LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo Kinh nghiệm của tôi thì phải tu tập Phép Quán Tứ Niệm Xứ của hệ Nam Tông hoặc và Ngũ Uẩn Gia Không của hệ Bát Nhã Đại Thừa.

Nên tìm đọc phương pháp quán tưởng trên, chỉ có khi nào tập quán sét rỏ ràng cái thật tướng của Cảnh Vật, Thân, và Tâm thì mới đổi ý niệm dâm dục về chúng từ mê thành giác, từ dục thành không.

Sau đó mới Niệm Phật.

Đừng xem thường "Tứ Niệm Xứ" bởi vì chính phương pháp đó giúp ta lìa dục mà Phật đã chỉ dạy, nếu không thì Phật cũng đâu cần chỉ pháp đó làm gì để đối trị dục vọng nơi tâm!

Hãy thường xem các vật chết ngoài chợ, ngoài đường mà nhìn những thân cảnh làm mình tham dục.

Chỉ có thế mới từ từ buông xuống triệt để mà không phải là đè nén nhứt thời!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
phuctuong
Bài viết: 64
Ngày: 19/01/10 08:40
Giới tính: Nam
Đến từ: cõi hư vô

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi phuctuong »

tqh009 đã viết:.......Mỗi khi chúng, tham dục trỗi dậy, ngay lập tức phải tư duy đến pháp đối trị. Như một cung thủ thiện xảo, bắn mũi tên trí tuệ ngay lập tức khi thoáng thấy bóng kẻ thù.
Không một sự đắm luyến nào có thể lởn vởn trước mặt một con người tỉnh thức và luôn sẵn sàng với cung chánh niệm và tên trí tuệ.
Hãy chỉ mặt chúng, mọi cảm thọ dục đều dẫn dắt đến bất toại nguyện, khổ, sự hư ảo. Gắn kết cái nhìn, tư duy sâu sắc về bản thể, cấu tạo và kết quả cuối cùng đem lại với bất kỳ sự lôi cuốn nào xuất hiện nơi tâm.
Giống như một người bảo vệ ruộng của mình. Trâu đến ăn lúa, anh ta xua đuổi nó. Nếu nó quay lại, anh ta la mắng nó. Nó không chịu đi, anh ta hù dọa nó bằng roi và đá. Nhiều lần như thế, với đỉnh điểm là đánh trâu thật mạnh, con trâu sẽ không bao giờ dám bén mảng đến thửa ruộng nữa. Tham dục cũng vậy, nó sẽ thui chột, từ bỏ dần cho đến không xuất hiện trước mặt một người thông minh, tỉnh thức và luôn canh chừng.
Việc thực thi cái nhìn sâu sắc và tư duy thật về bản chất của dục như một pháp đối trị là vô cùng quan trọng. Để hóa giải một lực, cần phải có lực trực đối. Không thể nói là lực tham dục bị hoại diệt, chúng chỉ bị cân bằng bởi lực quán niệm trí tuệ hay chuyển hóa thành một dạng khác. Chúng ta biết rõ năng lượng không tự sinh ra và cũng không bị mất đi. Khi hiểu biết có mặt, chánh niệm có mặt, dục không bao giờ có mặt, như ánh sáng không dung chứa bóng đêm.
Tham dục đến thăm chúng ta vào một ngày đẹp trời, nó sẽ đến bao nhiêu lần nữa nếu ta không tống khứ nó đi và đóng chặt cổng nhà? Liệu còn một giải pháp nào khác?
tangbong tangbong tangbong


Ta phải chiến thắng kẻ thù cuối cùng của ta ... chính là ta !
huynhcongquoc
Bài viết: 27
Ngày: 18/03/10 11:26
Giới tính: Nam
Đến từ: tphcm

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhcongquoc »

người thế gian dễ hấp thụ do nghiệp mà sanh, bất kể đó là ai. khắc phục dâm dục trong ý thức thì lấy ý thức mình tới một hướng khác. như niệm phật , nghĩ tới phật , mắc cở với phật và cho đó là tội lỗi . NGHĨ tới mai này làm bồ câu , se sẻ , uyên ương trong kinh ĐỊA TẠNG ,thì từ từ ý thức dâm dục lùi mà thôi...chìu theo ý thức là chuyện thường tình , nhất tâm sữa đổi thì mình mới hay!!!!NAM MÔ A-DI-ĐÀ-PHẬT


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Dạ, đúng vậy.
Chỉ cần phải rèn dưỡng pháp đối trị, thường nghĩ nhớ, ... Như muốn chặt một sợi dây rất dẽo, thì cần phải có con dao sắc bén, do đó phải làm ra con dao từ mãnh sắc vụn vì chưa có mà, gọt giũa nó, mài nó thường xuyên, bảo quản nó thật kỹ thì có ngày nó bén sáng ngời chặt đứt dây dâm dụt.

Cho dù lâm nạn, khó khăn tới mấy, trong tâm không nên bỏ Phật, từ bỏ Phật pháp. Cho nên đừng ngại các thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Cứ nghĩ đó là thử thách nhỏ, chuẩn bị cho ta đối phó với thử thách lớn hơn.

Nhưng với người không có lòng giải thoát khỏi sanh lão bệnh tử (chỉ là tấm lòng thôi) thì nói nhiều cũng vô ích.

Thường ngày phải gieo hạt giống Phật pháp vì mỗi ngày ta đều có các hành động của mình, nếu không gieo hạt giống Phật pháp thì ta sẽ gieo các hạt giống khác nuôi dưỡng luân hồi sanh tử. Đơn giãn như niệm Phật vài câu thành tâm. Nghĩ tới sự già chết. Quán tưởng vô thường, vô ngã, khổ, không,.....Đối xử tốt với mọi người, với làng sớm, với chúng sanh. Làm một người chồng tốt, vợ tốt, người con không bất hiếu,..... Luôn giữ Phật, Pháp, Tăng trong tâm thức sâu kín của mình, không cực đoan, không cố chấp,............................................................ :D

PHẬT PHÁP NGAY TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Vâng;đồng ý với những ý kiến đóng góp của đạo hữu.Tôi xin đưa ra những giải pháp cụ thể hơn nữa:

Khi nhìn bất kỳ hình ảnh gì mà khởi lên tâm dâm dục;hãy tránh nó ngay.Bất kỳ hình ảnh gì đập vào nhãn thức;đi vào lộ trình tâm;mà khiến cho tâm khởi dâm dục;nam căn trở nên cương cứng(luận gọi là "thích nghiệp" nam căn trở nên "thích ứng");thì quyết tránh nó.

Đi trên đường nếu có hình ảnh như thế đập vào mắt;thì quay đi chỗ khác;ko nhìn.

Nếu xem tivi có những hình ảnh như thế thì bật sang kênh khác;có cảnh thiên nhiên;hoặc bóng đá chẳng hạn;nếu ta không phải là người đồng tính thì những hình ảnh người đồng giới ko khởi lên tâm dâm dục.

Tương tự với những âm thanh.

Về xúc chạm;cần tránh những nơi đông người có thể chạm vào người nữ.Nếu lỡ chạm thì phải tránh xa.Tuy nhiên cũng như phòng hộ con mắt vậy;không nên cứng nhắc vì không phải bất kỳ nữ xúc nào cũng gây tâm dâm dục;chỉ tránh những xúc gây cảm thọ dâm dục mà thôi.Ví dụ như dắt bà cụ sang đường chẳng hạn;nữ xúc này ko gây tâm dâm dục;trừ phi người ta mắc bệnh "ái lão"(một bệnh tương tự "Ái nhi"-thích tình dục trẻ em)

Về pháp trần;tránh những tưởng tượng về quan hệ và đụng chạm của mình với người khác giới;tránh những tưởng tượng về hình sắc giới nữ khả ý mình.Nếu hình ảnh như thế xuất hiện trong đầu;lập tức chuyển sang suy nghĩ khác ngay. Về vấn đề này;sự thay thế bằng NIỆM PHẬT như các bạn đã nói ở trên là vô cùng tốt.Ngoài ra còn có thể niệm pháp ;niệm tăng... niệm thân niệm thọ niệm tâm niệm pháp.... :)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu dâm dục không pháp đối trị thì sau này tôi xin xuống địa ngục tầng thấp nhất mãi mãi không được giải thoát và cả Ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng không gặp.

Muốn hết dâm dục trước hết phải không nuôi dưỡng dâm dục trong Tâm mình mặc dù nó cứ xảy ra. không phải một ngày, một bữa mà hết, đếm xem thế gian này có bao nhiêu người hết. Nó cũng không thễ trường tồn vĩnh viễn, cũng có ngày triệt gốc. Nhưng nếu nuôi dưỡng dâm dục thì phải hành thân chịu khổ nhiều vô số kiếp, với ngày thoát ra là vô định. Chừng nào thấy khổ thì khi ấy mới có thể nảy sinh ý định triệt trừ dâm dục cũng như các dục lạc khác, rồi không nuôi dưỡng sự ái dục nữa, kể từ đó mới mong nhất định liễu thoát.

