Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

Cảm ơn các bạn đã trả lời. Mình mới đến với đạo nên chưa biết nhiều lại được các bạn nhiệt tình trợ giúp. Đọc sách thì hay nhưng chỉ là sách, đọc đến chỗ nào thắc mắc chẳng biết hỏi ai. Trong khi đó vào diễn đàn mọi thắc mắc được trả lời chu đáo. cảm ơn nhiều lắm, nếu có thắc mắc xin được các bạn hướng dẫn.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

MÌnh chỉ xin góp ý .Đạo Phật kô có pháp nào gọi là pháp căn bản .Pháp nào cũng quan trọng các bạn à.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
đại phúc tử
Bài viết: 4
Ngày: 09/10/07 02:14

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi đại phúc tử »

="zelda"]MÌnh chỉ xin góp ý .Đạo Phật không có pháp nào gọi là pháp căn bản .Pháp nào cũng quan trọng các bạn à.
Kính thưa Đạo hữu zelda.Cùng Chư ĐH.
Lời ĐH tôi nghe cũng có cái lý, :P :roll:
Nhưng sao tôi Thấy ở kinh điển Nguyên thủy (Kinh trung bộ Nikaya)
lại có bày kinh Pháp Môn Căn bản.
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ch ... cbpm01.htm
Kính xin chư ĐH cho mình lời giảng giải.
Kính.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mèn ơi bài Kinh Căn bản đó đâu có dể hiểu, phải nói là khó nhất trong 152 kinh Trung bộ thì đúng hơn. Có thể nói sự liên quan của kinh này đến Kinh Kim Cang bát nhã là kinh nói về sự chứng ngộ của một kẻ phàm phu và bậc thánh.

Gọi là kinh căn bản bởi vì nó là căn bản của nguồn gốc sanh tử luân hồi, do chấp 24 đối tượng như đất nước gió lửa... (nói 24 đối tượng cũng là nói hẹp chứ đã chấp rồi thì đụng cái gì cũng chấp) mà phát sanh ra 84,000 phiền não, phiền não tuy nhiều nhưng nói hẹp 10 căn bản phiền não (1.tham 2. sân 3. si 4. nghi 5. thân kiến 6. biên kiến 7 kiến thủ kiến 8. kiến thủ kiến 9. giới cấm thủ kiến và 10. tà kiến)

Nội dung bài kinh nói về bốn cái thấy của bốn hạn người:
sư Chánh Minh tóm lượt bài kinh ấy như sau:

Kẻ phàm phu vì không thân cận bậc thánh, lại do tưởng tượng từ 24 vấn đề, nên từ đó sanh khởi thân kiến. Gốc rễ của thân kiến chính là ái, mạn và tà kiến.

Bậc Thánh hữu học, không còn tưởng sai biệt, đối với 24 vấn đề trên các ngài tuy chưa thông suốt nhưng tâm không còn tưởng sai biệt dẫn dắt khiến phải rơi vào thân kiến.

Bậc Thánh A la Hán đã thông suốt 24 vấn đề trên, các Ngài không còn bị tưởng chi phối. đã nhìn thấy đúng thực tướng pháp, các ngài đa đoạn tận ái, mạn do tưởng tạo ra.

Đấng Như Lai, ngoài sự nhận thức đúng như vị Thánh A la hán, Ngài còn biết rõ trọn vẹn 24 vấn đề trên sanh lên do nhân gì? Và chúng sẽ diệt mất do nhân gì, chúng hiện bày có những hình thức như thế nào?.... Đức Thế Tôn liễu tri tất cả như thế đó.
Hiểu về cái nhìn của bốn hạng người theo các bản chú sớ cũng không đồng (hay nói một cách khác là thuật ngữ dịch thuật chưa thống nhất ai hiểu cách nào thì dịch cách đó) đây là cái nhìn của ngài Bohhi một học giả thâm hiểu rất sâu về giáo lý nguyên thủy:
Kinh này triển khai bốn phần chính giải thích mô hình nhận thức của bốn hạng người, mỗi hạng liên hệ với hai mươi bốn đối tượng nhận thức có thể xảy ra. Bốn hạng người là 'phàm phu' thiếu hiểu biết về Dhamma và vì thế nhiều lần khuất phục trước trò chơi của ngã thức; bậc 'hữu học' đã thấy qua sự sai lạc của ngã tưởng và đang tu tập để diệt hoàn toàn tưởng này; bậc A la hán hoặc bậc thánh toàn hảo là hạng đã thành tựu sự giải thoát khỏi các ách phược của ngã chấp thủ; và 'Như Lai', Đấng giác ngộ là người tiên khởi giáo pháp mà ngài đã khám phá qua sự chứng ngộ không cần trợ giúp bên ngoài. Những hạng người này và mô hình nhận thức của mỗi hạng sẽ được thảo luận đầy đủ hơn dưới đây.
đây là cách lý giải về tại sao gọi là kinh căn bổn của sư Chanh Minh
Gọi là Căn bản (mūla) vì rằng từ một gốc rễ của Tưởng (sañña) đã nảy sinh nhiều luận thuyết cũng như nhiều quan niệm.
Do không nhận thức được những bản chất thật của các Pháp, lại do Tưởng chi phối, Tưởng tạo ra những nét sai biệt từ gốc nên dẫn đến một chướng ngại tiên khởi cho sự giải thoát. Chướng ngại ấy, Đức Phật gọi là Thân kiến (kāyadiṭṭhi), muốn tiến sâu vào vùng giải thoát, "hàng rào cản" ban đầu là thân kiến cần phải phá tan. Nhưng muốn phá được chúng cần phải đào sâu tận gốc rễ.
Hy vọng với phần trích đoạn này sẽ giúp bạn có khái niệm tại sao gọi là kinh căn bản. Cách nói của Zelda cũng là một cách lý giải về các pháp môn, không cái nào gọi là căn bản cả. Mà pháp nào cũng quan trongj và căn bản. Nhưng vấn đề ở chỗ là hợp căn cơ nếu hợp cơ thì pháp pháp đều diệu nếu không hợp cơ thì cũng chịu thôi.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mình nhớ câu truyện về ngài Xá lợi Phất như sau: Ngài xửa ngày xưa lâu lắm ròi lúc đó ta còn chưa đời, ngài Xá lợi Phất có 2 người đồ đệ một người làm nghề rèn, một người làm ở tại nghĩa trang. 2 người đến xin ngài chỉ dạy pháp môn tu tập ngài chỉ cho anh thợ rèn pháp quán bất tịnh và anh làm nghề chôn cất trong nghĩa trang quán sổ tức. kết quả trải qua thời gian rất lâu cả 2 người tu không có kết quả gì. một hôm cả 2 đến bạch cùng đức Phật sau khi tìm hiểu đức Phật chỉ dạy 2 anh trao đổi pháp môn tu cho nhau. nghĩa là anh làm trong nghĩa trang quán bất tịnh anh thợ rèn thì quán hơi thở. kết quả không lâu sau cả 2 đều có tiến bộ.

Mình đọc câu truyện này lâu lắm ròi không nhớ đọc ở đâu ở đây mình chỉ muốn nói đến pháp môn thích hợp hay không thôi. bạn thấy người làm trong nghĩa trang thường tiếp xúc với thây người nên tu tập pháp quán bất tịnh hiển nhiên là dể thành tựu và người làm nghề thợ rèn tối ngày phải chu miệng mà thổi bếp lò chắc tu pháp môn quán sổ tức là hợp lý ?

Pháp môn tu tập cũng vậy pháp nào Phật cũng khen ngợi là hay nhất cả nhưng chúng ta cũng không nên quyên là nhất thời phật tại .... chỗ nào đó nói pháp đó cho chúng sanh tại đó, vào thời gian đó nên pháp đó thích hợp với chúng sanh đó với hạng người đó vì vậy pháp đó là tối thắng nhất. đối với chúng ta pháp nào hợp với chúng ta thì pháp đó tối thắng pháp đó căn bản. Như nếu bầu cử một pháp chung chung có thể gọi là căn bản cho mọi người thì mình bỏ phiếu cho Pháp Tam Quy Y là Pháp căn bản


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
đại phúc tử
Bài viết: 4
Ngày: 09/10/07 02:14

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi đại phúc tử »

Mô Phật.
Xin vô cùng cảm ơn .ĐH monggiac đã giảng giải bày kinh Pháp môn căn bản.
Xin kính chúc ĐH vô lượng an lạc.
cúng dường.jpg
cúng dường.jpg (10.96 KiB) Đã xem 2353 lần


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

ĐH monggiac đã nói quá rõ ràng . Zelda chi xin tiếp lời rằng : căng bản ấy chính là chính yếu. Biết được nó là biết hết nên nêu hiểu theo nghĩa thường tình thì quả là sai lầm.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

monggiac đã viết: Pháp môn tu tập cũng vậy pháp nào Phật cũng khen ngợi là hay nhất cả nhưng chúng ta cũng không nên quyên là nhất thời phật tại .... chỗ nào đó nói pháp đó cho chúng sanh tại đó, vào thời gian đó nên pháp đó thích hợp với chúng sanh đó với hạng người đó vì vậy pháp đó là tối thắng nhất. đối với chúng ta pháp nào hợp với chúng ta thì pháp đó tối thắng pháp đó căn bản. Như nếu bầu cử một pháp chung chung có thể gọi là căn bản cho mọi người thì mình bỏ phiếu cho Pháp Tam Quy Y là Pháp căn bản
Lời này cũng giải đáp được phần nào thắc mắc của thiennam, bởi vì đối với các bạn học Phật pháp thâm sâu, chắc chẳng có vướng mắc gì, chứ đối với mình dù kinh điển nam hay bắc tông gì cũng vậy ở bài pháp nào cũng thấy đức Phật khen là tối thắng cả, làm cho mình rối cả lên, chẳng biết kinh nào mới thật là tối thắng. bây giờ thì hiểu rồi, pháp nào cũng tối thắng cả nếu pháp đó có thể giúp cho hành giả tiêu diệt được phiền não chứng quả niết bàn ? minh hiểu như vậy có phải như vậy không các bạn ?


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bạn hiểu vậy cũng oki. Vì tất cả các pháp lợi ích , tất cả các pháp dẫn đến sự đoạn tận khổ đau đều chỉ là Tứ Diệu Đế . Chẳng qua được nói theo 1 cách khác mà thôi . Chứ Đức Phật chưa hề giảng giải pháp nào ngoài Tứ Diệu Đế cả.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Điểm căn bản trong giáo lý nhà Phật ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hiểu nhân quả là bước đi đầu tiên
Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách