Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

Tôi mới tìm hiểu Phật giáo, mong quý bạn chỉ giúp những điểm căn bản trong giáo lý của nhà Phật.


Hình đại diện của người dùng
linhbuu
Bài viết: 155
Ngày: 17/08/07 15:07

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi linhbuu »

NAM MÔ PHẬT.
Kính chào Đạo Hữu thiennam.
Theo mình thì điều căn bản nhất của người đến với Đạo Phật.Là QUY Y TAM BẢO.
Pháp này có nhiều ý nghĩa,trong đó có 1 nghĩa:
*Quy y Phật bảo.-là mình luôn luôn giữ hằng niệm hằng tỉnh thức
*Quy y Pháp bảo.-là mình luôn tìm học chánh pháp.
*Quy y Tăng bảo.-Là mình luôn hòa hợp sự tỉnh thức và Chơn lý trong mỗi hành vi cử chỉ trong đời sống của mình.
Kính chúc bạn AN VUI TRONG CHÁNH PHÁP.


TRỤ PHÁP VUƠNG GIA
TRÌ NHƯ LAI TẠNG
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Ý nghĩa quy y tam bao theo nghĩa này đây là lần đầu tiên con biết. Lạ nhưng mà chấp nhận được. thân.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hihi ... học Phật là phải vậy. Nương Tam bảo bên ngoài nhưng phải phát huy Tam bảo của chính mình. Ht cũng thích những gì Linhbuu nói.

Khen không vậy thôi sao? Còn điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật qua lăng kính của Hoctro thì sao? Trình ra cho thiên hạ tham khảo với chứ!

Xin trình :
. Nếu hiểu điểm căn bản như là nền tảng chung chung (chà chỗ này dùng chữ coi bộ không được thông, ai thấy không đúng thì sửa lại dùm) thì đó là : Giúp người trừ bỏ các việc ác (là cái nhân của sự khổ đau) và giúp người hướng về đường thiện (là cái nhân của hạnh phúc niết bàn) như câu chuyện giữa thi hào Bạch Cư Dị và thiền sư Ô Sào :
BCDị : Xin cho biết căn bản của Phật pháp là gì?
Ô Sào : Tránh làm các việc ác, vâng làm các điều thiện ...

. Nếu hiểu căn bản là điểm thiết yếu mà đức Phật muốn nói đến trong tất cả giáo lý của ngài, thì đó là : Giúp người nhận ra được thực tướng hay thực tánh của vạn pháp. Nói cách khác, là chỉ cho mọi người nhận lại những gì mình vốn đang có, được gọi dưới nhiều tên khác nhau như : Trí tuệ và đức tướng của Như Lai, Đại trí và đại bi, Tri kiến Phật, Phật tánh, Chân như v.v...

Xin mời tiếp tục.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Xin thêm một bản dịch khác lời đối đáp của Bạch Cư Dị và Ô Sào thiền sư cho bài viết của chanhientam.


Không làm các điều ác
Thường làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy


Mình thấy Phật giáo Tây Tạng lấy bài kệ này làm nền tảng, Phật giáo nguyên thủy cũng vậy, Phật giáo bắc truyền cũng vậy.

Lời Phật dạy tuy nhiều nhưng không ngoài khuyến thiện, bỏ ác làm lành, đó gọi là nhân thừa và thiên thừa câu thứ ba trong bài kệ trên là nói đến học làm thánh làm Phật rồi. Giáo lý của đức Phật hay tuyệt vời ở điểm này, Có đến 5 thừa nhơn thừa, thiên thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa và bồ tát thừa. Tùy trình độ căn cơ của mỗi người mà vào. Bài kệ thì chỉ bốn câu nhưng năm hạng người thấy năm cảnh giới khác nhau. Dù cảnh giới tuy nhiều và phân ra làm ngũ thừa nhưng giáo lý của đức Phật chỉ có một vị đó là vị giải thoát! Mời các bạn...


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Hoctro đi học thì có viết được chữ nào cũng như trả bài thầy cô thôi chứ đâu dám để cho mọi người tham khảo.
Còn có thể nói gì nữa nhỉ ? quy y tam bảo, không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy, tất cả các pháp không mục đích không ngoài đưa mọi người về với chân tánh bình đẳng vốn có của mình.

