Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

vosacgioi
Bài viết: 26
Ngày: 02/03/10 07:46
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vosacgioi »

Tôi muốn hỏi thuyết Thập Nhị Nhân Duyên có hay không , sao không thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng và nếu giảng thì chép trong kinh nào .Hay thuyết này do ngoại đạo thêm vào chứ không có trong kinh điển . Kính mong trả lời giúp .


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Tôi muốn hỏi thuyết Thập Nhị Nhân Duyên có hay không , sao không thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng và nếu giảng thì chép trong kinh nào .Hay thuyết này do ngoại đạo thêm vào chứ không có trong kinh điển . Kính mong trả lời giúp .
Không Có Ngoại Đạo Nào Có Nói Đến Lý 12 Nhân Duyên Cả.

Lý 12 Nhân Duyên Được Nói Trong Kinh A Hàm Và Kinh Đại Thừa.

Như trong Kinh Đại Duyên Phương Tiện Kinh Duyên Khởi Nói Rõ Ràng Về Lý 12 Nhân Duyên:

Trích Kinh Đại Duyên Phương Tiện
“Này A-nan, như vậy duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già chết, lo, rầu, khổ não, tập thành một khối đại hoạn. Đó là duyên của cái đại khổ ấm vậy.
Trích Kinh Duyên Khởi
"Nếu ai thấy được Nhân duyên, tức là người ấy thấy được Pháp; nếu ai thấy được Pháp tức là người ấy thấy được Phật", vậy trong này thời cái gì là Nhân duyên? Nói là Nhân duyên, thời: "đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh". Như: Vô minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh sắc, Danh sắc duyên cho Lục nhập, Lục nhập duyên cho Xúc, Xúc duyên cho Thụ, Thụ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sinh, Sinh duyên cho Lão tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, sinh khởi được. Như thế, là chỉ sinh khởi sự kết tụ những khổ đau lớn lao, thuần nhất, cùng cực vậy.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
vosacgioi
Bài viết: 26
Ngày: 02/03/10 07:46
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vosacgioi »

Cám ơn AdminI đã trả lời , nhưng tôi vẫn thấy ngờ ngợ , vì pháp 12 duyên viết tương đối tối nghĩa so với những gì tôi đã được học về Phật Pháp , có vẻ như khó tu chứng hơn các Pháp môn minh bạch khác mà Đức Phật từng chỉ dạy . Tôi chỉ được học về Tứ Thánh Đế , Bát Chánh Đạo .. chứ chưa nghe ai nói về Pháp 12 nhân duyên và quán 12 nhân duyên mả tu hành đắc đạo cả. Nay kính mong anh chị chỉ giáo thêm .


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

vosacgioi đã viết:Cám ơn AdminI đã trả lời , nhưng tôi vẫn thấy ngờ ngợ , vì pháp 12 duyên viết tương đối tối nghĩa so với những gì tôi đã được học về Phật Pháp , có vẻ như khó tu chứng hơn các Pháp môn minh bạch khác mà Đức Phật từng chỉ dạy . Tôi chỉ được học về Tứ Thánh Đế , Bát Chánh Đạo .. chứ chưa nghe ai nói về Pháp 12 nhân duyên và quán 12 nhân duyên mả tu hành đắc đạo cả. Nay kính mong anh chị chỉ giáo thêm .
DH đọc Kinh Đại Duyên Phương Tiện, Kinh Duyên Khởi sẽ thấy Đức Phật giảng rất rõ ràng về lý 12 nhân duyên.

Đức Phật Do Thấy Tận Cùng Lý 12 Nhân Duyên Mà Thành Phật.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
bạn đã biết Tứ Đế, theo đó thì "tập" đưa đến "khổ" và bát chánh "đạo" đưa đến "diệt" khổ

tiến trình "tập" đưa đến "khổ" thường được nói chi tiết hơn trong các Kinh qua tiến trình 12 nhân duyên; tức là nói chi tiết "tập" đưa đến "khổ" theo nguyên tắc duyên khởi

12 nhân duyên do đó rất quan trọng, nói rõ ràng hơn về bệnh khổ, diễn tả con người nổi ái dục và chấp thủ như thế nào và kết quả ra sao; biết rõ bệnh khổ thì mới trị bệnh khổ được

sau đây là một trích đoạn trong Kinh Trung Bộ,

(Duyên khởi)

-- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về
duyên khởi?"

-- Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này
sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục
nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu;
hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này
Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các
hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do
xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt, do thủ diệt, hữu diệt; do hữu
diệt, sanh diệt, do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn
diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo
thiện xảo về duyên khởi".
kinhle


vosacgioi
Bài viết: 26
Ngày: 02/03/10 07:46
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vosacgioi »

Theo tôi thuyết 12 nhân duyên trên là thêm thắt của ngoại đạo vào phép quán ngũ ấm nhân duyên của Đức Thế Tôn , nên nó bí hiểm và không minh bạch. Người mới tu nếu ko để ý sẽ rất dể lâm vào đường ma , khó tu khó chứng . Kính mong xem xét lại .


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Trong cả ba tạng: tạng kinh;tạng luật;tạng luận đều có nói đến lý duyên khởi mà.Có 6 kỳ kết tập kinh điển.Nếu là được thêm vào thì nó thêm nào ở kỳ kết tập nào? :)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Theo tôi thuyết 12 nhân duyên trên là thêm thắt của ngoại đạo vào phép quán ngũ ấm nhân duyên của Đức Thế Tôn , nên nó bí hiểm và không minh bạch. Người mới tu nếu ko để ý sẽ rất dể lâm vào đường ma , khó tu khó chứng . Kính mong xem xét lại .
Chỉ Có Trong Kinh Điển PG Mới Có Lý 12 Nhân Duyên.

Không Biết Chớ Nên Nói Càn Nếu Không Mắc Tội Phỉ Báng Tam Bảo.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
vosacgioi
Bài viết: 26
Ngày: 02/03/10 07:46
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vosacgioi »

Okie, Vậy giả sử 12 nhân duyên trên có thật , thì giải thích chúng ra sao , theo tiến trình
vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục
nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu;
hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi
cái gì là vô minh
cái gì là hành
tại sao vô minh lại duyên hành
cái gì là thức
tại sao hành lại duyên thức
....
mong các bạn đạo giải thích dùm . Cám ơn .


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm "Thường Bất Khinh Bồ Tát", Khi Phật Đại Thông Trí Thắng đắc đạo, có giảng về Thập Nhị Nhân Duyên.

Còn đây là "Luận về 12 nhân duyên"
(do nhiều người viết)


Luận về Thập Nhị Nhân Duyên

Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử

Vô minh là không được sáng suốt, mà không sáng suốt thì lầm lẫn. Mà lầm lẫn là một ý niệm.
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thời gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta là có thật.
Ngã niệm đó là chấp ngã. Do chấp ngã mới phải thọ thai
Vì thọ thai nên mới có hình hài gọi là sắc, và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọi chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọi là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc với sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọi chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến người ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ. Càng nghĩ càng ghét, càng giận. Như thế gọi là “ thủ “ tức là giữ gìn. Khi ta đã giữ gìn nhưng chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đờI này chỉ để trả nợ cái “nghiệp” mà thôi. Vì vậy ta phải sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phải chết.
Chết mà trong đời có tạo nghiệp thì phải luân hồi để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.


Do bởi chuỗi nhân quả, nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen phản ứng của tinh thần. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hận và những phản ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..

Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:

Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiến trình hình thành tiêu diệt;
nếu tiến trình hình thành tiêu diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.

Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.


Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì trí sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
vosacgioi
Bài viết: 26
Ngày: 02/03/10 07:46
Giới tính: Nam
Đến từ: sai gon

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vosacgioi »

Tôi hiểu rồi , hóa ra tiến trình của ngũ ấm cũng nằm trong thuyết 12 nhân duyên này mà thôi , cám ơn binh nhé !


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thập nhị nhân duyên có hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

vosacgioi đã viết:Cám ơn AdminI đã trả lời , nhưng tôi vẫn thấy ngờ ngợ , vì pháp 12 duyên viết tương đối tối nghĩa so với những gì tôi đã được học về Phật Pháp , có vẻ như khó tu chứng hơn các Pháp môn minh bạch khác mà Đức Phật từng chỉ dạy . Tôi chỉ được học về Tứ Thánh Đế , Bát Chánh Đạo .. chứ chưa nghe ai nói về Pháp 12 nhân duyên và quán 12 nhân duyên mả tu hành đắc đạo cả. Nay kính mong anh chị chỉ giáo thêm .
Theo cố HT Thiện Hoa viết trong Phật Học Phổ Thông, ông nên tìm đọc sẽ chỉ rỏ các thừa và đường lối tu tập.

Phật Giáo chia ra làm 5 Thừa để độ sanh, tôi viết từ thấp đến cao như sau:

1. Nhân Thừa: tức là tu hành phật pháp chỉ mong được làm người trở lại, thì thọ tam quy và ngũ giới là ổn thỏa.

2. Thiên Thừa: tức là tu hành phật pháp chỉ mong được sanh về các cõi trời hưởng vui an lạc, thường thì phải tu Thập Thiện

Hai Phần Trên thông thường các Phật Tử Tại Gia chỉ mong như vậy là đủ rồi, tức là thọ tam quy, giữ ngũ giới, tu thập thiện, các việc lành chỉ mong kiếp sau có đời sống tốt hơn v.v... chứ không nghĩ mình có thể tu để giải thoát giác ngộ. Và đôi lúc có khi còn sợ việc "giác ngộ" hay "thành Phật" nữa chứ!

3. Thanh Văn Thừa: tức là tu hành để chứng 4 quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, rốt ráo là chứng quả A La Hán, thì thường chuyên tu Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ

4. Duyên Giác Thừa: tức là tu hành để chứng quả Bích Chi Phật, cao hơn A La Hán, tu theo pháp quán 12 Nhân Duyên

5. Đại Thừa hay Bồ Tát Thừa, hay Phật Thừa: tức là tu Phát Tâm Bồ Đề, tu Bồ Tát Hạnh để được chứng quả vị rốt ráo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức Phật Quả. Kinh nói là tu Lục Độ Ba La Mật. Nhưng cũng nói là Vạn Hạnh chứ không giới hạng Lục Độ thôi.

Cho nên tùy vào căn cơ, nhân duyên mỗi người mà tu theo những thừa như thế. Có nhiều người không biết về 5 thừa nầy nên tôi nói đại khái theo lời Tổ Thầy đã dạy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách