Trang 1 trên 2

Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 20/03/10 05:57
gửi bởi whale
Tôi thì theo giáo lý nguyên thủy Theravada;và thường hay hỏi đáp với đạo hữu hlich nhất.Nhưng có một số vấn đề chung;lẻ tẻ và rời rạc không biết xếp vào đâu.Xin phép được dành topic này để có những thắc mắc gì các đạo hữu có thể giải nghi được thì xin chư hiền giả đạo hữu từ bi giải đáp.

Ví dụ như cách đức Phật dạy thời gian tu tập kinh hành như thế này vào ba canh:

Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp".

Điều mình thắc mắc ở đây là canh một cụ thể là từ mấy giờ;mỗi canh kéo dài bao nhiêu phút. :)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 20/03/10 17:23
gửi bởi whale
tangbong Mình muốn hỏi một vấn đề nữa.Thời đức Phật còn tại thế thì trong Tăng già có chức danh nào tương đương với "trụ trì" của Chùa ngày nay không? "Trụ trì" với "Phương trượng" có phải là một không ạ? :)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 20/03/10 17:45
gửi bởi binh
Canh ba là giữa đêm. Vì vậy
canh 1 tử 7 giờ pm đến 9 giờ pm
canh 2 từ 9g - 11g
canh 3 từ 11g pm - 1g am
canh 4 từ 1g - 3g
canh 5 từ 3g - 5g sáng.

Phuơng trượng trước đây dùng để gọi nơi ở của ngài Duy Ma Cật . Ngài Duy Ma Cật ở trong một căn phòng rộng 1 trượng vuông nên gọi là phuơng trượng.
Sau này các chùa thiền tông thường lập căn phòng đó để các thiền sư đã kiến tánh ở đẻ chỉ dạy chúng tăng. Nhưng những vị đó thường là người được mời trụ trì ngôi chùa thiền tông, nên từ phuơng trượng dùng để chỉ nơi ở cho vị trụ trì. Đôi khi còn dùng để chỉ vị sư trụ trì.

Thời đức Phật không có danh từ trụ trì. Phật và chúng tăng ở dưới các gốc cây trong rừng, gần thành
Từ khi ông Cấp Cô Độc mua một khu vườn của Thái Tử ở thành Vuơng Xá, xây dụng phòng tăng, mời Phật và chúng tăng về đó ở thì nơi đó được gọi là tịnh xá.
Thời đó chưa có chùa.

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 20/03/10 23:41
gửi bởi whale
Hay quá!Cảm ơn đạo hữu nhiều. :)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/03/10 21:40
gửi bởi whale
Xin hỏi thế nào được gọi là "chú tiểu"; sa di có phải là chú tiểu ko ạ? :)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 22/04/10 23:56
gửi bởi whale
tangbong Thưa các đạo hữu.Người tại gia thì xưng hô với sadi như thế nào? Phải chăng vẫn là con và thầy;hoặc con và sư? :)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 03:09
gửi bởi Thánh_Tri
Tôi và Chú, Tôi và Chú "pháp danh", Pháp danh mình và Chú, Pháp danh mình và Chú "pháp danh" đối Với các chú tiểu, điệu, mới xuất gia chưa thọ giới Sa Di.

Thọ Sa Di rồi thì xưng hô Pháp Danh mình với chú, hay con với chú cũng được.

Nhưng khi nào vị ấy thọ Tỳ Kheo giới mới gọi là Thầy hay Đại Đức.

Khi được 20 làm Thầy Đại Đức tức 20 năm tuổi hạ thì gọi là Thượng Tọa.

40 năm tuổi hạ thì gọi là Hòa Thượng

Các vị Hòa Thượng 80 tuổi trở lên thì gọi là Trưởng Lão, hay Đại Lão Hòa Thượng.


* Theo Nam Tông thì các vị Xuất Gia thọ Tỳ Theo hay Tỳ Kheo Ni giới thì gọi chung là "Sư".

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 05:08
gửi bởi kimcang
Với Sa Di thì mình vẫn xưng con.

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 10:06
gửi bởi Thánh_Tri
whale đã viết:Xin hỏi thế nào được gọi là "chú tiểu"; sa di có phải là chú tiểu ko ạ? :)

Chú Tiểu hay Điệu là người mới vừa xuất gia chưa thọ Sa Di Giới, có thể đã thọ Ngũ Giới rồi. Không có pháp y vàng, chỉ bận áo tràng bình thường như người đệ tử tại gia.

Sa Di là vị xuất gia đã thọ 10 giới của Sa Di (gọi là người nam), Sa Di Ni (là người nữ). Khi thọ 10 giới Sa Di thì họ được đấp Y vàng không có lằng dọc và ngang. Khác với Y của các vị Tỳ Kheo Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng.

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 10:18
gửi bởi nxphong
Con là mình xưng với chư Phật, chư Bồ Tát và cha mẹ, cữu huyền thất tổ. Với những chú SaDi, mình chỉ hãy xưng, pháp danh hoặc, ông và tôi, nghe có vẻ hợp lý hơn. Vì rằng, Sa di quy y tam bảo, cư sỉ vẫn quy tam bảo. Ai hơn kém ai bao giờ.Xin các vị thiện hữu , cho ý kiến. tangbong

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 12:16
gửi bởi Hieule
Tùy theo tuỗi tác mà dùng danh xưng cho thích hơp.

Đối với các chú Tiễu ba má gỡi vô chùa và các vi. Sa Di trẽ tuỗi mới xuất gia thì mình chĩ cần dùng pháp danh.

Đối với các vi. Sa Di, Đai. Đức, Thương. Toa., và Hòa Thương. lớn tuỗi thì mình có thễ goi. chung bằng "Thầy" và xưng con cho đơn giãn và biễu lô. sư. tôn trong.

HT Từ Thông và HT chùa tôi thì không câu nê. viêc. xưng hô nên lúc nói chuyên. tôi dùng "Thầy" và xưng con nhưng tôi không dùng danh xưng HT.

Đối với vi. Sa Di bằng tuỗi tôi thì tôi vẫn dùng từ "Thầy" lúc nói chuyên. nhưng tôi không xưng con.

Theo kinh điễn Nguyên Thũy, Đức Phât. Thích Ca Mâu Ni là môt. người không câu nê. về danh xưng. Đức Phât. chĩ goi. các vi. A La Hớn bằng "Này các vi. Tỳ Kheo."

Chúc an lac.



Chùa và các danh xưng như HT, Thương. Toa., Đai. Đức, etc...chĩ có từ khi PG gia nhâp. Trung Quốc (phong tuc. văn hóa Trung Quốc chú trong. măt. hình thức ãnh hưỡng Khỗng Giáo)

Re: Thỉnh vấn với huynh kimcang và các đạo hữu một số vấn đề

Đã gửi: 23/04/10 14:41
gửi bởi Thánh_Tri
Tuy vốn không có câu nệ trên mặt danh xưng.

Nhưng tôn ty trật tự vẫn phải có để một Đoàn Thể được hoạt động xuông xẻ. Như trong trường thì phải có Hiệu Trưởng, điều hành, trưởng ban, thầy, cô, học sinh theo thứ lớp.

Hơn nữa mình Kính Phàm Tăng để đúng nghĩa Quy Y Tăng và dẹp bỏ tự ngã.