Bảo rằng tám vạn bốn ngàn pháp môn nhiều quá, nhưng quy kết lại thì cũng chỉ có một Phật thừa thôi. Vì vậy bảo rằng nhiều thì nhiều thật nhưng nghĩ kỷ lại cũng chỉ có một vị thôi vị giải thoát.

Ha ha nếu bảo căn bản của Phật giáo là gì thì hoctro xin trả bài là Lý Nhân Quả và nghiệp báo. Nếu có thể thông lý nhân quả và nghiệp báo thì mới sợ báo ứng, mới biết làm lành, mới lo tu thân tích đức. Mới nghĩ đến thoát ly luân hồi. Nếu không thì ... chỉ là kẻ đứng ngoài "tam quan" thôi.

Ha ha hoctro mới có hình đại diện nè mời bà con chiêm ngưỡng bên tay phải đó. Ôi thân thương quá.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

Vậy là người học Phật trước hết thienmnam nên quy y tam bảo, rồi mới nghiên cứu giáo lý hay nghiên cứu trước rồi quy y tam bảo sau ? Nếu không quy y có được gọi mình là Phật tử không ? và ngồi thiền, niệm Phật trì chú, có bị tội không ? Cảm ơn.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hihi ... Cám ơn Monggiác vô cùng. Ht biết nó còn hai câu sau, nhưng nhớ hoài không ra văn từ, mà cũng không nhớ nó nằm trong cuốn sách nào để kiếm mà chép vô, thành đành phải viết ... (chấm chấm), rồi nói tiếp phần sau theo văn từ của mình.

Hoctro coi bộ khoái cái hình tượng con chim đó dữ. Cành cây chim đậu đó sao giống như muốn rớt vậy? Cành rụng thì chim bay lên hay rụng theo?

Câu hỏi của Thiennam chắc phải nhờ đến thầy Huệ Viên hay Thiền Minh rồi. Thân!


chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

thiennam đã viết:Vậy là người học Phật trước hết thienmnam nên quy y tam bảo, rồi mới nghiên cứu giáo lý hay nghiên cứu trước rồi quy y tam bảo sau ? Nếu không quy y có được gọi mình là Phật tử không ? và ngồi thiền, niệm Phật trì chú, có bị tội không ? Cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn nhé,mình nghĩ quy y trước hay sau không quan trọng,nếu như bạn tìm đến đạo và thấy được con đường mà đức Bổn sư THích Ca chỉ dậy là con đường mang lại giả thoát và an vui cho tất thảy chúng sinh thì bạn hãy học và làm theo lời dạy của người thì cũng đã mang lại nhiều an lạc cho cuộc đời này rồi,còn hơn nhiều người tuy quy y nhưng không làm theo được những lời dạy của người mà còn đi ngược lại với lời dạy của Phật thì quy y như vậy cũng vô ích.Khi bạn đã đến với đạo và quyết định đi theo con đường mà Đức Bổn Sư đã chỉ dạy thì bạn nên quy y là điều rất cần thiết vì quy là là quay về ,là nương tựa tam bảo Phật,PHáp ,Tăng .Hay là quay về cái với cái tâm Phật sẵn có trong mình... nếu nói ra thì cũng rộng lắm ,mà kiến thức của mình còn ít lắm ,vài dòng trên đây xin chia sẻ cùng bạn và và chư vị đạo hữu .
Thân mến


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Biển cả Phật pháp mênh mông không bờ bến, tuy nhiên có 2 đường để vào, một là dùng trí tuệ để vào hai là dùng niềm tin để vào.

Dùng trí tuệ thì bạn có thể nghiên cứu học hỏi trước, cho đến khi bạn thấy có đủ hiểu biết và đủ niềm tin rồi thì bạn hãy quy y. Hạng người này là 5 anh em ông Kiều Trần Như, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Phú Lâu Na.... hay những vị Độc giác, Duyên giác. (Nghĩa là thấu hiểu giáo lý, chứng quả trước khi trở thành đệ tử Phật)

Nếu dùng niềm tin thì trước nên quy y sau hãy nghiên cứu học hỏi giáo lý, như ngài A nan, A Na Luật, Nan Đà... do tin Phật mà theo Phật, rồi từ từ tu hành chứng quả. Thậm chí trường hợp của ngài A Nan tuy đa văn đệ nhất, là thị giả theo Phật mấy mươi năm nhưng phải đến 100 ngày sau khi Phật nhập niết bàn, bị ngài Ca Diếp quở trách lúc ấy mới lo tu để chứng quả.

Câu hỏi dành cho bạn là bạn thuộc hạng người nào thì chọn con đường thích hợp đối với căn cơ của bạn nhất. Về vấn đề này bạn xem câu trả lời của chanh minh cong ngày hôm qua.

Thông thường thì khi quy y rồi thì mới gọi là Phật tử. Chưa quy y chỉ gọi là tín đồ mà thôi. Dù vậy danh từ tín đồ hay Phật tử chỉ là tên gọi. Thật chất mới là quan trọng monggiac từng thấy một người Phật tử niệm Phật hơn 30 năm thế nhưng một ngày kia đã gởi người cháu của mình đem lên chùa bỏ sâu chuổi hạt mà bà đã sử dụng trong suốt 30 năm. Để theo con cháu lên nhà thờ rữa tội. Lúc đó người bạn của monggiac đau lòng đến khóc. Một tuần lễ ăn ngũ không được! chuyện này có thật 100% không thêm bớt một chi tiết nào. Chúc cả nhà an vui.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

thiennam đã viết:Vậy là người học Phật trước hết thienmnam nên quy y tam bảo, rồi mới nghiên cứu giáo lý hay nghiên cứu trước rồi quy y tam bảo sau ? Nếu không quy y có được gọi mình là Phật tử không ? và ngồi thiền, niệm Phật trì chú, có bị tội không ? Cảm ơn.
Câu hỏi của bạn đã được mọi người trả lời đầy đủ rồi, mình xin nói thêm về nếu không quy y mà ngồi thiền, niệm Phật trì chú, có tội không ?

Mình xin hỏi bạn một chút đó là mục đích của việc ngồi thiền, niệm Phật, trì chú là gì ? Nếu mục đích là tu hành để làm sáng tỏ tâm tánh chứng ngộ pháp thân, vượt biển ái dục thoát ly luân hồi, tự giác giác tha viên mãn thì câu trả lời của mình dứt khoát là không. Nếu tu hành chân chánh như vậy mà có tội mình nghĩ có nhiều vị bồ tát sẽ thay bạn chịu tội. Ít nhất cũng có ngài Địa Tạng!

Nếu mục đích của việc ngồi thiền niệm Phật chú trì chỉ vì lợi ích cá nhân cầu phước báo nhân gian thì dĩ nhiên sẽ gặt hái được quả tương đương. Nếu vì mục đích tà vạy hại người lợi mình nhất định sẽ bị báo ứng xấu.

Cùng hành một pháp nhưng có người rơi vào ma đạo có người lại giác ngộ có người chỉ hưởng phước báo trời người ấy là do chổ phát tâm bất đồng.

Bạn có thể tham khảo thêm câu trả lời của thienminh vào ngày Thứ 6 Tháng 8 31, 2007 4:43 pm

http://daitangkinhvietnam.org/diendan/v ... f=38&t=134

thân mến.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Chanhientam đã viết:Hoctro coi bộ khoái cái hình tượng con chim đó dữ. Cành cây chim đậu đó sao giống như muốn rớt vậy? Cành rụng thì chim bay lên hay rụng theo?
Thân!
Thì Ô Sào thiền sư cũng cắc cớ làm ổ quạ trên cây đã khiến gã bạch diện thư sinh Bạch Cư Dị nổi máu đến vấn nạn đó. Nhưng người ta ngồi trên cây để nhớ đến đời vô thường mà tinh tấn siêng tu nên sớm chứng đạo. hà hà học trò cũng bắt trước làm tổ trên cây biết đâu mai mốt có thể "xuất gia" thì đỡ khổ. chứ đời quả thật là "Khổ đế"!


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách