay phàm, dù là ác hay thiện. Và nói lời này không chỉ vì mình.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật..
hihihi
...

nguylinhtam ...

Sợ mình nói bậy nên trích lời người khác để giải thích đúng không ???
Vậy cũng tốt....mà..

A Di Đà Phật.
Cho hỏi ...luôn... Sanh tướng vô minh là gì ??? dct chưa hiểu ???
tức là còn vọng tưởng đó mà :)
Tưởng gì... thì đó là vọng tưởng ai mà chẳng biết...nhưng vọnng tưởng có thô tế khác nhau...Danh từ Sanh Tướng Vô Minh nghĩa là gì ... nguylinhtam vẫn chưa giải thích .... chỉ nói vọng tưởng và vọng tưởng, cuối cùng là vọng tưởng ...hahaha...

Tại sao có chữ Sanh Tướng Vô Minh??? Cái đó nó tế như thế nào ??? cảnh giới đó ra sao ???

Mà mắc cười nhất ...là "đệ tử" của PS Tịnh Không mà lại đi nói bậy ....hihi...
Trong khi PS lại được nhiều người tôn kính..

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

VO_HUU_BAT_KHONG606
dct87 caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen

các bạn nghe đi sẽ rõ đặc biệt là dct87: không nghe ko được:
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Kinh ... Hoa-1B.wmv
http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Kinh ... Hoa-1A.wmv
đó là link video
mp3 là:http://thondida.com/PhapNgu/MP3/KinhVoL ... Hoa-1A.mp3
http://thondida.com/PhapNgu/MP3/KinhVoL ... Hoa-1B.mp3







VHBK:
Hỏi: Vị đồng tu này nói ông chuyên vẽ hoa sen, vừa vẽ hoa vừa niệm Phật, hy vọng là sẽ không bị bịnh khổ lúc qua đời, có cần làm thêm phương pháp nào nữa hay không, hoặc có cần thay đổi thái độ tu học hay không?

Ðáp: Vẽ hoa sen, mỗi ngày tưởng Phật, niệm Phật, như vậy rất tốt. Nếu hy vọng tương lai vãng sanh có thể dự biết ngày giờ ra đi, không bị bịnh khổ thì là một chuyện khác hẳn. Tại sao người ta có thể ra đi một cách tự tại? Vì nghiệp chướng của họ đã tiêu trừ. Nếu nghiệp chướng của bạn chưa tiêu trừ hết, lúc lâm chung sẽ có bịnh khổ, chúng ta phải biết chuyện này.

Làm thế nào để tiêu trừ hết nghiệp chướng?

Phải phá sạch ngã chấp thì sẽ tiêu trừ hết nghiệp chướng. Bất cứ việc gì đặc biệt là những chuyện tiếp xúc với đại chúng, ‘không nên chấp trước thành kiến của mình’, phải biết ‘tuỳ duyên’. Chỉ cần việc này không có chướng ngại quá mức thì tuỳ duyên được rồi, đừng chấp trước vào thành kiến của mình.

Luôn luôn nghĩ mình phải tiêu trừ nghiệp chướng. Phải quét sạch hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đặc biệt là những thứ ‘thị - phi, nhân - ngã, tham, sân, si, mạn’, trong tâm chẳng sanh lên những tâm niệm này thì bạn sẽ có thể tự tại vãng sanh. Nếu còn những thứ thị - phi, nhân - ngã, lợi - hại, được - mất, tham, sân, si, mạn thì rất phiền phức, cho dù bạn tu được giỏi cách mấy thì đến lúc lâm chung cũng nguy hiểm như thường, vẫn không nắm chắc [có thể tự tại vãng sanh]. Bạn hãy xem hễ những người nào ra đi rất tự tại, có tự tin, tâm địa thanh tịnh, họ thiệt là mảy trần chẳng nhiễm! Ðừng nói thế pháp phải buông xả, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả hết, các bạn phải biết chuyện này nghe!

Hiện nay tôi đã lớn tuổi rồi, không còn mấy năm nữa đâu, cho nên tôi quản lý đạo tràng hay không? Quý vị muốn tôi quản lý tôi cũng không nhận, quý vị muốn làm sao cũng được, nếu quý vị làm được hoàn hảo thì tốt! Làm không được hoàn hảo thì quý vị phải gánh trách nhiệm nhân quả, đối với tôi không liên can gì hết! Hết thảy thế pháp và Phật pháp đều phải buông xuống hết, tôi chăm sóc cho quý vị, thương mến quý vị, khuyến khích quý vị nhưng tuyệt đối không chất chứa những thứ này trong tâm; nếu chất chứa những chuyện này của quý vị trong tâm thì tôi không thể thanh tịnh, quý vị phải thể hội kỹ càng việc này, trong tâm phải thong dong tự tại, hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian phải làm theo kinh Kim Cang: ‘Pháp còn nên xả, huống chi là phi pháp’. Chữ pháp đầu tiên là Phật pháp. Xả Phật pháp không có nghĩa là kêu quý vị không làm nữa, vẫn cứ làm hằng ngày, ‘xả’ là xả bỏ trong tâm, trong tâm chẳng có phân biệt, chấp trước, lo âu, trong tâm nhất định phải thanh tịnh. Phải làm việc nhưng làm việc không gây trở ngại cho tâm thanh tịnh, như vậy mới đúng.

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nguynlinhtam thân mến,

Nếu đủ lòng tin hàng ngày chỉ nhất nhất niệm trì danh hiệu Phật thì không cần phải kiêm thêm việc gì nữa. Vì nhất nhất niệm như vậy thì tham sân si dần dần tự biến mất, như thế gọi là tiêu nghiệp, các nghiệp tự tiêu mất.

Người ra đi tự tại cũng không hẳn chỉ do nghiệp ít, mà tự tại thật sự mà nói ngay cả khi bề ngoài thấy có nghiệp dữ. Cho nên tự tại hay không chưa thể đánh giá qua bề ngoài. Nhưng nếu vãng sanh cách an nhiên thì quả là đáng học hỏi. Hiểu không khéo chỗ này, có đẫn đến sai lầm trong tu tập các thiện nghiệp.

Đừng quá quan trọng bề ngoài của Sự Vãng Sanh. Dù lành hay dữ chúng ta vẫn kiên định Tín Nguyện.

Nếu đủ lòng tin thì nên biết Niệm Phật chính là tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu chuyên chính không được thì đành hành các trợ hạnh mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kinh niệm Phật Ba La Mật.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

KINH VHBK MONG BẠN NHỚ KĨ
Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A Di Ðà Phật, nguyện cũng chẳng giống nguyện của A Di Ðà Phật, hành vi cũng chẳng giống A Di Ðà Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca:

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đúng vậy, những việc ấy phải làm nhưng với TÂM buông xả mà làm, chẳng do tính toán.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nguylinhtam có tâm học hỏi đạo Phật là rất tốt....
Còn tu theo pháp Tịnh Độ lại càng trân trọng nữa..
Nhưng ai nói gì, giảng gì ... mình cũng phải tư duy chút xíu thì mới thực sự hiểu nghĩa, chứ không phải cứ nhòi nhét mấy câu nói của người khác làm vốn liếng hiểu biết của mình...

Cho nên khi đụng chuyện, người ta hỏi mình, mình sẽ không thể có cách nào giải thích được bởi vì chính bản thân mình cũng không hiểu rõ nghĩa.... mà chỉ là ...nhái theo thôi...

Cái chỗ Chánh Nhân Tịnh Nghiệp đó là căn bản của 3 đời chư Phật, rất đúng.... Nhưng tại sao Phật lại giảng ngay chỗ đó mà không trả lời thẳng câu hỏi của Quốc Mẫu Vy Đề Hi ??? Và nó có phải là điểm quan trọng, cần thiết nhất và là yếu tố quyết định vãng sanh ???
Giống như Kinh Kim Cang, Phật cũng không trả lời thẳng câu hỏi của Tu Bồ Đề làm cách nào an trụ tâm mà lại nói về 4 tướng trước.... Có dụng ý đó trời !!!

11 điều đó dct thuộc lòng từ lâu lắm rồi, nhưng chiêm nghiệm lại thì nó cũng có cái lý để PS Tịnh Không giảng dạy cho đại chúng.... Nó có Tín Hạnh Nguyện chăng ??? Tại sao lại nói về nó trước ???

nguylinhtam cứ nghiên cứu lại phần này, dct vẫn chưa tìm ra cách giải thích thích đáng đâu... Vả lại chưa chắc đã nghe mình nói ... :) .

Nhắn nhủ, thầy giảng ... mình chiêm nghiệm lại, thầy giảng mình chiêm nghiệm lại, đem cái chiêm nghiệm so sánh với kinh điển lại xem có tương ưng chăng, đồng kiến giải chăng ???

Dĩ nhiên kiến giải mỗi người mỗi khác, chư Thánh cũng vậy, nhưng kiến giải đó phải dựa theo trên kinh điển và có cái Chánh Kiến trong đó...thì mới Như Pháp.

Chúc vui vẻ ...

Thôi, chủ đề Vô Minh nếu hết thì mình không nói nữa, còn nói Tịnh Độ thì ...đi chỗ khác.
(tự dưng có người đề xướng Tịnh Độ trong này, quái !!!)

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

À, QUÊN nhắn nguylinhtam...
bạn luôn luôn luôn luôn luôn chép bài của PS Tịnh Không...nhưng lại không để tên tác giả....cái đó gọi là ăn cắp đó... Lần sau nhớ để tên nha....


1. có trách nhiệm với bài viết
2. biết ơn người mình copy bài

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Vô Minh hay U-Mê là một khái niệm quan trọng trong những lời giảng huấn của Phật. Phật giảng rằng Vô Minh là một trong ba thứ nọc độc (tam độc) gồm có Tham Lam, Hận Thù và Si mê (Tham, Sân, Si). Vô minh tức là si mê, u tối, là sự hiểu biết sai lạc thực thể của những hiện tượng xảy ra chung quanh ta và trong tâm thức ta. Lầm lẫn do hiểu biết sẽ đưa đến lầm lẫn trong hành động và những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức. Phật trình bày Vô Minh như là một mối giây, một khoen móc nối chính yếu trong chuỗi dài tương tác (thập nhị nhân duyên) trói buộc mọi sinh linh (chúng sinh) trong thế giới ta bà (sa-bà), còn gọi là thế giới Luân hồi (Samsara). Thế giới Luân hồi tức là một thế giới luôn luôn biến động và đổi thay (vô thường) đang xảy ra chung quanh ta, trên thể xác ta và trong tâm thức ta.

Để phá vô minh chỉ có thì phải: Trì giới, đọc kinh, không tham không sân không si, hiểu về Tứ diệu đế, 12 nhân duyên, niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn cầu vãng sanh Tây Phương ...
Nói chung tu tất cả công đức hồi hướng vãng sanh Cực Lạc. (hồi hướng vãng sanh Cưc Lạc là hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề)

Kết luận: thành Phật mới hết vô minh.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]44 khách