LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyen Chuong
Bài viết: 3
Ngày: 02/03/10 09:05
Giới tính: Nam
Đến từ: CANDA

LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Chuong »

Xin chao ca'c bạn đông tú!

Nguyên Chưong (NC) mơi biêc đưọc pháp môn Tịnh Độ và cung phát nguyên niệm Phật câu vang sanh vê tây phưong. Cam thây đuoc an lac hơn xưa. NC bi tâm dâm dục thương xuyên nôi dậy cam thây rât khô thện thi niêm Phật. NC phải lam sao đây. NC đa an chay trửong, niệm Phật nhưng cảm thây minh có tội rất nhiêu... NC nam nay đa 30 tuôi cám thây đạo Phật la chân lý. Đơi nay chỉ muôn được vang sang vê tây phương cưu lạc ma thôi.

xin lôi NC không có biêc viêt tiêng Viêt nhiêu.

Please help.

Nguyên Chương.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: LAM SAO THAC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Gửi thiện hữu Nguyên Chương

Nghe ai tâm sự nổi niềm riêng
Dường như bày tỏ nỗi ưu phiền
Cho ai đồng cảm đồng cảnh ngộ
Sớm biết quay đầu dưới đài sen

Lạc bang thắng cảnh chân thành nguyện
Di Đà giáo chủ sẳn chờ ta
Nghiệp xưa trả mãi bao giờ hết
Chờ xe đới nghiệp thoát ta bà

Trần gian chẳng bỏ người tham đắm
Cực lạc không quên kẻ thành tâm
Chỉ biết nguyện cùng người niệm Phật
Di Đà giáo chủ đấng tri âm

Cung kính


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO THAC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Sau đây là lời khuyên của Ngài Ấn Quang trong Lá Thư Tịnh Độ,

Thơ đáp một Cư Sĩ ở Dõng Giang

Sắc dục là chứng bệnh chung của người đời. Chẳng những hạng người trung, hạ bị nó làm mê, mà bậc thượng căn nếu không kiêng sợ giữ gìn, cũng khó khỏi mang hại. Xưa nay biết bao trang tuấn kiệt có thiên tư làm thánh hiền , chỉ vì phá không nổi lớp cửa ấy, trở thành kẻ hèn ngu bất tiếu! Vô số loài hữu tình cũng vì đó mà sa đọa vào tam đồ. Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật bảo ngài A Nan: 'Nếu chúng sanh ở sáu đường trong các thế giới, dứt được lòng dâm, thì không còn bị xoay vần theo vòng sống, chết. Ngươi tu Tam Muội, vì cầu ra khỏi trần lao, nếu chẳng trừ lòng dâm, tất không thể nào giải thoát.' Với người học đạo, vấn đề trọng đại là sự sống chết, nếu không mau thống trừ căn bệnh kia, làm sao lìa nỗi khổ luân hồi? Như pháp môn niệm Phật tuy là đới nghiệp vãng sanh, song nếu đem lòng dâm cố kết, tất sẽ cách ngăn với Phật, đạo cảm ứng khó giao thông. Muốn dứt mối họa ấy, không chi hơn khi thấy tất cả người nữ, đều tưởng là thân thuộc, oan gia và nhơ nhớp.

Tưởng như thân thuộc là thế nào? Khi thấy người người nữ tuổi cao thì tưởng là mẹ, lớn hơn mình tưởng là chị, nhỏ hơn tưởng là em, nhỏ hơn nữa, nên tưởng là con. Người lòng dục dù mạnh, quyết không dám đối với mẹ, chị, em và con, sanh niệm bất chánh. Đó là dùng luân lý ngăn dục tâm khiến cho không phát khởi.

Tưởng như oan gia là thế nào? Người đời, theo tình thường khi thấy sắc đẹp liền động lòng luyến ái. Do tâm mê nhiễm ấy, nên đọa vào ác đạo nhiều kiếp chịu khổ không được thoát ly. Thế thì vẻ kiều mị đẹp tươi, sánh với cọp, sói, rắn rít cùng các thứ thuốc độc, còn hại gấp trăm ngàn lần! Đối với mối oan gia rất lớn ấy, còn quyến luyến ưa thích, há chẳng phải là ngu mê quá lắm ư?

Tưởng nhơ nhớp là thế nào? Sắc đẹp chỉ là một lớp da mỏng bên ngoài. Nếu banh lớp da ấy ra, thì dẫy đầy những xương, thịt, máu, mủ, đờm, dãi, phẩn uế, hôi tanh nhơ nhớp không ai muốn nhìn! Những thứ không đáng ưa đó, chỉ vì một làn da mỏng giấu che, làm cho người lầm sanh lòng yêu mến. Như chiếc bình đẹp đựng đồ hôi nhơ, không ai cầm lấy để ngắm, xem. Lớp da của mỹ nhân chẳng khác chi chiếc bình đẹp kia, trong ấy nhơ nhớp còn hơn phẩn, đâu nên chỉ ưa thích bề ngoài, quên hẳn bề trong, lầm sanh vọng tưởng ư? Nếu không răn dè sợ hãi, thống trừ tập tánh ấy, tất bị vẻ đẹp mỏng manh phỉnh gạt, mũi tên ấy sẽ ghim sâu vào xương tủy, làm sao tự nhổ ra? Lúc bình thường đã như thế, mà muốn sau khi chết chẳng đọa vào bào thai, việc ấy không thể có. Nhưng vào bào thai người còn khá, vào thai loài súc thú mới ra thế nào? Thử suy nghĩ kỹ điều nầy, tâm thần tự nhiên kinh động sợ hãi! Song, muốn cho khi thấy cảnh không khởi lòng nhiễm, trước phải thường tưởng ba điều trên, thì lúc đối cảnh mới khỏi bị lay chuyển. Bằng chẳng thế, dù không thấy cảnh, ý vẫn mơ tưởng triền miên, cũng vẫn bị tập khí dâm dục ràng buộc. Cho nên, đối với nữ sắc phải xét nhận thấu đáo, quét sạch tập quán dục nhiễm, mới có phần tự do.

Mỗi ngày, ngoài chức phận của mình, cư sĩ gắng chuyên tâm niệm Phật và đem hết lòng thành kính tha thiết sám hối tội nghiệp từ vô thỉ đến nay. Như thế, lâu ngày sẽ có sự lợi ích không thể nghĩ bàn mà chính mình không tự biết. Kinh Pháp Hoa nói: 'Nếu có chúng sanh nào nhiều dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được lìa dục', cho đến nhiều giận hờn, ngu si cũng như vậy. Thế thì biết, nếu chí thành niệm thánh hiệu đức A Di Đà, tất cũng được tiêu trừ ba món hoặc: tham, giận, mê. Lại, hiện nay là thời buổi nhiều hoạn nạn, ngoài giờ niệm Phật, nên niệm thêm thánh hiệu đức Quán Âm. Như thế, sẽ được sự chuyển biến rất mầu nhiệm trong âm thầm, mới khỏi cảnh khi túc nghiệp hiện ra không phương trốn tránh. Phải tìm xem những sách: giới dâm, nhân quả, báo ứng, xa lìa bạn bè du đãng thì tâm hạnh mới được chánh đáng, vững vàng và tịnh nghiệp mới có thể thành tựu.

Cố gắng! Cố gắng!
kinhle


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO THAC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Theo tinh thần kinh An trú tầm-kinh trung bộ 22;có 5 cách:

1.Tác ý tướng khác:
Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong.

Nếu bạn nhìn hình ảnh;nghe âm thanh;mũi ngửi mùi hương;lưỡi nếm vị;thân chạm vào vật nào;ý nghĩ đến điều gì mà tâm dâm dục nảy sinh.Bạn lập tức thay những đối tượng đó bằng đối tượng khác;bằng hình ảnh khác;âm thanh khác;vị khác;vật xúc chạm khác.Nếu làm cách đó mà tâm dâm dục vẫn còn quán tính;vẫn còn quá mạnh;tiếp tục bằng cách hai:

2.Quán sự nguy hiểm:
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: "Ðây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo".

Nguy hại của dâm dục thì hầu như Phật tử nào cũng biết ít nhiều phải ko.Ôn lại điều đó.Sau khi ôn lại;nếu tâm dâm dục vẫn còn hoành hành;tiếp tục

3. Quên nó đi và không tác ý đến nó nữa
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong.

Nói một cách đơn giản là;không nghĩ đến nó nữa.Nhưng nếu quên đi ko đơn giản;chứng tỏ nó ám ảnh khá dai dẳng;đi đến cách 4;giảm từ từ tác động của nó

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống". Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Và cách thứ 5 là dùng quyết tâm cả về thân và tâm để khắc chế nó:

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: LAM SAO THAC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Nếu như sự tránh né không mang lại kết quả tốt đẹp, sau khi đã nỗ lực hướng tâm đến những đối tượng khác, nỗ lực dùng tâm chế ngự tâm không thành.
Cần phải hiểu rằng khả năng định tâm còn yếu, ý chí đối trị quá kém, bạn cần tiến hành một phương pháp khác. Dùng độc trị độc, dùng chính bản chất của dục diệt trừ dục. Đó là trí tuệ rõ biết, sự thông hiểu tường tận. Những tính chất của dục, dễ dàng được chứng minh dưới ánh sáng khoa học và kinh nghiệm trực quan.
Đây là một phần của bài viết về dục, nếu các bạn thấy thích hợp, tôi sẽ post toàn bộ lần sau:
............Xem nào, cái thu hút nhất với một người đàn ông là âm xứ của người đàn bà. Chúng ta bị nó lôi cuốn. quyến rũ đến mức số lần ra vào, trú ẩn dưới dạng bào thai trong nó là không thể tư lường. Chính sự tham đắm vào nữ căn đã trở thành tâm hộ kiếp, quyết định cho việc luân hồi tái sanh trong dục giới. Sức mạnh của âm xứ cuốn hút những tâm thức tham dục vào vòng luân chuyển, trôi lăn trong vô vọng bất tận. Như vậy vẫn chưa đủ hay sao? Bị nó hại cho đến mức này mà vẫn còn thèm thuồng vị ngọt của nó?
Vì đã lưu chuyển vô lượng kiếp trong thân của loài thấp sanh, tập khí ưa sự ẩm ướt, tối tăm, ưa thích những vị ,mùi xú uế vẫn còn dư sót trong kiếp người hiện tại. Con người thích ăn thịt động vật, một thứ xú uế. Hơn thế nữa, các loại mắm do xác lên men, phân hủy, máu huyết, nội tạng rất được ưa chuộng như mắm nêm, mắm ruột… Thật không phải khi kết luận những thứ đó chỉ giòi bọ, súc vật mới ăn. Cái gì càng kín đáo, ẩm ướt , hôi thối lại càng có sức hấp dẫn. Thật đáng buồn khi con người vẫn còn sự thèm muốn của một loài súc sanh.
.............


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Dục, một rào cản cho đến tiền thân Đức Phật khi đã thành tựu vị Bồ tát, ngay lập lức bị mất hết thần thông khi vô tình nhìn thấy một phụ nữ hở hang.
Chúng ta là loại nào? Nếu không bóc tách cho đến tận cùng, cái nhận được chỉ là một lớ vỏ.
Đây là vấn đề mang tính sống còn trong việc thực hành một đời sống phạm hạnh.


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

tangbong kinhle

1. Niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ lìa lòng dâm dục

2. Lạy Phật sám hối

3. Khi tâm dâm dục nổi lên hãy đừng đè nén đừng chạy theo , cứ bình thản mà giữ chặt câu Phật hiệu một cách rõ ràng từng chữ ( lắng nghe tiếng niệm Phật )

4. Đừng phán xét phân tích đó là tội lỗi xấu xa gì hết , cứ mặc cho nó đến , mặc cho nó đi , cứ niệm Phật thì sẽ không niệm dâm

một ngày nào đó nghiệp tiêu trí sáng bệnh tự khỏi , tâm Bồ Đề lớn thì tâm dâm dục sẽ yếu bớt

Vài lời học hỏi từ nhiều nơi kính mong giúp bạn qua được cơn khó khăn này

Bạn đừng buồn tự trách mình nhé , tất cả chúng mình đều như nhau thôi


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Nếu bạn bị các đối tượng dâm dục ám ảnh;bạn có thể làm như sau: đổ đầy nước vào một cái bát;rồi vừa ngồi thiền vừa tập trung để tâm vào cái bát nước đó;coi như là một kasina(đề mục thiền) để mình thoát tham dục


TramLuan
Bài viết: 34
Ngày: 04/01/10 03:27
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Autralia
Nghề nghiệp: IT Professional

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi TramLuan »

có 2 cách:

1. Tự-lực:
Quán khổ, không, vô-thường, vô-ngã, bất tịnh. Hoặc quán đối tượng là thân nhân ruột thịt (cha, mẹ, anh chị em)

2. Tha-lực: Niệm phật, trì-chú, tụng kinh.

Dâm dục là 1 loại nghiệp chướng. Muốn hóa giải nghiệp chướng không thể nào bỏ qua sám hối.
Dù theo cách nào, trước khi làm phải sám hối và cầu nguyện sự gia-trì (giúp đỡ) của chư Phật.
Thiếu phần này chắc chắn không bao giờ thành công.

Nếu bạn không hiểu rành tiếng Việt, xin cho biết, tôi sẽ gửi bằng tiếng Anh (English).


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

.......Mỗi khi chúng, tham dục trỗi dậy, ngay lập tức phải tư duy đến pháp đối trị. Như một cung thủ thiện xảo, bắn mũi tên trí tuệ ngay lập tức khi thoáng thấy bóng kẻ thù.
Không một sự đắm luyến nào có thể lởn vởn trước mặt một con người tỉnh thức và luôn sẵn sàng với cung chánh niệm và tên trí tuệ.
Hãy chỉ mặt chúng, mọi cảm thọ dục đều dẫn dắt đến bất toại nguyện, khổ, sự hư ảo. Gắn kết cái nhìn, tư duy sâu sắc về bản thể, cấu tạo và kết quả cuối cùng đem lại với bất kỳ sự lôi cuốn nào xuất hiện nơi tâm.
Giống như một người bảo vệ ruộng của mình. Trâu đến ăn lúa, anh ta xua đuổi nó. Nếu nó quay lại, anh ta la mắng nó. Nó không chịu đi, anh ta hù dọa nó bằng roi và đá. Nhiều lần như thế, với đỉnh điểm là đánh trâu thật mạnh, con trâu sẽ không bao giờ dám bén mảng đến thửa ruộng nữa. Tham dục cũng vậy, nó sẽ thui chột, từ bỏ dần cho đến không xuất hiện trước mặt một người thông minh, tỉnh thức và luôn canh chừng.
Việc thực thi cái nhìn sâu sắc và tư duy thật về bản chất của dục như một pháp đối trị là vô cùng quan trọng. Để hóa giải một lực, cần phải có lực trực đối. Không thể nói là lực tham dục bị hoại diệt, chúng chỉ bị cân bằng bởi lực quán niệm trí tuệ hay chuyển hóa thành một dạng khác. Chúng ta biết rõ năng lượng không tự sinh ra và cũng không bị mất đi. Khi hiểu biết có mặt, chánh niệm có mặt, dục không bao giờ có mặt, như ánh sáng không dung chứa bóng đêm.
Tham dục đến thăm chúng ta vào một ngày đẹp trời, nó sẽ đến bao nhiêu lần nữa nếu ta không tống khứ nó đi và đóng chặt cổng nhà? Liệu còn một giải pháp nào khác?


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

theo em nghĩ anh thuộc loại sắc dục. thích thấn xác người khác phái mà chắc ai cũng như vậy nếu còn lầm tưởng vào bản ngả hiện hữu . em thì cũng thế thôi . cũng trải qua nhiều năm vật lộn cũng rút ra được vài bài học. Nhưng bài học nào cũng đã được ghi lại rõ ràng trong kinh cả anh ạ. Anh tưởng tượng thử nếu người quan hệ với anh là 1 robot làm rất giống cơ thể người thì anh có cảm giác gì không? . Em nghĩ là tùy . Nếu anh lồng vào cho nó một nhân vật đẹp đẽ đang sinh tồn như đang diễn ra trên mấy cuốn phim xxx đang coi chẳng hạn thì anh cũng sẽ bị nó hấp dẫn và tự sướng như thường. Chính sự lồng ghép sự tạo ra ảo tưởng đó mới cho anh cảm giác. Nếu trong đầu anh nhìn đúng nó như thật là một robot thì có tiếp xúc bao nhiêu cũng chẳng sinh tâm khát ái được.thân tâm của con người cũng chỉ là ngũ uẩn duyên hợp mà thành thân thì do sắc uẩn hay tứ đại hòa hợp mà thành còn tâm thì do thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn , thức uẩn duyên theo sáu trần mà thành thân tâm hoàn toàn không có một chủ thể nào đằng sau nó cả. Nếu nhìn thật đúng thì thân tâm con người cũng chẳng khác gì robot anh ạ. Cái ảo tưởng có một chủ thể tồn tại đang sinh tồn phía sau một thân xác như là một ý thức bẩm sinh.Những con vật sơ đẳng cũng có cảm thức như vậy. Cái cảm giác có một cái tôi đang sinh tồn kia thực ra không có sự hiện hữu nào cả ngoài sự tồn tại trên phương diện khái niệm. Một khái niệm lập danh được huân đúc qua thời gian trở nên rõ ràng,cụ thể và dễ dàng bị tác động khi bị đụng đến chính vì càng dễ bị tác động anh càng cảm thấy như nó hiện hữu thực Càng cảm giác hiện hữu thực thì anh cảm thấy nó như có tự tánh tồn tại riêng biệt và duy nhất thì sẽ càng ái luyến nó và sẽ xuất hiện 1 hành động là từ bỏ nó .Nếu muốn vượt qua nó thì nó sẽ như một bức tưởng cao mãi không bao giờ vượt qua được. Vì làm sao mà anh có thể từ bỏ hoặc vượt qua một cái thứ mà nó không tồn tại. Hoặc anh không thể loại trừ nó nếu không biết nó tồn tại ở đâu. Nên việc cố vươt qua nó hoặc cố tránh nó chỉ làm cho nó hay khái niệm về nó trở nên to lớn hơn trong tâm trí của mình. Khi anh nhận chân được điều này thì nó tương đương với mức thô của nhơn vô ngã trong đạo phật đó anh. Ngoài ra còn có mức vi tế của nhơn vô ngã nữa . Nhưng nếu đã thâm nhập được vào nhơn vô ngã này thì anh cũng mới ở quả vị alahan thôi nghĩa là dứt được ái dục thoát được khỏi vòng sinh tử luân hồi . Nhưng vẫn còn bị chướng ngại để thể nhập vào niết bàn. Theo kinh phật nói thì anh phải thể nhập được pháp vô ngã nữa là con đường của 10 quả vị bồ tát thì mới thể nhập được niết bàn. em chỉ biết tới thế . Hy vọng giúp ích được gì cho anh.
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 08/03/10 16:09 với 4 lần sửa.


Nguyen Chuong
Bài viết: 3
Ngày: 02/03/10 09:05
Giới tính: Nam
Đến từ: CANDA

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Chuong »

Cám ơn các bạn đồng tu cho những lời khuyên/dạy quý báo trong kinh sách. Nguyên Chương đa phát lời nguyện phải sanh vê Tây Phương Cưu Lạc cho dù có nghiệp lực mạnh đi chăn nửa thi cung sẽ vượt qua. Đơi nây chân thành tin tương gãp được Phật A Di Đà.


A DI ĐÀ PHẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách