CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nếu vật biết thì cái biết thuộc vật, có dính dáng gì tới ông?

Hơn nữa, nếu nói vạn pháp biết thì cái biết ở chổ vạn pháp đó vẫn chẳng cùng khắp vì vẫn còn chỗ trụ. Còn chổ trụ thì là vọng chẳng phải chân.

nên biết cái tính biết vốn chẳng từ đâu sanh, cũng chẳng từ đâu diệt. Không phải "kiến thức" có thì mới có cái biết, khi kiến thức không có thì cái biết không còn. Nếu như cái biết theo kiến thức mà sanh diệt thì chẳng còn gọi là "chân tâm thường trụ". Đó là vọng tâm chẳng phải chân tâm.

Tính biết của chân tâm vô sanh bất diệt thường trụ châu viên. Khi không có kiến thức vẫn biết, khi kiến thức mất rồi cũng vẫn biết. Cũng như khi tiếng chuông phát ra âm thanh thì nghe, mà tiếng âm thanh không còn phát ra thì cũng vẫn nghe.

Phải nắm cho thiệt kỹ chổ nầy, kẻo lầm vọng thành chân, chân thành vọng.

Nam mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu vật biết thì cái biết thuộc vật, có dính dáng gì tới ông?
"cái biết" ("chân tâm") chẳng thuộc ai cả, riêng mọi vật thì có dính dáng với nhau cả qua duyên khởi
Hơn nữa, nếu nói vạn pháp biết thì cái biết ở chổ vạn pháp đó vẫn chẳng cùng khắp vì vẫn còn chỗ trụ. Còn chổ trụ thì là vọng chẳng phải chân.
tại sao lại kết luận mình nghĩ như vậy? vạn pháp "biết" vì có "chân tâm thường trụ", không có "chân tâm" thì không có vạn pháp, thế thì vạn pháp khởi từ "chân tâm" chứ?
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÙNG THẢO LUẬN:TÍNH BIẾT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói tim biết hay phổi biết thì khác nào cho cái biết ở bên trong thân. Nếu tâm biết ở trong thân thì lẽ ra khi bịnh tim phải thấy biết tim nó bịnh chổ nào, đâu cần phải đi bác sĩ.

Nói nam châm vật bên ngoài biết thì khác nào cho cái biết bên ngoài. Đã như bên ngoài thì thân ông là một, cái biết là hai. Như thế thì giống như ông và tôi vậy. Ông ăn tôi không no. tôi ăn ông không no. hai bên chẳng dính dáng gì nhau. Hơn nữa nếu cái biết ông ở bên ngoài thì khi ông thấy nam châm hút sắt đâu thể vừa thấy lại vừa biết được. Cho nên nói cái biết ở chổ nào cũng không hợp lý.

Nếu lấy cái không dính mắt làm cái biết, thì đã dính mắt rồi. Nếu không dính mắt sao lại biết dính hay không dính.

Cho nên không thể nào không dính được. Tu hành cũng đừng nghĩ phải không dính, cố gắng không dính mà cứ luôn dính.

Chỉ cần thấy vạn pháp giai không như huyễn thì bớt đi đắm nhiễm, từ từ buông ra vì biết mọi thứ là hư vọng ngay cả thân nầy.

Không dính, không phải là không dính gì cả. Nhưng mắt thấy sắc đẹp mà không bị sắc đẹp quyến rủ được vì ta tu Quán rỏ thật tướng sắc là giai không như huyễn... như vậy mới gọi là "thấy mà không thấy", mới là không dính.

Nhưng ai cũng chỉ nói trên lý... còn sự thật thì vẫn chưa làm được. Cho nên khuyên đại chúng rằng: "thông minh hiểu biết nhiều mà coi chừng thua ông già bà lão chất phát niệm phật".

Hiểu phật pháp phải đem ra áp dụng tu hành, không phải chỉ nói ra lý luận cho là thành tựu hay công phu cái gì. Như vậy có khác gì người vào kho báu chỉ ngắm mà ra tay không.

Kinh Lăng Nghiêm rất hay, rất quý, các vị vua ở ấn độ thời xưa xem kinh nầy là quốc bảo không truyền ra ngoài nước. Nay ta có được thì gieo trồng căn lành với phật pháp không biết bao nhiêu rồi. Phải gắng học và thực hành. Nhưng cũng phải chọn Tịnh Độ làm chánh hạnh thì mới mong bảo đảm được giải thoát sanh tử luân hồi trong hiện tại.

Nếu như Bát Nhã Tâm Kinh là tâm kinh của hệ Bát Nhã thì Chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông trong Lăng Nghiêm nầy là "Tâm kinh" của hệ Tịnh Độ. Gắng noi theo đức Đại Thế Chí mà "thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế".

Nói chung với mọi người chứ chẳng riêng ai, kể cả tôi.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]37 khách