Trong Tâm không nuôi dưỡng mấy con rắn dục lạc rồi, nhưng do tập khí (hành động lập đi lập lại nhiều kiếp hay một kiếp thành ra cái tật-tương tự như nghiện) nên sự dâm dục vẫn xảy ra. Do đó cần phải luyện tập thực hành pháp đối trị hàng ngày trừ mấy cái tật đó, nếu không thì là viễn tưởng - lý luận suông, vẫn là nuôi dưỡng ái dục. Quá trình này nói chung là khó khăn và gian khổ (cai nghiện ái dục); nhưng với Tâm không nuôi dưỡng ái dục (dù nó vẫn xảy ra) và ngày càng thấy rõ cái khổ do ái dục đem lại như một điều dĩ nhiên thì ái dục từ từ tự nó nguôi lạnh (tuy đôi khi có bùng dậy) và một ngày bất ngờ đến, ái dục biến mất lúc nào chẳng hay, tự do tự tại, tự sáng rõ như trăng rằm không một bóng mây.

Ái dục là nhân, ái mạng là quả. Do tâm nuôi dưỡng ái dục thành ra khi sống nuôi dưỡng và chìu chuộng, yêu mến cái thân và cái ngã, bảo vệ nó, bài xích những gì trái với nó, chóng lại, phạm đủ thứ giới; kết bè phái. Lại do Tâm nuôi dưỡng ái dục khi chết rồi lại tìm kiếm cái thân nhằm bắt thân hành động thõa mãn cho thèm muốn ái dục, thân do đấy mà sanh ra, và theo đó cũng mục nát dần theo năm tháng. Nên nuôi dưỡng ái dục là hủy diệt thân hiện tại, nuôi dưỡng thân tương lai, cứ như thế thân tiếp nối thân, luân hồi trong sáu đường như dây xích không biết đâu bắt đầu, không biết đâu kết thúc, vô định. Chỉ khi nhận thấy cái khổ do hành theo ái dục và không nuỗi dưỡng ái dục nữa, kể từ ấy mới có thể nhất định tháo gỡ xiềng xích lâu nay.

"KHÔNG NUÔI DƯỠNG ÁI DỤC NỮA MẶC DÙ NÓ VẪN XẢY RA"-điều này mà bị thối lui mất thì dâm dục không thể biến mất; muốn bắt đầu lại thì cũng sẽ với "không nuôi dưỡng ái dục trong Tâm". Quá trình "không nuôi dưỡng ái dục trong Tâm" cũng chính là quá trình rèn luyện Pháp đối trị. Pháp đối trị có nhiều, các vị đã đưa ra rất nhiều rồi, mà Phật pháp còn rất nhiều, chọn lấy một thứ cần thiết mà dụng Tâm. Đơn giản nhất, lạy Phật sám hối, tranh thủ việc thiện, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

khi nhỏ một giọt mực lên một tờ giấy trắng thì giọt mực đó trở nên nổi bật. Nhưng khi nhỏ giọt mực đó lên một tờ giấy đen thì giọt mực đó trở nên mờ nhạt . Như người ác làm việc ác họ vẫn không để ý gì. Nhưng với một người tâm hồn trong sáng chỉ cần chủ quan nhỏ 1 giọt ái nhiểm thì nó cũng chiếm hết tâm trí của mình. Nên cách tốt nhất trong lúc mình chưa có giác ngộ là nên tránh tiếp xúc với những ái nhiễm của mình vì khi tiếp xúc với nó dễ bị nó lôi kéo không thể cưởng lại được giống như một con thuyền không có neo thì chỉ một cơn gió nhẹ cũng đẩy nó ra xa khỏi bờ.


becksphanduy
Bài viết: 1
Ngày: 01/08/10 08:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Long An

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi becksphanduy »

Em xin gửi đến anh 3 cách, anh phải làm song song...

Thứ nhất: Mỗi khi cái niệm ái - dục xuất hiện, anh hãy trì câu niệm Phật và cầu Phật gia hộ với tâm TÔN KÍNH TUYỆT ĐỐI
Thứ hai: anh nên trau dồi công đức lễ kính Phật - Đây là cây búa thép đập và sự tháo thức ái - dục
Thứ ba: Anh nên tập khí công nguyên pháp. Địa chỉ tại đây: http://www.thichchanquang.com/?id=detail&cid=1&sid=971

Ngoài ra, anh có thắc mắc gì thêm xin liên hệ với em tại [email protected] hoặc tại blog http://my.opera.com/phatquangonline/blog...

Thanh Nghiêm thân!


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

tôi cũng đã từng như quý đạo hữu vậy.
Và tôi thấy có phương pháp mà tôi thấy rất hiệu quả đó là: trì niệm hồng danh
- NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
- NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
- NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
- NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Trong những danh hiệu trên, quý đạo hữu có thể chọn tùy duyên. Tôi hay niệm Quan Thế Âm và thấy rất hiệu quả.
Tất nhiên tu tập cũng là học, phải kiên trì và quyết tâm
Chúc đạo hữu tu tập tinh tấn, thân tâm an lạc.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
namnew
Bài viết: 15
Ngày: 09/03/10 16:46
Giới tính: Nam
Đến từ: khong biet

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi namnew »

Theo tôi nghĩ cách khắc phục dâm dục tốt nhất là lúc nào cũng nghĩ về phật và thường xuyên niệm phật a di đà. sau một thời gian sẽ bớt dần ý nghĩ tới việc dâm, và cứ thế niệm phật hoài và trong lúc niệm phật nên có ý cầu phật gia hộ cho con hết lòng dâm thì sau một thời gian sẽ thấy rõ công hiệu. ngoài phương pháp niệm phật ra tôi cũng đã thử chơi thể thao,... nhưng khi vừa dừng lại thì niệm dâm dục lại nổi lên. đây có lẽ là ý nghĩ của riêng tôi và mỗi người thì tương thích với một môn nào đó.
chỉ là một chút kinh nghiệm xin chia sẻ với mọi người!
Nam mô a di đà phật!


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Nguyen Chuong đã viết:Xin chao ca'c bạn đông tú!

Nguyên Chưong (NC) mơi biêc đưọc pháp môn Tịnh Độ và cung phát nguyên niệm Phật câu vang sanh vê tây phưong. Cam thây đuoc an lac hơn xưa. NC bi tâm dâm dục thương xuyên nôi dậy cam thây rât khô thện thi niêm Phật. NC phải lam sao đây. NC đa an chay trửong, niệm Phật nhưng cảm thây minh có tội rất nhiêu... NC nam nay đa 30 tuôi cám thây đạo Phật la chân lý. Đơi nay chỉ muôn được vang sang vê tây phương cưu lạc ma thôi.

xin lôi NC không có biêc viêt tiêng Viêt nhiêu.

Please help.

Nguyên Chương.
Nói thật, bác cũng như nhiều người khác trong đây hiểu sai về đạo Phật quá đỗi !!!

Cái mà bác cho là "tâm dâm dục" là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người cũng như ăn cơm uống nước, không có nó thì trai gái không thể có tình cảm yêu thương, không thể nên vợ chồng, không thể có con cái. Nếu ai cũng muốn ngăn cản, tìm cách tiêu diệt nó thì không chỉ tự chuốc lấy đau khổ cho mình mà còn làm cho con người bị tuyệt chủng. Do đó bác cứ việc vô tư quan hệ với vợ hoặc bạn gái mình, nhưng đừng có nên lén phén với vợ người ta à nghen :)) Còn nếu bác còn độc thân thì chỉ còn nước tự thỏa mãn là thủ dâm, bác sẽ hết cảm thấy bức rức khó chịu liền :D

Bác không phải là tu sĩ trong chùa thì đừng nên bắt chước họ, không cần phải mặc áo cà sa, ăn chay trường hay diệt dục... Về phương pháp tu hành hay giới luật thì mỗi phái mỗi khác. Chẳng hạn tu sĩ Phật giáo nguyên thủy thì chay hay mặn đều dùng tất, trong khi tu sĩ Phật giáo đại thừa như Tịnh Độ Tông thì ăn chay trường. Hầu hết các tu sĩ Phật giáo thực hành diệt dục, nhưng phái Tantra lại dùng phương pháp giao hợp nam nữ để tu hành :D Không riêng gì Phật giáo mà cả Thiên chúa giáo cũng khác,linh mục theo Công giáo thì không được lấy vợ nhưng mục sư theo Tin lành thì không cấm.


langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: LAM SAO KHẮC PHỤC DÂM DỤC TRONG Ý THÚC? (Please help).

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

Nói thêm tí về "dâm dục" kẻo nhiều người hiểu lầm ý của tôi. Phái Tantra chỉ thực hành phương pháp đó ở những pháp sư cao cấp, và họ thực hành rất nghiêm túc chứ đừng nghĩ là họ dâm loạn đồi bại. Vì hành vi tình dục gây cảm giác rất mạnh, kéo theo nhiều giác quan cùng tham dự nên dễ làm cho người ta bị lôi cuốn cảnh trần nhiều hơn hết. Người sơ cơ mới vào tu mà chạy theo nó thì bảo đảm "từ chết tới bị thương" :D Cũng như con nít mà cho coi phim kinh dị thì sẽ gây kinh động,sợ hãi...bị ám ảnh nên tối ngủ dễ gặp ác mộng lắm.
Lý do là vậy, nhưng nhiều người hiểu sai Phật pháp mà tưởng rằng dâm dục là xấu xa tội lỗi, nên cấm nó. Cứ xem Phật giáo như là môn học cách sống đạo đức, làm việc thiện... thì tầm thường quá vì nó có khác chi những tôn giáo khác :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]10 khách